Tâm thanh tịnh


Có nhiều người [khi] luyện công không nhập tĩnh được, đến khắp nơi tìm hỏi khí công
sư: ‘Thưa thầy, tại sao con luyện công không nhập tĩnh được, hễ nhập tĩnh liền suy nghĩ đủ
thứ, tư tưởng hỗn loạn’. Đúng là sông biển quay lộn, cái gì cũng xuất hiện, chư vị hoàn toàn
không nhập tĩnh được. Vì sao không tĩnh lại được? Có người không hiểu, [họ] cho rằng có
bí quyết nào đó; họ bèn tìm đến danh sư: ‘Xin dạy con chiêu thuật cao siêu, để con tĩnh lại
được’. Theo tôi thấy, đó là hướng ngoại mà cầu. Nếu chư vị muốn đề cao bản thân, thì chư
vị phải hướng nội mà tìm, đặt công phu vào cái tâm ấy. Chư vị mới có thể thật sự đề cao lên
trên. Khi ngồi đả toạ chư vị mới có thể tĩnh lại được; có thể tĩnh lại được chính là công;
định lực thâm sâu ngần nào [cũng] là thể hiện của tầng.
Người thường có thể tự nhiên tĩnh lại được không? Hoàn toàn không tĩnh lại được, trừ
những người có căn cơ rất tốt. Cũng nói, nguyên nhân căn bản làm người ta không tĩnh lại
được, không phải là vấn đề thủ pháp, không phải vì có tuyệt chiêu nào đó, mà là vì tư tưởng
của chư vị, cái tâm của chư vị không tịnh. Chư vị ở nơi xã hội người thường, ở trong mâu
thuẫn giữa người với người, chỉ vì lợi ích cá nhân, thất tình lục dục cũng như các chủng
chấp trước dục vọng, chư vị đấu tranh với người ta, những thứ ấy chư vị chưa vứt bỏ được,
chưa có thể coi nhẹ chúng được, vậy mà chư vị muốn tĩnh lại ngay, nói sao dễ vậy? Có
người khi luyện công nói: ‘Tôi không tin, tôi tĩnh được ngay thôi, không nghĩ loạn nữa’.
Vừa nói dứt, liền đảo lộn trở lại; cái tâm ấy của chư vị bất tịnh, do đó chư vị không tĩnh lại
được.
Có thể có người không đồng ý với quan điểm của tôi: ‘Chẳng phải có khí công sư dạy
người ta sử dụng các thủ pháp nào đó hay sao? Có thể đặt tâm vào một thứ, quán tưởng, đặt
ý đan điền, nhìn vào trong nơi đan điền, hoặc niệm Phật, v.v.’ Đó là một loại phương pháp,
tuy nhiên nó không chỉ là phương pháp, nó là thể hiện của công phu. Công phu ấy có quan
hệ trực tiếp với tâm tính tu luyện được của chúng ta, [với] sự đề cao tầng của chúng ta; nó
cũng không phải là một phương pháp được sử dụng chuyên nhất để cho tĩnh lại. Nếu không
tin chư vị hãy thử đi, khi các chủng dục vọng và tâm thái chấp trước quá cường thịnh, chưa
vứt bỏ được gì cả, chư vị thử xem chư vị có thể tĩnh lại được không. Có người nói ‘niệm
Phật hiệu’ là được đấy; niệm Phật hiệu hỏi chư vị có thể đạt đến nhập tĩnh được không? Có
người nói: ‘Pháp môn của Phật A Di Đà dễ luyện, niệm Phật hiệu là được rồi.’ Chư vị đã
thử niệm chưa? Tôi nói rằng đó cũng là công phu; chư vị nói dễ, còn tôi nói không dễ;
không có pháp môn nào dễ dàng cả.
Như mọi người đã biết Thích Ca Mâu Ni giảng “định”; hỏi trước khi “định” thì Ông
giảng gì? Ông giảng “giới”, giới cấm hẳn hết thảy các dục vọng, thèm muốn, không còn gì
nữa, rồi mới định lại được. Đạo lý là vậy phải không? Vả lại “định” cũng là công phu, chư
vị không thể lập tức đạt đến mức độ ‘giới’ tất cả ngay được; thuận theo việc hết thảy những
thứ bất hảo dần dần bị giới cấm, thì định lực cũng đi từ nông cạn đến thâm sâu. Niệm Phật
hiệu thì người ta phải niệm một cách nhất tâm bất loạn, trong tâm không suy nghĩ gì cả,
niệm đến mức các bộ phận khác trong đại não đều tê liệt, không còn biết gì nữa, một niệm
thay vạn niệm; từng chữ từng chữ “A Di Đà Phật” đều có thể hiển hiện trước mắt. Đó chẳng
phải công phu là gì? Lập tức có đạt được vậy không? Không đạt được; chưa đạt được thế thì
khẳng định là chưa nhập tĩnh được; nếu không tin thì chư vị hãy thử đi. Ngoài miệng niệm
hết lượt này lượt khác, nhưng trong tâm thì cái gì cũng nghĩ đến: ‘Tại sao lãnh đạo đơn vị
công tác chỗ mình không coi trọng mình nhỉ, thưởng tháng này sao ít quá vậy’. Càng nghĩ
càng bực mình, bực không chịu được, miệng vẫn còn đang niệm Phật hiệu; chư vị nói xem
như thế luyện công được không? Đó chẳng phải vấn đề công phu hay sao? Đó chẳng phải
vấn đề bản thân chư vị tâm bất tịnh hay sao? Có người khai thiên mục rồi, có thể nhìn vào
đan điền. Bởi vì đan tích tụ lại ở nơi bụng dưới của người ta, vật chất năng lượng ấy càng
thuần thì càng sáng, càng bất thuần thì càng tối, càng đen. Nhìn vào đan điền hỏi có thể
nhập tĩnh không? Không nhập tĩnh được, không phải do bản thân phương pháp; then chốt là
ở tư tưởng và ý niệm của người ta không thanh tịnh. Chư vị nhìn vào đan điền, thấy cái đan
ấy sáng tinh anh rất đẹp, một lúc cái đan ấy biến hoá, biến thành căn hộ. “Phòng này để con
trai lấy vợ rồi sẽ dùng, phòng này để cho con gái, hai vợ chồng mình là ở phòng này, ở giữa
là phòng khách, tuyệt quá! Căn hộ này có thể cấp cho mình không? Mình phải nghĩ ra cách
nào để có thôi, làm thế nào đây?” Con người cứ chấp trước vào những thứ ấy, chư vị nói
xem thế có tĩnh lại được không? Người ta nói: ‘Ta đến xã hội người thường, giống như đến
khách sạn, tá túc vài ngày, rồi vội rời đi’. Một số người cứ lưu luyến nơi này mãi, quên cả
nhà của bản thân mình.
Tu luyện chân chính, cần phải hướng tâm mà tu, hướng nội mà tu, hướng nội mà tìm,
chứ không hướng ngoại mà tìm. Có pháp môn giảng rằng ‘Phật tại tâm trung’, cũng có đạo
lý. Có người lý giải câu này không đúng, nói rằng Phật ở trong tim, cứ như thể bản thân họ
đã là Phật rồi, cứ như thể trong quả tim đã có ông Phật rồi. Họ lý giải như thế, vậy chẳng
phải sai hay sao? Lý giải vậy sao được. Ý nghĩa chính là chư vị phải hướng tâm mà tu, thì
chư vị mới có thể tu thành; đạo lý chính là ở chỗ ấy. Trong thân chư vị hỏi ở đâu có ông
Phật? Chư vị phải tu thì mới tu thành được.
Nguyên nhân chư vị chưa tĩnh lại được, là vì tư tưởng của chư vị chưa phải là ‘không’,
chư vị chưa có tầng cao đến thế; như vậy [nhập tĩnh] từ nông cạn vào thâm sâu có quan hệ
tương phụ tương thành với việc đề cao tầng. Chư vị vứt bỏ tâm chấp trước, tầng chư vị mới
nâng lên, thì định lực của chư vị cũng thâm sâu hơn. [Nếu] chư vị muốn thông qua thủ pháp
hay phương pháp nào đó mà [nhập] tĩnh, thì tôi nói rằng ấy đều là hướng ngoại mà cầu. Mà
‘luyện công thiên sai’, ‘lệch sang tà đạo’, chính là để nói về người hướng ngoại mà cầu.
Nhất là trong Phật giáo, nếu chư vị hướng ngoại mà cầu, thì họ nói chư vị ‘đi sang ma đạo’.
Còn tu luyện chân chính phải tu cái tâm ấy; chỉ khi chư vị đề cao tâm tính, thì tâm chư vị
mới có thể đạt được vô vi thanh tịnh; chỉ khi chư vị đề cao tâm tính, thì mới đồng hoá với
đặc tính vũ trụ chúng ta; vứt bỏ các chủng dục vọng, tâm chấp trước và những thứ bất hảo
của con người, thì chư vị mới bài xuất khỏi thân thể chư vị những thứ không tốt, chư vị mới
có thể nổi lên trên. Không chịu ước chế của đặc tính vũ trụ nữa, thì loại vật chất đức của
chư vị mới có thể chuyển hoá thành công, nó chẳng phải tương phụ tương thành là gì? Đây
chính là đạo lý!
Ấy là nguyên nhân chủ quan vì bản thân không đạt được yêu cầu về tiêu chuẩn người
tu luyện nên mới không tĩnh lại được. Hiện nay về mặt khách quan cũng tồn tại một tình
huống này, đang can nhiễu nghiêm trọng làm chư vị không tu luyện lên cao tầng được, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến những người luyện công. Như mọi người đã biết, thuận theo [trào
lưu] khai mở cải cách, năng động kinh tế, thì chính sách cũng nới rộng. Có nhiều khoa học
kỹ thuật mới cũng được tiến nhập vào, mức sống người ta cũng nâng cao, người thường ai
cũng cho rằng thế là tốt. Tuy nhiên cần xét theo cả hai mặt, [cần] nhìn nhận một cách biện
chứng; những thứ bất hảo cũng thuận theo sự khai mở mà tiến nhập vào, đủ thứ đủ loại.
Trong tác phẩm văn hoá nếu không có chỗ viết về tình dục, thì dường như cuốn sách đó
không bán được, bởi vì phải xét đến vấn đề số lượng [sản phẩm] tiêu thụ; trên truyền hình
hay điện ảnh nếu thiếu mấy cảnh chăn gối, thì dường như [chương trình] truyền hình điện
ảnh ấy sẽ không có người xem, vì phải xét đến vấn đề tỷ lệ khán giả; còn trong tác phẩm mỹ
thuật, thì không ai biết nổi rằng đó là nghệ thuật chân chính hay là một cái gì đó; nền nghệ
thuật dân tộc cổ xưa của Trung Quốc chúng ta vốn không hề có những thứ ấy. Mà truyền
thống dân tộc Trung Hoa của chúng ta cũng không phải là do ai phát minh, ai sáng tác ra cả.
Khi giảng về văn hoá tiền sử tôi đã nói rồi, hết thảy mọi thứ đều có căn nguyên của nó.
Chuẩn mực đạo đức của nhân loại đã méo mó hẳn rồi, đã thay đổi rồi; tiêu chuẩn nhận định
tốt và xấu đều đã thay đổi rồi; ấy là việc tại cõi người thường; còn tiêu chuẩn đặc tính Chân
Thiện Nhẫn của vũ trụ là tiêu chuẩn duy nhất nhận định người tốt và xấu, nó không thể thay
đổi. Là người luyện công, chư vị nếu muốn nhảy xuất ra, thì chư vị phải dùng tiêu chuẩn ấy
mà nhận định, chư vị không được dùng tiêu chuẩn của người thường mà nhận định; do đó
về khách quan cũng tồn tại can nhiễu như thế. Mà không chỉ có vậy, điều gì cũng đã thay
đổi rồi, nào là đồng tính luyến ái, giải phóng tình dục, hút hít ma tuý, đủ thứ loạn bậy đều
đã xuất hiện.
Ngày nay xã hội nhân loại đã phát triển đến bước này, mọi người thử nghĩ xem, phát
triển tiếp như thế nữa sẽ ra sao? Có cho phép nó tồn tại mãi như vậy hay không? Người
không trị thì trời trị. Mỗi khi phát sinh kiếp nạn thì nhân loại đều ở trong trạng thái như thế.
Qua nhiều khoá học rồi, tôi chưa bàn về vấn đề đại kiếp nạn của nhân loại. Tôn giáo cũng
giảng về nó, rất nhiều người cũng giảng về đề tài nóng bỏng ấy. Tôi đặt vấn đề này ra cho
mọi người, mọi người thử nghĩ xem: tại xã hội người thường chúng ta, chuẩn mực đạo đức
con người đã thay đổi đến mức như thế! Mức độ căng thẳng giữa người với người đã đến
mức độ như thế! Chư vị có nghĩ rằng nó chẳng phải đã đến hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm
hay sao? Do đó những hoàn cảnh tồn tại khách quan ấy, cũng đang can nhiễu nghiêm trọng
đến những người luyện công chúng ta đang tu luyện lên cao tầng. Tranh ảnh khoả thân bày
ngay ở đằng kia, treo ngay chỗ đại lộ, hễ ngẩng đầu lên liền nhìn thấy.
Lão Tử từng giảng câu: ‘Thượng sỹ văn đạo, cần nhi hành chi’. Kẻ sỹ bậc thượng được
nghe Đạo, [hiểu ra] đắc chính Pháp không hề dễ dàng gì, hôm nay không tu thì đợi bao giờ
nữa? Hoàn cảnh phức tạp, tôi nghĩ rằng trái lại lại là điều hay; càng phức tạp thì càng có khả
năng xuất hiện cao nhân; nếu từ nơi đây mà vọt trội lên được thì mới tu được chắc chắn
nhất.
Người nào có thể thật sự hạ quyết tâm tu luyện, tôi nói rằng trái lại [hoàn cảnh này] lại
là điều tốt. Nếu không có mâu thuẫn nảy sinh, không tạo ra cơ hội đề cao tâm tính cho chư
vị, thì chư vị không lên được. Chư vị tốt tôi cũng tốt, hỏi tu luyện làm sao? Là một người tu
luyện bình thường, thuộc hạng “trung sỹ văn Đạo”, luyện cũng được chẳng luyện cũng
xong, kiểu người như thế rồi có lẽ sẽ không thành. Có người ngồi đây nghe Sư phụ giảng
thấy rất có đạo lý, [nhưng] quay về xã hội người thường, lại [thấy] lợi ích hiện thực mới là
thực tại. Đúng là thực tại ghê lắm, không chỉ chư vị, có rất nhiều triệu phú và những người
giàu có bên tây phương, đến khi trăm tuổi [lâm chung] họ liền thấy họ chẳng còn gì; những
của cải vật chất khi sinh không mang theo đến, khi tử không mang theo đi, rất [trống rỗng]
hư không. Vậy công kia vì lẽ gì mà trân quý như thế? Bởi vì nó trực tiếp đeo bên thân
nguyên thần của chư vị, khi sinh mang theo đến, khi tử mang theo đi. Chúng tôi giảng
nguyên thần bất diệt, điều ấy cũng không phải mê tín. Khi những tế bào của chúng ta trút ra
rồi, thì những thành phần phần tử nhỏ bé hơn tồn tại ở không gian vật chất khác không hề
diệt mất, nó chỉ trút khỏi cái xác kia mà thôi.
Điều tôi vừa giảng đều thuộc về vấn đề tâm tính của con người. Thích Ca Mâu Ni đã
giảng câu này, Đạt Ma cũng giảng thế: ‘Vùng Trung Quốc đông thổ ấy là nơi xuất ra những
kẻ sỹ đại đức’. Trong lịch sử Trung Quốc chúng ta có rất nhiều tăng nhân, có nhiều người
Trung Quốc rất tự hào. Ý nghĩa [câu trên] là có thể tu lên cao công, do vậy có nhiều vị cao
hứng lắm, tự mình vinh hạnh lắm: ‘Chẳng phải người Trung Quốc chúng ta, ở vùng đất
Trung Quốc xuất hiện những người đại căn khí, xuất hiện những kẻ sỹ đại đức’. Thực ra rất
nhiều người không hiểu rõ ý nghĩa trong câu ấy; vì sao tại vùng đất Trung Quốc có thể xuất
hiện những kẻ sỹ đại đức, tại sao có thể xuất được cao công? Rất nhiều người không biết
được hàm nghĩa chân chính của những lời mà người tại cao tầng giảng thuyết, cũng không
biết được cảnh giới cũng như trạng thái tư tưởng của người tại cao tầng tại cảnh giới cao
đang ở. Tất nhiên chúng tôi giảng rồi, [nay] không nói về ý nghĩa của nó là gì; [mà] mọi
người nghĩ xem, chỉ có ở chỗ quần thể con người phức tạp đến thế, ở hoàn cảnh phức tạp
nhất mới có thể tu lên cao công; là có ý như thế.

Lý Hồng Chí.