Về tên gọi Nguyễn Ái Quốc
07/09/2010 2248

- “Cuộc kháng chiến là một vấn đề sinh tử của dân tộc Việt Nam. Đó không phải là một vấn đề đảng phái. Chính phủ Việt Nam gồm một đa số các người không đảng phái và một thiểu số đại biểu các đảng phái quốc trong số đó Việt Minh chiếm con số rất nhỏ”. Trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhà báo Mỹ Elie Maissie vào tháng 9/1947.


Với câu hỏi: “Nếu cuộc điều đình không tiếp tục lại một ngày gần đây, Chính phủ Ngài sẽ định thái độ ra sao?”, Bác trả lời: “Chúng tôi sẽ tranh đấu cho tới khi nào giành được thống nhất và độc lập cho Tổ quốc chúng tôi”. Đáp lại câu hỏi về “đại cương chính sách đối ngoại của nước Việt Nam”, người đứng đầu nhà nước Việt Nam kháng chiến khẳng định: “Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ trên thế giới!”.

“Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và Nhân loại. Muốn đạt mục đích, thì phải Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư ” lưu bút của Bác Hồ trên trang đầu cuốn Sổ vàng của Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương khi đến thăm nhà trường vào tháng 9/1949.

“Đoàn kết là sức mạnh vô địch của chúng ta. Nhân dân ta đã đoàn kết, càng đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ hơn nữa! Chúng ta càng đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ hơn nữa với anh em, bè bạn ta trên thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ đang ra sức ủng hộ chúng ta!. Dù giặc Mỹ hung ác đến đâu, sức mạnh đoàn kết vĩ đại của chúng ta nhất định sẽ đánh thắng chúng. Với sức mạnh đại đoàn kết vô địch, chúng ta nhất định thắng lợi: Đến ngày thống nhất nước nhà/ Bắc Nam sum họp thì ta vui lòng”. Trích thư ngày 6/9/1967 của Bác Hồ gửi Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.



Ngũ long.


Ngày 6/9/1919, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa, nguyên Toàn quyền Đông Dương là Albert Sarraut mời đến trụ sở để đích thân kiểm tra lai lịch người đã nhận mình tên là Nguyễn Ái Quốc xuất hiện lần đầu trong “Bản yêu sách 8 điểm của Nhân dân Việt Nam” khi thay mặt cho Nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hoà hội Versaille, Tổng thống Mỹ và một số nguyên thủ quốc gia khác hồi tháng 6/1919. Đây là văn kiện chung của nhóm “Ngũ Long” 95 con rồng) gồm: Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành ký tên chung là “Nguyễn Ái Quốc”. Nhưng để đương đầu với chính quyền thực dân, Nguyễn Tất Thành đã đứng ra nhận mình chính là tác giả văn kiện này và đến gặp Albert Sarraut.

Ngày 7/9/1919, chỉ một ngày sau khi gặp Bộ trưởng Bộ Thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc viết thư cho Albert Sarraut tố cáo: “Ngài cho biết là trong 8 điểm yêu cầu của chúng tôi có điểm nào đã được thực hiện...Vì tôi khẳng định là cả 8 điểm đều còn nguyên vẹn và chưa có điểm nào được giải quyết một cách thoả đáng...”. Kể từ đây, cái tên Nguyễn Ái Quốc gắn liền với nhân vật Nguyễn Tất Thành mà sau này còn mang tên Hồ Chí Minh.

X&N