Trang 1 trong 3 123 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 44

Ðề tài: KHÔNG ĐƯỢC VÀ KHÔNG THỂ CẤM LÊN ĐỒNG VÀ VÀNG MÃ

  1. #1

    Mặc định KHÔNG ĐƯỢC VÀ KHÔNG THỂ CẤM LÊN ĐỒNG VÀ VÀNG MÃ

    KHÔNG ĐƯỢC VÀ KHÔNG THỂ CẤM LÊN ĐỒNG VÀ VÀNG MÃ



    MẪU THƯỢNG NGÀN (tranh thờ dân gian)
    .
    Tại cuộc Tọa đàm chiều 4.7.2010, rất nhiều ý kiến phát biểu của các nhà khoa học, đặc biệt là đại biểu đến từ Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người khẳng định không thể cấm lên đồng và không được cấm lên đồng. Phải chăng cái gì không quản lý được thì cứ ra lệnh Cấm là xong? Hội nghị nhất trí cho rằng KHÔNG ĐƯỢC CẤM và KHÔNG THỂ CẤM LÊN ĐỒNG, có người còn cho rằng Cấm Lên Đồng là có tội với Tổ tiên và Thánh Thần Tiên Phật, sẽ phải chịu quả báo.
    .

    Lễ ra mắt CLB Bảo tồn văn hóa Đạo Mẫu Việt Nam


    Tọa đàm chiều ngày 4.7.2010


    Bà Trần Thị Vân- thủ nhang Phủ Nạp (Phủ Quảng Cung) phát biểu


    Đại biểu Điện Huệ Nam (Điện Hòn Chén) Huế phát biểu


    GS. Nguyễn Văn Huy (Nguyên GĐ Bảo tàng Dân tộc học) điều khiển Tọa đàm


    Gặp lại TS. Barley Norton, một trong hai phản biện độc lập của UNESCO cho hồ sơ Ca trù của Việt Nam
    .
    ****
    .
    Ngày 4 tháng 7 năm 2010, tại Bảo tàng Phụ Nữ Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam (thuộc Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam) tổ chức Lễ ra mắt CLB Bảo tồn Văn hóa Đạo Mẫu Việt Nam.
    .
    Đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và các ông đồng bà đồng đến từ nhiều tỉnh thành trong Nam ngoài Bắc và miền Trung đã đến dự. Chúng tôi thấy có sự hiện diện của các Giáo sư: Ngô Đức Thịnh, Trần Lâm Biền, Nguyễn Văn Huy, Đào Vọng Đức...của các vị: TS. Đặng Văn Bài (nguyên Cục trưởng Cục Di sản), Nguyễn Thị Minh Lý (Cục phó Cục Di sản VN VN, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch), Thiếu tướng TS Chu Phác, PGS.TS Trần Thị An (Viện KHXH Việt Nam)...
    .
    Buổi sáng là các hoạt động giới thiệu và ra mắt của CLB và phát thẻ Hội viên, cùng các phát biểu của các quan chức quản lý văn hóa và tôn giáo của Nhà nước.
    .
    Buổi chiều, bắt đầu từ 13h30 là cuộc Tọa đàm về một số vấn đề nóng bỏng hiện nay. Tọa đàm xuất phát từ việc dư luận xã hội và báo chí nói nhiều về việc các đền chùa có quá nhiều hòm công đức, nơi đặt tiền lễ gây phản cảm và mất mỹ quan; Vàng mã quá nhiều, quá lớn, quá to, đốt vàng mã quá nhiều và đốt ở nơi công cộng (có đám lên đồng, cúng bái đốt vàng mã tốn kém đến 150 triệu đồng) gây lãng phí, ô nhiễm và dễ gây hỏa hoạn; nhiều người nhiều nơi lợi dụng các hoạt động bói toán, xóc thẻ, xin xăm, yểm bùa, phù chú ..để lừa đảo và trục lợi.
    .
    BTC yêu cầu các đại biểu phát biểu thảo luận về Thông tư 04/2009, 16/12/2009 về việc cấm lên đồng.v.v.
    .
    Rất nhiều ý kiến phát biểu của các nhà khoa học, đặc biệt là đại biểu đến từ Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người khẳng định không thể cấm lên đồng và không được cấm lên đồng. Phải chăng cái gì không quản lý được thì cứ ra lệnh Cấm là xong? Hội nghị nhất trí cho rằng KHÔNG ĐƯỢC CẤM và KHÔNG THỂ CẤM LÊN ĐỒNG, có người còn cho rằng Cấm Lên Đồng là có tội với Tổ tiên và Thánh Thần Tiên Phật, sẽ phải chịu quả báo.
    .
    Hội nghị cũng đề xuất các giải pháp về việc điều chỉnh và tự điều chỉnh các hoạt động văn hóa tâm linh, sao cho vẫn đúng lễ nghi, nghiêm trang, mà vẫn lành mạnh, đúng mực.

    Nguyễn Xuân Diện
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2
    Tứ Đẳng Avatar của gioidinhtue
    Gia nhập
    Jan 2010
    Nơi cư ngụ
    Quảng Đà
    Bài gởi
    4,281

    Mặc định

    Giờ này mấy giờ rồi mà còn hầu đồng hát bóng với đốt vàng mã. Đó chỉ là cái trò của bọn buôn thần bán thánh vẽ ra làm cho đầu óc dân ta ngu muội thôi. Cô đồng cậu bóng khi phán thì hay nói ra những câu huề vốn, đại loại “số cô không giàu thì nghèo, sinh con được một chẳng gái thì trai…..” Còn đốt vàng mã thì chả được ích lợi gì, chỉ tổ tốn tiền. Đây là sự tích về chuyện đốt vàng mã: *********”Câu chuyện bắt đầu từ nhà Hán. Nguyên do vì nhà vua muốn thực hành lời dạy của Đức Khổng Tử: “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, nghĩa là thờ người chết như thờ người sống, thờ người mất như thờ người còn. Nên khi nhà vua băng hà, phải bỏ tiền bạc thật vào trong áo quan để vua tiêu dùng. Sau đó quan bắt chước vua và rồi dân bắt chước quan. Ai cũng chôn tiền thật theo người chết. Bọn trộm cướp biết vậy nên đào trộm mồ những người giầu có, như mộ vua Hán Văn Đế bị quân trộm khai quật lấy hết vàng bạc châu báu. Về sau từ quan đến dân thấy việc chôn tiền bạc thật quá tốn kém nên mới nảy sinh ra dùng giấy cắt ra làm tiền giả, vàng giả để thay thế. Dần dà người dân bắt chước và trở thành tập tục. Đến năm Khai Nguyên thứ 26 ( 738 DL), vua Đường Huyền Tông ra sắc dụ cho phép dùng tiền giấy thay cho tiền thật trong việc cúng tế cầu siêu. Việc sử dụng vàng mã chính thức bắt đầu từ đấy và sau đó du nhập qua Việt Nam theo dấu chân những người Trung Hoa đi chinh chiến.Nguồn gốc chỉ vì một ông vua Tàu tuân hành lời dạy của ông Khổng coi người chết như còn đang sống, chứ ai cũng biết người chết không thể nào tiêu xài số tiền vàng chôn theo ấy. Ngày xưa chôn tiền bạc thật theo người chết như thế, không có ích lợi gì mà chỉ làm khổ người thân, thì việc đốt vàng mã tức toàn đồ giả thời nay có ích gì. Huống hồ nếu xét kỹ thấy toàn những chuyện nghịch lý đến khôi hài. Như có người (ở Hà Nội) cúng người chết cả máy điện thoại cầm tay bằng giấy, Honda Dream bằng giấy và máy vi tính bằng giấy nữa. Khi còn sống không hiểu người chết ấy có biết sử dụng máy vi tính, điện thoại cầm tay hay xe Honda không? Còn nữa chưa hết, người viết xin ghi lại một đoạn tường thuật ngắn của phóng viên báo VnExpress khi đi thăm phố Hàng Mã nhân dịp ngày Vu Lan năm ngoái. Xin trích “Tại phố Hàng Mã (Hà Nội) ,điểm phân phối hàng mã cho những người bán rong trên các đường phố luôn đông nghịt người mua sắm, bộ cúng thần linh rẻ nhất cũng 15.000 đồng, cúng chúng sinh giá tương tự. Chúng tôi chen chân hỏi mua đồ cúng với giá bình dân đã không được các chủ hàng bán. Tôi chứng kiến một phụ nữ trung niên cùng cô con gái đến mua nhà lầu, xe hơi, điện thoại di động, tivi, xe máy, quần áo, tiền USD. Họ còn mua thêm một cô gái bằng giấy, nhưng cũng giày cao gót, cũng váy ngắn, áo lửng. Khi bà mẹ cầm cô gái trong tay thì cô con gái cầm ngay chiếc kéo nhỏ đâm lia đâm lịa vào mặt hình nhân thế mạng. Giải thích cho những người xung quanh về việc làm kỳ quặc của cô con gái, người phụ nữ trung niên nói: "Bố cháu làm tổng giám đốc, nay xuống dưới ấy cũng phải gửi cho ông ấy cô thư ký, nhưng phải làm cho nó xấu xí để khỏi trở thành bồ của bố cháu"*****************Thật là khôi hài, lễ Vu Lan và các lễ tết truyền thống của người Việt chúng ta là những ngày để con cháu nhớ tưởng đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên, đã bị biến thể một cách lạ lùng. Nếu bảo rằng “sự tử như sự sanh” thì thử hỏi những đồ vàng mã ấy khi còn sống có ai tiêu xài được không???????
    Last edited by gioidinhtue; 12-12-2010 at 09:31 AM.
    "Niệm lên danh hiệu Phật,
    Muôn đức đủ đầy trong.
    Chuyên trì danh hiệu ấy,
    Muôn hạnh đủ không sai.
    "

    :praying:2Nam mô A Di Đà Phật.:praying:2
    ---o0o---

    Thường Như - Thiện Tường - Mãn Ngọc - Trực Minh.


  3. #3
    con tứ phủ
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi gioidinhtue Xem Bài Gởi
    Giờ này mấy giờ rồi mà còn hầu đồng hát bóng với đốt vàng mã. Đó chỉ là cái trò của bọn buôn thần bán thánh vẽ ra làm cho đầu óc dân ta ngu muội thôi. Cô đồng cậu bóng khi phán thì hay nói ra những câu huề vốn, đại loại “số cô không giàu thì nghèo, sinh con được một chẳng gái thì trai…..” Còn đốt vàng mã thì chả được ích lợi gì, chỉ tổ tốn tiền. Đây là sự tích về chuyện đốt vàng mã: *********”Câu chuyện bắt đầu từ nhà Hán. Nguyên do vì nhà vua muốn thực hành lời dạy của Đức Khổng Tử: “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, nghĩa là thờ người chết như thờ người sống, thờ người mất như thờ người còn. Nên khi nhà vua băng hà, phải bỏ tiền bạc thật vào trong áo quan để vua tiêu dùng. Sau đó quan bắt chước vua và rồi dân bắt chước quan. Ai cũng chôn tiền thật theo người chết. Bọn trộm cướp biết vậy nên đào trộm mồ những người giầu có, như mộ vua Hán Văn Đế bị quân trộm khai quật lấy hết vàng bạc châu báu. Về sau từ quan đến dân thấy việc chôn tiền bạc thật quá tốn kém nên mới nảy sinh ra dùng giấy cắt ra làm tiền giả, vàng giả để thay thế. Dần dà người dân bắt chước và trở thành tập tục. Đến năm Khai Nguyên thứ 26 ( 738 DL), vua Đường Huyền Tông ra sắc dụ cho phép dùng tiền giấy thay cho tiền thật trong việc cúng tế cầu siêu. Việc sử dụng vàng mã chính thức bắt đầu từ đấy và sau đó du nhập qua Việt Nam theo dấu chân những người Trung Hoa đi chinh chiến.Nguồn gốc chỉ vì một ông vua Tàu tuân hành lời dạy của ông Khổng coi người chết như còn đang sống, chứ ai cũng biết người chết không thể nào tiêu xài số tiền vàng chôn theo ấy. Ngày xưa chôn tiền bạc thật theo người chết như thế, không có ích lợi gì mà chỉ làm khổ người thân, thì việc đốt vàng mã tức toàn đồ giả thời nay có ích gì. Huống hồ nếu xét kỹ thấy toàn những chuyện nghịch lý đến khôi hài. Như có người (ở Hà Nội) cúng người chết cả máy điện thoại cầm tay bằng giấy, Honda Dream bằng giấy và máy vi tính bằng giấy nữa. Khi còn sống không hiểu người chết ấy có biết sử dụng máy vi tính, điện thoại cầm tay hay xe Honda không? Còn nữa chưa hết, người viết xin ghi lại một đoạn tường thuật ngắn của phóng viên báo VnExpress khi đi thăm phố Hàng Mã nhân dịp ngày Vu Lan năm ngoái. Xin trích “Tại phố Hàng Mã (Hà Nội) ,điểm phân phối hàng mã cho những người bán rong trên các đường phố luôn đông nghịt người mua sắm, bộ cúng thần linh rẻ nhất cũng 15.000 đồng, cúng chúng sinh giá tương tự. Chúng tôi chen chân hỏi mua đồ cúng với giá bình dân đã không được các chủ hàng bán. Tôi chứng kiến một phụ nữ trung niên cùng cô con gái đến mua nhà lầu, xe hơi, điện thoại di động, tivi, xe máy, quần áo, tiền USD. Họ còn mua thêm một cô gái bằng giấy, nhưng cũng giày cao gót, cũng váy ngắn, áo lửng. Khi bà mẹ cầm cô gái trong tay thì cô con gái cầm ngay chiếc kéo nhỏ đâm lia đâm lịa vào mặt hình nhân thế mạng. Giải thích cho những người xung quanh về việc làm kỳ quặc của cô con gái, người phụ nữ trung niên nói: "Bố cháu làm tổng giám đốc, nay xuống dưới ấy cũng phải gửi cho ông ấy cô thư ký, nhưng phải làm cho nó xấu xí để khỏi trở thành bồ của bố cháu"*****************Thật là khôi hài, lễ Vu Lan và các lễ tết truyền thống của người Việt chúng ta là những ngày để con cháu nhớ tưởng đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên, đã bị biến thể một cách lạ lùng. Nếu bảo rằng “sự tử như sự sanh” thì thử hỏi những đồ vàng mã ấy khi còn sống có ai tiêu xài được không???????


    dại thưa đại đức gioi định tuệ bây giờ là hơn 9h sáng rồi ạ . vì vậy đại đức nói gì thì cũng nghĩ cho kỹ rồi nói ạ , đừng có mà vơ đũa cả nắm thế ạ ..........
    đại đức không thấy có cả 1 cuộc họp của những nhà tâm linh học trên kia à , hổng biết lúc đó đại đức đang chui ở mô mà ko ngoi lên mà phát biểu .

  4. #4
    Tứ Đẳng Avatar của gioidinhtue
    Gia nhập
    Jan 2010
    Nơi cư ngụ
    Quảng Đà
    Bài gởi
    4,281

    Mặc định

    Đó là sự thật! Tôi không vơ đũa cả nắm nhưng hơn nửa bó đũa là phải vơ rồi. Bác ra mà kiếm mấy cô đồng cậu bóng rồi ngồi hầu, để nghe những lời phán lung tung, nhăng nhít, chả trúng chả trật chỗ mô. Định nghĩa lên đồng : “lên đồng hầu bóng thuộc hình thức xâm nhập tâm linh, từ các vị được phong Thánh phong Thần, mượn xác nhập hồn vào các nam nữ có căn mạng…trong khung cảnh đèn nhang, lễ nhạc, múa hát, nhằm mục đích tẩy trừ rủi ro, bệnh hoạn trước nhất cho người lên đồng, hoặc trò chuyện, chữa bệnh cho người đến dâng lễ cúng.Người muốn “lên đồng” phải thật sự có căn mạng. Việc đầu tiên phải làm lễ đội bát nhang, sau đó tùy theo căn mạng lớn nhỏ mà mở Phủ ra đồng; và cũng tùy vào khả năng mà ra mắt đồng theo dạng tiến căn hay đại đàn. Khi ra mắt đồng phải có đồng thầy làm người đỡ đầu, người dẫn dắt tinh thần từ chứng minh đến dạy dỗ những điều cần thiết khi theo tín ngưỡng thờ Mẫu. Sau này mới được người trong đạo chấp nhận có “căn đồng”.Thông thường một ông bà đồng một năm phải “lên đồng hầu bóng” ít nhất một vấn (một lần), người có căn Tứ Phủ thường vào tháng ba âm lịch, người có căn Tam Phủ vào tháng tám âm lịch hàng năm, tức những ngày “tháng tám giỗ cha tháng ba tiệc mẹ”.Làm chi có ông Thần bà Thánh mô rảnh hơi mà ngồi không ở trên ngai, chờ người có căn mạng rồi gá vào để phán. Ma với quỷ phán thì có. Mê tín rõ mười mươi, rứa mà cũng được công nhận là” loại hình văn hóa tâm linh, phi vật thể, mang tính đặc thù của dân tộc Việt Nam, không phải loại hình mê tín dị đoan như mọi người trước đây thường nói đến”. Toàn là những điều xảo ngôn, ngụy biện. Không biết mấy ông ở cái Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam ăn không ngồi rồi, rảnh hơi lập ra cái CLB bảo tồn làm chi cho nó phí cơm phí của. Chắc thấy làm cái nghề lên đồng hầu đồng dễ moi tiền của tín đồ quá nên PR cho nó xôm tụ chứ chi.Đúng là “con người sáng tạo ra Thượng Đế chứ không phải Thương Đế nặn ra con người” . Thật buồn cười cho cái trò mị dân.
    Last edited by gioidinhtue; 12-12-2010 at 01:29 PM.
    "Niệm lên danh hiệu Phật,
    Muôn đức đủ đầy trong.
    Chuyên trì danh hiệu ấy,
    Muôn hạnh đủ không sai.
    "

    :praying:2Nam mô A Di Đà Phật.:praying:2
    ---o0o---

    Thường Như - Thiện Tường - Mãn Ngọc - Trực Minh.


  5. #5
    con tứ phủ
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi gioidinhtue Xem Bài Gởi
    Đó là sự thật! Tôi không vơ đũa cả nắm nhưng hơn nửa bó đũa là phải vơ rồi. Bác ra mà kiếm mấy cô đồng cậu bóng rồi ngồi hầu, để nghe những lời phán lung tung, nhăng nhít, chả trúng chả trật chỗ mô. Định nghĩa lên đồng : “lên đồng hầu bóng thuộc hình thức xâm nhập tâm linh, từ các vị được phong Thánh phong Thần, mượn xác nhập hồn vào các nam nữ có căn mạng…trong khung cảnh đèn nhang, lễ nhạc, múa hát, nhằm mục đích tẩy trừ rủi ro, bệnh hoạn trước nhất cho người lên đồng, hoặc trò chuyện, chữa bệnh cho người đến dâng lễ cúng.Người muốn “lên đồng” phải thật sự có căn mạng. Việc đầu tiên phải làm lễ đội bát nhang, sau đó tùy theo căn mạng lớn nhỏ mà mở Phủ ra đồng; và cũng tùy vào khả năng mà ra mắt đồng theo dạng tiến căn hay đại đàn. Khi ra mắt đồng phải có đồng thầy làm người đỡ đầu, người dẫn dắt tinh thần từ chứng minh đến dạy dỗ những điều cần thiết khi theo tín ngưỡng thờ Mẫu. Sau này mới được người trong đạo chấp nhận có “căn đồng”.Thông thường một ông bà đồng một năm phải “lên đồng hầu bóng” ít nhất một vấn (một lần), người có căn Tứ Phủ thường vào tháng ba âm lịch, người có căn Tam Phủ vào tháng tám âm lịch hàng năm, tức những ngày “tháng tám giỗ cha tháng ba tiệc mẹ”.Làm chi có ông Thần bà Thánh mô rảnh hơi mà ngồi không ở trên ngai, chờ người có căn mạng rồi gá vào để phán. Ma với quỷ phán thì có. Mê tín rõ mười mươi, rứa mà cũng được công nhận là” loại hình văn hóa tâm linh, phi vật thể, mang tính đặc thù của dân tộc Việt Nam, không phải loại hình mê tín dị đoan như mọi người trước đây thường nói đến”. Toàn là những điều xảo ngôn, ngụy biện. Không biết mấy ông ở cái Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam ăn không ngồi rồi, rảnh hơi lập ra cái CLB bảo tồn làm chi cho nó phí cơm phí của. Chắc thấy làm cái nghề lên đồng hầu đồng dễ moi tiền của tín đồ quá nên PR cho nó xôm tụ chứ chi.Đúng là “con người sáng tạo ra Thượng Đế chứ không phải Thương Đế nặn ra con người” . Thật buồn cười cho cái trò mị dân.
    cảm ơn bác đã trình bày quan điểm của mình .
    dù sao bác cũng chỉ dám vơ đũa gần cả nắm thôi , thế là còn may ...
    nhân đây tôi có mấy ý muốn nói với bác thế này :
    bác đã có 1 phần nói về tín ngưỡng thờ mẫu và kết luận như vậy . vậy thì tôi xin hỏi bác : là bác copy và paste hay là bác hiểu đuợc ??
    nếu bác hiểu đuợc thì xin bác trả lời mấy câu hỏi sau :
    1.
    BÁC NÓI : Sau này mới được người trong đạo chấp nhận có “căn đồng
    VẬY SAU NÀY LÀ CHỈ KHI NÀO , VÀO THỜI GIAN NÀO ???
    không phải là khi thầy bói phán : mày có * căn đồng * là thầy đã chấp nhận rồi sao ?? hay tại thầy bói không phải là người trong đạo ???
    2 . bác nói đến tam phủ , tứ phủ :
    vậy hỏi bác tam phủ khác tứ phủ chỗ nào ??
    người có căn tam phủ khác căn tứ phủ chỗ nào ??
    thờ tam phủ rồi có phải thờ tứ phủ không ??
    và hiện nay tín nguỡng thờ tam phủ , tứ phủ còn tồn tại không ???
    3. bác nói : người có căn Tứ Phủ thường vào tháng ba âm lịch, người có căn Tam Phủ vào tháng tám âm lịch hàng năm, tức những ngày “tháng tám giỗ cha tháng ba tiệc mẹ”.
    tôi hỏi bác bây gio nếu tôi đổi thành : người có căn tam phủ hầu tháng 3, tứ phủ hầu tháng 8 có đuợc không ??? và nếu đổi sang các tháng khác đuợc không ??? vì sao ??
    nếu bác trả lời đuợc thì chứng tỏ bác hiểu và có thể kết luận :
    Làm chi có ông Thần bà Thánh mô rảnh hơi mà ngồi không ở trên ngai, chờ người có căn mạng rồi gá vào để phán. Ma với quỷ phán thì có. Mê tín rõ mười mươi, rứa mà cũng được công nhận là” loại hình văn hóa tâm linh, phi vật thể, mang tính đặc thù của dân tộc Việt Nam, không phải loại hình mê tín dị đoan như mọi người trước đây thường nói đến”. Toàn là những điều xảo ngôn, ngụy biện. Không biết mấy ông ở cái Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam ăn không ngồi rồi, rảnh hơi lập ra cái CLB bảo tồn làm chi cho nó phí cơm phí của. Chắc thấy làm cái nghề lên đồng hầu đồng dễ moi tiền của tín đồ quá nên PR cho nó xôm tụ chứ chi.Đúng là “con người sáng tạo ra Thượng Đế chứ không phải Thương Đế nặn ra con người” . Thật buồn cười cho cái trò mị dân.

    3. câu cuối cũng . vì bác đặt tên nick là giới định tuệ , là 1 đệ tử phật giáo . vậy tôi hỏi bác :
    trong kinh dược sư có đoạn :
    THẦN CHÚ DIỆT KHỔ
    Lại nữa Văn Thù, đức Phật Dược Sư biết loài hữu tình mắc nhiều bịnh khổ, hoặc bị chết ngang, hoặc bị chết yểu, nên ngài phát nguyện, dùng sức đại từ, vào trong đại định “diệt trừ khổ não của các chúng sinh.” Từ đỉnh đầu ngài, hào quang chiếu rọi, nói chú tiêu tai, ba cõi bốn loài, dứt hết bệnh khổ, hưởng được an vui:

    Nam-mô Bạc-già-phạt-đế, bệ-sát-xã, lũ-lô-thích-lưu-ly, bác-lặc-bà, hắc-ra-xà-giả. Đát-tha yết-đa-gia, a-ra-hắc-đế. Tam-miệu tam-bột-đà-gia, đát-điệt-tha. Án bệ-sát-thệ, bệ-sát-thệ, bệ-sát-xã, tam-một yết-đế xoá-ha. O

    Nếu có người nào mắc bệnh nan y, thì hãy niệm trì Dược Sư thần chú trăm lẻ tám biến, vào trong nước sạch, không có vi trùng, cho bệnh nhân dùng, liền được khoẻ mạnh, lại thêm sống lâu, sở nguyện tuỳ tâm, cát tường như ý. Cõi Phật Lưu Ly, an vui hạnh phúc, đến khi nghiệp hết, liền được sinh về, Bồ-tát đề huề, phóng quang tiếp dẫn, không còn thối chuyển trong cõi luân hồi, dần dần chứng đắc vô thượng chánh giác. O


    đó có phải là mị dân , là phép thần thông ma quỉ không ??? vì sao

    kính bác !
    Last edited by con tứ phủ; 12-12-2010 at 07:19 PM. Lý do: cảm ơn bác giơi định tuệ !

  6. #6
    Đai Đen
    Gia nhập
    Sep 2009
    Nơi cư ngụ
    nothing
    Bài gởi
    704

    Mặc định THẾ GIỚI không phải là VIỆT NAM

    Mình có 1 vài ý kiến về vấn đề GIẤY TIỀN VÀNG MÃ:
    ("Người" ở thế giới bên kia mình tạm gọi là "người âm" nha, để các bạn dễ hiểu)

    1) Người phương Tây đâu có sử dụng VÀNG MÃ trong "đám ma" cho người đã khuât. Họ chỉ đặt 1 cành hoa lên mộ mà thôi. Họ cũng không để bàn thờ trong nhà, mà theo định kỳ họ chỉ đi viếng mộ mà thôi. Vậy phải chăng, người Phương TÂY đã "xúc phạm" người âm? Vậy sao họ không bị các THÁNH THẦN, TIÊN PHẬT,... quở phạt,... mà ngược lại, KINH TẾ họ phát triển hơn, CÔNG NGHỆ và ĐỜI SỐNG xung túc hơn (nào xe hơi, nhà lầu, ...), CHIỀU CAO họ cũng hơn, nền GIÁO DỤC của họ cũng hơn,... :nerd:

    2) Mình đem 10 ngàn ra mua giấy tiền vàng mã, mình thấy trời ơi, 10 ngàn mà đổi được được mấy triệu ĐÔ LA (âm phủ) => Người VIỆT NAM mình xuống đó rồi toàn là thành tỉ phú không hà, còn người phương TÂY xuống đó toàn là người nghèo không. Vả lại, lúc người âm qua dương gian mua Ổ BÁNH MÌ THỊT (loại 7 ngàn) cũng phải trả vài triệu đô la hả? -> Bị chặt te tua luôn :)

    ______________________________

    Vài ý kiến nhỏ hy vọng các bạn sẽ hiểu vấn đề GIẤY TIỀN VÀNG MÃ trong đời sống hàng ngày đang bị lạm dụng quá nhiều và quá bừa bãi.

    1 lợi ích của việc sử dụng VÀNG MÃ: giúp người dương gian bớt lo lắng vì người âm đã có lộ phí đi qua thế giới bên kia, không sợ bị đói, bị ăn hiếp,... có thể dùng tiền hối lộ quan sai để có cuộc sống tốt hơn ở cõi âm,... -> cái này chưa có ai chứng minh cả.

    3 tác hại của việc sử dụng vàng mã:
    - Giấy làm từ gỗ. Nhu cầu dùng giấy tăng -> cây gỗ bị tàn phá tăng
    - Giấy đốt sinh ra khí CO2 -> làm thay đổi khí hậu. Giấy không đốt mà để ngoài mưa gió -> tổ ấm của vi khuẩn và nấm mốc, rồi nó được gió mang đi khắp mọi nơi, mang bệnh khắp mọi nhà ^^
    - Lãng phí tiền bạc. Nhà nước cũng phải trả công cho người LAO CÔNG để thu dọn nó, làm sạch mỹ quang đô thị,...

    ___________________________
    Còn việc LÊN ĐỒNG, HẦU ĐỒNG gì đó mình không có ý kiến. Vì nó không chỉ là 1 việc làm tâm linh mà còn là 1 nghệ thuật, 1 phương pháp giúp người.

    ___________________________
    Trên đời này, cái gì cũng có "2 mặt". Nhà tâm linh cũng vậy. Có rất nhiều điều được xem là "CẤM KỴ" không thể nói, nếu tiết lộ là DIE. Và có nhà tâm linh rất giỏi, thì cũng có nhà tâm linh giả mạo. Có người được biết về thế giới tâm linh qua THẦN THÁNH, có người được biết thế giới tâm linh qua VONG HỒN, MA QUỶ,... => tự hiểu nhá ^^
    have fun!!!

  7. #7
    Tứ Đẳng Avatar của gioidinhtue
    Gia nhập
    Jan 2010
    Nơi cư ngụ
    Quảng Đà
    Bài gởi
    4,281

    Mặc định

    Xin chia sẻ với bác vài lời:

    Thứ nhất , tôi không dám nói đạo thờ Mẫu là mị dân. Đó là tín ngưỡng lâu đời của người dân Việt, thể hiện sự tôn sùng các hiện tượng của tự nhiên ( tỷ dụ như hệ thống Tứ pháp được thờ trong các chùa miền Bắc : Vân, Vũ, Lôi, Điện…), ảnh hưởng rất nhiều nghi lễ của Đạo giáo Trung Hoa. Tôi chỉ phê phán hiện tượng đồng cốt bây giờ phần nhiều chỉ là trò buôn Thần bán Thánh, không còn giữ được ý nghĩa nguyên thủy của nó là để chữa bệnh nữa. Câu định nghĩa về hầu đồng được tôi trích dẫn trong một tài liệu về đạo Mẫu. Nếu bác có định nghĩa nào hay hơn về hầu đồng thì tôi xin được bác chỉ giáo.


    Thứ hai, câu hỏi thứ 2 của bác tôi chỉ nói sơ lược thôi, bởi tôi đâu dám “múa rìu qua mắt thợ”!. Tín ngưỡng Tam phủ vạn linh và Tứ phủ công đồng ở VN tôn Thánh Mẫu là vị thần tối cao chủ quản vũ trụ. Theo đó vũ trụ được chia làm 3 miền(Tam Phủ) :
    +Thiên phủ (miền trời): mẫu đệ nhất (mẫu Thượng Thiên) cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp.
    +Địa phủ (miền đất): mẫu đệ tứ (mẫu Địa Phủ) quản lí vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống.
    +Thuỷ phủ (miền sông nước): mẫu đệ tam (mẫu Thoải) trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp.
    Hay 4 miền(Tứ Phủ)(Tam Phủ cộng thêm Nhạc phủ):
    +Nhạc phủ (miền rừng núi): mẫu đệ nhị (mẫu Thượng Ngàn) trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh.

    Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền mà có sự khác biệt. Có tài liệu cho rằng hệ thống Tứ Phủ được xây dựng từ tam phủ cộng thêm Thánh Mẫu Liễu Hạnh; Còn tại điện Hòn Chén ở Huế, Thánh Mẫu Thiên Ya Na, nguyên là một nữ thần của người Chăm, được nhập vào hệ thống tứ phủ và thờ làm Mẫu Thiên . Trong khi đó, nhiều tài liệu cho rằng ở miền Bắc, Mẫu Thiên lại là Liễu Hạnh Công chúa……Và hiện nay, tín ngưỡng ấy vẫn còn tồn tại (Đặc biệt rất nhiều ở miền Bắc nước ta).


    Thứ ba, tôi xin phép không trả lời câu hỏi 1 và 3. Phạm trù này bác biết rõ mà. Bởi việc quyết định là có căn mạng hay không, vào thời gian nào, hoặc đổi tháng hoán ngày được hay không được đều thuộc hoạt động lên đồng mê tín. Bác có thể giải thích cụ thể về hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng này một cách “ khoa học ” hơn không? Tôi thì chỉ biết giải thích như vậy.



    Thứ tư, tôi sẽ trả lời câu hỏi cuối cùng. Việc đưa ra một câu thần chú (trích trong kinh Dược Sư) để so sánh như bác tôi cho rằng bác chưa hiểu cái cốt lõi bên trong của kinh chú nhà Phật. Bác chỉ mới dừng lại ở phần vỏ bên ngoài thôi (nhưng cũng chưa thấu đáo nữa). Thần chú (hay Mantra) , người Trung Hoa dịch là Tổng Trì, một con đường tắt mà chư Phật và các vị Bồ Tát phương tiện để chỉ bày giúp chúng sanh tu học, đạt quả vị giải thoát rốt ráo. Thần chú là sự kết hợp kì diệu của các âm thanh cơ bản của vũ trụ, là Mật ấn của chư Phật, khi được trì tụng sẽ tạo ra một năng lượng tâm linh tích cực, tạo ra sự cân bằng giữa thân và tâm, không phải là lời cầu nguyện mà chính là bản chất sâu kín trong nội tại tâm thức của hành giả. Đó là chìa khóa, là công cụ để tiếp cận những kênh năng lượng từ các chiều tâm thức ở các cảnh giới cao hơn.Nếu diễn đạt dưới góc độ tâm linh thì thần chú là phương tiện giao tiếp, kết nối của vị Bản Tôn, của chư Phật, chư vị Bồ Tát với chúng sanh để có thể đem lại sự tịnh hóa nghiệp chướng cho loài hữu tình.Việc niệm danh hiệu Phật, trì chú hay tụng kinh cũng tương tự như việc Thiền định. Chỉ có khác ở chỗ một bên vào Định trong yên lặng, một bên thì vào Định qua việc chí tâm trì tụng. Kết quả đạt được là như nhau : vào Định, sau đó an trú trong Định. Nhiều người nói Mật tông là mê tín, là trò phù phép của bọn tà sư ngụy giáo. Nhưng khi nghiên cứu sâu vào mới thấy rõ bản chất của nó. Ấn, chú không để làm trò ếm đối, quở phạt ai. Đó chỉ là phương tiện chỉ bày tu học.Cụ thể, tôi cũng sẽ lấy ví dụ về câu thần chú Dược Sư. Ta phải hiểu phần gốc của vấn đề chứ đâu chỉ chú trọng phần ngọn. “Y pháp bất y ngữ” mà. Chúng sanh có cả thân bệnh và tâm bệnh. Dược Sư Phật là vị thầy thuốc giỏi, chữa được cả hai loại bệnh này. Trì tụng thần chú Dược Sư này chỉ đơn thuần với tín tâm thì chỉ có một phần diệu dụng. Ta phải hiểu rõ bản chất để phát huy hết năng lực vốn có của thần chú. Sự cầu nguyện phải mang tính vô ngã, vị tha, phải hợp với bản nguyện của chư Phật, chư Bồ Tát ( ở đây xin đọc thêm về 12 đại nguyện của Phật Dược Sư). Theo kinh Dược Sư , Phật Dược Sư luôn hướng đến những bệnh nhân nghèo , mắc chứng nan y (điều nguyện thứ 7 ) , lo cho chúng sanh có đủ cơm ăn, áo mặc, vật dụng (điều nguyện 3 , 11 và 12 ), không để chúng sanh rơi vào tà đạo, ngoại đạo hoặc bị bùa chú ếm đối làm hại (điều nguyện 4 ,9 ), thương xót chúng sanh bị giam nhốt khổ sở trong ngục tù (điều nguyện thứ 10 ). Hiểu được Bản nguyện của Phật Dược Sư thì hiểu rằng những trường hợp nào chúng ta cầu nguyện chắc chắn thành tựu. Cho nên không phải cứ tụng chú 108 biến rồi gia trì vào đồ ăn, thức uống cho bệnh nhân thì mọi bệnh tật liền được hóa giải,tiêu trừ đâu. Việc làm như vậy là trái với nhơn quả bởi không gieo nhân lành thì làm sao gặt được quả lành, không phóng sanh, lại chuyên giết hại chúng sanh thì làm sao hết bệnh, tăng phước thọ; không bố thí cúng dường, hay bỏn sẻn, keo kiệt thì làm gì có quả giàu có, khỏe mạnh,an lạc, cát tường như ý…..Thật ra, các Đức Phật đều hướng về chúng sanh. Không phải mình ỷ lại, nhưng nếu nhờ Phật lực ủng hộ, thì mục đích tốt đẹp của mình mau được thành tựu. Là tự lực kết hợp với tha lực. Đây là phương pháp trị bệnh hợp với Chánh Pháp, không phải thứ “tàn hương, nước thải” của ngoại đạo.Đôi lời thảo luận, xin chỉ giáo!!!!!!!
    Last edited by gioidinhtue; 12-12-2010 at 07:32 PM.
    "Niệm lên danh hiệu Phật,
    Muôn đức đủ đầy trong.
    Chuyên trì danh hiệu ấy,
    Muôn hạnh đủ không sai.
    "

    :praying:2Nam mô A Di Đà Phật.:praying:2
    ---o0o---

    Thường Như - Thiện Tường - Mãn Ngọc - Trực Minh.


  8. #8
    con tứ phủ
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi gioidinhtue Xem Bài Gởi
    Xin chia sẻ với bác vài lời:Thứ nhất , tôi không dám nói đạo thờ Mẫu là mị dân. Đó là tín ngưỡng lâu đời của người dân Việt, thể hiện sự tôn sùng các hiện tượng của tự nhiên ( tỷ dụ như hệ thống Tứ pháp được thờ trong các chùa miền Bắc : Vân, Vũ, Lôi, Điện…), ảnh hưởng rất nhiều nghi lễ của Đạo giáo Trung Hoa. Tôi chỉ phê phán hiện tượng đồng cốt bây giờ phần nhiều chỉ là trò buôn Thần bán Thánh, không còn giữ được ý nghĩa nguyên thủy của nó là để chữa bệnh nữa. Câu định nghĩa về hầu đồng được tôi trích dẫn trong một tài liệu về đạo Mẫu. Nếu bác có định nghĩa nào hay hơn về hầu đồng thì tôi xin được bác chỉ giáo.Thứ hai, câu hỏi thứ 2 của bác tôi chỉ nói sơ lược thôi, bởi tôi đâu dám “múa rìu qua mắt thợ”!. Tín ngưỡng Tam phủ vạn linh và Tứ phủ công đồng ở VN tôn Thánh Mẫu là vị thần tối cao chủ quản vũ trụ. Theo đó vũ trụ được chia làm 3 miền(Tam Phủ) : +Thiên phủ (miền trời): có mẫu đệ nhất (mẫu Thượng Thiên) cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp. +Địa phủ (miền đất): mẫu đệ tứ (mẫu Địa Phủ) quản lí vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống.+Thuỷ phủ (miền sông nước): mẫu đệ tam (mẫu Thoải) trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp. Hay 4 miền(Tứ Phủ)(Tam Phủ cộng thêm Nhạc phủ):+Nhạc phủ (miền rừng núi): có mẫu đệ nhị (mẫu Thượng Ngàn) trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh. Tuy nhiên, tùy theo từng vùng miền mà có sự khác biệt. Có tài liệu cho rằng hệ thống Tứ Phủ được xây dựng từ tam phủ cộng thêm Thánh Mẫu Liễu Hạnh; Còn tại điện Hòn Chén ở Huế, Thánh Mẫu Thiên Ya Na, nguyên là một nữ thần của người Chăm, được nhập vào hệ thống tứ phủ và thờ làm Mẫu Thiên . Trong khi đó, nhiều tài liệu cho rằng ở miền Bắc, Mẫu Thiên lại là Liễu Hạnh Công chúa……Và hiện nay, tín ngưỡng ấy vẫn còn tồn tại (Đặc biệt rất nhiều ở miền Bắc nước ta).Thứ ba, tôi xin phép không trả lời câu hỏi 1 và 3. Phạm trù này bác biết rõ mà. Bởi việc quyết định là có căn mạng hay không, vào thời gian nào, hoặc đổi tháng hoán ngày được hay không được đều thuộc hoạt động lên đồng mê tín. Bác có thể giải thích cụ thể về hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng này một cách “ khoa học ” hơn không? Tôi thì chỉ biết giải thích như vậy.Thứ tư, tôi sẽ trả lời câu hỏi cuối cùng. Việc đưa ra một câu thần chú (trích trong kinh Dược Sư) để so sánh như bác tôi cho rằng bác chưa hiểu cái cốt lõi bên trong của kinh chú nhà Phật. Bác chỉ mới dừng lại ở phần vỏ bên ngoài thôi (nhưng cũng chưa thấu đáo nữa). Thần chú (hay Mantra) , người Trung Hoa dịch là Tổng Trì, một con đường tắt mà chư Phật và các vị Bồ Tát phương tiện để chỉ bày giúp chúng sanh tu học, đạt quả vị giải thoát rốt ráo. Thần chú là sự kết hợp kì diệu của các âm thanh cơ bản của vũ trụ, là Mật ấn của chư Phật, khi được trì tụng sẽ tạo ra một năng lượng tâm linh tích cực, tạo ra sự cân bằng giữa thân và tâm, không phải là lời cầu nguyện mà chính là bản chất sâu kín trong nội tại tâm thức của hành giả. Đó là chìa khóa, là công cụ để tiếp cận những kênh năng lượng từ các chiều tâm thức ở các cảnh giới cao hơn.Nếu diễn đạt dưới góc độ tâm linh thì thần chú là phương tiện giao tiếp, kết nối của vị Bản Tôn, của chư Phật, chư vị Bồ Tát với chúng sanh để có thể đem lại sự tịnh hóa nghiệp chướng cho loài hữu tình.Việc niệm danh hiệu Phật, trì chú hay tụng kinh cũng tương tự như việc Thiền định. Chỉ có khác ở chỗ một bên vào Định trong yên lặng, một bên thì vào Định qua việc chí tâm trì tụng. Kết quả đạt được là như nhau : vào Định, sau đó an trú trong Định. Nhiều người nói Mật tông là mê tín, là trò phù phép của bọn tà sư ngụy giáo. Nhưng khi nghiên cứu sâu vào mới thấy rõ bản chất của nó. Ấn, chú không để làm trò ếm đối, quở phạt ai. Đó chỉ là phương tiện chỉ bày tu học.Cụ thể, tôi cũng sẽ lấy ví dụ về câu thần chú Dược Sư. Ta phải hiểu phần gốc của vấn đề chứ đâu chỉ chú trọng phần ngọn. “Y pháp bất y ngữ” mà. Chúng sanh có cả thân bệnh và tâm bệnh. Dược Sư Phật là vị thầy thuốc giỏi, chữa được cả hai loại bệnh này. Trì tụng thần chú Dược Sư này chỉ đơn thuần với tín tâm thì chỉ có một phần diệu dụng. Ta phải hiểu rõ bản chất để phát huy hết năng lực vốn có của thần chú. Sự cầu nguyện phải mang tính vô ngã, vị tha, phải hợp với bản nguyện của chư Phật, chư Bồ Tát ( ở đây xin đọc thêm về 12 đại nguyện của Phật Dược Sư). Theo kinh Dược Sư , Phật Dược Sư luôn hướng đến những bệnh nhân nghèo , mắc chứng nan y (điều nguyện thứ 7 ) , lo cho chúng sanh có đủ cơm ăn, áo mặc, vật dụng (điều nguyện 3 , 11 và 12 ), không để chúng sanh rơi vào tà đạo, ngoại đạo hoặc bị bùa chú ếm đối làm hại (điều nguyện 4 ,9 ), thương xót chúng sanh bị giam nhốt khổ sở trong ngục tù (điều nguyện thứ 10 ). Hiểu được Bản nguyện của Phật Dược Sư thì hiểu rằng những trường hợp nào chúng ta cầu nguyện chắc chắn thành tựu. Cho nên không phải cứ tụng chú 108 biến rồi gia trì vào đồ ăn, thức uống cho bệnh nhân thì mọi bệnh tật liền được hóa giải,tiêu trừ đâu. Việc làm như vậy là trái với nhơn quả bởi không gieo nhân lành thì làm sao gặt được quả lành, không phóng sanh, lại chuyên giết hại chúng sanh thì làm sao hết bệnh, tăng phước thọ; không bố thí cúng dường, hay bỏn sẻn, keo kiệt thì làm gì có quả giàu có, khỏe mạnh,an lạc, cát tường như ý…..Thật ra, các Đức Phật đều hướng về chúng sanh. Không phải mình ỷ lại, nhưng nếu nhờ Phật lực ủng hộ, thì mục đích tốt đẹp của mình mau được thành tựu. Là tự lực kết hợp với tha lực. Đây là phương pháp trị bệnh hợp với Chánh Pháp, không phải thứ “tàn hương, nước thải” của ngoại đạo.Đôi lời thảo luận, xin chỉ giáo!!!!!!!
    hình như bác đa nhân cách , đa tư duy thì phải ???????
    gửi bác :
    phần mấu thuẫn :

    Mê tín rõ mười mươi, rứa mà cũng được công nhận là” loại hình văn hóa tâm linh, phi vật thể, mang tính đặc thù của dân tộc Việt Nam, không phải loại hình mê tín dị đoan như mọi người trước đây thường nói đến”. Toàn là những điều xảo ngôn, ngụy biện. Không biết mấy ông ở cái Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam ăn không ngồi rồi, rảnh hơi lập ra cái CLB bảo tồn làm chi cho nó phí cơm phí của. Chắc thấy làm cái nghề lên đồng hầu đồng dễ moi tiền của tín đồ quá nên PR cho nó xôm tụ chứ chi.Đúng là “con người sáng tạo ra Thượng Đế chứ không phải Thương Đế nặn ra con người” . Thật buồn cười cho cái trò mị dân.


    bác có biết hầu đồng là hình thức diễn xướng tâm linh đặc trưng của tín ngưỡng thờ mẫu ( đạo mẫu ) không ???????

  9. #9
    con tứ phủ
    Guest

    Mặc định

    Tôi chỉ phê phán hiện tượng đồng cốt bây giờ phần nhiều chỉ là trò buôn Thần bán Thánh, không còn giữ được ý nghĩa nguyên thủy của nó là để chữa bệnh nữa.

    trường hợp này thì đạo nào , tôn giáo tín ngưỡng .....nào mà chẳng gặp phải hả bác ???????

  10. #10
    Tứ Đẳng Avatar của gioidinhtue
    Gia nhập
    Jan 2010
    Nơi cư ngụ
    Quảng Đà
    Bài gởi
    4,281

    Mặc định

    hầu đồng là hình thức diễn xướng tâm linh đặc trưng của tín ngưỡng thờ mẫu ( đạo mẫu ) , nhưng đó là chuyện xưa rồi Diễm. bây giờ mà kiếm được một chỗ hầu đồng đúng nghĩa như rứa chết liền. Bác có thể giải thích mấy câu hỏi của bác cho tôi rõ được không? và giải thích hộ tôi như thế nào là hầu đồng-hình thức diễn xướng tâm linh đặc trưng?? (TB: Bác có đọc kỹ bài tôi không đó, hay là chỉ đọc sơ qua phần đầu rồi chụp mũ nhận xét??)
    "Niệm lên danh hiệu Phật,
    Muôn đức đủ đầy trong.
    Chuyên trì danh hiệu ấy,
    Muôn hạnh đủ không sai.
    "

    :praying:2Nam mô A Di Đà Phật.:praying:2
    ---o0o---

    Thường Như - Thiện Tường - Mãn Ngọc - Trực Minh.


  11. #11
    con tứ phủ
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi gioidinhtue Xem Bài Gởi
    hầu đồng là hình thức diễn xướng tâm linh đặc trưng của tín ngưỡng thờ mẫu ( đạo mẫu ) , nhưng đó là chuyện xưa rồi Diễm. bây giờ mà kiếm được một chỗ hầu đồng đúng nghĩa như rứa chết liền. Bác có thể giải thích mấy câu hỏi của bác cho tôi rõ được không? và giải thích hộ tôi như thế nào là hầu đồng-hình thức diễn xướng tâm linh đặc trưng?? (TB: Bác có đọc kỹ bài tôi không đó, hay là chỉ đọc sơ qua phần đầu rồi chụp mũ nhận xét??)


    béc cứ từ tù khoai sẽ nhừ mà ....................hì .hì ...
    ta trả lời dần dần ha .
    bác ra ngoài này em đưa bác đi xem để biết thế nào là lên đồng đích thực !!!!!!!!
    Bác có thể giải thích mấy câu hỏi của bác cho tôi rõ được không?

    câu nào bác nhỉ ???

    và giải thích hộ tôi như thế nào là hầu đồng-hình thức diễn xướng tâm linh đặc trưng??
    hầu đồng-hình thức diễn xướng tâm linh đặc trưng của tín ngưỡng thờ mẫu ( đạo mẫu )
    - hầu đồng : định nghĩa thì bác có rồi .
    đặc trưng của đạo mẫu : đây là nghi lễ chủ đạo của đạo mẫu mà ( tín ngưỡng thờ mẫu ) .
    bác tham khảo thêm về đạo mẫu trên google có khá nhiều , cắt nghĩa cụm từ đặc trưng .
    diễn xướng tâm linh : đây là cách gọi của các nhà nghiên cứu văn hóa nghĩ ra thôi mà , ý nghĩa của cụm từ này thì bác hỏi cụ google là ok thôi .

  12. #12
    Tứ Đẳng Avatar của gioidinhtue
    Gia nhập
    Jan 2010
    Nơi cư ngụ
    Quảng Đà
    Bài gởi
    4,281

    Mặc định

    bác cứ trả lời mấy câu mà em chưa trả lời đó. hỏi ''người trong nghề'' thì tin tức, kiến thức chuẩn xác hơn, hỏi ông Google nhiều ý kiến quá, mất công sai lệch lại nói em mâu thuẫn ạ!!!
    "Niệm lên danh hiệu Phật,
    Muôn đức đủ đầy trong.
    Chuyên trì danh hiệu ấy,
    Muôn hạnh đủ không sai.
    "

    :praying:2Nam mô A Di Đà Phật.:praying:2
    ---o0o---

    Thường Như - Thiện Tường - Mãn Ngọc - Trực Minh.


  13. #13
    con tứ phủ
    Guest

    Mặc định

    câu nào nhỉ ????

  14. #14
    Tứ Đẳng Avatar của gioidinhtue
    Gia nhập
    Jan 2010
    Nơi cư ngụ
    Quảng Đà
    Bài gởi
    4,281

    Mặc định

    bác khai thiệt đi? chưa đọc kỹ bài tôi phải không? câu 1 + 3
    "Niệm lên danh hiệu Phật,
    Muôn đức đủ đầy trong.
    Chuyên trì danh hiệu ấy,
    Muôn hạnh đủ không sai.
    "

    :praying:2Nam mô A Di Đà Phật.:praying:2
    ---o0o---

    Thường Như - Thiện Tường - Mãn Ngọc - Trực Minh.


  15. #15
    con tứ phủ
    Guest

    Mặc định

    à , câu này :
    1.
    BÁC NÓI : Sau này mới được người trong đạo chấp nhận có “căn đồng
    VẬY SAU NÀY LÀ CHỈ KHI NÀO , VÀO THỜI GIAN NÀO ???
    không phải là khi thầy bói phán : mày có * căn đồng * là thầy đã chấp nhận rồi sao ?? hay tại thầy bói không phải là người trong đạo ???
    3. bác nói : người có căn Tứ Phủ thường vào tháng ba âm lịch, người có căn Tam Phủ vào tháng tám âm lịch hàng năm, tức những ngày “tháng tám giỗ cha tháng ba tiệc mẹ”.
    tôi hỏi bác bây gio nếu tôi đổi thành : người có căn tam phủ hầu tháng 3, tứ phủ hầu tháng 8 có đuợc không ??? và nếu đổi sang các tháng khác đuợc không ??? vì sao ??


    ta đi lần lượt ha :

  16. #16
    con tứ phủ
    Guest

    Mặc định

    hờ .hờ .............bác cũng vui tính phết nhỉ ??? sory vì đã hơi nặng loi với bác hen ....

  17. #17
    con tứ phủ
    Guest

    Mặc định

    BÁC NÓI : Sau này mới được người trong đạo chấp nhận có “căn đồng
    VẬY SAU NÀY LÀ CHỈ KHI NÀO , VÀO THỜI GIAN NÀO ???
    không phải là khi thầy bói phán : mày có * căn đồng * là thầy đã chấp nhận rồi sao ?? hay tại thầy bói không phải là người trong đạo ???


    trả lời :
    các bước để trở thành 1 thanh đồng đạo quán thực thụ : 3 năm thành lính , 9 năm thành đồng , 12 năm mới thành thanh đồng đạo quán mới có thể thực sự có đủ quyền thần phép thánh đi cưứ người , giúp đời , dìu dắt các con nhang đệ tự của mình đi trên con đuờng đạo đuợc : đây gọi là 1 giáp thử thách :
    nếu thanh dồng đạo quán nào không vượt qua đuợc sự thử thách trong 1 giáp này thì sẽ đúng với câu : nhất tuyệt , nhì yể , tam bần , hay là làm thầy thì bạc phước đó là những con sâu với những trò :
    -Như có người (ở Hà Nội) cúng người chết cả máy điện thoại cầm tay bằng giấy, Honda Dream bằng giấy và máy vi tính bằng giấy nữa. Khi còn sống không hiểu người chết ấy có biết sử dụng máy vi tính, điện thoại cầm tay hay xe Honda không? Còn nữa chưa hết, người viết xin ghi lại một đoạn tường thuật ngắn của phóng viên báo VnExpress khi đi thăm phố Hàng Mã nhân dịp ngày Vu Lan năm ngoái. Xin trích “Tại phố Hàng Mã (Hà Nội) ,điểm phân phối hàng mã cho những người bán rong trên các đường phố luôn đông nghịt người mua sắm, bộ cúng thần linh rẻ nhất cũng 15.000 đồng, cúng chúng sinh giá tương tự. Chúng tôi chen chân hỏi mua đồ cúng với giá bình dân đã không được các chủ hàng bán. Tôi chứng kiến một phụ nữ trung niên cùng cô con gái đến mua nhà lầu, xe hơi, điện thoại di động, tivi, xe máy, quần áo, tiền USD. Họ còn mua thêm một cô gái bằng giấy, nhưng cũng giày cao gót, cũng váy ngắn, áo lửng. Khi bà mẹ cầm cô gái trong tay thì cô con gái cầm ngay chiếc kéo nhỏ đâm lia đâm lịa vào mặt hình nhân thế mạng. Giải thích cho những người xung quanh về việc làm kỳ quặc của cô con gái, người phụ nữ trung niên nói: "Bố cháu làm tổng giám đốc, nay xuống dưới ấy cũng phải gửi cho ông ấy cô thư ký, nhưng phải làm cho nó xấu xí để khỏi trở thành bồ của bố cháu"*****************Thật là khôi hài, lễ Vu Lan và các lễ tết truyền thống của người Việt chúng ta là những ngày để con cháu nhớ tưởng đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên, đã bị biến thể một cách lạ lùng.
    - Làm chi có ông Thần bà Thánh mô rảnh hơi mà ngồi không ở trên ngai, chờ người có căn mạng rồi gá vào để phán. Ma với quỷ phán thì có.

    còn những tân đồng nào có thể vượt qua đuợc thời kỳ thử thách này thì sẽ trở thành 1 thanh đồng đạo quán làm rạng danh đạo mẫu . 1 người thầy có khả năng cứu nhân độ thế , giúp đời giúp người - đúng theo ý nguyện của con người việt ta - ý nguyện của các đáng thần thánh nuớc nam ta .


    còn việc có căn đồng là do duyên - nghiệp của bản thân người đó , đuợc quyết định và qui định từ vô lượng kiếp rôi .. ... tùy vào mức độ năng nhẹ của duyên - nghiệp của chinh bản thân người đó mà người đó có trở thành tân đồng - đồng - lính - thanh đồng đạo quán hay không .
    - sau khi mở phủ lập điện : tân đồng - người đó chính thức trở thành 1 con nhang đệ tử của đạo mẫu .
    - sau 3 năm
    - 9 năm
    - 12 năm

  18. #18
    con tứ phủ
    Guest

    Mặc định

    3. bác nói : người có căn Tứ Phủ thường vào tháng ba âm lịch, người có căn Tam Phủ vào tháng tám âm lịch hàng năm, tức những ngày “tháng tám giỗ cha tháng ba tiệc mẹ”.
    tôi hỏi bác bây gio nếu tôi đổi thành : người có căn tam phủ hầu tháng 3, tứ phủ hầu tháng 8 có đuợc không ??? và nếu đổi sang các tháng khác đuợc không ??? vì sao ??



    câu này thì bác chỉ cần hiểu : tam phủ là 1 phần của tú phủ là đuợc .
    hầu hạ vào tháng nào , thời gian nào , số lần hầu là còn tùy vào lệnh của nhà ngài - tôi nói đây là nói các thanh đồng đạo quán thực thụ ấy - phân biệt với hầu mua vui của các bà các cô lắm tiền nhiêu bạc - hầu *xô * của các đồng tà .
    thông thường 1 năm hầu 2 vấn : nói 1 cách nôm na dễ hiểu là hầu để đón lộc đầu năm và hầu để tạ lộc cuối năm .

  19. #19

    Mặc định

    Hăng say quá nhỉ, em góp 1 chút nhé.

    Tín ngưỡng Thờ Mẫu, trong đó có liên quan đến Hầu đồng là 1 tín ngưỡng THUẦN VIỆT không có bất kì lai căng với các Tôn giáo Phật, Trung hoa.... nào cả. Thường thờ các Anh hùng, thần thánh Việt. Nó là 1 nét văn hóa quan trọng hình thành bản sắc Việt là chống ngoại xâm.

    Chỉ riêng cái này thôi cũng đã cần phải bảo tồn rồi, ( tổ chức nào ) cấm cái này là đứa đó ngu dốt và không hiểu văn hóa Việt.

    Những năm bài trừ gắt gao trước đây còn không thể ngăn cấm được vì nó là của nhân dân và không ai, không thế lực nào có thể lấy đi được

    Đúng là rất nhiều kẻ lợi dụng vấn đề này để kiếm tiền cần phải ngăn chặn những đối tượng này là đúng thôi. nhưng đừng có nhầm lẫn nhé. Cần là cần nâng cao nhận thức của người dân thì tự nhiên sẽ hết chứ không phải là cấm
    Last edited by Bin571; 13-12-2010 at 12:29 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  20. #20

    Mặc định

    Đốt vàng mã ở Hội Gióng: Ban hành quy định rồi... để đấy
    Cập nhật lúc 09:26 | 09/12/2010 (GMT+7)

    Lễ hội Di sản văn hóa thế giới - Hội Gióng được phép đốt mã. Vậy quy định xử phạt các hành vi đốt đồ mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, nơi công cộng khác sẽ được hiểu và thực thi như thế nào?

    Hội Gióng vẫn được đốt vàng mã

    Ngày 12/7/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/NĐ-CP (Nghị định 75) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/9/2010.

    Điểm c, Khoản 1, Điều 18, Mục 3 Nghị định 75 quy định: Đốt đồ mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, nơi công cộng khác bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 500.000-1.000.000 đồng. Hình phạt bổ sung là buộc khắc phục ô nhiễm môi trường, cảnh quan. Điều 42, 43 của Nghị định cũng quy định rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND các cấp và cơ quan thanh tra chuyên ngành.

    Ngày 30/11/2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức họp báo công bố Hội Gióng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Vượt qua hơn 7.000 lễ hội dân gian Việt Nam, Hội Gióng ở làng Phù Đổng (huyện Gia Lâm) và Đền Sóc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) đã được chọn đề cử và trở thành Di sản văn hóa thế giới.



    Trong tâm thức người Việt, hàng nghìn năm qua, Thánh Gióng - một trong “tứ Thánh bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam - đã trở thành biểu tượng mang tính đa diện. Hội Gióng (được tổ chức vào ngày 8 và 9 tháng tư âm lịch hàng năm) là lễ hội do cộng đồng xây dựng, tổ chức, trở thành bản anh hùng ca tuyệt vời nhất, hùng tráng nhất trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Vì lẽ đó, Hội Gióng là lễ hội độc nhất vô nhị ở vùng châu thổ Bắc Bộ được các học giả nước ngoài quan tâm.

    Tuy nhiên, vấn đề mà báo giới quan tâm là theo Nghị định 75, hành vi đốt đồ mã ở ở các lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, nơi công cộng sẽ bị cấm, vậy voi chiến, ngựa chiến và các đồ mã của Hội Gióng có được đốt không?

    PGS.TS.Nguyễn Chí Bền - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam - đơn vị xây dựng hồ sơ Hội Gióng trình lên UNESCO cho biết: Voi chiến, ngựa chiến của lễ hội phải hóa.

    TS. Lê Thị Minh Lý - Cục phó Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định: “Được đốt vàng mã ở Hội Gióng vì đó là truyền thống văn hóa, sự chuyển tải, gửi gắm những vấn đề tâm linh của cả cộng đồng”. Bà Lý cũng nói thêm: “Về quy định này, trong trường hợp cần thiết phải có sự điều chỉnh, giải thích cụ thể để công chúng không hiểu nhầm”.

    Hiểu quy định như thế nào?

    Thực tế cho thấy, sau gần 3 tháng Nghị định 75 có hiệu lực, việc đốt mã ở các lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, nơi công cộng vẫn diễn ra tràn lan và cũng chưa có ai bị xử phạt. Nhiều người dân cho đến nay vẫn chưa nắm rõ theo quy định hành vi đốt đồ mã như thế nào sẽ bị xử phạt. Một số khác thì hiểu nôm na cứ đốt vàng mã các loại tại lễ hội, đình chùa, di tích là bị xử phạt.

    Ông Vũ Xuân Thành - Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Nghị định 75 chỉ cấm đốt “đồ mã” chứ không cấm đốt “vàng mã”.

    Vàng mã là những đồng tiền, giấy vàng đỏ... Đốt vàng mã là tín ngưỡng truyền thống có từ lâu đời. Nhưng trong cơ chế thị trường, người ta sinh ra quan niệm trần sao âm vậy, từ đó mới bắt đầu sản xuất các loại hàng mã như: Nhà tầng, biệt thự, xe máy, ôtô, thậm chí cả... osin giúp việc. Hàng mã đó gọi là “đồ mã”. Trên đường phố, nhiều người cứ mang nhà lầu xe hơi bằng giấy ra đốt, vừa lãng phí vừa gây phản cảm. Những cái đó thể hiện sự mê tín. Những hành vi như vậy phải được ngăn chặn.

    Những hành vi đốt đồ mã tại gia đình, bên cạnh mồ mả... Nghị định 75 chưa đề cập tới. Hành vi đốt đồ mã ở nơi công cộng được ông Thành lý giải là vỉa hè hay khoảng đất chung cũng có thể coi là đốt đồ mã tại nơi công cộng.

    Theo ông Thành, quy định cấm này chủ yếu tập trung vào việc xử lý đốt đồ mã tại các lễ hội, đặc biệt là những lễ hội có lượng đốt đồ mã lớn, gây lãng phí. Việc xử phạt sẽ được áp dụng với cá nhân đốt đồ mã chứ không xử phạt chùa, đền... hoặc đơn vị quản lý nơi xảy ra sự việc.

    Có thể thấy, việc đốt mã ở Hội Gióng là vi phạm Nghị định 75 nhưng vẫn được phép đốt vì đó là một phần hoạt động văn hóa, một phần nghi lễ của lễ hội - Di sản văn hóa thế giới. Nếu chỉ xử phạt được trong trường hợp này mà không xử phạt được trong trường hợp kia thì quy định chưa chuẩn và không nghiêm. Việc thực thi gặp nhiều khó khăn. Lẽ nào văn bản được ban hành rồi để đấy?

    Tục đốt vàng mã không phải của người Việt

    Tục đốt vàng mã là của người Trung Hoa, bắt đầu từ thời nhà Hán. Thực hiện lời dạy của Đức Khổng Tử: “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, nghĩa là thờ người chết như thờ người sống, thờ người mất như thờ người còn, nhà vua sau khi băng hà yêu cầu phải bỏ tiền bạc thật vào trong áo quan để vua tiêu dùng. Sau đó quan bắt chước vua và rồi dân bắt chước quan.

    Ai cũng chôn tiền thật theo người chết. Đạo tặc biết vậy nên đào trộm mồ những người giầu có, như mộ vua Hán Văn Đế bị kẻ trộm khai quật lấy hết vàng bạc châu báu. Về sau từ quan đến dân thấy việc chôn tiền bạc thật quá tốn kém nên mới nảy sinh ra dùng giấy cắt ra làm tiền giả, vàng giả để thay thế. Dần dà người dân bắt chước và trở thành tập tục.




    Lam Hạnh
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện Có Thật Trong Gia Đình Tôi
    By ht74 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 21-10-2012, 10:37 AM
  2. Người đầu tiên trên thế giới không mang giới tính
    By thienhung_wu in forum Cộng đồng Mạng XH,Trò chuyện vui, Spam, Xả stress
    Trả lời: 160
    Bài mới gởi: 08-11-2011, 05:28 PM
  3. Việc hầu đồng đã dứt hay chưa?
    By Quang_tâm in forum Đạo Mẫu,Đạo Tứ phủ
    Trả lời: 33
    Bài mới gởi: 17-07-2011, 03:44 AM
  4. Khai Thị - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
    By GoldenAge in forum Chuyện các Thầy, Bà…
    Trả lời: 148
    Bài mới gởi: 29-08-2010, 02:51 AM
  5. Trả lời: 32
    Bài mới gởi: 18-10-2007, 10:13 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •