kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Lễ đàn giải kết trừ trùng và phả độ gia tiên!

  1. #1

    Mặc định Lễ đàn giải kết trừ trùng và phả độ gia tiên!

    Phật dạy : Các vị Bồ Tát phải thiện xảo phương tiện trong việc hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh. Tức là Bồ Tát phải khéo léo vận dụng các phương pháp thích hợp để truyền bá tư tưởng giáo lý của Đức Phật. Tương truyền, khoa cúng đàn thập cúng trong đó có khoa giải oan cắt kết là do Tổ Huyền Quang, Lưỡng Quốc Trạng Nguyên soạn từ thời Trần, để thông qua việc cúng lễ, nơi tập trung đông Phật tử, dân làng và con cháu hiếu chủ mà tuyên truyền, quảng bá tư tưởng lục độ Ba La Mật của Phật giáo Đại thừa, giúp cho họ bỏ ác tu thiện. Vậy mà một thời nó được gắn với tội mê tín dị đoan. Chuyện lầm lẫn đó cũng không lạ. Bởi vì trống, phách, kèn, sáo ầm ĩ các sư pháp sự mặc áo cà sa đầu đội mũ thất Phật, tay kéo, tay dao, khai hoa, kết ấn, chạy đàn cắt những hình người rồi đốt, đọc, tụng toàn âm Hán - Việt chẳng biết ý nghĩa mô tê, nên các nhà quản lý xếp luôn vào với mê tín cho xong.

    Nhưng thực chất đàn cúng giải oan cắt kết là hiển giáo, lấy việc làm cụ thể để diễn đạt cho cái trừu tượng không có hình tướng, mượn lời nói để giải thích cho những chỗ cốt lõi của đạo không thể dùng lời nói mà diễn đạt được.
    Lễ giải oan cắt kết làm tại nhà hoặc tại chùa, nhưng mọi người quyết định làm lễ tại nhà trưởng họ, để con cháu thực hiện lễ dễ dàng hơn.
    Trong lần làm lễ này, rất may mắn đã thỉnh được đại đức Thích Thanh Nghĩa, đại diện phật giáo huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình . Ngoài ra cũng thỉnh được một số vị cao tăng trong huyện đến tham gia lễ giải oan cắt kết.
    Do nhiều lúc mải, nên việc quay hình và chụp hình chưa được đầy đủ như mong muốn. Chỉ tranh thủ ghi và chụp lại được một số hình ảnh của một số lễ.
    Chi phí lập đàn làm lễ giải kết trừ trùng và phả độ gia tiên chưa phải là thuộc diện cao nhưng cũng khá đầy đủ các nghi lễ cơ bản.
    Ngày và đêm đầu tiên thực hiện những lễ sau:
    1. Cúng tổ…………….(giờ)
    - 01 đĩa xôi, 1 cơi trầu cau, 1 đĩa đậu phụ, 1 đĩa muối vừng.

    2. Tiếp linh……………(giờ)
    - Lập đàn lễ gọi vong linh về, gọi là lễ Tiếp linh. Đây là một nghi lễ mở đầu của buổi lễ. Lúc này sư thầy sẽ đọc sớ thỉnh mời chư vị sứ giả là: Thiên phủ Tứ thiên sứ giả, Phi thiên Tập tiệp sứ giả, Địa phủ Diễn ma sứ giả, Thủ phủ Không hành sứ giả và Thổ địa Linh quan sứ giả. Nội dung của sớ tiếp linh là những lời thỉnh cầu sứ giả đi tìm vong về quy y cửa Phật.
    - Chuẩn bị 01 lễ mặn (gà hoặc chân giò), 1 đĩa xôi, 1 cơi trầu cau, 1 nậm rượu, 1 gói chè, 1 bao thuốc, 1 bát cơm lồng, 1 quả trứng luộc “không có đũa bông”
    - Sau khi đọc sớ tiếp linh xong, tiến hành tán canh Ai và tụng kinh. Kinh tụng trong lễ tiếp linh là kinh Di đà. Tụng một câu trong kinh Di đà có thể tiêu tan mọi tội lỗi: “Nhất cú Di đà tiêu vạn tội”.
    3. Phát tấu: ……………(giờ)
    - Trước khi thỉnh nhờ chư vị sứ giả đi thỉnh mời chư Phật mười phương về dự đàn lễ , người ta làm lễ Phát tấu để tiến lễ mã ngựa cho 5 vị sứ giả.
    - Sắm mã:
    + 5 cỗ mã ngựa ngũ sắc, hài, hia, cờ, kiếm, roi, quần áo.
    + 5 cây vàng nén tiểu
    - 01 xôi, 1 xỏ lợn, 1 chai rượu, 1 cơi trầu (5 quả, 5 lá trầu), 1 mâm gạo, 25 nghìn tiền trần, 5 cái gương, 5 cái lược, 5 cái quạt, 5 cái kéo, 5 quyển sổ, 5 bút đỏ, 5 bút đen, 5 bao thuốc, 5 khăn mặt, 5 cái ô, 5 đôi dép, 5 bánh xà phòng, 5 gói chè, 5 bật lửa, 5 hộp kem đánh răng, 5 bàn chải đánh răng, 1 chuyên thang thuốc gồm: 1 miếng bạch đàn, 5 lá hoắc hương, 1 gam quan quế, 1 gam xuyên khung, 1 chén mật ong, 1 gói đỗ xanh đãi vỏ 100g, 5 nụ đinh hương, 5 lát gừng tươi, 5 cái thau, 5 bát cơm bằng.
    - Cách làm thang: cho tất cả các vị thuốc vào sắc lấy nước rau bỏ đỗ xanh vào đun nhừ mới cho 1 thìa đường và 1 chén mật ong ngoáy đều, đun sôi chắt lấy nước rót vào chuyên có 5 chén cho vào đĩa dâng lên cúng cộng với 5 lát gừng, 1 đĩa muối.

    4. Cúng phật: ………….(giờ)
    - Các sư tăng đọc sớ thỉnh cầu chư vị sư giả đi mời đức Phật về dự và làm chứng cho đàn lễ , rồi tiến hành tụng kinh. Tụng ba bộ kinh là kinh Pháp hoa, kinh Báo ân và kinh Thủy sám. Đây là phép pháp nhà Phật để hóa giải cho các chân linh vong hồn được gọi về, đồng thời giúp cho các vong linh được sáng trí, sáng lòng thông qua nội dung trong kinh của đức Phật.
    - Chuẩn bị 01 mâm gạo, tiền trần 25.000đ, 2 mâm xôi chè, 1 chuyên trà gồm 5g cam thảo, 20 quả táo tầu, 1 miếng bạch đàn, 1 gói chè, 1 ga quan quế, 1g trầm hương.
    - Cách làm trà: Cho tất cả các vị thuốc sắc lấy nước rút vào chuyên có 5 chén cho vào đĩa dâng lên cúng phật.

    5. Cúng triệu linh hóa mã:……………..(giờ)
    - Đại diện trong gia đình, người thân sẽ mời các vong linh thân nhân của họ về để Cầu siêu. Trong nghi lễ này, thầy cúng sẽ đọc bản Phó ý (gần giống sớ) với nội dung bao hàm những lời mà người chủ lễ (có thể là cha, là con, hay những người thân khác của gia đình) nói lên những khát vọng, những điều khẩn cầu với đức Phật độ trì cho các vong linh của họ; đồng thời cũng là những lời mời gọi vong về đàn lễ để “nương nhờ cửa Phật” mong được siêu thoát, tịnh độ. Và, sau khi đọc Phó ý xong là người ta tán canh Ai; tiếp đến, người chủ lễ sẽ sửa soạn một mâm lễ mặn để cúng trúc thực - lễ cúng mời các vong về ăn.
    - Chuẩn bị 01 lễ mặn, 1 đĩa xôi, 1 cơi trầu cau, 1 nậm rượu, 5 miếng trầu cau têm, 36 nghìn tiền trần, 1 bát nước do, 1 bát nước lã, 1 bát không và sắp 1 bộ quần áo mã để hóa.

    6. Cúng khai phương phá ngục………..(giờ) (ngũ phương)
    - Đây là lể giải thoát cho các chân linh, vong hồn. Trước trước khi thực hiện nghi lễ này, các sư tăng thực hiện nghi lễ Thỉnh xá, phóng xá. Thỉnh xá- Phóng xá là nghi lễ để yêu cầu quản ngục xoá tên các chân linh vong hồn đã qua đàn Cầu siêu ra khỏi danh sách tại địa ngục.
    - Sắm mã:
    + 5 bộ ngựa mã ngũ sắc, hài, hia, cờ, kiếm, roi, quần áo
    + 5 nhà ngục ngũ sắc
    + 5 lá phan bằng giấy
    - 5 lễ mặn, 5 cơi trầu cau, 5 đĩa xôi, 5 nậm rượu, 5 đĩa quả, 5 đĩa hoa, 5 cốc gạo làm bát hương, 5 cành tre có ngọn dài 3m, 5 cái bát mỗi bát têm 3 miếng trầu cau và 36 nghìn tiền trần, 3 lễ mặn.
    Sư cụ tiến hành lễ 5 lần theo ngũ phương.

    Chi tiết vào đây xem hình ảnh và video nhé:
    http://vn.360plus.yahoo.com/tamnt07/...rev=62&next=60

  2. #2

    Mặc định

    Lễ đàn giải kết trừ trùng và phả độ gia tiên - phần 2

    7. Quy vong- Tụng kinh:
    - Theo các sư thầy, trước khi chính thức vào quy y cửa Phật, các chân linh, vong hồn cần phải “tắm gội” sạch sẽ mới được quy nơi cửa Phật. Lúc này, sử dụng một thau nước sạch, có tính chất làm phép, rồi thực hiện nghi lễ “tắm” cho vong.
    - Sau khi các vong đã được nhập vào đàn lễ, tiến hành lễ tụng kinh. Kinh được tụng trong nghi lễ này gồm: kinh Di đà, kinh Thuỷ sám, kinh Địa tạng, kinh Lương hoàng sám (còn gọi là kinh Lương hoàng Vũ Đế), kinh Pháp hoa, kinh Báo ân... Ý nghĩa của của việc tụng kinh là tôn vinh công ơn đức Phật; đồng thời, thông qua những lời kinh Phật, thỉnh cầu chư Phật cứu vớt, hóa giải cho các chân linh, vong hồn được siêu thoát - được “nương nhờ cửa Phật” để nhanh chóng đầu thai sinh kiếp người khác.
    - Chuẩn bị 1 mâm gạo, 12 nghìn tiền trần, 7 đĩa quả, 7 chai nước lọc, 7 cái khăn mặt, 7 gói bánh, 9 cốc nến, 7 cốc uống nước , 1 thau nước sạch, 1 lễ mặn, 1 cơi trầu, 1 nậm rượu, 1 đĩa xôi.


    8. Cúng Tam phủ:
    - Sắm mã:
    + 3 cỗ mũ Bình Thiên (trắng, vàng, đỏ)
    + 1 mũ Ngọc Hoàng (vàng, bình thiên)
    + 1 mũ Bắc Đẩu (tím)
    + 1 mũ Nam Tào (đỏ)
    + 1 mũ Đương Niên (xanh)
    + 1 mũ Đương Cánh (trắng)
    + 5 cây vàng nén đại 5 màu
    + 1 voi vàng to
    + 1 ngựa đỏ to
    + 1 thuyền rồng trắng
    + 20 tờ giấy xanh
    + 20 tờ giấy trắng
    + 20 tờ giấy vàng
    + 20 tờ giấy tím
    + 20 tờ giấy đỏ
    + Giấy tiền, càng nhiều càng tốt.
    - 3m vải vàng, 3 m vải đỏ, 3 m vải trắng, 1 mâm xôi.
    - Lễ tam sinh (gồm gà, xỏ lợn, cá chép rán) 3 bát nước lã, 3 quả trứng, 3 quả cau, 3 lá trầu, 3 cốc nến, 3 cái gương, 3 quyển sổ, 3 cái bút đỏ 3 cái bútđen, 100 giấy trắng, 100 giấy vàng, 100 giấy đỏ.

    9. Cúng cắt đoạn và giải kết:

    - Các tiểu nghi lễ như tra tội, định tội được mở để mở đường cho các vong được thoát khỏi tội lỗi, kiếp nạn. Giải oan- cắt kết là để minh oan, xóa tội cho các chân linh vong hồn, đồng thời cắt đứt các oan nghiệp giúp cho các chân linh vong hồn luân hồi, đi sang một kiếp người khác.
    - Chuẩn bị 01 lễ mặn (gà hoặc chân giò) 1 lễ thịt sống (3 lạng), 2 đĩa xôi, 2 chai rượu, 2 cơi trầu, 1 mâm gạo, 36 nghìn đồng tiền trần, 36 đồng xu, 1 phong nến nhỏ, 1 thau nhôm nhỏ, 1 con dao, 1 cái kéo mới, 1 con gà trống biết gáy, 6 gói gạo muối nhỏ, 6 tờ tiền 200đ, 1 cuộn dây thép hoặc nilon dài 40m, 30 m vải trắng, 1 hộp ghim nhỏ.
    - Dùng một tấm vải trắng dài khoảng 8 - 10m rộng 0,40m. Căng ngang trước đàn và dán lên đó các hình người có ghi Lục căn, Lục trần, Lục thức, Lục độ Ba La Mật, Thập nhị nhân duyên và một cái khiên cũng theo hình người nhưng lớn hơn treo ở tại đoạn giữa và hai đầu vải thắt lại mỗi bên ba nút. Khi cắt hết các thứ tượng trưng trên thì tấm vải được cắt tại điểm giữa thành hai đoạn.

    Bạ kết đầu : Khi Sư cụ cắt kết thì cắt nhãn căn, sắc trần, nhãn thức, cắt giải phụ tài, cắt vô minh và hành trong 12 nhân duyên và cắt một chân của cái khiên và cởi ra một nút thắt ở đầu vải.

    Bạ hai : Sư cụ cắt nhĩ căn, thanh trần, nhĩ thức, cắt giải, phụ mệnh, cắt thức và danh sắc trong 12 nhân duyên chân thứ 2 của khiên.
    Bạ kết 3, 4, 5, 6 cắt các căn, trần, thức.... còn lại và mỗi bạ kết cắt xong thì cởi tháo ra một nút vải thắt buộc.

    10. Phân dị:
    - Dương:
    + 1 bộ quần áo vải, 1 chén đỗ xanh giống, 1 chén thóc giống, 1 cây chuối tiêu giống, 1 cây khoai ngứa giống, 1 quả trứng sống (để ấp), 2 con cá chép cái, 18 đồng tiền lẻ.
    - Âm:
    + 1 bộ quần áo giấy, 1 chén đỗ rang, 1 chén thóc rang, 1 cây chuối cắt gốc, 1 cây khoai ngứa đốt gốc, 1 quả trứng gà luộc, 1 bó đóm dài 50 phân, 1 cái sàng, 1 đĩa muối gạo, 1 bè chuối, tìm người khác họ để tiễn (2 người trở lên).

    11. Cúng mông sơn:
    - 1 lễ mặn to, 1 đĩa xôi to, 1 chai rượu, 1 cơi trầu cau 3 quả, 1 nồi cháo to, 1 nia gạo, 1 nia giấy tiền, quần áo chúng sinh (càng nhiều càng tốt)- các thứ tùy theo và 2 quả lê hoặc táo, 2 hộp chè tròn, 2 lọ hoa, 2 cây nến, 2 bó nhang thơm, 2 đồng oản bột nhỡ.

    12. Cúng tạ quá:
    - Lễ này làm để tiến lễ vật cho chư Phật mười phương.
    - Chuẩn bị 01 lễ mặn, 1 đĩa quả, 1 cơi trầu, 1 nậm rượu.

    Ngoài ra, còn tụng kinh quyển số 7 cho người mất:

    Ngoài những thứ cần có ở trên, còn phải sắm thêm một số thứ khác ở mức độ đơn giản:
    + 6 lẵng hoa nan (nếu có hoa sen thì mua 20 bông trở lên)
    + 2 thùng bia, 2 thùng nước ngọt, 1 thùng nước lọc, 15 nải chuối, 50 cân cam, 50 cân táo, 50 cân lê, 30 cân xoài,….
    + 2 lọ hoa tươi.

    Hình ảnh và video thì qua đây xem nhé:
    http://vn.360plus.yahoo.com/tamnt07/article?mid=63

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Đại Phong Thần Quán Thế Âm
    By vevovi10 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 40
    Bài mới gởi: 08-05-2013, 12:04 PM
  2. Việc hầu đồng đã dứt hay chưa?
    By Quang_tâm in forum Đạo Mẫu,Đạo Tứ phủ
    Trả lời: 33
    Bài mới gởi: 17-07-2011, 03:44 AM
  3. LỄ HỎA TỊNH
    By maihunghieu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 16-08-2010, 10:49 AM
  4. giơi thiêu
    By daithuynguu in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 14-08-2010, 08:06 PM
  5. Những nghi lễ quan trọng vào mùa Xuân dưới triều Nguyễn:
    By Bin571 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 30-07-2010, 11:35 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •