kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Ấm áp tình yêu thương


    Cơ sở an phúc (TP.HỒ CHÍ MINH) là nơi nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật. Những khiếm khuyết, tật nguyền không làm các em mất niềm tin và chùn bước trong cuộc sống. Trong đại gia đình ấy, các em đã vươn lên bằng chính mình, làm những điều có ích cho xã hội.

    Chúng tôi đến thăm cơ sở AN PHÚC vào một buổi chiều trời mưa. Các thành viên đang quây quần bên nhau để kết thành những sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Tiếng mưa rơi bên ngoài không làm át đi tiếng trò chuyện cười nói vui vẻ của mọi người. Giám đốc cơ sở là ông TRẦN HỮU QUANG được mọi người gọi thân mật bằng “bố QUANG”. ở cơ sở của “bố “ QUANG, các thành viên ở nhiều độ tuổi , nhiều miền quê khác nhau nhưng luôn yêu thương đùm bọc như anh em ruột trong nhà. Những em mới về đây chung sống luôn được các anh chị hướng dẫn tận tình. Chị Hà Thị Hồng Hiệp, quê ở Bình Thuận, là nạn nhân chất độc da cam theo “bố” QUANG từ ngày đầu mới thành lập cơ sở. Mang trong mình những dị tật do chiến tranh để lại nhưng cuộc đời đã cho chị cái đầu sáng và rất nhanh nhẹn. Chị được “bố” QUANG tin tưởng giao cho việc quán xuyến , chăm sóc các anh chị khác trong cơ sở mỗi lúc “bố” đi vắng. Chị HIỆP chính là một trong những người đầu tiên quyết tâm học cách làm các sản phẩm thủ công để dạy lại các thành viên trong cơ sở. Chị nhớ lại: “Học kết được các sản phẩm đã khó. Nhưng để sản phẩm đó thật bắt mắt và ấn tượng thì càng khó hơn. Nhiều du khách tận mắt chứng kiến các sản phẩm do người khuyết tật của cơ sở làm đẫ không tin vào mắt mình “. Qủa thật, để có được những thành quả đó là cả một quá trình chỉ dẫn, kiên trì và quyết tâm của cả tập thể . Điều ngạc nhiên là nhiều em ở trung tâm bị mù nhưng vẫn kết được những sản phẩm rất tinh xảo như hoa, túi xách, móc khóa… Nhìn những ngón tay của các em tỉ mỉ xâu từng hạt cườm mới thấy các em đã hải nỗ lực và quyết tâm như thế nào để sống được bằng chính lao động của mình và không trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.
    Ở cơ sở AN PHÚC, mọi người còn gặp một đôi văn nghệ mà các thành viên chính là những đứa trẻ bị khuyết tật. Đội văn nghệ với bảy người do bạn Lê Văn Ở làm đội trưởng. Người đội trưởng ấy khi sinh ra đã không may mắn có được đôi mắt như bao người khác. Di chứng của chất độc da cam /đi-ô-xin tưởng như kiếm Ở phải sống trong bongs tối suốt đời, nhưng niềm đam mê âm nhạc đã thôi thúc Ở học thành thục nhạc cụ ooc-gan để đưa đội văn nghệ của mình đi diễn khắp nơi trong cả nước mỗi khi có dịp. Ở tâm sự :”những ngày đầu hoc đánh đàn là những ngày gian khó trong dời em. Có những khi em nghĩ đến việc bỏ cuộc nhưng nếu vậy sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội nên em tiếp tục. Đến ngày em gặp được “bố” Quang, được “bố” dìu dắt và đưa em tự tin bước vào cuộc sống. Em cảm thấy hạnh phúc khi được ở trong mái ấm An Phúc này”. Từ khi thành lập đến nay. Đội đã tổ chức hàng chục chuyến lưu diễn dài ngày tại địa phương trong cả nước như Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Kiên Giang, Ninh Thuận…Trong đợt lũ lụt xảy ra tại các tỉnh miền trung mới đây, đoàn cũng tổ chức các chương trình biểu diễn nhằm kêu gọi sự ủng hộ của mọi người để giúp đồng bào bị nạn, Đội trưởng Lê Văn Ở nghẹn ngào nhớ lại:Hoàn cảnh của mình đã không được may mắn như mọi người nhưng khi được “chứng kiến ” những thiệt hại và mất mát mà mọi người đang chịu em rất cảm thông.

    Ở mái ấm này, tình yêu thương luôn thể hiện qua từng cử chỉ, hành động và điều đó càng trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết khi đó chính là những hành động và tình cảm của nhưng con người vốn không lành lặn về cơ thể nhưng luôn biết yêu thương và đùm bọc nhau. Tới mỗi bữa cơm , chị Hiệp nhanh tay đẩy chiếc xe lăn của anh Lê Văn Bình và em Lê Thị Phước ra bàn ăn. Bình và Phước là hai anh em ruột chung sống ở An Phúc từ năm 2007. Các thành viên khác thì dẫn các bạn của mình từ các phòng khác đi ra. Tiếng cười nói ẫn rộn ràng không ngớt. Không khí ấm cúng đã lan nhanh sang bàn ăn khi mọi người đã có mặt đông đủ. Những cử chỉ ân cần, chăm sóc lẫn nhau khiến chúng tôi không khỏi cảm động. Trong những khó khăn của cuộc sống, mọi người vẫn thấy được những niềm hạnh phúc của đôi vợ chồng mù Hồ văn Đủ và Diễm Thị Thu. Sau khi nên duyên vợ chồng, thời gian đầu, Thu còn ở quê với bố mẹ nhưng giờ thì gia đình nhỏ bé ấy đã quay quần bên nhau ở mái ấm này. Một bé trai kháu khỉnh, lành lặn chính là niềm hạnh phúc lớn nhất của họ. Đứa bé cũng chính à “cục vàng quý giá” giữa những người con người không lành lặn nhưng đầy long nhân hậu. Cần lắm những tấm lòng hảo tâm Nhắc đến cơ sở khuyết tật An Phúc , mọi người vẫn thường nhắc đến ông Trần Hữu Quang, Giám đốc cơ sở và bà Nguyễn Thị Chí Liêm, Phó Giám Đốc. Hai con người đồng cam cộng khổ, giúp các thành viên của mình vượt qua biết bao khó khăn của cuộc sống. Họ chính là những người cha, người mẹ tinh thần, dìu dăt từng bước đi của các thành viên. Ô ng Quang tâm sự :”Ở tuổi mình, khi con cái dưới sự dìu dắt và dạy bảo của “bố” Quang, các em đã sống bằng nghị lực bản thân Từ hơn hai tháng nay, toàn bộ trong cơ sở An Phúc đã được chuyển về một địa chỉ mới tại thị trấn Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương. Đây chính là ngôi nhà của BS Nguyễn Thị Hiền, nguyên Gám đốc bệnh viện đa khoa Thuận An, Bình Dương. Cơ sở còn nhận được bảo trợ của tổ nhân đạo Thiên Hòa trên địa bàn. Bác sĩ Thanh Hiền tâm sự: Khi mình có thể giúp đỡ người khác được điều gì hãy cố gắng san sẻ với họ. Các cháu ở đây đáng nhận được sự giúp đỡ từ gia đình và xã hội nhiều hơn nữa. Hình ảnh thân thương của các em cũng nhận được nhiều sự quan tâm của xã hội, các tổ chức đơn vị. Vào các ngày thứ 7 và chủ nhật hằng tuần, tại một góc nhỏ của bảo tàng Chứng tích Chiến tranh TP Hồ Chí Minh, các thành viên của cơ sở An Phúc lại bày bán những sản phẩm lưu niệm của mình. Đó là những sản phẩm do chính tay cá em làm ra. Sản phẩm của nghị lực và niềm tin phi thường vào cuộc sống. Gắn bó với những “đứa con” của mình trong chừng đó năm, ông Quang đúc kết “Điều ý nghĩa nhất mà cúng tôi muốn hướng tới chính là tạo cho các em một sự thích nghi tốt nhất; các em học được tính tự lập, sáng tạo và tư chăm lo cho bản thân mình” .
    Tác giả : Quang Qúy( Báo Nhân Dân)
    Cần lắm những tấm lòng!
    Tài trợ đất xây dựng nhà ở cho các cháu khuyết tật Tài trợ nhạc cụ phục vụ văn hóa nghệ thuật
    Tài trợ nguyên phụ liệu phục vụ dạy nghề thủ công mỹ nghệTài trợ nguyên vật liệu xây dựng và tiền công xây dựng nhà ở
    Tài trợ bảo hiểm XH , bảo hiểm Y Tế


    MỌI SỰ GÓP ÝXIN VUI LÒNG LIÊN HỆ ĐT: 0937022431(CHÍ QUANG)
    Xem thêm chi tiết tại http://anphuccharity.org/
    Last edited by chuavuha; 08-09-2012 at 02:15 AM.
    http://tamlinhtu.com
    _()_

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Để vào được nước Chúa???
    By bienvasong in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 26
    Bài mới gởi: 20-09-2012, 10:21 PM
  2. Em đã sẵn sàng cho tình yêu
    By bemai2011 in forum Tâm sự nhỏ to, chia sẻ, suy ngẫm
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 19-03-2012, 04:26 PM
  3. Tình yêu cố gắng
    By satyaa in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 27-12-2011, 05:11 PM
  4. Trả lời: 48
    Bài mới gởi: 29-04-2011, 12:15 AM
  5. Tình yêu đã làm tôi mờ mắt
    By baochaobuoisang in forum Tâm sự nhỏ to, chia sẻ, suy ngẫm
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 16-04-2011, 10:36 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •