kết quả từ 1 tới 9 trên 9

Ðề tài: TÌM HIỂU Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG THIÊN NHẢN

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Tam Đẳng Avatar của kinhvotu
    Gia nhập
    Mar 2012
    Nơi cư ngụ
    Cai quản cỏi A Tỳ
    Bài gởi
    3,182

    Mặc định TÌM HIỂU Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG THIÊN NHẢN

    Một trong những đặc điểm của Cao Đài giáo là Đấng Giáo Chủ vô hình vì thế biểu tượng thờ kính cũng khác các tôn giáo đã hiện diện trước kia. Nguồn gốc từ đâu Cao Đài giáo dùng Thiên Nhãn làm biểu tượng thờ kính và ý nghĩa là gì? Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu:

    I. LỊCH SỬ VIỆC THỜ THIÊN NHÃN:

    - Mồng 1 Tết Tân Dậu 1921, quan phủ Ngô Văn Chiêu, sau đàn cơ thiết lập tại Quan Âm Tự (Phú Quốc), khởi sự trường chay và học đạo với Tiên Ông.

    - Sau một thời gian, Tiên Ông dạy ông Chiêu suy nghĩ cách thờ. Ông Chiêu chọn chữ Thập nhưng Tiên Ông không đồng ý.

    "Tuy Ngài chịu làm đệ tử của Tiên Ông chớ chưa lập bàn thờ để thờ Tiên Ông, vì không biết phải thờ làm sao ? Một bữa kia Tiên Ông dạy Ngài phải tạo ra một dấu hiệu gì riêng để thờ. Ngài bèn chọn chữ Thập. Tiên Ông nói chữ Thập cũng được song đó là dấu hiệu riêng của một nền Đạo đã có rồi. Phải suy nghĩ và tầm cho ra, có Tiên Ông giúp sức. Ngài xin huỡn lại một tuần lễ để có ngày giờ suy nghiệm. Mãn tuần Ngài tầm cũng chưa ra.

    Một bữa sớm mai, lối tám giờ, Ngài đương ngồi trên võng phía sau Dinh Quận, bỗng đâu Ngài thấy trước mặt cách xa độ hai thước tây lộ ra một con mắt thiệt lớn, rất tinh thần, chói ngời như mặt trời. Ngài lấy làm sợ hãi hết sức, lấy hai tay đậy mắt lại không dám nhìn nữa. Đâu độ chừng nữa phút đồng hồ, Ngài mở mắt ra thì cũng còn thấy con mắt ấy mà lại càng chói chan hơn nữa. Ngài bèn chấp tay vái rằng: Bạch Tiên Ong, đệ tử biết rõ cái huyền diệu của Tiên Ông rồi. Đệ tử xin Tiên Ông đừng làm vậy đệ tử sợ lắm. Như phải Tiên Ông bảo thờ Thiên Nhãn thì xin cho biến mất tức thì". Vái xong thì con mắt lu lần lần rồi mất.

    Như vậy mà Ngài cũng chưa thiệt tin nên chưa tạo Thiên Nhãn mà thờ. Cách vài ngày sau Ngài cũng thấy y như lần trước nữa. Ngài cũng nguyện sẽ tạo Thiên Nhãn mà thờ thì con mắt tự nhiên biến mất."

    - Sau hai lần nhìn thấy Thiên Nhãn hiện ra, ông cầu cơ hỏi cách thờ phượng thì Tiên Ông dạy vẽ con mắt như đã thấy mà thờ và xưng danh là "Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát" rồi dạy ông gọi Tiên Ông bằng Thầy mà thôi.
    Như vậy thời điểm Đức Ngô lần đầu tiên nhìn thấy Thiên Nhãn là khi nào ?

    Trong một đàn cơ tại Cao Đài Hội Thánh, Đức Ngô có dạy:

    "Hôm nay chư đệ tử thiết lễ kỷ niệm để nhớ ơn Thầy và thay mặt Thầy mời chư đồng đạo các nơi quy tụ đến mảnh đất nhỏ hẹp nầy để đánh dấu lịch sử ngày Thượng Đế ban biểu hiệu cho Đạo Cao Đài trong kỳ ba ân xa …… Trong những ngày qua chí đến ngày nay, Tiên huynh nhận thấy lòng ưu tư và thiết tha đến ngày kỷ niệm nầy của chư hiền đệ hiền muội từ phái đoàn các nơi đến thành phần cá nhân đã vượt sóng ngàn khơi đến để tưởng nhớ và hân hoan ghi nhận nơi đã phát sinh di tích đạo Cao Đài."

    Vậy ngày 13 tháng 3 năm Tân Dậu 1921 là thời điểm lần đầu tiên Đức Chí Tôn ban ân cho Ngài Ngô được nhìn thấy biểu tượng thờ kính Thượng Đế trong Kỳ Ba đại ân xá.

    - Sau ba năm học đạo, một buổi chiều cuối tháng giêng Giáp Tý (Février 1924) ở mé biển ngoài Dinh Cậu, Đức Ngô được thấy cảnh bồng lai với Thiên Nhãn sổ ngay xuống một hàng có Nhựt Nguyệt Tinh. Đức Đông Phương Chưởng Quản có xác nhận:

    "Chí Tôn đã dùng một di tích đầu tiên nơi Dương Đông Phú Quốc và đã truyền giao cho Ngô Văn Chiêu nhận lãnh dấu hiệu Thiên Nhãn để làm biểu tượng thờ phượng trong đạo Cao Đài từ ấy đến nay."

    II. Ý NGHĨA VIỆC THỜ THIÊN NHÃN:

    Thờ Thiên Nhãn là thờ một con mắt trái với các ý nghĩa sau:

    1. Người bình dân thường nói "Trời cao có mắt" ý muốn nói Thượng Đế nhìn thấy tất cả mọi hành động, tư tưởng của mỗi người. Như vậy người tín đồ phải dặn lòng luôn thận trọng trong mọi cử chỉ, lời nói, ý nghĩ cho được chơn chánh. Thí dụ:

    Bài Kinh Ngọc Hoàng Bửu Cáo có câu:

    "Càn Kiện cao minh, Vạn loại thiện ác tất kiến."
    Dịch nghĩa: Ngôi Càn mạnh mẽ, cao vợi, sáng tỏ. Việc lành dữ của muôn loài đều thấy rõ.

    Bài Kinh Cầu Giải Bệnh có câu:
    "Trên Ngọc Đế mắt Thần soi khắp;
    Trí công minh sửa phạt phàm gian."

    Thánh giáo cũng có dạy:
    - Đức Lý Giáo Tông dạy:

    "Lưới Trời đất thưa mà chẳng lọt,
    Mắt Thần soi không sót mải hào;
    Ai người hiểu lý cao sâu
    Đừng rằng Tạo hóa cơ cầu trớ trêu."
    - Và Đức Chí Tôn :

    "Sách chép chữ khôi khôi Thiên võng,
    Đời ghi câu: lộng lộng lưới giăng;
    Nhặt thưa, mau chậm cân phân,
    Mựa rằng sơ sót, mắt Thần không sai …
    Đời hằng nói: Trời cao có mắt,
    Sách thường biên: Thái nhứt vô hình;
    Minh mông đồ sộ rộng thinh,
    Mà soi xét đủ tình hình thế gian."

    Hàng Thiên ân sứ mạng phải luôn nhớ lời của Đức Chí Tôn:

    "Nầy, Thầy nói cho các con biết rằng: Chẳng giờ phút nào mà mắt Thầy không chăm nom gìn giữ các con, Thầy đợi xem cho rõ coi cách các con lập vị mình dường nào."

    Như vậy người tín hữu Cao Đài, từ chức sắc cho đến tín đồ phải luôn tâm niệm như lời dạy của Đức Mẹ:

    "Họa chữ Tâm trên dòng Thiên Nhãn,
    Cho ma vương chẳng dám lăng loàn;
    Để con đường thẳng bước sang,
    Khỏi ai trì kéo đặng an tinh thần."

    Nghĩa là phải ý thức: trong lòng luôn chỉ có một con đường thẳng hướng về Đức Chí Tôn (Thiên Nhãn), lúc nào cũng nghĩ rằng: luôn luôn có Thầy ngự trị bên mình để cố gắng vượt qua những cám dổ của ma vương lục dục thất tình.

    2. Thờ Thiên Nhãn mang ý nghĩa Đại Đồng. Bất cứ dân tộc nào cũng có thể hoạ Thiên Nhãn để thờ mà không có sự so sánh khác biệt chủng tộc, màu da

    Đạt Tường
    (SƯU TẦM)
    (còn tiếp)
    Last edited by kinhvotu; 25-08-2012 at 10:35 PM.
    Tâm vốn bất sinh bất diệt, chỉ tại chúng sinh vọng thức lại tưởng là Tâm nên hóa Tâm mê

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. PHƯƠNG TU THỜI TAM KỲ PHỔ ĐỘ
    By kinhvotu in forum Đạo Cao Đài
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 22-07-2012, 12:50 AM
  2. Ý nghĩa của Hoa sen
    By tukt73_37 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 01-03-2012, 09:22 AM
  3. Ý NGHĨA NHỮNG LÁ CỜ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
    By biettatca in forum Văn Hóa - Phong Tục - Lễ Hội
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 08-09-2011, 09:39 PM
  4. Đạo Tạng Tử Vi Đẩu Số
    By VinhL in forum Tử Vi
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 17-06-2011, 12:22 PM
  5. Việt dịch đạo đức kinh và bàn luận
    By nhaply in forum Đạo Giáo ( Lão giáo, Khổng giáo, Nho giáo )
    Trả lời: 152
    Bài mới gởi: 09-05-2011, 04:19 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •