Thấy thanhmai08 post
http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=19866

tôi liền có ý thêm bài này. Phật môn cũng chỉ là một phái tu đạo, vậy có chăng có phái mật truyền ghé mắt không đánh giá cao họ. Trả lời là có, cái gọi là đốn ngộ viên thông, bồ đề tâm chỉ là nhập môn của họ mà thôi. Cái gọi là kim cương thân mật tông cũng chỉ tương đương quỉ tiên của họ mà thôi. Tất cả đều được biện luận dưới đây, mỗi người đọc 1 ý, sẽ không tránh khỏi nhiều người có ý kiến riêng. Giống như bản thân tôi, cũng có chút ý kiến riêng, tuy nhiên trên đời bí truyền vẫn là cái vượt qua mức thế nhân có thể thấu hiểu.


【Hoàng Đạo trung mạch biện 】
Chính Dương Tử
Thư xã chú:
Bài văn này là do Chính Dương Tử viết, kiến giải trác tuyệt, biện giải tinh tường, đặc biệt việc trình bày và phân tích đối với Hoàng Đạo, thực có cảm giác làm rõ những câu đố ẩn ngày xưa! Nên biết, Hoàng Đạo là một bí mật cốt lõi của tiên gia thiên cổ, Đan Kinh từ xưa, hiếm lộ ra một câu nửa chữ, người khác không thể đoán định được, dù toàn là đạo học tiền bối, chuyên gia quyền uy, nhưng nếu không được minh sư chỉ rõ cùng với tự mình chịu khó chứng nghiệm, dù có Đan Thư đọc thuộc lòng như cháo chảy, cũng không biết tác dụng thực sự của Hoàng Đạo!
Bài biện luận này làm là: giải thích rõ vị trí, định danh và tác dụng của Hoàng Đạo; luận rõ thực tế tu luyện thì Hoàng Đạo, trung mạch có phương pháp bất đồng; biện luận rõ những ba bộ phận sai sót lớn trong “Trung Hoàng đốc tích biện” của Trần Kiện Dân. Thư xã nguyên định đăng ba kì, nhưng để tiện cho việc đọc của độc giả, vả lại không muốn cắt nát bài văn tuyệt vời này, tạo nên khuyết điểm, nên đăng luôn trong một kì, rất mong chú ý! Đồng thời, ở đây lại xin cảm tạ Chính Dương Tử đạo trưởng!
Thư xã chú tiếp:
Hoằng dương đạo học Trung Hoa, công đức vô lượng! Mong các luận đàn học thuật vui vẻ chuyển tải bài viết này!
Tiểu dẫn
Trần Kiện Dân tiên sinh được ví như người Hán học Mật Tông đệ nhất nhân, ảnh hưởng rộng lớn, người sùng bái ngày càng đông! Đặc biệt trong “Khúc quăng trai toàn tập” xuất bản gần đây, trong phần luận về cao thấp của Phật và Đạo, trực tiếp chê bai Tiên Gia Đan Đạo của ta là ngoại đạo tà môn, như “Trung Hoàng đốc tích biện”, văn chương hoa mĩ, thực mê lòng người!
Người mới học Đan Đạo, hoặc cùng lí chưa triệt để mà lại không có kinh nghiệm thực tu chân chính, trong khi bất tri bất giác, rất dễ bị nhưng lời hư danh hư ngôn đó chấn động mà gây nên nghi hoặc, làm huỷ hoại châu ngọc của ta, mà nâng cao gạch ngói của người, rồi thực sự cho là Mật Tông ưu việt hơn nhiều so với Đan Đạo!
Mà hiện nay, đạo hữu tu luyện Đan Đạo trên toàn quốc, thực không thiếu người tham khảo thêm Phật học, khó tránh khỏi việc bị ngôn luận của họ Trần, dùng thế Thái Sơn Áp Đỉnh chấn nhiếp, mà nản lòng biến chí, coi thường Tiên Đạo, cho rằng tiên học chỉ là quá độ của Phật học. Thực lưu hại không nhỏ, di họa càng sâu!!
Trên thực tế, bài luận của họ Trần đều là cái loại tiên nhập vi chủ, độc dược nhập tâm, điên đảo hắc bạch, như “Trung Hoàng đốc tích biện”, trong bài này, họ Trần tự nhận là đối với “Hoàng Đạo” của Đạo gia cuối cùng giải thích thế nào, ông ta cũng không biết, thế mà lại thiên lệch viết ra một vài luận, còn xưng là “Đã thành, tức thời hưởng danh ở hải ngoại”, thực là trò cười cho thiên hạ!
Ở đây cũng thấy rõ loại như Trần Kiện Dân, không phân rõ thị phi hắc bạch, một lòng đề cao Phật, thủ đoạn bỉ ổi hạ thấp Đạo, như tại nhiều chỗ trong “Khúc quăng trai toàn tập”, Trần Kiện Dân chửi Đạo gia của ta là ngoại đạo bàng môn, qua đó có thể thấy được một chút vậy!
Tôi chính là con cháu Viêm Hoàng, là Tiên Đạo hậu học, vội muốn vì Đạo gia của ta mở rộng, nên bắt chước dã nhân hiến bạo, tạm làm thiên này, để khuếch trương Đạo phong!
Họ Trần xưng Mật Tông chính là tàn dư của văn hoá nô lệ, mà Đạo gia là quốc hồn văn hoá cố hữu của Trung Hoa! Một môn học thuật, há có thể ngẫu nhiên tồn tại và phát triển? Phải có văn hoá sâu dày, bối cảnh xã hội, hoàn cảnh nhân văn, trình độ văn minh tiến bộ các loại nhân tố để dựa vào! Đây là cái lí tất nhiên, người hơi có tri thức bình thường đều biết! Cho nên đem tình huống Phật giáo khống chế xã hội Tây Tạng của Trung Hoa hơn ngàn năm, và sự phát triển hơn ngàn năm của Trung Hoa người Hán chúng ta, ra so sánh, có thể biết vậy! Sự thật thắng hùng biện, người sao dấu được?!
Mật Tông nếu như họ Trần nói, là tinh hoa văn hoá nhân loại, thì đất Tạng trải qua Mật pháp cao thâm này hun đúc hơn ngàn năm không ngừng, trình độ văn minh tiến bộ phải sớm vượt qua các nước trên thế giới, sao mà trước năm 1950 còn là xã hội nô lệ? Đẳng cấp sâm nghiêm! Các “Đại hoà thượng” cao cao tại thượng, có bình đẳng gì mà nói? Không phải nói chúng sinh bình đẳng sao?! Cái “đại đức” đó thì đức ở chỗ nào? Mật pháp cao minh ở chỗ nào? Nếu không phải đảng cộng sản Trung Quốc vĩ đại, thì đồng bào người Tạng sao có thể trở thành chủ nhân, mà có cuộc sống hạnh phúc?
Xem ra Mật Tông bất quá thế thôi! Thử xem Trung Hoa của người Hán chúng ta, Nghiêu Thuấn ba đời chính trị thuần lương, dân tình đôn hậu; dù trải qua Đông Chu, bách gia mỗi nhà giữa một mối của Đạo, khiến Đạo học phân tán, nhưng dư mạch lưu lại, cũng khiến Trung Hoa ta đến 150 năm trước vẫn là đất nước hùng mạnh trên thế giới, tiên tiến văn hoá, các nước trên thế giới còn xa mới có thể bằng được!
Nếu không phải Hán Minh Đế dẫn nhập Phật giáo, quyết sẽ không có chuyện “Dân sinh ngày càng tiều tuỵ, dân khí ngày càng suy đồi, mà có Ngũ Hồ thập lục quốc làm loạn Trung Hoa, có phân ra Nam Bắc triều, có cát cứ của Hậu Ngũ Đại, có cái xấu hổ Liêu Kim làm nhục tổ quốc, có nỗi đau Nguyên Thanh diệt Hán, có cái buồn các nước mạnh xâm lược!”. Lại như nơi sinh ra Mật Tông, Ấn Độ, xã hội phát triển như thế nào? Bị thực dân Anh Quốc đô hộ vài trăm năm, đẳng cấp sâm nghiêm, nhân dân bình thường đều là dân, đến nay vẫn còn tàn dư, xem ra tiến bộ xã hội cũng bất quá thế thôi!
Mà Trần Kiện Dân nghe nhìn hỗn hào, điên đảo hắc bạch, lấy Mật Tông, sản vật cùa văn hoá nô lệ, đi phỉ báng quốc hồn cố hữu của Trung Hoa ta, muốn đem nó ra để thay thế, nên tôi không thể không biện rõ!
Nhưng học thì không thể không có thầy, lời nói phải có căn cứ, cụ thể ở đây, xin trình bày sư thừa như sau: Trương Tử Dương - Thạch Hạnh Lâm - Triệu Duyên Đốc - Trần Thượng Dương - Vạn Khải Hình - Vương Tắc Vân - Lưu Chi Dưỡng - Chính Dương Tử. Xin chú ý là những lời nói, câu biện luận sau đây, đều có nguồn gốc, tuyệt không phải ý kiến riêng của mình tôi!
Mong đạo hữu chư hiền minh giám!!

Biện văn
Trung là trung mạch. Đã gọi là “mạch”, tất là vật Hậu Thiên, không nghi ngờ gì. Với bọn vô vi ngoại đạo thích lí luận bề ngoài, thật là chấp vào Thức Thần dùng niệm quán niệm, thành quán tưởng tà kiến, rơi vào hai thứ vô ngã không tính, là tà đạo quả vị, chấp vào cái mà Thức Thần ảo tưởng khai phát! Nên cuối cùng thành Pháp Thân hư ảo mà không thật. Chấp vào Thức Thần đại lạc, cuối cùng hiện ra báo thân ảo tượng; chấp vào Thức Thần đại bi, thì hiện ra hoá thân ảo cảnh. Chỉ có bọn Mật Tông tà đạo Trần Kiện Dân là tôn sùng, thực là “địa ngục chủng tử”!
Hoàng là Hoàng Đạo. Đã gọi là “Hoàng”, tức cái ý là trung, Trung Hoa ta từ xưa coi Hoàng là biểu hiện của trung ; đã gọi là “Đạo”, tức cái ý Vô Thượng Đại Đạo; hợp hai ý lại, tức là ý có thể hợp nhất với Vô Thượng Đại Đạo, có thể siêu thoát thiên địa. Nên không rơi vào “hữu”, “vô”, không phụ thuộc vào hữu, vô, lại có thể hữu, vô. Là pháp “vô vi vô bất vi, vô khả vô bất khả”, nên “Tham đồng khế” nói “Hoàng Trung”, tức ý là Đạo “trung” rồi lại “trung”!
Trung mạch họ Trần nói đó, hầu như hơi giống với vị trí ở một mặt nào đó của “hữu tướng” Hoàng Đạo, đây là cái đáng luận thứ nhất.
Bọn thiển học vô tri, toàn đem đạo dẫn quán tưởng cùng Thức Thần nguyện lực dẫn vào Hoàng Đạo tu luyện, hầu như không khác với trung mạch tà đạo tu luyện của họ Trần, rơi vào Hậu Thiên, đây là cái đáng luận thứ hai.
Mật Tông trung mạch mà họ Trần nói, lấy “bồ đề tâm”, “trung quán kiến”, “Như Lai tạng” .v.v... các loại lí luận vô vi của Phật gia để lên mặt, thực hành Hậu Thiên lấy niệm quán niệm cùng tồn tưởng Thức Thần quán tưởng, chấp mê vào cái không ảo hiện ra mà không tự biết, đây là cái đáng luận thứ ba.
Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lí, căn cứ vào sự thực mà tìm sự thực, nguyên tắc là toàn bộ xuất phát từ thực tế, nên cái đáng biết nhất là: sự phân biệt chính tà của phép tu Hoàng Đạo và trung mạch, sự thật thắng hùng biện, sao có thể dối trá. Sau đó tự biết: cái lí trung mạch của họ Trần ngược với pháp, không biện tự rõ!
I-Giải thích vị trí, định danh và tác dụng của Hoàng Đạo
1, Định danh của Hoàng Đạo:
Họ Trần nói trung mạch thông trực tiếp với thất mạch, vị trí ở trung tâm tiền hậu tả hữu mạch, một con đường có dấu tích có vị trí. Là hữu vi quán tưởng mà hiển hiện.
Hoàng Đạo là căn bản chính trung của bản thể tuyệt đối của thiên địa vạn vật - Thái Cực, mà được phản ánh trong thân người.
Nên Tiên kinh thường nói: “Mọi vật đều có một Thái Cực, mọi sự đều có một Thái Cực, con người chúng ta cũng có một Thái Cực.”
Mọi người đều biết, thiên địa vạn vật đều là tuyệt đối bản thể - cái do Tiên Thiên Nhất Khí phân ra, gọi là Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật vậy (với khoa học hiện đại cho rằng vũ trụ ngày nay là một kì điểm nổ tung mà sản sinh ám hợp).
Có thể thấy thiên địa vạn vật, cũng bao quát phật, pháp giới .v.v... đều là cái vô thượng tuyệt đối bản thể phân ra; chính vì nguyên nhân này, nên phải có một “vật” vô hình đem thiên địa vạn vật, cũng bao quát phật, pháp giới .v.v... cùng liên hệ tại một chỗ, đây đó tương thông.
“Vật” này ở thân người mà nói, rơi vào thực địa, ấy là Huyền Tẫn, một tên gọi ở góc độ khác của Hoàng Đạo! Nên ở đây, Đan gia chính là lợi dụng “vật” này, khiến nó và bản thể tuyệt đối hòa trộn thành một, tiến lên nhiếp thủ tinh hoa, khiến thân thể vô thường đó thăng hoa thành Tiên thể Phật thân hiện thực, khiến nhân sinh khuyết hạn thăng hoa thành nhân sinh hoàn mãn, khiến thế giới không hoàn mĩ thăng hoa thành cực lạc thế giới hiện thực.
Bọn Phật gia họ Trần thì “Xuất tứ môn đều thấy sinh, lão, bệnh, tử hiện ra” nên trốn tránh tiêu cực, “Phát tâm thoát li tâm thân vô thường này, và muốn đoạn trừ toàn bộ các thân hậu hữu” mà vãng sinh đến nơi cực lạc!
Hai cái này cao thấp lập tức phân chia, chẳng cần nói nữa!
Hai thái độ đó giống như thời 8 năm kháng Nhật, Đạo gia là những người tích cực phản kháng, ở tại chỗ mà kiến lập Trung Quốc mới; bọn Phật gia như họ Trần giống như không thấy tổ quốc bần cùng thương tích nặng nề, mà tích cực chạy trốn làm người tha phương, dạng người này ngược lại chế giễu “người kiến lập Trung Quốc mới” là chấp vào “cố thổ chi kiến”.
Một điểm này, chính là sự khác biệt về bản chất của Đạo và Phật, cũng là chỗ Đạo gia khác biệt về bản chất với các tôn giáo khác trên thế giới, cũng là nguyên nhân căn bản Phật gia chửi Đạo gia là chấp vào thân kiến! Trăm ngàn năm nay, bọn Phật giáo của họ Trần ác ý chửi bới, trào phúng, phỉ báng Đạo gia của ta đủ loại, đến đây, có thể ngừng vậy.
Nên Hoàng Đạo có thể cho là là Khiếu, nhưng Trung Hoàng này không thể dùng “hữu” để thấy, cũng không thể dùng “vô” để thấy. Xưa cổ tiên nói: “Trong thân không phải, ngoài thân cũng không phải, chấp vào thân thể cũng không phải, li khai thân thể cũng không phải.” Thuần Dương nói: “Huyền Tẫn Huyền Tẫn chân Huyền Tẫn, không phải ở tâm, không ở thận; tìm về tận chỗ sinh thân thụ khí, chẳng lạ Thiên Cơ đều tiết lộ”.
Cho nên, Hoàng Đạo nhờ Đạo mà có tên, nhờ Thái Cực mà có tên, rời khỏi toàn bộ hữu vi tạo tác và vô vi tiêu cực, nhưng nói tóm lại là nghĩa Đạo trung rồi lại trung, theo cái đó thì có thể hòa hợp thành một với bản thể tuyệt đối.
“Đạo đức kinh” có nói: “Cố thường vô dục dĩ quan kì diệu, thường hữu dục dĩ quan kì khiếu”. Nên lấy vị trí “khiếu” để nói, có thể là con đường, là điểm, là huyệt, là khiếu; lấy “diệu” dụng mà nói, có thể là Hoàng Bà, là Chân Ý, là Dược Vật, là Kim Đan, là Tiên Thiên Nhất Khí. Sao lại nói vậy? Thái Cực phân Lưỡng Nghi, Hoàng Đạo phân lưỡng tương; lưỡng tương là Long Hổ. Xưa Lí Đạo Thuần nói: “Theo linh cảm của nó, thì gọi là Dược Vật; theo việc thành vật của nó, thì gọi là Đỉnh Lô; theo biến hoá của nó, thì gọi là Hoả Hầu; theo giao tế của nó, thì gọi là Khảm Li;... nếu không phải là Long Hổ, thì sao mà tận hết nó được?... Suy rộng rãi ra, là Huyền Tẫn Chi Môn vậy... ”
Huyền Tẫn là Hoàng Đạo. Nay phân tích như sau: