Chưởng Kim Dung thế chỗ Lỗ Tấn trong SGK
Cập nhật lúc 13:03, Thứ Tư, 20/10/2010 (GMT+7)

,Nội dung sách giáo khoa Trung Quốc từng là mối quan tâm của dự luận trong nhiều năm. Hơn 7 thập kỷ sau sự ra đi của Lỗ Tấn, đang có những cuộc thảo luận nóng xung quanh việc loại bỏ những tác phẩm của ông ra khỏi sách giáo khoa văn học bậc phổ thông ở Trung Quốc.


Lỗ Tấn được vinh danh ở quê nhà. Ảnh: The China Beat

AQ chính truyện, Thuốc, Tưởng nhớ Lưu Hòa Trân... là những áng văn đã lưu lại trong tôi, cũng như các thế hệ sau dấu ấn sâu đậm, bây giờ đã không còn nữa rồi”, một blogger viết trên diễn đàn của báo Global Times.


Một người dùng có tên là ‘đảo nhỏ’ thì viết: “Những tác phẩm của Lỗ Tấn là thứ cần được đọc đối với tôi. Bởi vì ông viết không chỉ cho thời đại của ông mà còn cho cả thời đại của chúng ta. Một số nhận xét của ông vẫn còn đúng với chúng ta ngày nay".


Bỏ "AQ chính truyện", thay bằng "Tuyết sơn phi hổ"

Năm 2009, khi một số trường trung học ở thủ đô Bắc Kinh thay "AQ chính truyện" của Lỗ Tấn bằng tiểu thuyết võ hiệp "Tuyết sơn phi hồ" của Kim Dung, dư luận giận dữ. Nhiều người cho rằng truyện của Kim Dung mang tính giải trí không thể so với giá trị giáo dục và nhân văn trong AQ chính truyện.

Tháng 9 năm nay, thông tin loại bỏ nhiều tác phẩm của Lỗ Tấn khỏi sách giáo khoa ở nhiều địa phương lập tức gặp phải phản ứng gay gắt từ công chúng. Nhiều học giả và cộng đồng mạng gọi đây là một “thảm kịch”.

(Theo Thanh Niên)

Tuy nhiên, cũng có cư dân khác bình luận: “Đôi khi, những tác phẩm của Lỗ Tấn quá cay nghiệt và không phù hợp với trẻ nhỏ. Nhìn chung, chủ đề của xã hội hiện tại không phải là ‘chiến tranh giai cấp’. Cái đang thiếu là sự quan tâm và lòng khoan dung.

GS Ôn Nhuận Dân tới từ Khoa Ngôn ngữ và Văn học Trung Quốc của ĐH Bắc Kinh, kiêm chủ biên bộ sách giáo khoa phổ thông Trung Quốc (do Nhà xuất bản Giáo dục Nhân dân phát hành) cho hay:

"Chúng tôi chỉ xóa bỏ 3 trong 5 tác phẩm trong phần đọc bắt buộc, nhưng lại thêm 1 tác phẩm trong phần đọc tự chọn. Đối với học sinh trung học phổ thông, những tác phẩm của Lỗ Tấn quá sâu để các em có thể hiểu".

Hiện nay, có 5 bộ sách giáo khoa khác nhau ở Trung Quốc.

Diêu Vi Châu, giáo viên tới từ trường trung học cơ sở Kim Tài, đồng thời là một trong những người biên soạn bộ sách giáo khoa hiện đang được sử dụng ở các trường phổ thông của Thượng Hải nói rằng, Lỗ Tấn là một nhà phê bình xã hội gay gắt, một nhà văn châm biếm và được coi là một trong những người sáng lập lên văn học Trung Quốc hiện đại. Ông có những tác phẩm điển hình nhất trong sách giáo khoa phổ thông Trung Quốc, ngay cả khi đã qua nhiều lần sửa đổi.



Năm 2009, một số trường trung học ở thủ đô Bắc Kinh thay "AQ chính truyện" của Lỗ Tấn bằng tiểu thuyết võ hiệp "Tuyết sơn phi hồ" của Kim Dung.
Theo phân tích của Diêu Vi Châu, trong nhiều năm sau khi thành lập nhà nước vào năm 1949, sách giáo khoa Trung Quốc được sử dụng để đưa ra những tư tưởng cách mạng của các nhà lãnh đạo.

Chủ tịch Mao Trạch Đông ủng hộ những tác phẩm của Lỗ Tấn. Vì thế, những tác phẩm của ông xuất hiện thường xuyên trong loại sách này.

"Song, ngày nay, khi xã hội trở nên đa dạng hơn, chúng ta có nhiều sự lựa chọn. Ngôn ngữ học không chỉ là mục tiêu để truyền đạt những tư tưởng cách mạng. Đó là lý do tại sao, chúng tôi quyết định bỏ đi một số tác phẩm của Lỗ Tấn – những tác phẩm có thể không liên quan gì đến xã hội hiện đại" - ông nói.

Vui mừng vì việc cải cách trong giáo dục cơ bản được nhiều người quan tâm, GS Ôn Nhuận Dân cho biết thêm:

"Đối với nhiều cư dân mạng ở độ tuổi 25 - 35, những tác phẩm của Lỗ Tấn là những gì mà họ được đọc khi là học sinh phổ thông. Vì thế, Lỗ Tấn – như một biểu tượng của văn hóa – đã trở thành một phần trong những trải nghiệm của họ. Việc phản ứng mạnh mẽ khi nghe tin này là điều dễ hiểu".

•Nguyễn Thảo (Theo Global Times)