Tại Đông phương có ghi chép về một tín hiệu trọng đại báo hiệu Đức Maitreya (Phật Di Lặc – Chuyển Luân Thánh Vương) giáng thế. Quyển 8 Kinh «Huệ Lâm Âm Nghĩa» ghi rõ: “Ưu Đàm Bà La hoa là loài hoa linh thiêng mang điềm lành, đây là Thiên hoa. Nếu một đấng Như Lai hoặc Đức Chuyển Luân Thánh Vương xuất hiện nơi thế giới con người, loài hoa này sẽ xuất hiện khắp nơi nhờ đại đức và đại ân của Ngài.”

Kinh Phật cũng ghi lại rằng Đức Chuyển Luân Thánh Vương là vị vua lý tưởng, người sẽ cai trị thế giới không phải bằng vũ lực mà bằng công lý. Những ai dùng thiện t âm để đối đãi với người khác sẽ có cơ hội được gặp Đức Chuyển Luân Thánh Vương, bất kể người đó thuộc tôn giáo nào…

Kinh Phật «Vô Lượng Thọ» ghi như sau: “Ưu Đàm Bà La hoa là dấu hiệu báo điềm lành”. Còn quyển 4 kinh «Pháp Hoa Văn Cú» thì ghi: “Ưu Đàm hoa, có nghĩa là may mắn linh thiêng. Ba nghìn năm mới nở một lần, khi nở là Kim Luân Vương xuất hiện”. Theo bài viết “Tìm duyên Thánh hoa” thì Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói: “Đến khi có một loại hoa gọi là Ưu Đàm Bà La nở rộ khắp nơi, là báo hiệu có Chuyển Luân Thánh Vương ra đời, các con nhất định phải trân quý!”

Vào tháng 7 năm 1997, 24 đóa hoa Ưu Đàm Bà La đầu tiên được phát hiện nở trước ngực bức tượng đồng vàng Như Lai đặt trong phòng phương trượng tại một ngôi chùa ở Hàn Quốc; kể từ đó, loài hoa kỳ diệu này tiếp tục được phát hiện nở tại nhiều nơi trên thế giới.

Hoa Ưu Đàm được phát hiện trên mặt tượng phật, tại thiền viện Tu Di Sơn ở Suncheon, Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc,Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Australia, Hoa Kỳ, Canada, Pháp,… và Việt Nam! người ta liên tục phát hiện hoa Ưu Đàm Bà La thánh khiết khai nở.



Hoa Ưu Đàm nở tại Trung Quốc


Hoa Ưu Đàm Bà trên lá cây nho

Tại tỉnh Giang Tây Trung Quốc, xuất hiện hoa "Ưu Đàm Bà La" trên lá cây nho. Những bông hoa này có cuống hoa dài khoảng 2cm, trên mỗi cuống hoa, mảnh hơn cây kim, đều có búp hoa lớn cỡ hạt vừng (mè) trắng tinh . Khi dùng tay ấn nhẹ vào những đoá hoa nhỏ màu trắng này thì thấy hoa rất mềm và có tính đàn hồi.


Hoa Ưu Đàm mọc trên cửa kính trường học ở Gia Nghĩa, Đài Loan

Hoa Ưu đàm mọc trên một tấm giấy bìa, tại Sài Gòn, Việt Nam

Ông Nguyễn Đức Toàn ở xã Điện Tiến, tỉnh Quảng Nam cho biết, chiếc máy tuốt lúa lâu ngày không dùng đặt ở góc vườn. Trong lúc nghỉ trưa, ông phát hiện thấy đốm sáng phía dưới chiếc máy nên tò mò lại xem thì thấy một một chùm hoa màu trắng (15 bông), thân mềm, nhỏ như sợi cước, dài khoảng 3cm, trên đầu nở nụ trắng bằng hạt gạo. Những bông hoa kỳ lạ này nở vào buổi sáng và khép cánh lại khi mặt trời lên cao.

Dưới đây là hình ảnh hoa Ưu Đàm Bà La nở trên chuông đồng tại đền Tràng Kênh, Hải Phòng, Việt Nam, chụp vào sáng ngày 3 tháng 5 năm 2012. Được báo chí trong nước đưa tin.


Một "khóm" hoa Ưu Đàm bé xíu vừa nở trên chuông đồng

Cho đến nay, tại sao hoa Ưu Đàm lại có thể mọc trên sắt, đồng,...
vẫn chưa có lời giải đáp thực sự thuyết phục


Chuông đồng có hoa Ưu Đàm nở tại đền Tràng Kênh, Hải Phòng, Việt Nam


Hoa Ưu Đàm lại nở trên lá cây tại Hải Phòng

Hoa Ưu Đàm Bà La huyền thoại xuất hiện trên lá cây tại Quán Toan Hải Phòng, Việt Nam.


Hoa Ưu Đàm Bà La có thể mọc thành chùm hoặc đơn lẻ

Hoa Ưu Đàm không có rễ, không có lá, không có nước, không có đất;
có thể mọc ở khắp nơi, trên lá hoa, trên gỗ, thanh nhựa, thanh sắt, trái cây,mặt đá, mặt thủy tinh, cửa nhôm, giấy…




Hoa Ưu Đàm mọc trên lá cây


Hoa Ưu Đàm mọc trên cành, lá khô

Hoa Ưu Đàm mọc trên hoa cây diệp tử (carpemyrtle)

Hoa Ưu Đàm mọc trên chùm nho


Hoa Ưu Đàm nở trên lưới sắt


Hoa Ưu Đàm mọc trên khung cửa


Hoa Ưu Đàm mọc trên mặt kính


Hoa Ưu Đàm mọc trên gỗ
Có hoa mọc hơn 1 năm nhưng vẫn rất tươi đẹp. Các nhà thực vật học đã tận mắt chứng kiến, và đều cho biết rằng tự cổ chí kim họ chưa từng gặp loài hoa nào kỳ lạ đến như thế.

Hoa ưu đàm nở trên nhánh long não trong một ngôi chùa thiền đời nhà Thanh

Hoa ưu đàm này đã giữ trong nhà hơn một năm.
Chỉ c ó một số thì bị héo, phần còn lại thì vẫn nở.

Năm nay (2012), theo Phật ký là năm 3039, hoa Ưu Đàm Bà La đã nở rộ tại nhiều nơi trên thế giới, hoàn toàn trùng khớp với lời Ngài Thích Ca đã giảng xưa kia.

st