Dưỡng Sinh & Tự Chữa Bệnh Bằng Ngủ Tâm Trạm Trang Công



Ngủ Tâm Trạm Trang Công là một phương pháp khí công đứng tùng tĩnh bao gồm một số động tác đơn giản, dễ thực hành, phối hợp giữa thổ nạp khí và quán tưởng ngủ tâm tương ứng. Ngoài khử trược lưu thanh và tăng cường nội khí phương pháp nầy đặc biệt có tác dụng làm êm dịu thần kinh và giải trừ tác động của Stress trên cơ thể.

Thông qua tứ chi, vận động cơ bắp trong công việc hàng ngày ngoài việc mang lại hiệu quả trong lao động sản xuất phục vụ con người còn có ý nghĩa kiện thân phòng bệnh rất quan trọng. Đó là thúc đẩy khí huyết lưu thông. Y học cổ truyền cho rằng tứ chi và việc lưu thông khí huyết có liên quan chặt chẻ với nhau và do tạng Tỳ chi phối. Nội kinh ghi "Tỳ chủ tứ chi và cơ nhục" và "Tỳ thống huyết". Ngoài ra, bàn tay bàn chân còn là nơi tụ hội của 12 kinh chính Thủ Tam Âm, Thủ Tam Dương và Túc Tam Âm, Túc Tam Dương. Do đó về mặt khí công chữa bệnh nếu ta có thể làm cho khí huyết thông đạt ra tứ chi cũng đồng nghĩa với làm cho khí huyết đi khắp kinh lạc và vận hành khắp cơ thể. Đối với y học châm cứu huyệt Lao cung thường được tác động để thanhTâm hoả, trừ thấp nhiệt trong các chứng bứt rứt phiền muộn, viêm nhiệt thuộc Tâm, Vị; Huyệt Dũng tuyền thường được tác động để bổ âm, giáng hư hoả, định thần chí. Tập trung tư tưởng (tức tâm nhãn hay tâm ý) đồng thời vào hai huyệt Lao cung (hai lòng bàn tay) và hai huyệt Dũng tuyền (hai lòng bàn chân) được gọi là ngủ tâm tương ứng nhằm đạt được những hiệu quả trên. Trên thực tế công phu tập trung tư tưởng đồng thời vào các huyệt Lao cung và Dũng tuyền có thể điều hoà thần kinh, giúp nội khí vận hành ra tay chân, thúc đẩy khí huyết lưu thông ra ngoại biên. Tác dụng nầy tăng cường vệ khí và cải thiện tuần hoàn huyết trong nhiều bệnh về tim mạch, phong thấp, thấp khớp …đặc biệt là các chứng mất ngủ, rối loạn thần kinh giao cảm, cao huyết áp và những trường hợp đau nhức, tê mõi thuộc tay chân, bàn tay, bàn chân. Mặt khác trong tĩnh công dưỡng sinh cũng như trong động công võ thuật, bên cạnh những đại huyệt trên hai mạch Nhâm Đốc, lòng bàn tay lòng bàn chân cũng là những vị trí rất quan trọng có tác dụng thu, phát và giao hoà giữa nội khí và Thiên, Địa khí của vũ trụ bên ngoài. Do đó điểm tập trung quán tưởng trong công pháp nầy đặc biệt phát triển hiệu quả của những huyệt Lao cung và Dũng tuyền để tăng cường nội khí cũng như xã bỏ trược khí cho nhu cầu dưỡng sinh chữa bệnh

ĐỊNH VỊ HAI HUYỆT LAO CUNG VÀ DŨNG TUYỀN:


Lao cung nằm trên lòng bàn tay ở vị trí giao điểm giữa đường tâm đạo và đường thẳng dọc khe giữa hai ngón áp út và ngón giữa (H.1).

Dũng tuyền ở chỗ lõm dưới lòng bàn chân tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn thẳng nối từ đầu ngón chân thứ hai đến bờ sau của gót chân (H.2).

DỰ BỊ THỨC:

Đứng tự nhiên, hai chân dang rộng bằng vai.Bụng hơi thót lại. Lưng thẳng. Vai hơi thu vào. Hai cánh tay thả tự nhiên dọc hai bên thân, buông lõng cánh tay và khuỷu tay. Hai mắt hơi nhắm.Miệng khép hờ. Đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên

ĐAN ĐIỀN TAM HƯ TỨC (ba lần hà hơi từ Đan điền):

Sau khi đứng tự nhiên, buông bỏ mọi tạp niệm, nhẩm đọc ý nghỉ yên tỉnh, buông lõng vài lần. Hít vào, hơi phình bụng ra. Trong khi hít vào nghỉ rằng một luồng "thiên khí" từ bên ngoài thông qua đỉnh đầu chảy vào cơ thể, tràn ngập vùng bụng dưới. Có thể áp hai bàn tay vào vùng dưới rốn để gia tăng tác dụng ám thị và dễ có cảm giác tụ khí tại đây. Thở ra từ từ hóp sát bụng vào. Thở ra từ từ, chậm, nhẹ đều, trong khi thở ra nghỉ rằng tất cả ưu tư, căng thẳng và khí bệnh đang theo hơi thở thoát hết ra khỏi cơ thể. Lập lại động tác nầy ba lần. Cách thở nầy giúp xoa bóp nội tạng, thúc đẩy chức năng hấp thu, tiêu hoá, phát sinh nội khí ở Đan điền và đưa cơ thể tiến vào trạng thái khí công. Đặc biệt thì thở ra chậm và dài có công năng làm êm dịu thần kinh và hoá giải Stress.


ĐAN ĐIỀN TAM KHAI HỢP (ba lần đóng mở tại Đan điền) :

Hai tay đưa lên ngang nhau phía trước bụng, hai bàn tay đối nhau. Thở ra trong khi từ từ kéo hai bàn tay lại gần nhau cho đến khi cách nhau khoảng 20cm (H.3). Hít vào trong khi từ từ đẩy hai bàn tay ra xa đến vừa khỏi hai bên thân, hai bàn tay vẫn ngang nhau và đối nhau. Lập lại động tác hít thở cùng với kéo vào đẩy ra giữa hai bàn tay 3 lần. Trong khi hít thở hãy tập trung "lắng nghe" cảm giác tê, nặng hoặc ấm nóng ở các ngón tay hoặc lực hút nhau giữa hai lòng bàn tay. Đó chính là biểu hiện của khí, thường được gọi là khí cảm. Sau 3 lần thở ra hít vào, đưa hai tay trở về vị thế ban đầu dọc hai bên thân. Thở tự nhiên. Đan điền tam khai hợp có thể kích hoạt khí ở Đan điền vận hành, tăng cường lưu thông khí huyết giúp phát huy tác dụng của ngủ tâm tương ứng ở phần sau.


NGỦ TÂM TƯƠNG ỨNG :

Đứng tùng tỉnh tự nhiên như ở tư thế dự bị. Hai bàn tay tựa nhẹ vào hai bên hông, bàn tay hơi chếch về phía trước, các ngón tay hơi chút xuống. Thở tự nhiên. Dùng ý quán tưởng hai huyệt Lao cung ở lòng bàn tay thông xuống hai huyệt Dũng tuyền ở hai lòng bàn chân (H.4). Huyệt Lao cung bên phải thông với Dũng tuyền bên phải. Huyệt Lao cung bên trái thông với huyệt Dũng tuyền bên trái. Mỗi lần thực hành từ 15 phút trở lên.

THU CÔNG : Khởi ý niệm thu công. Giữ nguyên thế đứng buông lõng tự nhiên. Hai bàn tay thu lại để ngữa trước bụng dưới, các ngón tay đối nhau, cách nhau khoảng 3cm. Từ từ nâng hai bàn tay lên, hít vào. Khi lên đến gần ngang vai thì lật hai bàn tay úp lại và từ từ đưa hai bàn tay xuống dần đến quá rốn, thở ra đồng thời quán khí toàn thân trở về Đan điền (H.5). Làm liên tiếp 3 lần.

LƯU Ý :

Một số người chưa quen ngồi thiền, không quen "thủ ý" có thể cảm thấy khó khăn khi quán ngủ tâm tương ứng vì ở công pháp nầy có vẽ như có đến 4 điểm cần thủ ý. Vì có đến 4 điểm nên phương pháp nầy thiên về quán tưởng hơn là thủ ý. Quán tưởng cần liên tục để bài trừ tạp niệm nhưng không quá tập trung để tinh thần được thoải mái.

Quán tưởng một bông hoa đẹp, một đồng cỏ xanh, một bãi biển nhấp nhô sóng nướccũng là một đặc điểm của Trạm trang công. Ở đây là quán cảnh 2 luồng khí từ hai huyệt Lao cung thông xuống hai huyệt Dũng tuyền. Trường hợp nầy người tập có thể làm quen với một bên trước. Khi đã quen với mỗi bên sẽ quán tưởng cùng lúc cả hai bên.

Hai cương lĩnh quan trọng của công pháp nầy là tùng tĩnh và ngủ tâm tương ứng. Do đó có thể thay tư thế đứng bằng tư thế ngồi trên ghế, hai chân chạm đất miễn sao bảo đảm được yêu cầu buông lõng, thu vai, lưng thẳng, bụng hơi thót lại (H.6). Cũng vì lẽ nầy người tập có thể tự điều chỉnh vị thế của bàn tay. Nếu ở tư thế đứng cùi tay có thể tựa thành ghế (H.7), nếu ngồi cùi tay có thể chạm đầu gối hoặc tựa vàohai bên đùi; bàn tay có thể xê dịch qua lại, lên xuống hoặc hơi nghiêng sao cho bảo đảm được yêu cầu buông lõng phần vai và cánh tay lại có thể dễ dàng quán sát luồng khí từ Lao cung xuống Dũng tuyền. Không nên chọn tư thế nằm vì ở tư thế nầy tâm nhãn và tứ tâm còn lại cùng nằm trên một mặt phẳng ngang nên có thể xảy ra khuynh hướng "nhìn" từ Dũng tuyền lên Lao cung thay vì phải ngược lại nhìn từ Lao cung xuống Dũng tuyền. Điều nầy có thể dẫn đến khí nghịch, không có lợi cho người có huyết áp cao.


Khi luyện tập có hiệu quả, trước hết người tập sẽ cảm nhận được hai luồng khí từ Lao cung chạy xuống Dũng tuyền. Sau một lúc, có thể là 5 phút, 10 phút hay hơn nữa tuỳ công lực của mỗi người, luồng khí sẽ chuyển ngược lại từ Dũng tuyền lên Lao cung mặc dù người tập vẫn chỉ tập trung quán chiếu từ Lao cung xuống Dũng tuyền. Đây không phải là khí nghịch mà là một hiệu ứng tự nhiên theo quy luật cực Dương sinh Âm và cực Âm sinh Dương. Lao cung là Hoả huyệt của đường kinh Tâm bào. Dũng tuyền là Tĩnh huyệt của đương kinh Thận. Việc thăng giáng qua lại giữa Lao cung và Dũng tuyền tạo ra hiệu quả thăng giáng giao hoà tương ứng giữa Tâm và Thận cũng như giữa Đan điền và Đãn trung tức hiện tượng Thuỷ Hoả ký tế mà các đạo gia và y gia thời cổ đã miêu tả ở một cơ thể khoẻ mạnh. Mặt khác do tính chỉnh thể của hoạt động khí hoá, khí đi xuống từ huyệt Lao cung cũng có tác dụng giáng khí và thu Thiên khí từ Bách hội. Ngược lại đến giai đoạn sinh Âm khi khí Âm từ huyệt Dũng tuyền thăng lên sẽ tác động làm cho Địa khí thăng lên từ hai huyệt Trường cường và Hội âm. Do đó công phu ngủ tâm tương ứng cũng tác động vào cả hai mạch Nhâm và Đốc để tăng cường chân khí, tăng cường sức đề kháng và cải thiện toàn bộ công năng của các tạng phủ./.

Lương Y VÕ HÀ