kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Ðề tài: Triển lãm “Bảo vật Hoàng cung”: Tận mắt thấy ấn, kiếm triều Nguyễn

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Triển lãm “Bảo vật Hoàng cung”: Tận mắt thấy ấn, kiếm triều Nguyễn

    Triển lãm “Bảo vật Hoàng cung”: Tận mắt thấy ấn, kiếm triều Nguyễn

    (TT&VH) - Một cơ may đặc biệt với những khán giả đang có mặt tại Hà Nội trong dịp Đại lễ này: sau gần nửa thế kỷ lưu giữ, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam sẽ cho người xem có cơ hội tận mắt chiêm ngưỡng những ấn vàng, kiếm vàng, sách vàng… của vương triều nhà Nguyễn.



    Cuộc triển lãm có tên gọi Bảo vật hoàng cung khai mạc tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam từ 9/10/2010. 13 bảo vật trưng bày đều có chất liệu chính bằng vàng khối và ngọc quý, được chọn ra từ hàng trăm bảo vật vương triều Nguyễn đang lưu giữ tại đây.




    Kiếm vàng triều Nguyễn đúc vào TK 19, nặng 1,25 kg
    Bảo vật triều Nguyễn

    Trong số đó, đang chú ý nhất là 3 chiếc kim ấn bảo tỷ - vốn được gọi là bảo vật tượng trưng cho quyền lực tối thượng của vương triều Nguyễn và được chuyển giao qua những triều đại khác nhau. Ngoài chiếc ấn ngọc Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ, 2 chiếc ấn còn lại đều bằng vàng ròng, được đúc vào tháng 10 năm Minh Mạng 8 (1827). Trong đó, chiếc kim ấn Sắc mệnh chi bảo nặng 8,5 kg, gồm hai cấp, có hình vuông, trên ấn có hình rồng đầu ngẩng, 2 sừng dài, đuôi xòe 9 dải hình ngọn lửa, lưng ấn khắc hai dòng chữ Hán: “Thập tuế hoàng kim nhị bách nhị thập tam lạng lục tiền - Minh Mạng bát niên thập nguyệt cát nhật tạo”. (Vàng 10 tuổi nặng 223 lạng 6 tiền - đúc vào ngày lành tháng 10 năm Minh Mạng thứ 8, 1827).




    Ấn vàng Hoàng đế tôn thân chi bảo nặng 8,7 kg

    Chiếc kim ấn còn lại - Hoàng đế tôn thân chi bảo - có kích thước to hơn, nặng 8,7 kg, khắc hai dòng chữ: “Thập bát kim, trọng nhị bách tam thập tứ lạng tứ tiền tam phân - Minh Mệnh bát niên thập nguyệt cát nhật tạo” (Nặng 234 lạng 4 tiền 3 phân, khoảng 8,7 kg) đúc vào ngày lành tháng 10 năm Minh Mệnh thứ 8, năm 1827).

    10 bảo vật còn lại bao gồm kiếm vàng (2 chiếc), mũ vàng (2 chiếc), sách vàng (1 chiếc), ấm chén vàng (2 bộ)... Trong số đó, chiếc mũ bình thiên bằng vàng khối, chế tác trong thế kỷ 19, có trọng lượng 0,66kg, chiếc kiếm vàng An dân bảo kiếm có trọng lượng 0,58 kg, cuốn sách vàng chế tác năm Gia Long thứ 5 (1806) có trọng lượng 2,1kg... Như nhận xét của các chuyên gia trong ngành, đây là những bảo vật chế tác rất tinh xảo và được các vua Nguyễn sử dụng khá thường xuyên.




    Mũ bình thiên đúc trong TK 19, nặng 0, 66 kg

    Cơ hội 50 năm mới trở lại

    Đây không phải là lần đầu tiên các bảo vật triều Nguyễn được trưng bày tại Hà Nội. Năm 1961, nhân dịp Quốc khánh 2/9, một số ít trong số các bảo vật này cũng đã được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, khoảng thời gian gần 50 năm từ đó tới nay là quá lâu đối với sự háo hức của người dân Hà Nội. Đa phần, những thế hệ sinh ra sau đó chỉ được biết tới những bảo vật này qua sách vở và những câu chuyện đậm màu sắc kỳ bí.




    Sách vàng thời Gia Long đúc năm 1806, nặng 2,1 kg
    Được biết, số bảo vật triều Nguyễn được Bộ Tài chính của chính quyền cách mạng tiếp quản vào tháng 8/1945. Tiếp đó, kho bảo vật này được đưa về lưu giữ tại nhà Viễn Đông bác cổ (nay là Bảo tàng Lịch sử VN). Năm 1961, khi trưng bày tại Hà Nội, một chiếc ấn vàng đã bị kẻ gian lấy cắp. Mặc dù đã tìm ra và kịp thu hồi, BTLSVN vẫn chuyển kho bảo vật quốc gia này sang lưu trữ tại Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo an toàn. Những năm sau đó, kho bảo vật được đưa đi cất giữ lần lượt tại nhiều địa phương khác nhau, trước khi được Bảo tàng Lịch sử VN tiếp nhận lại.

    Theo đại diện Bảo tàng Lịch sử VN, trong thời gian tới, khi Bảo tàng Lịch sử quốc gia hoàn thành, toàn bộ kho bảo vật này sẽ được trưng bày phục vụ công chúng.

    Ra mắt cuốn sách Cổ vật Việt Nam
    Trong dịp khai mạc triển lãm Bảo vật Hoàng cung, BTLSVN cũng sẽ giới thiệu cuốn sách Cổ vật Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu được thực hiện từ năm 2008 bởi BTLSVN và Bảo tàng Bắc Kinh (Trung Quốc), cung cấp những nghiên cứu và tư liệu về cổ vật tiêu biểu của Việt Nam qua nhiều thời kỳ, bao gồm đồ đá, đồ đồng, đồ gỗ, đồ gốm, đồ kim hoàn... Sách được in bằng hai thứ tiếng Trung -
    Việt.




    Cúc Đường
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    Những báu vật vô giá của triều Nguyễn lần đầu công bố

    08/10/2010 15:57

    (VTC News) - Nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam lần đầu tiên công bố hàng chục bảo vật hoàng cung triều Nguyễn, tượng trưng cho vương triều tối thượng như: ngọc tỷ truyền quốc, kim ấn, bảo kiếm...



    Hoàng cung vốn bí ẩn với với người đời, bảo vật trong hoàng cung lại càng bí ẩn, đến nỗi những người biết đến và được chiêm ngưỡng những bảo vật này hàng trăm năm qua cơ hồ chỉ có mấy người. Chính vì vậy những bảo vật từ hoàng cung các triều đại phong kiến Việt Nam luôn phủ một bức màn bí ẩn, thậm chí nhiều người cho rằng chúng đã sớm không còn tồn tại hoặc đang nằm ở các bảo tàng, bộ sưu tập trên thế giới, hoặc ngộ nhận một số đồ dùng thông thường trong cung đình là bảo vật hoàng cung. Bảo vật hoàng cung ngay từ khi được chế tác hay lưu truyền qua các triều đại đều là những vật tượng trưng cho quyền lực tối thượng của nhà vua, những đồ ngự dụng.






    Thật may mắn, qua nhiều thăng trầm của lịch sử, những bảo vật của các triều đại Lê, Nguyễn: Ấn vàng, kiếm vàng, sách vàng, đồ ngự dụng bằng vàng, ngọc... có số lượng tới hàng trăm chiếc, vẫn còn được bảo quản, gìn giữ nguyên vẹn tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Đây là những bảo vật vô giá của nhân dân Việt Nam, không những chứa đựng những giá trị lịch sử phong phú mà còn phản ánh tài nghệ khéo léo của các nghệ nhân cung đình qua từng thời đại.

    Sưu tập bảo vật này nhiều năm qua được lưu giữ cẩn mật tại kho của bảo tàng phục vụ công tác nghiên cứu mà chưa có dịp giới thiệu, trưng bày vì nhiều lý do. Nhân sự kiện lịch sử trọng đại - Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam lần đầu tiên tổ chức một trưng bày chuyên đề đặc biệt: "Bảo vật Hoàng cung" giới thiệu một phần nhỏ trong kho tàng bảo vật vô giá nói trên với nhân dân cả nước, bạn bè quốc tế.

    Dưới đây là hình ảnh những báu vật vô giá của triều Nguyễn lần đầu được công bố:




    Ấn ngọc “Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ”


    Ấn vàng "Hoàng đế tôn thân chi bảo" đúc tháng 10 năm Minh Mệnh thứ 8 (1827). Trọng lượng 8950 Gr.



    Ấn vàng "Sắc mệnh chi bảo" đúc tháng 10 năm Minh Mệnh thứ 8. Trọng lượng 8500 Gr.


    Kiếm vàng, trọng lượng 1250 Gr.

    Kiếm vàng "An dân bảo kiếm", đúc thời Khải Định (1916 - 1925). Trọng lượng 580 Gr.

    Mũ vàng, trọng lượng 720 Gr.

    Mũ vàng, trọng lượng 660 Gr.

    Sách vàng, đúc năm Gia Long thứ 5 (1806). Trọng lượng 2100 Gr.

    Chén ngọc bịt vàng, trọng lượng 776 Gr.

    Đài vàng cẩn ngọc, san hô. Trọng lượng 2150 Gr.

    Chậu vàng, đúc năm Duy Tân thứ 5 (1911). Trọng lượng 1400 Gr.

    Những góc ảnh khác về các báu vật này


















    Phúc Hưng
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định

    Vô thường- đồ quý không cố định trong tay một chủ nào cả.
    Nhiều báu vật cổ của Việt nam cũng đang trôi nổi khắp thế giới. Năm 1885 Ất Dậu, trong biến cố thất thủ kinh đô ( Cuộc phản kháng của Ngài Tôn Thất Thuyết cùng với vua Hàm Nghi), quân Pháp đã đánh vào Đại Nội cướp đi nhiều bảo vật quý. Những gì thấy cũng chỉ là một phần trong các đồ quý của Nhà Nguyễn, có thứ được làm sau này.

  4. #4

    Mặc định

    thật long lanh...
    Ngoài tâm không động
    Ðộng chẳng phải tâm
    Tâm chẳng phải động
    Ðộng vốn không tâm
    Tâm vốn không động
    Ðộng không lìa tâm
    Tâm chẳng lìa động
    Ðộng là dụng của tâm
    Dụng là cái tâm động

  5. #5

    Mặc định

    nghĩ đến anh tàu nếu không trải qua sự tàn phá của chiến tranh thì đồ của nó tập trung lại là vô song quý ,để đâu cho hết,....nghe nói trong thời gian nước ta khó khăn trong thời bao cấp,các báu vật trên đã bị mất ít nhất 2 ấn quý do người trông coi bảo tàng lấy cắp cắt nhỏ để bán vàng
    GIÁO CHỦ THẦN LONG GIÁO

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Người đầu tiên trên thế giới không mang giới tính
    By thienhung_wu in forum Cộng đồng Mạng XH,Trò chuyện vui, Spam, Xả stress
    Trả lời: 160
    Bài mới gởi: 08-11-2011, 05:28 PM
  2. xin các vị nhận một lạy tạ tội của hậu nhân
    By longthien in forum Truyền thuyết - Giai thoại - Lịch sử VIỆT NAM
    Trả lời: 49
    Bài mới gởi: 21-08-2010, 08:03 AM
  3. Lập lờ chuyện người đàn bà có 3 mắt?
    By bongbang in forum Ngoại cảm - Khả năng đặc biệt
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 17-08-2010, 10:58 AM
  4. Nguyễn An, nhà kiến trúc thiên tài VN
    By Bin571 in forum Phong Thủy, Địa lý
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 04-08-2010, 01:00 AM
  5. Những nghi lễ quan trọng vào mùa Xuân dưới triều Nguyễn:
    By Bin571 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 30-07-2010, 11:35 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •