Nguồn gốc, ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương với người dân Việt Nam


Từ lâu giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành một ngày lễ quan trọng của dân tộc. Mỗi năm cứ đến thời điểm này tất cả mọi người trên cả nước đều được nghỉ một ngày. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương đối với Việt Nam.


Hùng Vương là ai?


Người Việt Nam bao đời nay đều tự hào mình là con cháu Hùng Vương với hàng ngàn năm lịch sử vẻ vang của dân tộc. Vậy Hùng Vương là ai lại được người dân Việt Nam tôn kính như vậy.
Hùng Vương hay còn gọi là vua Hùng dùng để chỉ các thủ lĩnh tối cao thời xưa. Những người lãnh đạo này luôn có tiếng nói nhất, họ chỉ huy người dân Lạc Việt. Các đời vua ở thời kỳ này đều có công lớn trong việc dựng nước và giữ nước. Chính vì thế bác Hồ đã có bài thơ nhắc nhở các thế hệ như sau:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước/ Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.


Hùng Vương chính là người khai quốc của dân tộc Việt

Câu thơ của Bác đã đi sâu vào tiềm thức của mỗi người con Việt Nam. Nhắc nhở mỗi người trong chúng ta luôn hướng về cội nguồn. Đồng thời ghi nhớ công ơn cũng như ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương vô cùng lớn lao.


Giỗ tổ Hùng Vương bắt đầu từ năm nào?


Như truyền thuyết dân gian ghi lại, Thủy tổ của người Việt chính là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đây cũng là người sinh thành ra các vua Hùng. Do đó, lễ hội Đền Hùng còn được người đời gọi là giỗ tổ Hùng Vương. Và từ lâu đã trở nên đặc biệt trong tiềm thức của mỗi người Việt.
Cứ mỗi dịp mùng 10 tháng 3 âm lịch, lễ giỗ tổ Hùng Vương lại diễn ra tại đền Hùng. Cách đó vài tuần đã có rất nhiều hoạt động dân gian bắt đầu rồi kết thúc đúng ngày 10/3.



Không rõ các triều đại trước có diễn ra tục này hay chưa, sử sách không có ghi chép. Nhưng đến năm 1470, đời vua Lê Thánh Tông và vua Lê Kính Tông (1601) đã sao chép và đóng dấu kiềm tại đền Hùng. Tục này để ghi nhớ công ơn của vua Hùng khai thiên, lập quốc.


Bắt đầu từ thời vua Khải Định đã ấn định ngày giỗ tổ là mùng 10/3 âm lịch


Thời điểm đó chọn ngày 11 và 12 tháng 3 âm lịch làm ngày giỗ các vua Hùng. Mãi đến đời vua Khải Định triều Nguyễn mới chính thức chọn ngày 10/3 âm lịch làm ngày giỗ tổ Hùng Vương. Có thể thấy sự tích giỗ tổ Hùng Vương xuất hiện từ lâu nhưng không có sự thống nhất. Phải đến những 1917 lệnh chính thức mới được ban hành và lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ 18 đời vua Hùng.

Những điều này đã được khắc trên tấm bia tại đền Thượng, văn bia đó do chính Tuần phủ Phú Thọ lập năm 1940. Năm 2001, ngày giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành quốc lễ của cả đất nước. Và phải đến năm 2007 nó mới chính thức trở thành ngày nghỉ lễ của người dân Việt Nam.


Ngày 6/12/2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể. Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành niềm tự hào của toàn bộ người con đất Việt với bạn bè quốc tế. Ngoài ra, ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương rất lớn đối với khối đại đoàn kết 54 dân tộc nước ta. Hiện nay, trên cả nước đã có tổng cộng 1417 nơi lập đền thờ vua Hùng.



Mỗi năm, hàng ngàn ngươi đổ về đền Hùng tham gia lễ giỗ tổ

Ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương đối với người dân Việt Nam


Hằng năm, ngày giỗ tổ Hùng Vương được coi là một ngày hội của toàn dân. Bất cứ ai đi ngược về xuôi đến ngày giỗ tổ cũng đều quay về cội nguồn. Đó là một cách để tưởng nhớ công ơn của các vị vua Hùng đã dựng nước và giữ nước. Cứ đến dịp này, nhiều nơi trên cả nước tổ chức các hoạt động văn hóa. Người dân được tham gia thể hiện lòng thành kính tri ân các bậc tiền nhân.
Bao đời nay, giỗ tổ Hùng Vương là một dịp đặc biệt với nhiều giá trị cốt lõi. Đồng thời còn mang ý nghĩa nhân văn cao quý của người Việt. Tổ chức ngày lễ là dịp để người dân cả nước thể hiện tấm lòng với thế hệ cha ông. Nó cũng là cơ hội để người trẻ hiểu rõ hơn lịch sử hình thành dựng nước của dân tộc.



Ngày nay, Đảng và Nhà nước luôn đặt việc thờ cúng các vua Hùng ở vị trí ưu tiên. Cấp đầy đủ kinh phí để sửa chữa không gian thờ cúng, đưa vào giảng dạy các truyền thuyết về vua Hùng nhằm giáo dục thế hệ trẻ. Tín ngưỡng thờ cúng các vị vua hùng luôn độc đáo, mang giá trị cốt lõi và là di sản cao quý.



Đây là một dịp nhắc nhở người dân Việt Nam nhớ về cội nguồn

Theo nhận định của chuyên gia UNESCO, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng đáp ứng tốt các tiêu chí được đưa ra. Đặc biệt là nó có giá trị nổi bật toàn cầu cũng như khích lệ ý thức dân tộc thúc đẩy các giá trị nhân văn. Với Việt Nam ngày này mãi luôn là dịp người con đất Việt hướng về, cùng chung một nhịp đập.


Giải đáp các thắc mắc liên quan đến ngày giỗ tổ Hùng Vương


Giỗ tổ Hùng Vương trở thành quốc lễ quan trọng của người dân Việt Nam. Chính vì thế có rất nhiều những thắc mắc xoay quanh thời điểm cả đất nước hướng về đất tổ Đền Hùng.
Hùng Vương là con của ai?


Theo truyền thuyết kể lại thì các vua Hùng đều là hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Tích xưa kể rằng khi Âu Cơ và Lạc Long Quân trở thành vợ chồng sinh ra một bọc trăm trứng. Từ đó nở ra 100 người con trai. Nhưng sau đó vì sự khác biệt quá lớn lên Lạc Long Quân và Âu Cơ quyết định chia số con của mình và trở về đất phong.



Hùng Vương là hậu duệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ

Trong đó, 50 người theo cha xuống biển còn 50 người con theo Âu Cơ lên non. Khi trở lại Phong Châu, mẹ Âu Cơ đã tự suy tôn con trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương.



Hùng Vương lên ngôi đặt tên nước là gì?


Khi trở thành người đứng đầu, vua Hùng đặt tên nước là Văn Lang. Kinh đô của nhà nước Văn Lang cũng có cùng một cái tên. Quyền lực tối cao trong tay Hùng Vương, đồng thời chỉ huy quân sự và chủ trì nghi lễ tôn giáo. Cả nước được chia thành 15 bộ để dễ bề cai quản. Dưới vua Hùng có các Lạc hầu và Lạc tướng giúp việc, trông coi công việc của các bộ.
Thời đó mới xuất hiện công cụ bằng sắt, phổ biến hơn cả là công cụ đồng thau. Nền văn minh lúa nước bắt đầu hình thành từ thời vua Hùng và tận dụng sức kéo của trâu bò. Bên cạnh đó, người dân ở thời điểm đó sống bằng nghề săn bắt, chăn nuôi là chủ yếu.



Giỗ tổ Hùng Vương là ngày gì?



Giỗ Tổ là ngày tri ân các vị vua khai quốc


Ngày giỗ tổ chính là ngày lên ngôi của vị vua khai sáng cả triều đại. Trước khi trở thành một đất nước thì cũng có thời điểm lập quốc. Ngày kết thúc lập quốc chính là thời gian bắt đầu một vương quốc, triều đại. Thời gian lập quốc đã được người Việt thần thánh hóa thành thời trị vì của vua đầu tiên. Đó cũng chính là mốc thời gian bắt đầu quốc gia dân tộc, ngày bắt đầu lịch sử quốc gia.



Giỗ tổ Hùng Vương thờ ai?


Câu hỏi “Người được giỗ tổ Hùng Vương là ai?” có lẽ là thắc mắc lớn nhất. Chắc chắn hầu hết người dân Việt Nam đều có thắc mắc về vấn đề này. Thực tế, truyền thuyết kể lại thì có 18 đời vua Hùng. Và mỗi vị vua là một triều đại trị vì người dân Lạc Việt. Trải qua 18 đời có tổng thể đến 180 vị vua đã nối ngôi. Vì có quá nhiều vị vua nên đã thống nhất chọn một ngày để tổ chức giỗ tổ. Đó là ngày để tưởng nhớ công ơn những người đã khai quốc, dựng nước và giữ nước.



Giỗ tổ Hùng Vương tổ chức ở đâu?



Hằng năm, ngày giỗ tổ chức trọng thể tại đền Hùng, Phú Thọ

Thời xa xưa, giỗ tổ Hùng Vương được các đời vua phong kiến tổ chức tại Đền Hùng. Khi ấy có toàn thể nhân dân trong vùng đến tham gia lễ hội. Đến ngày nay, không chỉ có địa điểm chính tại đền Phú Thọ. Giỗ tổ Hùng Vương còn được tổ chức trọng thể tại nhiều địa phương khác trên cả nước. Đó đều là các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Huế…

Tại đền Hùng, lễ giỗ tổ kéo dài từ ngày 8 đến hết ngày 11 tháng 3 âm lịch. Khắp nơi trên cả nước những người con Việt Nam tìm đến khu di tích lịch sử để tham gia giỗ tổ. Ở lễ hội giỗ tổ sẽ có hai phần chính diễn ra là phần lễ và phần hội.



– Phần hội: sẽ có hai nghi thức chính được cử hành là rước kiệu và dâng hương.

Như vậy, qua bài viết mọi người đã biết rõ ý nghĩa ngày giỗ tổ Hùng Vương. Bên cạnh đó còn giải đáp thắc mắc xoay quanh ngày quốc lễ của dân tộc. Ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương đang đến gần, chúc các bạn có một kỳ nghỉ lễ vui vẻ bên người thân.

Nguồn:
Kiến thức tổng hợp