kết quả từ 1 tới 3 trên 3

Ðề tài: Chân dung Sư cô Diệu Quang - Con gái Năm Cam

  1. #1

    Mặc định Chân dung Sư cô Diệu Quang - Con gái Năm Cam

    nhìn tôi rồi vái lạy tôi lần cuối, bảo là sau này con thành người tu hành rồi, bố mẹ có mất con cũng chẳng được vái lạy nữa. Đó là lần cuối cùng nó vái lạy tôi, lần cuối cùng nó gọi tôi là mẹ, lần cuối cùng nó xưng con.
    Khi theo dõi phiên tòa xử vụ Năm Cam, cả giới truyền thông và dân chúng đều bất ngờ khi biết ông trùm của băng đảng tội ác này lại có một người con gái xuất gia theo cửa Phật và sắp sửa hoàn tất bằng tiến sĩ Phật học tại Bắc Kinh (Trung Quốc).



    Theo các báo tại Sài Gòn, ni sư này tên thật là Trương Thị Ánh, sinh năm1968, cô vào chùa năm 1978 và tu hành tại chùa Bồ Đề Lang Ngã với pháp danh Diệu Quang. Ni sư Diệu Quang hiện đang theo học Cao đẳng Phật học tại Bắc Kinh và sắp sửa có bằng tiến sĩ Phật học. Trong những ngày diễn ra phiên tòa Năm Cam, Ni sư Diệu Quang cũng có mặt tại Sài Gòn.



    Ni sư Diệu Quang là một trong số 5 người con của Năm Cam với bà vợ lớn Phan Thị Trúc, sinh năm 1946, ngụ tại 107/38 Trương Định, quận 3. Bà Trúc, được mệnh danh là Trúc Mẫu Hậu, là bị can trong cùng vụ án đã bị công an bắt vào tháng 1/02 vì tội "cho vay nặng lãi". Người vợ thứ hai của Năm Cam là bà Trương Thị Lành, sinh 1946, ngụ tại 168/3 Tôn Thất Thuyết phường 3, quận 4. Năm Cam và bà Lành có 3 người con chung. Đứa lớn nhất sinh năm 1978 và nhỏ nhất sinh 1983. Trong vụ án này, Năm Cam có hai người con cùng ra tòa với mình (chị và em của ni sư Diệu Quang) là Trương Thị Lan và Trương Hiền Bảo. Trương Hiền Bảo, thường được gọi là Bảo thái tử và là bị can trong cùng vụ án bị công an bắt vào tháng 2 năm 2002. Bị can Trương Thị Lan sinh năm 1964. Ngày 12/8/2002, Lan bị công an ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú về hành vi đưa hối lộ. Theo lời kể của bà Trúc "mẫu hậu" (Vợ Năm Cam) trên Vietnamnet thì: “Trong những đứa con của tôi, sư cô là hiền lành và ngây ngô nhất. Hồi còn bé, sư cô cũng như bao đứa trẻ bình thường, cũng thích vui đùa, nghịch ngợm và đôi khi có thể làm bố mẹ bận lòng về những trò nghịch phá của mình. Thế nhưng càng lớn, tính cách của sư cô càng hiền lành, kín đáo. Sư cô thường trầm ngâm, không biểu lộ tình cảm nhiều và e ngại giao tiếp với xã hội bon chen bên ngoài. Dù là mẹ, nhưng lúc đó tôi đã luôn cảm thấy lo lắng, vì phát hiện ra con mình có điều gì đó rất khác so với những đứa trẻ bằng tuổi, cái điều đó tôi không cắt nghĩa được.



    Sau đó, thiên hướng của sư cô bắt đầu bộc lộ ngày một rõ rệt. Sư cô đã biết theo người ta lên chùa từ những năm 7, 8 tuổi. Cứ đi học ở trường thì thôi, về nhà là sư cô lại lên chùa, giúp đỡ các nhà sư và ngồi nghe giảng kinh phật, đôi khi sư cô lên đó chỉ để ngồi ngắm nhìn và cảm nhận khung cảnh tĩnh mịch và yên bình trong chùa. Sư cô không còn chơi với những đứa trẻ cùng tuổi nữa mà thường chìm trong những ưu tư, trầm mặc không ai hiểu được. Tất cả những biểu hiện đó đều không giống với những biểu hiện bình thường của những đứa trẻ cùng trang lứa khác. Ngay từ lúc đó, vợ chồng tôi đã bắt đầu lo lắng và lờ mờ cảm nhận được những suy nghĩ và sự lựa chọn của con gái mình. Nên mỗi lần sư cô đi chùa về, chồng tôi đều mắng và tìm mọi cách hạn chế con gái, vì theo ông ấy, hướng thiện là tốt, nhưng một đứa trẻ lên 8 thì chưa cần hướng thiện như thế. Nhưng sự ngăn cản của vợ chồng tôi chẳng ngăn được ý chí của đứa con gái đã hướng cái tâm mình theo nhà phật. Năm sư cô lên 9 tuổi, sư cô về nhà nói với vợ chồng tôi, xin phép vợ chồng tôi cho được xuất gia tu hành. Chồng tôi sôi lên sùng sục, quát tháo ầm ĩ, cấm không cho con gái đi tu. Ông ấy còn dọa: Con mà đi tu thì đừng trách bố. Nhưng sư cô không sợ. Sư cô nhờ người nấu cơm chay cho ăn trong suốt hai năm trời, để gột rửa mọi bụi bẩn, muộn phiền của trần thế. Hai năm sau, sư cô lên chùa, xin được làm người tu hành.



    Ngày sư cô đi tu, chồng tôi vẫn đang thụ án trong trại giam sau vụ gây lộn với một nhóm giang hồ vì bênh anh rể. Ông ấy không có mặt để chứng kiến con gái mình xuất gia đi tu, gửi thân nơi cửa phật, nhưng tôi thì có mặt. Tôi nhớ hôm đó ngoài con gái tôi còn có một cô nữa cũng quyết định xuống tóc đi tu. Cô kia thì đi tu vì thất tình, bị người yêu ruồng bỏ, nhưng con gái tôi thì hoàn toàn chưa nhuốm bụi trần, chưa trải qua các cung bậc hỉ, nộ, ái, ố của cuộc đời. Sau này tôi nghĩ nó sinh ra có lẽ là để trở thành người của nhà chùa, sinh ra để sống một cuộc đời xa lánh trần tục. Con gái tôi đã mang căn tu trong người, nên đó là con đường duy nhất mà nó lựa chọn, con đường nó nhất định phải đi, không thể nào khác. Ngày hôm đó, tất cả mọi người có mặt ở đó đều khóc thương nó, tiếc cho nó. Tôi cũng không cầm được nước mắt. Chỉ mong con gái mình sẽ nghĩ lại. Nhưng nó không khóc. Mắt nó ráo hoảnh. Nó nhìn tôi rồi vái lạy tôi lần cuối, bảo là sau này con thành người tu hành rồi, bố mẹ có mất con cũng chẳng được vái lạy nữa. Đó là lần cuối cùng nó vái lạy tôi, lần cuối cùng nó gọi tôi là mẹ, lần cuối cùng nó xưng con. Từ ngày hôm sau, trở thành người tu hành, nó gọi tôi là cô, gọi bố là chú. Pháp danh của con gái tôi là Diệu Quang. Và kể từ ngày hôm đó, tôi cũng gọi con gái mình là sư cô Diệu Quang”.

    Sau khi sư cô Diệu Quang trở thành người nhà phật, Năm Cam đi tù về, thấy con gái mình đã xuất gia, dù rất đau lòng nhưng biết không thay đổi được gì, Năm Cam cũng chỉ còn biết cắn răng chấp nhận sự thật. Trúc “mẫu hậu” kể thỉnh thoảng bà và Năm Cam vẫn lên chùa nơi sư cô Diệu Quang tu hành để thăm nom sư cô, nhưng cả hai vợ chồng không còn được phép thể hiện tình cảm của bố mẹ dành cho con cái với sư cô Diệu Quang nữa. Trước mặt các tăng ni phật tử, hai vợ chồng ông trùm Năm Cam –Trúc “mẫu hậu” vái lạy sư cô Diệu Quang theo đúng lệ của nhà chùa. Nhưng Trúc “mẫu hậu”, bà không vái lạy bản thân con gái bà, mà vái lạy cái áo phật mà sư cô Diệu Quang đang mặc trên người.

    Tác giả bài viết: Quỳnh Hương

  2. #2

    Mặc định

    thật khâm phục sư cô Diệu Quang, từ nhỏ đã quyết tâm theo cửa Phật. Đối với sư cô, và cả đối với mình, chuyện sư cô xuất gia là một việc đáng vui chứ không phải là việc đáng buồn như mẹ của sư cô nói

  3. #3

    Mặc định

    đối với 1 số người thì xuất gia đó là chuyện vui mừng
    nhưng đối với nhiều người khác đó không phải điều đáng vui
    vẫn luôn như vậy mà

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Năm Cam - Canh Bạc Cuộc Đời (st)
    By thích tùm lum in forum Những vụ án nổi tiếng 1 thời
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 25-03-2011, 12:39 PM
  2. HẠNH CHÂN THẬT
    By splen in forum Tâm sự nhỏ to, chia sẻ, suy ngẫm
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 01-09-2010, 08:14 PM
  3. Giác Minh Diệu hạnh Bồ tát khuyến phát niệm Phật
    By luckyboy624 in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 24-08-2010, 07:35 PM
  4. Chuyện truy nã tên cháu ruột tàn bạo của Năm Cam
    By splen in forum Những vụ án nổi tiếng 1 thời
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 21-08-2010, 10:42 AM
  5. Địa Ngục Du Ký
    By 123456789 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 14-08-2010, 10:33 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •