kết quả từ 1 tới 10 trên 10

Ðề tài: Người cuối cùng nắm bí quyết “chiếc bàn ma thuật”

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Người cuối cùng nắm bí quyết “chiếc bàn ma thuật”

    Người cuối cùng nắm bí quyết “chiếc bàn ma thuật”



    người cuối cùng của làng mộc Văn Hà nức tiếng một thời (xã Tam Thành, H.Phú Ninh, Quảng Nam) nắm giữ bí quyết chế tác những chiếc bàn tự xoay.

    Chúng tôi gọi đó là “chiếc bàn ma thuật” bởi chỉ cần áp nhẹ bàn tay lên mặt bàn, trong một thời gian ngắn, mặt chiếc bàn tự chuyển động tròn đều với tốc độ tăng dần một cách kỳ bí. Câu chuyện về chiếc bàn này có nhiều “dị bản”, tuy nhiên chỉ ông - người làm ra nó - kể mới thực sự chính xác.


    Chiếc bàn tự hành

    Tên khai sinh là Đinh Thạch nhưng người dân địa phương thường gọi ông là Thẩm, một lão thợ mộc giàu kinh nghiệm, thầy của không biết bao thế hệ thợ mộc thành danh. Ông năm nay đã 93 tuổi nhưng tay đục, tay cưa vẫn rắn rỏi. Nói về “chiếc bàn ma thuật”, ông bỗng hào hứng bởi khi lùi về quá khứ, ông được gặp lại mình của thời trai trẻ. Thời mà tự tay mình, ông có thể làm ra những bàn có mặt tự thân nó có thể quay được mà đến nay khoa học vẫn chưa có sự giải thích nào thỏa đáng.

    Chiếc bàn tự xoay khởi nguyên tại làng mộc Văn Hà. Và chỉ có người Văn Hà mới biết cách làm nên những chiếc bàn đó. Nhưng trải qua nhiều biến cố của lịch sử, đến thời điểm những năm 30 thế kỷ trước, người Văn Hà cũng không còn nhớ cách làm chiếc bàn này. Năm đó ông Thẩm hơn 20 tuổi, đã có 3 năm tuổi nghề. Bàn tay ông khéo léo đến mức chạm trổ hình thù thế nào trên gỗ cũng y như thật. Thế nên ông được cha và các bác cho đi theo dựng nhà gỗ cho người ta tại H.Tiên Phước (Quảng Nam). Như một sự tình cờ thiên định, ông được một ông lão cho xem chiếc bàn này.
    “Hồi đó, tôi được nhiều người kể về chiếc bàn tự xoay nhưng tìm mãi khắp làng cũng không thấy. Nhiều người bảo những chiếc bàn tại H.Tiên Phước là do thợ mộc làng tôi làm ra nhưng hỏi cách làm thì không ai biết. Mãi đến khi tôi được một cụ ông cho xem, tôi mới hình dung được cách làm như thế nào. Làm được bàn và để bàn tự xoay phải có một bí quyết”, ông Thẩm nói.

    Mày mò tự làm với tâm niệm, ngôi làng nơi khai sinh chiếc bàn thì ít ra cũng có một cái để “nói chuyện với con cháu”, ông Thẩm ngày đêm nghiên cứu. Rã từng chi tiết để nắm nguyên lý, cuối cùng ông đã làm nên chiếc bàn có mặt tròn y như cái ông đã nhìn thấy. Nhưng bàn vẫn không thể tự xoay, bởi theo ông Thẩm dù chiếc bàn đã được hoàn thiện, nhưng cái cốt lõi là khung giá đỡ không phải là gỗ mít. Ông Thẩm phải tháo ra đóng lại thì chiếc bàn mới có thể tự quay.

    “Bí quyết rồi một ngày tôi sẽ tiết lộ. Còn vật liệu để làm nên chiếc bàn này tiên quyết phải là lõi gỗ mít. Lõi gỗ phải già, trên 40 năm càng tốt hoặc gỗ mít chưa già lắm nhưng lại cũ, để lâu. Nguyên cả bàn là gỗ mít hoặc lẫn lộn các loại gỗ khác nhau đều được, tuy nhiên để bàn xoay, mặt bàn, gọng đỡ, giá đỡ phải là gỗ mít”, ông Thẩm cho biết.





    Ông Đinh Thẩm, người thợ mộc tài ba cũng là người cuối cùng nắm giữ bí quyết chiếc bàn tự xoay - Ảnh: Hoàng Sơn

    Từ phát hiện tình cờ

    Theo ông Thẩm, “chiếc bàn ma thuật” được người làng Văn Hà làm ra với mục đích để đựng đồ cúng bái. Trong các dịp giỗ tổ tiên hay lễ tết, người làng ông thường dùng chiếc bàn này để đựng lễ vật biểu thị sự trang nghiêm và tôn kính. Để thuận tiện cho việc bài trí các món ăn, người ta thiết kế mặt bàn gắn chân đế thông qua một trục cố định. Khi cúng, người ta có thể dùng tay xoay tròn mặt bàn. Nhưng rồi nhiều lần dùng bàn để cúng bái, người ta đã vô tình phát hiện tính năng tự xoay hết sức đặc biệt.
    Hiện tại làng Văn Hà chỉ còn một chiếc bàn tại nhà anh Trần Ngọc Tuấn (39 tuổi). Đã nhiều người đến xem chiếc bàn tự xoay và ngỏ ý mua nhưng anh quyết không bán. Anh Tuấn cho biết: “Chiếc bàn có cấu trúc 3 phần. Trong đó, phần chân đế là gỗ mun có đầu gọt hình trụ tròn để tạo thành khớp nối với mặt bàn. Giữa khớp nối này, người ta còn thiết kế một khung tạo thành khối hình chữ nhật, gồm 8 trụ nhỏ bằng gỗ mun”.

    Theo ông Thẩm, khi chế tác phải tuân theo nguyên mẫu với kích thước định sẵn. Tổng chiều cao của bàn là 80 cm, trong đó, khung khối hình chữ nhật gắn liền mặt bàn với chân đế cao khoảng 20 cm. Quan trọng nhất là mặt bàn phải rộng 65 cm và nhất thiết đúng với quy định này.

    Để “khởi động” vòng xoay của bàn, người sử dụng cần phải đi chân trần tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Tùy vào số người đặt tay lên mặt bàn mà thời gian để mặt bàn chuyển động có thể nhanh hay chậm. Vậy nên, hôm chúng tôi đến, vợ anh Tuấn là chị Nguyễn Thị Thôi (35 tuổi) đã nhờ thêm 3 đứa cháu trai đến cùng đặt tay vào mặt bàn để bàn tự quay nhanh hơn.
    Sắp xếp mọi thứ, ba người cùng úp tay vào mặt bàn. Quả nhiên, sau khoảng ba phút, phía dưới mặt bàn bắt đầu phát tiếng kêu rắc rắc, rồi dần xoay theo chiều kim đồng hồ. Điều khiến những người chứng kiến kinh ngạc là mặc dù chiếc bàn đã rất cũ và giữa khớp nối này khá chắc, có vẻ như đã lâu chưa được xoay nhưng khi úp hờ bàn tay thì mặt bàn lại tự chuyển động. Khi rút bàn tay ra, mặt bàn dừng lại đột ngột. Tiếp tục theo sự hướng dẫn của ông Thẩm, chúng tôi đặt ngửa bàn tay lên mặt bàn. Và cũng chỉ sau ba phút, mặt bàn lại tự xoay, lần này theo chiều ngược kim đồng hồ.

    Hỏi về nguyên tắc tự xoay của chiếc bàn, ông Thẩm thật bụng: “Tôi cho rằng, chiếc bàn hoạt động theo nguyên tắc cấu khí âm - dương nào đó rất đặc biệt. Tôi có bí quyết để làm chiếc bàn nhưng để giải thích tại sao mặt bàn tự xoay thì tôi chưa làm được”. Ông Thẩm năm nay tuổi cũng đã cao và chỉ còn ông nắm giữ bí quyết làm chiếc bàn này. Tuy nhiên, chị Thôi (vợ anh Tuấn) tâm sự, ông sẽ truyền lại bí mật này cho chồng chị.
    Hoàng Sơn
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định Người giải mã sự thật những chiếc bàn tự quay thần bí

    Người giải mã sự thật những chiếc bàn tự quay thần bí


    (VTC News) - Trong những năm gần đây, báo chí liên tục có những bài viết về hiện tượng chiếc bàn tự quay kỳ lạ ở miền Trung và Tây Nguyên. Những chiếc bàn quay này khiến nhiều người nửa tin, nửa ngờ, thực hư chưa rõ ràng.

    Thế nhưng, TS. Vũ Thế Khanh (Liên hiệp UIA), đã từng nghiên cứu và lý giải rất rõ ràng về hiện tượng này.

    Theo ông Khanh, những chiếc bàn quay xuất hiện ở các tỉnh như Bình Định, Lâm Đồng, Đà Nẵng… từ hàng trăm năm nay. Đây là trò chơi dân gian được lưu truyền ở một số tỉnh phía Nam.

    Những chiếc bàn có tuổi thọ cả trăm năm, chuyên dùng để biểu diễn khiến khán giả kinh ngạc. Bàn quay có cấu tạo hình tròn, được làm bằng gỗ, đồng, nhôm hoặc thủy tinh. Mặt bàn được đặt trên một ổ trục để giảm tối đa lực ma sát khi quay.

    Những người tham gia cuộc chơi đứng quanh bàn, đặt tay lên mặt bàn và "ra lệnh" liên tục trong đầu: "quay, quay, quay…". Mặt bàn quay thuận hoặc ngược chiều kim đồng hồ là do quy ước với nhau khi tham gia.


    Mặt chiếc bàn quay. Ảnh Khắc Lịch

    Khi người chơi đọc liên tục thì mặt bàn bắt đầu quay theo chiều đã quy ước. Mọi người chỉ còn biết chạy theo chiều bàn quay đến lúc mệt. Khi muốn dừng thì tất cả lại cùng đọc: "hãy dừng lại, hãy dừng lại…". Đọc như vậy một lúc thì bàn cũng dừng hẳn.

    Cứ theo lời đồn, từ cả trăm năm nay, các nhà khoa học - những người tỉnh táo nhất đều đã thử nghiệm, song bàn đều quay tít mù. Ai cũng tin chiếc bàn tự quay được.

    Ông Khanh đã nghe nói đến chuyện bàn quay từ 35 năm trước, khi lần đầu tiên báo chí đưa tin, khiến cả nước sửng sốt. Từ ngày biết tin, ông đã rất sốt sắng tìm ra sự thật. Với ông, những chuyện bí hiểm, kỳ lạ luôn có sức lôi cuốn đặc biệt.

    Để nghiên cứu về chiếc bàn quay, ông đã kỳ công lập một hội đồng khoa học, có cả các nhà ngoại cảm để xem xét khía cạnh tâm linh. Đoàn nghiên cứu đã vào tận Đà Lạt, nơi có chiếc bàn quay mà báo giới nhắc đến ròng rã trong nhiều năm qua. Chiếc bàn quay thuộc sở hữu của chị Phong Lan, chủ một nhà nghỉ nằm ngay cạnh chùa Tàu.

    Theo phân tích của các nhà khoa học, bàn chỉ có thể quay khi có lực tác động vào bàn tạo ra mô-men quay, lực này nằm trong mặt phẳng của bàn, có phương vuông góc với bán kính quay, tức là tiếp tuyến với đường tròn quay.


    Mặt dưới bàn quay. Ảnh Khắc Lịch

    Đoàn nghiên cứu đã nhận định, những loại tác động có thể gây ra mô-men quay được xác định gồm: Tác động của điện từ trường, tác động của lực sinh học và tác động của lực cơ học. Các nhà ngoại cảm đưa ra nguyên nhân nữa là do năng lượng, điện từ trường đặc biệt. Hầu hết người dân cũng như chủ nhân của những chiếc bàn quay đều khẳng định do cõi giới tâm linh vô hình.

    Chiếc bàn quay của chị Lan được đặt trong một căn phòng 20 m2. Chiếc bàn làm bằng gỗ, đặt trên một ổ trục quay được thiết kế khá công phu.

    Chị bảo rằng, chiếc bàn đã rất lâu đời vì ông nội chị cũng không xác định được từ đời nào để lại. Chị Lan mang cho ông Khanh xem 10 cuốn sổ, mỗi cuốn dày cả trăm trang ghi cảm tưởng của khách thập phương nói về sự kỳ diệu của bàn quay.

    Căn cứ vào các trang cảm tưởng thì thấy nhiều tầng lớp xã hội đã từng thí nghiệm tại đây: học sinh, sinh viên, kỹ sư, tiến sỹ, các cán bộ nghiên cứu khoa học thuộc nhiều lĩnh vực, ở khắp các địa phương trên toàn quốc, thậm chí có cả người ngoại quốc.


    Chiếc bàn tự quay? Ảnh Khắc Lịch

    Tất cả các ý kiến đều ca ngợi sự kỳ lạ của bàn quay, thậm chí còn thần thánh hóa về chiếc bàn quay, chẳng hạn như: “Thật tuyệt vời, chuyện khó tin mà là sự thật. Đề nghị các nhà khoa học hãy vào cuộc, không nên võ đoán, đừng vội phủ định nếu chưa tự mình làm thí nghiệm…”.

    Có người còn viết: “Đây là sự thật 100%, đề nghị các cơ quan khoa học Nhà nước kiểm định và công nhận đây là di sản văn hóa quốc gia”.

    Rồi thì: “Bàn quay được là do siêu năng lượng, cần nghiên cứu và khai thác dạng siêu nặng lượng này để phục vụ cho khoa học…”.

    Có nhà nghiên cứu còn thốt lên thế này: “Đây là hiện tượng cộng hưởng của "thần giao cách cảm", dù bạn có phủ nhận thì nó vẫn hiện hữu. Thế giới này quả là kỳ diệu…! Nếu tìm được bản chất của hiện tượng quay này thì đó là phát minh thế kỷ!”.

    Ông Khanh lật mặt bàn ra khỏi ổ trục quay, xem trong đó có cài các thiết bị có thể bị ảnh hưởng của sóng điện từ điều khiển từ xa hay không. Nhưng phương án này cũng nhanh chóng bị loại bỏ vì chẳng tìm được gì, hơn nữa, từ xa xưa chiếc mâm đã được biểu diễn như vậy, mà lúc đó cũng chưa thể có thiết bị điều khiển từ xa bằng sóng điện từ như bây giờ.


    Khi mọi người đặt tay lên bàn, đọc "thần chú" thì chiếc bàn tự quay. Ảnh Vũ Thế Khanh

    Để tiến hành thí nghiệm, trước hết ông Khanh cũng làm theo đúng quy trình như các nhóm khác đã làm trước đây. Mọi người đứng xung quanh, đặt tay trực tiếp lên mặt bàn và đọc cho bàn "quay".

    Lần đầu ra lệnh cho bàn quay theo chiều kim đồng hồ. Sau hơn 4 phút đọc "thần chú", bàn từ từ quay, càng lúc càng nhanh. Khoảng 10 phút sau, ông Khanh yêu cầu mọi người cùng đọc "hãy dừng lại". Sau hơn 2 phút, bàn đã dừng lại hẳn.

    Lần hai, đoàn khảo nghiệm lại làm đúng như đợt đầu, nhưng "ra lệnh" cho bàn quay ngược chiều kim đồng hồ. Lần này, chỉ khoảng 3 phút bàn đã quay và khi muốn dừng lại thì cũng chỉ mất hơn một phút. Điều này hết sức kỳ lạ, bởi những người tham gia thí nghiệm đều là cán bộ của Liên hiệp UIA.

    Cuộc thí nghiệm lần ba, ông Khanh đưa cho mỗi người tham gia thí nghiệm một quả cầu mà ông mang theo từ trước, cỡ xấp xỉ bằng quả bóng bàn. Lần thí nghiệm này mọi người không đặt tay trực tiếp lên mặt bàn mà đặt tay thông qua quả cầu trên mặt bàn.


    Ngăn cách mặt bàn và bàn tay bằng quả cầu, thì mặt bàn không quay được nữa. Ảnh Vũ Thế Khanh

    Các quá trình đọc "thần chú" vẫn thực hiện như các thí nghiệm trước đây. Nhưng lạ thay, mọi người đọc đến 30 phút mà bàn vẫn không nhúc nhích.

    Tâm lý phát sinh tự kỷ ám thị, dần dần bị rơi vào ảo giác: hình như đang có lực vô hình nào đó làm cho bàn quay, nên người chơi có xu hướng nương theo chiều quay quy ước trong đầu.
    TS. Vũ Thế Khanh
    Dù đổi "thần chú" đọc cho bàn quay ngược lại, nhưng bàn vẫn trơ trơ bất động. Người chủ nhà thốt lên: “Từ trước tới nay, chưa có vụ nào bàn không quay. Các bác là nhóm đầu tiên đọc "thần chú" mà bàn không chịu nghe lời".

    Sau khi tổng kết, đánh giá các thí nghiệm, ông Khanh phát biểu trước đông đảo các nhà khoa học và những người dân kéo đến chứng kiến:

    “Khi tay người chơi không tiếp xúc với mặt bàn, mà phải gián tiếp thông qua quả cầu, thì người chơi chỉ có thể tác dụng lực vuông góc với mặt bàn (mà phương này thì không gây ra mô-men quay cho bàn).

    Quan sát kỹ các lần làm thí nghiệm, thấy rõ người chơi dù vô tình hay cố ý đẩy tay đi thì quả cầu lập tức lăn ngay, không truyền lực đẩy ngang xuống bàn được nữa. Phương pháp này đã triệt tiêu ma sát tạo mô-men quay và làm cho bàn hết "phép lạ".

    Như vậy, có thể khẳng định không hề có tác động của lực từ trường, lực sinh học, điện từ trường hay lực lượng tâm linh siêu hình nào đó như mọi người vẫn từng nghĩ. Bàn chỉ quay khi có lực cơ học do tay người chơi đặt trực tiếp vào mặt bàn tạo mômen quay. Nếu lực này bị khử mất do quả cầu lăn thì bàn không thể quay được nữa”.


    Ông Vũ Thế Khanh đã làm sáng tỏ sự thật về chiếc bàn quay

    Nhưng lực cơ học gây ra mô-men quay do đâu mà có? Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học cũng như những người chứng kiến hoặc đã khảo nghiệm đều muốn có câu trả lời.

    Ông Khanh nói rõ: “Khi người chơi đặt tay trực tiếp lên mặt bàn, liên tục đọc khẩu lệnh cho bàn quay, thì tâm lý phát sinh tự kỷ ám thị, dần dần bị rơi vào ảo giác: hình như đang có lực vô hình nào đó làm cho bàn quay, và cảm thấy bàn "chuẩn bị quay", nên người chơi có xu hướng nương theo chiều quay quy ước trong đầu.

    Khi nương theo, vô tình hay hữu ý đã gia tăng lực vào mặt bàn. Cứ như vậy bàn sẽ quay càng lúc càng nhanh hơn. Đấy là chưa kể đến trường hợp trong số đó có một người cố tình đẩy cho bàn quay. Quá trình dừng bàn lại cũng theo nguyên tắc ấy để phát sinh tâm lý tương ứng.

    Như vậy, thực chất của hiện tượng "bàn quay" là do tay người chơi đã tác động lực cơ học vào mặt bàn tạo mô-men quay. Người chơi cũng vô tình không hề nghĩ rằng chính mình bị tự kỷ ám thị, đã tưởng tượng ra bàn đang quay (hoặc sắp quay), nên đã gia tăng lực vào khiến bàn quay nhanh hơn".

    Theo ông Khanh, những người tập thiền, luyện yoga, hiểu biết về lĩnh vực thôi miên đều hiểu rất rõ hiện tượng tự kỷ ám thị.

    Như vậy, câu hỏi tồn tại hàng thế kỷ nay về chiếc bàn quay đã được nhà khoa học Vũ Thế Khanh làm sáng tỏ bằng một thí nghiệm hết sức đơn giản.

    Thông Tuệ
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3

    Mặc định Độc giả phản bác TS Vũ Thế Khanh giải mã bàn tự quay

    Độc giả phản bác TS Vũ Thế Khanh giải mã bàn tự quay

    (VTC News) - Sau khi VTC News đăng tải bài viết: “Người giải mã sự thật những chiếc bàn tự quay thần bí”, đã nhận được nhiều ý kiến đồng tình cũng như phản bác kết luận nghiên cứu của TS. Vũ Thế Khanh.




    Để làm rõ hơn hiện tượng những chiếc bàn quay, VTC News đăng tải ý kiến của ông Vũ Hoàng Liên để độc giả cùng tham khảo. VTC News mong nhận được nhiều hơn nữa sự quan tâm của độc giả về vấn đề này.

    Sau đây là ý kiến phản bác của ông Vũ Hoàng Liên:

    Phương pháp nghiên cứu của ông Vũ Thế Khanh và Hội đồng khoa học là không khoa học:

    - Đặt viên bi vào, sẽ tăng khoảng cách giữa tay và bàn, sẽ làm giảm tương tác của lực nào đó nếu có.

    - Nếu do tự kỷ ám thị mà tay sẽ tác động đẩy bàn đi thì khi có viên bi, tay sẽ dịch chuyển và viên bi sẽ lăn khỏi vị trí giữa lòng bàn tay.

    - Do đó, đặt viên bi vào giữa tay và bàn, niệm chú mà cả bàn, tay và bi đều đứng im thì lại càng chứng tỏ rằng: Chẳng có tự kỷ ám thị nào cả.


    Đặt viên bi ngăn cách bàn tay và măt bàn, viên bi không lăn, có nghĩa là không có chuyện tự kỷ ám thị? Ảnh Vũ Thế Khanh

    Tôi đã đến thử trực tiếp với bàn quay ở Đà lạt từ cuối những năm 90 và sau đó có quay lại một vài lần nữa. Không thể là ảo thuật hay công nghệ cao được. Khi thử, tôi thấy có một sô hiện tượng như sau:

    - Không nhất thiết phải nhiều người mà một người cũng làm bàn quay được.

    - Có người làm được, có người không làm được.

    - Làm được, có thể chỉ cần vài chục giây chứ không phải lúc nào cũng cần đến 3-4 phút.

    - Không nhất thiết phải nói ra mồm hay niệm chú. Chỉ cần thả lỏng người, nghĩ bình thường là được. Nhắm mắt lại, hiệu quả tăng lên rõ rệt. Căng, gồng cơ thể và thần kinh sẽ phản tác dụng.

    - Khi bắt đầu quay bàn có hiện tượng kích chuyển để thắng lực ma sát nghỉ. Lực tác động từ bàn tay không thể tạo ra sự kích chuyển như thế.


    Ảnh Khắc Lịch

    - Khi bàn quay, thường là người chạy theo bàn chứ không chạy trước bàn.

    - Nhấc mặt bàn ra khỏi chân trụ và đặt trên mặt đất, đặt tay lên thử, bàn cũng quay mặc dù ma sát lớn hơn và không còn trụ giữa bàn nữa.

    Những hiện tượng như thế, đáng để chúng ta suy nghĩ. Nó cho thấy cách “giải mã” của ông Vũ Thế Khanh là không thỏa đáng.

    UIA, Hội đồng khoa học và ông Vũ Thế Khanh cần thận trọng với kết luận nghiên cứu của mình. Cần có phương pháp có trách nhiệm hơn để giữ uy tín của các nhà khoa học.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  4. #4

    Mặc định

    TS. Vũ Thế Khanh trao đổi lại về "chiếc bàn tự quay"


    (VTC News) - Thật là thú vị khi thấy khá nhiều người quan tâm đến chuyên đề về “chiếc mâm quay” (tôi xin gọi là chiếc mâm quay, thay vì bàn quay, bàn xoay).


    Tuy nhiên, tôi xin góp mấy lời nhằm giải tỏa phần nào sự bức xúc của một số bạn đọc để tránh những ý kiến tham luận lan man.

    Nhà báo trao đổi với tôi và sử dụng tư liệu trong bài tham luận của tôi về chiếc mâm quay, được trình bày trong Hội nghị cơ học toàn quốc. Nội dung bài báo là chính xác, nhưng viết báo khác với nghiên cứu khoa học, nên không giải thích nhiều về những thuật ngữ thuộc phạm trù về cơ học. Trong hội nghị này, tôi trình bày, giải thích đầy đủ và không có ý kiến phản biện trái chiều về học thuật, vì đây là hội nghị chuyên ngành dành cho những chuyên gia có chuyên môn rất gần gũi với cơ học.

    Khi đăng báo, người đọc lại thuộc rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trình độ học vấn cũng rất khác nhau, do vậy sự am hiểu về cơ học cũng không đồng đều, dẫn đến sự lĩnh hội về bản chất của hiện tượng cũng rất khác nhau. Điều này được thể hiện qua sự phong phú và đa dạng của các ý kiến phản hồi.


    *TS. Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp UIA

    Bởi vậy, cũng cần phải giải thích thêm một số khái niệm cơ bản mang tính phổ thông để cho đa số bạn đọc (ở mọi lĩnh vực khác nhau) cũng có thể tiếp cận được nội dung bài viết. Kính mong các chuyên gia chuyên ngành trong lĩnh vực cơ học cảm thông và không cảm thấy phiền lòng khi phải đọc những nội dung giải thích mang tính “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

    Để mua vui và giải trí cho quần chúng, các nhà ảo thuật phải sáng tạo ra những tiết mục kỳ lạ, tưởng chừng như “vô lý, phản khoa học” thì mới kích hoạt được sự tò mò của dân chúng (ví dụ như nhà ảo thuật Davit Coperfield có thể “làm mất tượng thần tự do, hoặc đi xuyên qua Vạn Lý Trường Thành, hoặc có thể làm biến mất cả đoàn tàu”, hoặc có những nhà ảo thuật lại biểu diễn những tiết mục rùng rợn và cực kỳ “phi lý” như dùng cưa để cắt đôi người rồi lại lắp vào…”.

    Khi làm ảo thuật, các ảo thuật gia đã hoàn toàn biết rõ bản chất của sự việc, họ chỉ cốt làm sao “đánh lừa khán giả” bằng cách dùng các thủ pháp che đi hoặc “làm mờ” đi một phần không gian để người xem không thể nhìn thấy được các xảo thuật trong khi họ biểu diễn

    Còn về Hiện tượng “chiếc mâm quay”, tuy không phải là ảo thuật, nhưng cũng chỉ là “trò chơi dân gian” để gây sự tò mò cho “những người thích điều lạ” đến đó mà thôi. Trò chơi này thực hiện thủ thuật “mình vừa đá bóng vừa thổi còi”. Điều đó sẽ tạo tâm lý “vô tư, thoải mái” cho người chơi, tự an ủi rằng: “chẳng ai lừa dối ta cả”. Không ai ngờ rằng thực chất của trò chơi này là “người chơi tự đánh lừa chính mình”.

    Nói rằng “chiếc mâm tự quay mặc dù không ai xoay nó” thì mới gây được sự tò mò. Nhưng nếu nói rằng “chiếc mâm sẽ quay nếu như có người đặt tay vào mâm” thì sự hấp dẫn và tò mò sẽ bớt đi rất nhiều!!!.


    *Ảnh Khắc Lịch

    Mấu chốt để gây ra huyễn hoặc cho chính mình là: “Tôi chỉ đặt tay vào mâm và đọc câu thần chú cho mâm quay, chứ tôi có đẩy mâm đâu!”. Nhưng ai là trọng tài, ai là người ngoài cuộc để chứng minh rằng “tay ta tuy đặt lên mâm nhưng không hề đẩy mâm”? Rất tiếc rằng người trọng tài ấy lại là… chính ta! Vì ta là trọng tài nên ta vẫn thường nghĩ rằng ta hoàn toàn vô tư.

    Đó là tâm lý chung của con người, cũng như khi viết chính tả hoặc đi thi thì phải nhờ người khác chấm mới chuẩn xác được, nếu ta chấm bài cho mình thì bài ta làm luôn là đúng rồi. Đó là sự bí mật về bản chất của “trò chơi dân gian chiếc mâm quay”.

    Điều này cũng giống hệt như cách điều trị bệnh bằng liệu pháp “tự kỷ ám thị” của các bác sỹ ngành y.

    Tôi đã khảo sát nhiều chiếc mâm có niên đại hàng chục, hàng trăm năm ở nhiều địa phương. Nhưng về nhà tôi cũng đã từng làm rất nhiều thí nghiệm với nhiều loại mâm khác nhau do tôi tự tạo. Không chỉ mâm bằng gỗ, mà còn thực nghiệm với mâm bằng đồng, nhôm, sắt tây, inox, nhựa… thậm chí mâm bằng thủy tinh (làm thí nghiệm ngay trên chiếc bàn ăn xoay tròn của Trung Quốc có ổ bi) thì thấy hiệu ứng cũng như nhau, nghĩa là ta cứ đặt tay trực tiếp vào mâm và đọc “thần chú” thì mâm đều quay được.

    Bất cứ loại vật liệu nào làm mâm cũng hiệu nghiệm, miễn là khi ta làm thì cố gắng khử ma sát tại vùng tiếp xúc giữa đáy mâm với hệ thống đỡ nó. Ta có thể đặt mâm trực tiếp lên sàn nhà cũng được (mà chẳng cần ổ trục như “mâm gỗ truyền thống”), chỉ cần lưu ý là dùng nước hoặc dầu mỡ để giảm ma sát giữa đáy mâm và nền nhà. Riêng mâm thủy tinh trên bàn ăn, cố gẵng chọn hệ thống ổ bi càng trơn càng tốt.

    *
    Khi đặt tay lên bàn, tập trung tư tưởng, đọc khẩu lệnh, thì chiếc bàn quay. Ảnh Vũ Thế Khanh

    Khi ta làm thí nghiệm với các loại mâm bằng các loại vật liệu khác nhau mà thấy hiệu ứng của nó vẫn như nhau, chứng tỏ: “nguyên nhân gây hiện tượng mâm quay không hề phụ thuộc vào loại vật liệu nào”.

    Sau khi ta làm thí nghiệm đặt tay trực tiếp lên mâm và đọc “thần chú” thấy hiệu nghiệm rồi thì ta lại phải tiếp tục tiến hành thí nghiệm thứ 2 là không đặt tay trực tiếp vào mâm mà phải đặt quả cầu lên mâm rồi đặt tay lên trên quả cầu. Đặt quả cầu to hoặc bé cỡ nào cũng được, bằng loại vật liệu gì cũng được, miễn là nhẵn để giảm ma sát. Nếu cẩn thận hơn, ta làm quả cầu cùng loại vật liệu với mâm (để tránh việc nghĩ rằng quả cầu đã làm gián đoạn hoặc “đứt mạch năng lượng sinh học” giữa tay người chơi và mâm như một số người đã phản biện).

    Các bạn hãy làm thí nghiệm loại 2 này và cũng lại đọc “thần chú” hệt như lần đặt tay trực tiếp lên mâm như thí nghiệm loại 1 xem sao?. Nếu mâm vẫn quay được thì hãy báo cho chúng tôi để ta thảo luận tiếp, còn nếu mâm không quay được thì các bạn hãy tự giải thích theo sự am hiểu về khoa học của chính mình. Ai chưa từng làm thí nghiệm loại 2 này thì đừng cố vội say sưa tranh luận, bởi vì “mọi lý luận đều màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”.

    Có một số bạn thắc mắc rằng: “làm gì có lực cơ học.! Lấy đâu ra lực cơ học tác dụng vào mâm”?

    Vậy ta hãy lấy ví dụ về bóng đá cho dễ hiểu. Khi ta có ý nghĩ “đá quả bóng đi” thì hệ thần kinh trung ương truyền lệnh này từ não đến các bộ phận chức năng giúp cho cơ bắp của ta co và duỗi để thực hiện động tác “đá bóng”. Quá trình sinh hóa xảy ra trong cơ thể ta sẽ phát sinh “lực sinh học”. Nhưng khi chân ta đã chạm vào bóng thì phát sinh ra lực khiến quả bóng bay đi - đó là lực cơ học.

    Khi quả bóng đã bay đi rồi mà ta vẫn cố tình thanh minh rằng “tôi chỉ đọc lệnh là đá bóng thôi chứ tôi có tác dụng lực cơ học vào bóng đâu” thì liệu có khôi hài không?

    Còn nếu ta đặt quả bóng trên mặt phẳng nghiêng, quả bóng sẽ chịu một lực kéo xuống vị trí có thế năng thấp hơn. Lực đó chính là trọng lực (đó là lực hấp dẫn bởi sức hút của trái đất).

    Nhưng nếu quả bóng bằng sắt, được đặt gần thanh nam châm vĩnh cửu (hoặc nam châm điện) thì quả bóng sẽ lăn theo lực hút của nam châm, lực này gọi là lực điện từ. Đó là sự vận hành của cần cẩu điện từ.

    *
    Dùng quả cầu khử lực thì chiếc bàn hết thiêng

    Khi ta đặt tay trực tiếp lên mâm và đọc “thần chú” làm cho mâm quay, thì hệ thần kinh đã truyền lệnh này đến hệ vận động để tay ta “thực thi mệnh lệnh”, tác động vào mâm theo hướng chỉ định. Có điều, “quy trình thực thi mệnh lệnh của tay ta là tự động và rất tinh vi”, sự dịch chuyển tương đối của tay tại điểm tiếp xúc với mặt mâm lại quá nhỏ, khiến ta nhầm tưởng rằng “ta chưa hề tác động lực đẩy cho mâm quay ”.

    Khi ta đặt quả cầu lên mặt mâm, thì cho dù tay ta có tác dụng lực đi chăng nữa thì quả cầu cũng không thể truyền lực đẩy ngang này xuống mặt mâm được, do vậy mâm chẳng thể quay. Đây là nguyên lý của cơ học kết cấu: “gối tựa di động chỉ chịu phản lực trực tuyến (vuông góc) chứ không chịu lực xô ngang”.

    Liên kết kiểu Quả cầu chính là mô hình đặc trưng của liên kết gối tựa di động. Chính vì vậy, khi nhìn vào các ý kiến phản biện thấy tuy có nhiều trình độ khác nhau nhưng hầu như không rơi vào những sinh viên đã từng học qua môn cơ kỹ thuật, bởi họ quá am hiểu về nguyên lý truyền lực của liên kết kiểu gối tựa di động.

    Có người lại lý giải rằng mâm quay được là do tâm linh. Nhưng khi ta không đặt tay trực tiếp vào mâm, mà thông qua quả cầu thì mâm không quay được, vậy chả lẽ bậc tâm linh nào đó lại “ngán” quả cầu mà không dám tác dụng lực “xuyên qua quả cầu” được ư? Hơn nữa, với sự khảo sát thực tế của các nhà ngoại cảm xuất sắc (do 3 cơ quan đang quản lý ) thì đều khảng định: không có lực lượng tâm linh nào tham gia vào việc này, cho nên ta có thể làm thí nghiệm ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lứa tuổi, mọi loại vật liệu đều đạt hiệu ứng như nhau.

    Có người cho rằng quả cầu đã làm tăng khoảng cách giữa tay ta với mặt mâm nên “lực sinh học” nào đó bị “đứt mạch” hoặc yếu đi!. Vậy thì hãy làm cho quả cầu nhỏ đi bao nhiêu cũng được để sao cho khoảng cách được gần tùy ý, và làm chất liệu của quả cầu cùng với chất liệu của mặt mâm thì không thể viện lý do bị “ngắt mạch” giữa tay ta và mặt mâm được!

    Các thí nghiêm trên đây mới chỉ biểu hiện về mặt định tính, còn muốn lượng hóa (đo) được lực đẩy của tay vào mặt của mâm thì chẳng khó gì trong thời đại khoa học này. Ta có thể gắn hệ thống Tenxơmet tại vị trí tiếp xúc của tay ta với mặt mâm, hệ thống sẽ dễ dàng xác định được lực đẩy này (giống như di tay trên màn hình cảm ứng của máy ipod, tuy dịch chuyển rất nhỏ, mắt thường không hề thấy mà máy vẫn khuyếch đại và đọc ra được).

    Nếu bạn dùng máy ipod, có thể gắn máy vào mặt mâm rồi đặt tay lên màn hình cảm ứng để kiểm tra, máy sẽ ghi nhận được xu hướng di chuyển tương đối tại điểm tiếp xúc. Lúc đó máy sẽ là trọng tài, và bạn có thể tự kiểm tra xem mình có “vô tư” hay không.

    Khoa học ngày càng phát triển thì mọi điều “huyền bí” của các trò chơi và xảo thuật dân gian cổ xưa dần được khám phá, phanh phui.

    Nếu cách đây mấy chục năm, khi ta chứng kiến hiện tượng “ra lệnh bằng lời nói mà máy vẫn hiểu và hiện ra chữ trên màn hình”, hoặc “ra lệnh” cho tivi từ xa thì chắc chắn ta sẽ nghĩ “đó là do tâm linh điều khiển, hoặc do ma quỷ hiện hình”.

    Nếu ai có thể dùng nước để tạo ra lửa (mà không cần có bất kỳ máy móc thiết bị gì) thì chắc chắn sẽ nói rằng đó là bậc siêu nhân. Nhưng với những người am hiểu vật lý quang học thì đó chỉ là “chuyện nhỏ”. Chỉ cần lấy nước đá mài thành thấu kính lồi, hoặc lấy nylon trong suốt dán thành thấu kính rồi đổ đầy nước trắng trong suốt vào đó. Khi cho ánh sáng mặt trời xuyên qua khối nước đá hoặc túi nước trong suốt hình thấu kính lồi thì tia nắng mặt trời sẽ hội tụ vào một điểm, đặt tờ giấy hoặc vật dễ cháy vào điểm đó thì lửa sẽ bùng lên ngay.

    Thuở còn học phổ thông, tôi rất thích môn Vật lý, lại sẵn cái tính tò mò và “hoài nghi tất cả”, nên đã từng làm cho một “thầy phù thủy” mất thiêng khi thầy “biểu diễn tâm linh”.

    Khi chứng kiến việc thầy điều khiển một con ngựa gỗ “linh thiêng” có thể chuyển động theo cây roi của thầy, tôi đã lập kế hoạch “hóa giải sự linh thiêng” này.

    Một hôm chờ đến lúc lúc thầy biểu diễn, tôi mới nói rằng: “Hôm nay thầy không thể điều khiển con ngựa gỗ được đâu, chỉ có cháu mới điều khiển được thôi” . Và quả nhiên khi thầy cầm roi điều khiển thì ngựa gỗ không chịu nghe lệnh như mọi lần, mà đến lượt tôi thì ngựa gỗ lại răm rắp tuân theo. Các đệ tử của thầy tròn mắt kinh ngạc, còn thầy thì cay cú lắm.

    Nhưng rồi sau đó tôi cũng không dám “cắt đường làm ăn” của thầy, nên đành tuyên bố rất “tâm linh” rằng: “Hôm qua cháu đã xin các vị thần linh cho cháu thử điều khiển ngựa gỗ thay cho thầy, và các vị thần linh đã đồng ý. Bây giờ xin trả lại quyền điều khiển cho thầy”! Tôi trao cây roi đang cầm cho thầy và thế là con ngựa gỗ lại ngoan ngoãn theo lệnh thầy.

    Mấu chốt ở chỗ, khi quan sát con ngựa gỗ được trang bị rất cầu kỳ, tinh xảo, mắt ngựa được gắn viên bi thủy tinh, thanh roi của thầy sơn màu đỏ nhưng ruột bằng sắt, nên tôi sinh ra nghi ngờ và phát hiện ra quai hàm ngựa được gắn thanh nam châm rất tinh vi. Tôi liền chế tạo một thanh roi cũng sơn đỏ như của thầy nhưng ruột lại… bằng đồng và đánh tráo vào đó. Đến khi biểu diễn, thầy không kịp xoay sở, cứ thế “vung roi” nên lệnh của thầy “mất thiêng”.

    Chuyện về việc phát hiện ra nguyên nhân của hiện tượng mâm quay chắc chắn sẽ làm cho không ít người tiếc nuối vì làm mất đi sự huyền bí và cũng làm mất đi lợi nhuận kinh doanh của một trò chơi dân gian có từ thời xưa. Nhưng với trình độ khoa học hiện nay, ta có thể nghĩ ra nhiều trò chơi mới lạ và hấp dẫn khác, không nhất thiết cứ phải khư khư giữ mãi “cái huyền bí” cổ xưa không còn phù hợp nữa, và càng nên tránh việc “tâm linh hóa” những hiện tượng chẳng hề liên quan đến tâm linh, có như vậy mới góp phần bảo vệ được sự thuần khiết của thế giới Tâm Linh chân chính.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  5. #5

  6. #6

    Mặc định

    Tôi đã khảo sát nhiều chiếc mâm có niên đại hàng chục, hàng trăm năm ở nhiều địa phương. Nhưng về nhà tôi cũng đã từng làm rất nhiều thí nghiệm với nhiều loại mâm khác nhau do tôi tự tạo. Không chỉ mâm bằng gỗ, mà còn thực nghiệm với mâm bằng đồng, nhôm, sắt tây, inox, nhựa… thậm chí mâm bằng thủy tinh (làm thí nghiệm ngay trên chiếc bàn ăn xoay tròn của Trung Quốc có ổ bi) thì thấy hiệu ứng cũng như nhau, nghĩa là ta cứ đặt tay trực tiếp vào mâm và đọc “thần chú” thì mâm đều quay được.

    Tao lao,vay ong tao ra 1 cai ban quay di.CM cho moi nguoi thay

  7. #7

    Mặc định

    Tôi đồng tình với bác Khang, có thể dùng thôi miên trước đó để triệt tiêu tự kỷ ám thị, bàn sẽ không qoay nữa...

  8. #8

    Mặc định

    Tôi không rõ chiếc bàn có quay được hay ko?
    Khi tôi lên Đà Lạt có thử tới xem, chạm vào bàn 1 lúc nhưng nó ko quay được.
    Khi cậu bạn (người Đà Lạt) cùng chạm vào thì nó quay vù vù, ko biết có phải do cậu ta đẩy không?

    Cũng có thể do tự ám thị, hiệu ứng cộng hưởng đám đông giúp đẩy bàn quay. Như vậy tất cả các bàn có trục quay đều phải quay được, chứ ko phải chỉ mấy cái bàn gỗ mít đó? Nhưng hình như thực tế thì ko phải vậy? Có bác nào thử với bàn khác chưa?
    Last edited by oOo; 18-07-2014 at 03:31 PM.

  9. #9

    Mặc định

    Nói thiệt tui chỉ là thường dân ít học nhưg cũng có thể hiểu đc cái gì gọi là "logic" nhưg khi nghe mấy cha học cao hiểu rộng đc làm ông này ông nọ danh xưng cao tuốt đọt tre nhưg nc thì như mấy đứa chăn trâu ngồi tựa gốc tre. Xl "mấy ông" nhé: bớt xạo l...đi

  10. #10
    Đai Đen
    Gia nhập
    Feb 2014
    Nơi cư ngụ
    Thanh Xuân, Hà Nội
    Bài gởi
    690

    Mặc định

    https://m.youtube.com/watch?v=9r_L5_tkRb8

    Td chưa có dịp sờ thử chiếc bàn đó. Cũng tin là do tự kỷ ám thị dẫn đến tay tự đẩy bàn đi. Nhưng xem video này thì thấy khả năng bàn tự xoay là 80% là sự thật. Ơn chỗ là cô Xuka này ko sờ tay vào bàn mà nó vẫn xoay. Cộng với vận tốc xoay của bàn là nhanh dần đều. Khác với chuyển động của bụng cô ấy (tránh trường hợp cô ấy dùng bụng đẩy bàn).
    Sám hối, tạ ơn trước khi ngủ và sau khi thức dậy !
    Lạy Phật giúp tăng trưởng Phước !
    Thương yêu cả với kẻ thù !
    Thực dưỡng Ohsawa !

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Những Lần Gặp Ma Trong Đời(sưu tầm)
    By nghichngom85 in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 33
    Bài mới gởi: 29-07-2012, 02:52 AM
  2. Vài mẩu chuyện góp vui
    By vovi in forum Cộng đồng Mạng XH,Trò chuyện vui, Spam, Xả stress
    Trả lời: 57
    Bài mới gởi: 09-04-2012, 12:00 AM
  3. Ý nghĩa và Quan niệm về MA trong Phật Giáo
    By scorpio_89 in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 13-04-2011, 10:13 PM
  4. Ý nghĩa và Quan niệm về Ma trong Phật giáo
    By Bin571 in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 03-04-2011, 11:04 AM
  5. Lời Phật dạy liên quan đến người nữ
    By dinhlong64 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 21-03-2011, 03:04 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •