Tháng 3 năm 2011 : Đức Đạt-lai Lạt-ma về hưu

Rất nhiều người ái mộ Ngài đếu muốn Ngài hãy tiếp tục giữ một vai trò chánh trị và một chức vụ chánh thức dù rằng danh dự. « Một loại chức vụ như Nữ Hoàng Anh Quốc ? tôi không thích thế đâu mặc dù tôi rất ngưởng mộ Nữ Hoàng ! » Ngài Đạt-lai Lạt-ma vừa cười, vừa trả lời phỏng vấn Tuần báo « Rollings Stones ».

Hè vừa qua, đầu tháng 8, Đức Đạt-lai Lạt-ma, cũng với chiếc áo tràng đỏ và với đôi dép nhựt muôn thuở, ghé qua thăm miền Tây nước Pháp để đi « nói chuyện », như một tu sĩ, vì ngày nay Ngài không còn là người lãnh đạo của « quốc gia Tây Tạng » nữa. Người viết có mặt hôm ấy do lời mời của ni sư Marie-Stella Boussemart, Tổng Thư ký của Hội Phật Giáo Pháp.

Lên ngôi năm 15 tuổi, Ngài xin về hưu 60 năm sau vào tháng ba năm 2011

Thật vậy, vào tháng ba năm 2011, Ngài quyết định cùng với các thân hữu và chiến hữu là lúc nầy là thời điểm đê Tây Tạng bước vào Dân chủ và Tiên Tiến. Thế giới của Thần quyền xưa từ bốn thế kỷ nay, đã ngự trị quá lâu trên quốc gia Tây Tạng, đây là lúc phải tách Thế quyền khỏi Thần quyền. Và mặc kệ các lời khuyên, mặc kệ các khuyến cáo các bô lảo, các kiến nghị của Quốc hội Tây tạng Hải ngoại, các lời van lơn yêu cầu của các thân hữu hay chiến hữu Ngài đã nhứt định và ra quyết định. Và Lobsang Sangay, một người công dân Tây tạng bình thường của cộng đồng Tây tạng Hải ngoại, một người thế tục, một luật gia tốt nghiệp Đại Học Harvard, được lựa chọn và bầu lên bởi 100.000 người Tây Tạng của cộng đồng người Tây Tạng Hải ngoại để thành người lãnh đạo của chánh phủ Tây Tạng Hải ngoại đang trị vì tại Dharamsala, thủ đô chánh trị của người Tây Tạng hải ngoại.

1/07/1935 : Ngày sanh của Ngài Tenzin Gyatso tại Taktser
Năm ngài được 2 tuổi : Ngài được nhìn nhận là hiện thân của vị Đạt-lai Lạt-ma thứ 13 Ngài sẽ là Dạt-lai Lạt –ma thứ 14.
1950 Ngài lên ngôi, nhưng năm ấy Trung Cộng cũng xâm chiếm Tây tạng.
Tháng 3 năm 1959 : Sau cuộc nổi dậy tại Lhassa, Ngài tổ chức cah&nh quyền lưu vong tại Dharamsala, Ấn độ.
1963 : Ngài tuyên bố Hiến pháp Tây Tạng dựa theo bản « Tuyên ngôn quốc tế Nhơn quyền »
1988 : Ngài chấp nhận từ bỏ cuộc Đấu tranh đòi Độc lập cho Tây tạng, chỉ yêu cầu Trung Quốc trả quyền tự trị cho Tây tạng thôi.
1989 : Ngài nhận Giải Nobel Hòa bình.
Tháng 3 2011 : Ngài từ chức Lãnh đạo Chánh phủ Tây tạng lưu vong

Rất nhiều người ái mộ Ngài Đạt-lai Lạt-ma mong muốn Ngài hãy tiếp tục giữ một chức vụ và một vai trò chánh trị chánh thức « Một loại chức vụ như Nữ Hoàng Anh Quốc ? Tôi không thích vậy, mặc dù tôi rất ngưởng mộ Nữ Hoàng ! » Ngài vừa cười, vừa trả lời Tuần báo « Rolling Stones » trong một bài phỏng vấn dài. Ngài không muốn có một chức vụ « làm vì » hay « một con rối » chỉ biết đọc những bài do người ta viết sẳn. Vì Ngài đã là một vị lãnh đạo tinh thần « giáng thế », Ngài không có một ngày làm việc bình yên. Đức Đạt-lai Lạt-ma, nhiều lần đã tâm sự, Ngài luôn luôn bảo vệ vai trò « thoát tục » của Ngài, và Ngài luôn luôn cố gằng làm tròn vai trò và bổn phận, nhưng ngày nay, Ngài rất hoan hỉ trở về vai trò mà Ngài luôn luôn mơ ước, là vai trò bình thường của một người tu sĩ Phật giáo !

Nhưng không phải vì vậy mà từ nay, ai ai cũng có quyền gọi Ngài bằng tên tục trần gian của Ngài : Tenzin Gyatso. Đức Đạt-lai Lạt-ma vẫn là một vị « thánh », một vị lãnh đạo dù chỉ là một nhà lãnh đạo tinh thần thôi ! vì Ngài là nhơn vật điển hình và nhơn vật tạo sự che chở cho Tinh thần Tây tạng và người dân Tây Tạng.

Mặc dù vài phần tử Tây tạng cũng chống đối Ngài vì lý do Ngài đã ra những cái lệnh « kỳ khôi » !

Nầy nhé, sau khi đã ra lệnh cho toàn dân Tây Tạng bớt đấu tranh đòi hỏi ồn ào cái cốt lỏi là « Độc lập và Tự do cho Tây tạng », Ngài còn khuyên các chiến hữu hãy vứt bỏ tất cả những ràng buộc với cái ý nghĩa của cuộc di tản, tức là quá khứ và tương lai của đất nước Tây Tạng : chỉ đòi Trung Quốc hãy nhìn nhận quyền tự quyết và tự trị của Tây Tạng thôi !

Mỗi khi Ngài bước chơn vào một phòng họp, một giảng đường, hay ngay cả một sân vận động rộng lớn, Ngài chiếm ngay cảm tình của các khán giả bằng những nụ cười ranh mãnh nở trên khuôn mặt phúc hậu của Ngài. Trong khi cả phòng đang xì xụp bái lạy, Ngài ung dung cởi dép và leo lên bực ngồi trong thế xếp bằng. Ngài thường ngồi đun đưa nhè nhẹ và nhìn thẳng vào khán giả, khuôn mặt phúc hậu tươi rói với một nụ cười luôn luôn sẳn sàng nở rộ. Phong thái luôn luôn lúc nào cũng sẳn sàng cười ấy, sẳn sàng cuời với những cách chơi chữ, diểu vui của mình - nhiều lúc chẳng đáng cười – là theo Ngài, một phong cách phát biểu của người Tây tạng. Đặc biệt trong những gia đình gốc nông dân, như gia đình của Ngài.

« Tất cả các anh em nhà tôi đều thích cười thích diểu, trừ người thứ hai tên là Gyalo Thondup » Ngài kể cho một bạn người Hoa tên Victor Chan, trong cuốn sách « Sự Sáng suốt trong lòng Vị tha ( La Sagesse du Pardon) » : « Người anh cả chúng tôi, anh Norbu suốt ngày kể chuyện diểu. Một người anh khác đã chết rồi, cố Lobsang Samten lại thích nói chuyện tiếu lâm, vừa tục tỉu vừa diểu cợt. Còn phần chúng tôi, chú em tôi, cô em tôi, bà chị đã mất rồi : chúng tôi thật sự không nghiêm trang gì cả, lúc nào cũng đùa nghịch, cười diểu. Cả mẹ của chúng tôi cũng vậy ! Và cả cha chúng tôi nữa, ông cụ tánh nóng, dễ nổi giận, nhưng cũng vui tánh lắm ! ».