Trang 1 trong 5 12345 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 87

Ðề tài: Gương Mặt Thần Chết

  1. #1
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định Gương Mặt Thần Chết

    Nhân dịp đầu năm kính chúc các Huynh, Đệ, Tỷ, Muội mạnh khỏe, vạn sự như ý !!! Tại hạ ngẫu hứng viết tiếp câu chuyện thứ 5, xin mời quý vị cùng "nâng chén tiêu sầu..."

    GƯƠNG MẶT THẦN CHẾT

    Cổ nhân có câu “nhân tình con người là con dao hai lưỡi” – mấy cụ bà miệt vườn còn ngâm nga “Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm….ở xa không biết thì lầm…”, sách xưa còn viết “ núi cao sông sâu là hiểm mà lòng người còn hiểm hơn”….
    Con người ngày xưa mộc mạc chân chất còn như vậy thì con người hiện đại lại càng phải cần hơn hai gương mặt để tồn tại. Các chính khách, các doanh nhân… thậm chí phải có tới vô số gương mặt để đối phó với mọi tình huống, lúc thì quần chúng, lúc thì hội họp, lúc thì thượng cấp, lúc thì nhân viên, lúc thì đối tác, lúc gặp bạn bè, lúc phải thượng đội, lúc thì hạ đạp, lúc ở nhà với vợ con, lúc với thư ký hoặc bồ nhí……mỗi một trường hợp phải có một gương mặt sao cho phù hợp. Người bình thường….làm những công việc bình thường lắm khi cũng cần phải có vài gương mặt, tối thiểu là hai gương mặt để còn khả dĩ sinh tồn trong một cái xã hội đầy phức tạp.
    Thế còn Thần Chết ? không lẽ để tồn tại Thần Chết cũng phải cần đến nhiều gương mặt ?
    …………………………………

    Đó là một ngày đẹp trời, phải nói là một ngày rất đẹp thì mới đúng, trời quang, mây tạnh, làn gió thổi vi vu mát rượi, mục đồng dắt trâu về thong dong như trong cảnh thần tiên. Khu đây gọi là khu Mả Lò, con đường đây là con đường đất đỏ, ngọn gió này là gió từ phương nam thổi lại….phía dưới là cánh đồng đang vào mùa dưa bắt đầu chín tới, những trái dưa gang vàng ươm nằm ngổn ngang dưới ruộng nom như những con heo con đang nô giỡn. Hai bên đường nở rộ những bụi hoa dại trắng trắng li ti, lá cây nhiều khi lại bị phủ một lớp bụi màu đỏ lựng. những bụi cỏ may hồng hồng phất phơ trong gió. Lúc bấy giờ ĐHC và hai người bạn đang ngồi trên thảm cỏ, dưới một cây gòn cao vợi, những trái gòn nở xòe, bông gòn bị gió thổi bay phơ phất trong không gian càng làm cho cảnh vật thêm màu huyền ảo... Công việc vừa hoàn tất, đã có thể yên tâm mà uống vài xị đế hay ngả lưng nằm trên thảm cỏ mà ngắm bầu trời xanh cao vút.
    Ngồi đối diện là Tư Hường, một tay gạo cội trong nghề “đào mồ khoét mả”, nhưng đừng tưởng là y nghèo, y thuộc loại cũng có của ăn, của để. Y từng đi vòng quanh châu Á, châu Âu, ...từng ở bên Thái, bên Miên, nhất là y lại từng đi vào cái thời còn bế quan tỏa cảng, người Việt lúc đó như con ếch ngồi trong cái giếng, chẳng biết thế giới là cái gì… Y mơ được đặt tay lên vách Kim Tự Tháp là y đặt tay lên thật, mơ được đặt chân lên Giáo Đường Đỏ là y đặt chân lên thật. Chỉ có một lần y bị xộ, đó là cái lần y lén lút qua Ấn độ, được mấy ngày thì bị trục xuất về lại. Lần đó thiên hạ đã xầm xì “thằng Tư qua bển vào một ngôi đền Balamon tính chôm đồ quý, bị bắt quả tang phải quỳ lạy như tế sao” – “nó qua đó tính theo học Phép thuật, gặp phải Pháp sư cao tay rờ phía sau ót thấy có cái bướu “phản chủ”, cái tướng “lừa thầy phản bạn” nên đâu có thèm nhận…” – miệng lưỡi thế gian thêu dệt đủ thứ chuyện, còn Tư Hường thì chỉ cười khì “linh hồn ông cụ chắc hết độ tớ rồi…”. Tính y khoái bình dân, lúc nào cũng mặc một cái quần kaki cũ xì, sờn rách, còn cái áo thì đố ai biết là màu gì. Y lại nghiện thuốc hạng nặng, hai túi quần cất hai gói, túi áo ngực cũng cất một gói, còn trên mép lúc nào cũng phì phèo, hết điếu này châm điếu khác liên tục, chẳng cần phải dùng tới cây quẹt. Cuộc đời của y là cả một kho tư liệu, kỳ lên Đức Hòa, Đức Huệ tham quan mấy di chỉ khảo cổ, dẫn ĐHC vào trong chợ Đức Hòa ăn tô cháo cá với rau đắng, y nói “ tớ khoái nhất là vào trong chợ, không phải để mua đồ mà là để nhìn ngắm…chợ là một xã hội thu nhỏ, ở đó có tất cả mọi thứ thượng vàng hạ cám. Muốn hiểu rõ con người của một vùng nào đó thì khi đến nơi đó chỉ cần vào trong chợ, quan sát…đặc biệt quan sát những người đàn bà là có thể hiểu được vùng đất đó như thế nào…” – “đàn bà không lẽ quan trọng như thế..?” – “hiển nhiên rồi, chú thấy đó, đàn bà đẻ ra…đàn ông mà, mấy ông tướng ra trận hét ra lửa chứ ở nhà cũng sợ mấy bà một phép. Ở cái xứ mà đàn bà ra đường phải trùm kín mít thì đàn ông là hổ, là sói…còn ở xứ mà đàn bà tha hồ tung tác, ăn mặc hở hang thì đàn ông là cú, là quạ….Chú cứ nhìn xem, đàn bà ở chợ này còn lam lũ lắm, quanh năm mặc cái quần lãnh đen, cái áo bà ba bạc màu, nhưng họ vẫn cố mà bươn chải buôn bán để nuôi gia đình con cái, nuôi mấy ông chồng say xỉn…..Họ cực khổ hơn đàn ông nhiều.…”. Xem ra không phải ngẫu nhiên mà Tư Hường tuy rất giỏi nhưng không thăng quan tiến chức được, y có cái lối ăn nói rất vạ miệng nên Sáu Vĩnh kể “có lần định đề bạt lên trưởng phòng, nó viện lý do này lý do khác lần khần hoài, cuối cùng để thằng khác nhanh chân hơn chụp mất cơ hội”. Sáu Vĩnh đây chính là người ngồi bên cạnh, y cũng tài giỏi lắm, thuộc loại tay ngang, không có ăn học nhiều nhưng nhờ trời phú cho tư chất thông minh, hoạt bát nên xem ra thành công hơn Tư Hường. Y to cao, đẹp trai, mồm mép nên có cái diễm phúc lọt vào mắt cô con gái rượu của một quan chức. Cô con gái tuy nhan sắc tầm thường nhưng được cái rất biết chiều chồng, săn sóc từng ly từng tý, còn mua cho Sáu Vĩnh chiếc Cúp Nữ Hoàng đỏ chói chiều chiều chạy đi uống cà-phê cho thiên hạ lác cả mắt. Mua là thế nhưng lại sợ chồng có bồ bịch nên chị ta kiểm soát rất kỹ, chỉ phát tiền đủ uống ly cà phê và 5 điếu con mèo hút trong ngày. Vì thế sau lưng y cũng khối kẻ dèm pha, ghanh ghét “thứ đồ chó chui gầm chạn ấy mà…chứ hay ho gì ?”. Y lấy vợ đã hơn năm sáu năm mà chưa tòi ra được mống con nào làm sau lưng y lắm kẻ nhiều phen khoái chí “cái thứ ăn ở thất đức nên làm sao mà có con được…”…miệng lưỡi thiên hạ đúng là sắc như đao như kiếm, hiểm độc như rắn như rết…khi cần nhờ vả thì ngọt còn hơn mật ong chính hiệu, còn khi đã ghét rồi thì ôi thôi…đến ma quỷ cũng còn phải cong đuôi mà chạy. Thế mà Tư Hường lại nói “chúng nó chửi mình như vậy nên mình còn đất mà sống, còn những kẻ cứ khen mình tới tới thì phải coi chừng, chết lúc nào không biết…”. Quần thảo với y cũng nhiều phen, từ Sài Gòn đến Mỹ Thơ, qua Long An, rồi Cần Thơ, Sa Đéc, Cà Mau… Bôn ba hết mảnh đất chín rồng, đụng đủ thứ mả hồi, mả dựng, mả kết, mả táng, mả xuôi, mả ngược, mả miêu, mả ngựa… rồi Bù Đăng, Bù Đốp, đến Đăkmin, Đăklắc… xuống tới miền Đông “Mã Đà Sông Bé anh hùng tận”, đến Mỹ Sơn, Hội An, Sa Huỳnh…ghé thăm Cố đô đang hồi tàn tạ “rường xưa mối cũ giờ đã đổ, chỉ có lại đây miếng gạch thừa…”. Qua tận Bắc Thái, Hà Giang, nhìn những dãy núi đá cao vời vợi mà bàng hoàng khiếp sợ…rồi lên Lai Châu, Sơn La…Chùa Hương, Chùa Thầy, nhìn nam thanh nữ tú dập dìu :
    Gái chưa chồng trông hang Cắc cớ
    Trai chưa vợ trẩy hội chùa Thầy

    Đến Kinh Đông, Kinh Bắc,… mò đến tận xứ “non xanh nước biếc” mà chiêm ngưỡng cái giếng ngày nào đã vớt được một viên ngọc lưu ly to bằng cái đấu bảy màu lung linh huyền ảo tương truyền chính là “truyền quốc ngọc tỷ” của Thái hậu Dương Vân Nga dâng cho Lê Hoàn, để rồi rơi vào tay Lê Long Đỉnh cũng phải chịu cảnh mất nước…“thế viên ngọc ấy đâu rồi nhỉ ?” – “chỉ có trời biết, chỉ có đất biết…nếu anh nói cho chú biết thì đầu anh chắc không còn trên cổ…”. Dấu chân Tư Hường dẫm nát cả mọi miền, tiếng xấu có ở khắp nơi “bọn nó nói tớ mà đái trúng cây chuối là cây chuối có bầu đó…” – “thế anh có để rơi rớt nơi nào không ?” – “hồi xưa ở Cà mau có quen một bà… thôi đừng nhắc chuyện cũ mà làm gì !”.
    Chuyện cũ thì không nhắc nữa, mà bây giờ nhắc sang chuyện mới….
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  2. #2

    Mặc định

    Cám ơn Huynh ĐHC đăng thêm 1 câu chuyện cuốn hút nữa , chúc cảm hứng của Huynh thật dồi dào
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Cái ngày đẹp trời nhiều khi lại là cái ngày định mệnh. Ai có thể biết trước được định mệnh sẽ tới vào lúc nào? thần chết sẽ gõ cửa vào lúc nào? Trời hôm ấy đẹp quá nên sáu tay du kích xã đào thật hăng hái…từng nhát cuốc từ trên xuống băm nát luôn một phiến đá thạch anh trắng dày độ hai ly, ngang khoảng tám tấc, dài chừng một mét rưỡi. Đúng ra chỉ có năm người thôi, vì Hai Đụi đã xỉn quắc, lủi ra bụi chuối nằm một đống. Mới chỉ có chín giờ sáng mà không hiểu sao mấy tay du kích đều đã ngà ngà cả. Bảy Bụng nói : “Hồi hôm nhậu tới khuya nên sáng ra đây cuốc đất cho nó giã bớt rượu, hổng dè đào hăng quá nên khi thấy có cái gì trăng trắng mới dừng lại thì đã băm nát nó rồi…” – Tư Hường không có ở đó, Sáu Vĩnh cũng không có ở đó, chỉ có ĐHC và “Lý Thông” chịu trách nhiệm giám sát công trình, thấy đã xong việc rồi nên bỏ đi uống cà phê, không dè… Lý Thông than thở “chỉ sơ sẩy một chút thôi là có chuyện…”. Mà quả thật, công việc đã xong rồi, đã kết thúc, mấy tay du kích say xỉn, rảnh rang rủ nhau đào bới lung tung ở bên ngoài không dè lại lại trúng phải một di tích mới, khác hẳn di tích vừa hoàn thành nên cũng chưa biết nó là cái gì ?
    Đến trưa thì Tư Hường mới lặc lè xuất hiện, nhìn hiện trường vừa đào y lắc đầu nói “cũng may Sáu Vĩnh đi Hn họp gấp rồi, chuyện này nhớ bỏ qua đừng ghi vào nhật ký đào” – “Nhật ký đào” là một phần quan trọng của công việc khảo cổ, đòi hỏi người giám sát lúc nào cũng phải ghi từng chi tiết quá trình đào bới. Khi gặp hiện vật thì đo độ sâu, xác định vị trí, địa tầng để từ đó mới rút ra kết luận và sau này xác định được hiện vật nói lên điều gì, là thật hay giả…Bọn Tư Hường , Sáu Vĩnh , Lý Thông chỉ là những chuyên gia đánh mướn, còn chủ nhiệm công trình thực ra là một người khác, người này chẳng mấy khi xuất hiện vì thế cái “nhật ký đào” tha hồ vặn vẹo sao cũng được.
    Lúc bấy giờ chỉ còn có Tư Hường, Lý Thông và ĐHC. Tư Hường chép miệng nói “công trình đã nhiệm thu rồi…chỗ này là nằm bên ngoài di chỉ nên nếu đào thì cũng hết kinh phí , hơn nữa muốn đào tiếp thì cũng phải xin giấy phép khai quật, chờ xin được cái giấy phép thì mấy tay du kích xã cũng đào tung chỗ này thành cái ao rồi…”. Lý Thông ngồi săm soi mấy miếng đá thạch anh vỡ vụn, thực ra y chỉ có cái tên là Thông thôi, còn họ là Nguyễn, Trần, hay Trương…gì đó – “việc đã như vậy rồi không đào nữa cũng không được, tuy thời gian đã hết nhưng cũng có thể kéo dài thêm năm ba ngày, hiện trường nới rộng thêm chút ít cũng không ai biết gì, tiền bạc cũng còn đủ để chi phí…”.
    Chiều hôm đó, trong lúc ngồi uống cà phê, Tư Hường nhả khói liên tục, phiến đá thạch anh đúng là một kỳ tích, nhất là nếu nó có khắc hay ghi chữ gì đó, hoặc có ghi dấu hiệu, ký tự trấn yểm cái gì đó bên dưới…bây giờ nó chỉ còn là một đống nát vụn, không còn biết đó là gì ? Tư Hường gặp chuyện này y rất bực bội, càng bực bội y càng hút dữ, nhả khói còn hơn cái máy tàu nữa.

    Đến tối, Lý Thông kêu ĐHC ra nói nhỏ “hồi chiều tui đã hỏi ra được chỗ đó là gì rồi….ông có nghe kể chuyện ở đây có một đứa con gái tên là Đẹt bao giờ chưa?”
    Nghe nói đến cái tên Đẹt, bất giác rùng cả mình. Đối với những nhóm chuyên đi đào mộ, đào cổ vật thì điều đáng sợ nhất, khủng khiếp nhất chính là gặp phải những ngôi mộ có “thần giữ cửa”,… nếu gặp thì cầm chắc là chết, mà là một cái chết không toàn thây, toàn mạng, nhiều khi chết cả nhà, cả làng, cả xóm….Biết là kinh khủng như thế mà khi gặp vẫn cố đào bới, tìm kiếm chỉ vì chính những nơi như vậy mới có được những đồ thật trân quý, những món đồ độc nhất vô nhị, lòng tham đúng là làm con người mờ mắt, làm con người trở nên không biết sợ….
    - Có nghe phong phanh về chuyện con nhỏ này, hình như nó trong băng chuyên đi đào trộm mộ của Huỳnh Đỏ thì phải?
    - Ông có biết là cả băng đó chết hết rồi không?
    - Nghe nói con Đẹt cũng chết lâu rồi mà ?” – “mới chết hồi năm ngoái, nó là đứa chết cuối cùng trong cái băng đó thì phải…”
    Nghe Lý Thông nói đến đó, bất giác nhớ lại hồi chiều bỗng dưng Tư Hường hỏi một câu rất vu vơ “chú có nhớ hồi ra Bắc đào nhằm ngôi mộ bên dưới cây Gạo không?” - Tư Hường kinh nghiệm quá nhiều, hồi sáng đào phải phiến đá thạch anh kỳ lạ y đã nghi là đào nhằm phải một ngôi mộ cổ rồi, có điều không hiểu sao toàn bộ ngôi mộ này lại bị chìm trong lòng đất mới là kỳ? Từ vụ này y mới liên tưởng đến lần ra Bắc, lần đó cũng đào nhằm phải một cái quan tài chôn luồn dưới gốc một cây Gạo.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  4. #4

    Mặc định

    cháu để ý thấy mộ cổ nào cũng chôn gần mấy cây gạo hết mà đều có thần giữ cũa

  5. #5

    Mặc định

    có lần bác cháu kể khi ra bắc dc thám gia 1 đoàn người Hoa đi lấy của ông trưởng đoàn dứng trứoc cấy gạo to mưa gió ko sao sập hô to cái cây gạo bóc rễ và nhiuề hủ vàng xuất hiệnhủ rất to và trong các hủ hình như đều có xác trên tiền

  6. #6
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Lúc đó là buổi chiều, tiết trời mới chuyển sang đông, bầu trời bao phủ một màu xám xịt, làn gió se se lạnh, mưa phùn rơi lất phất. Tư Hường và ĐHC đứng bên cái giếng làng – Cái giếng làng bên cây gạo to lớn xù xì – Từ lâu đã nghe đồn cây Gạo này ma dữ lắm… Xung quanh giếng mọc đầy những bụi cây duối dại, thường hay có rắn Mai Gầm trong những bụi duối dại như thế này.
    Ngôi làng này là làng G, nằm bên cạnh là hai làng T và N – cả ba ngôi làng này cùng có một con đường lát gạch nho nhỏ chạy xuyên qua, con đường làng này rất quanh co, khúc khuỷu. Đình làng G nom thật cổ kính, trước cổng lát ba phiến đá to, bên cột có hai con nghê đá nằm chầu. Đình không một bóng người, phía sau có một cây đa cổ thụ, ngoài sân lại có một cây bàng, vào mùa này lá cây chuyển sang màu đỏ lựng, lá rụng đầy sân càng làm tăng cảm giác buồn bã thê lương. Trời chưa tối mà đã thấy đóm đóm bay lập lòe, lập lòe. Bên cạnh đình là cái giếng làng, gọi là giếng nhưng nó to như cái ao vậy, có bậc thang bằng gạch đi xuống hẳn hoi. Mặt nước trong veo, phẳng lặng như một tấm gương, chỉ có một vài đám bèo hoa nhỏ. Ngày xưa khi quân pháp bắt được một người vệ quốc quân, khi đi ngang qua đây ông đã nhảy xuống cái giếng này tự tử. Nghe đồn ông vệ quốc quân này rất linh hiển, mấy lần trẻ con nghịch ngợm rớt xuống giếng, lúc sắp chết đuối lại được ông đẩy lên bờ.
    Phải chi mà là mùa hè thì đã được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những bông hoa Gạo có màu đỏ ối, còn vào mùa này cây đã trở nên trơ trụi, gốc cây xù xì nom càng thêm phần ma quái. Cây Gạo này ma nổi tiếng, có lần, vào một buổi tối, tay bí thư chi bộ xã đi ngang qua thấy một cái cục tròn đỏ lòe trên cây, cái cục đỏ đó đột nhiên phóng xuống lao thẳng vào, báo hại tay bí thư chi bộ lần đó phải chạy thục mạng, rớt cả cái túi dết lẫn đôi dép râu. Đó là thời kỳ chiến tranh, chuyện ma quỷ chỉ là đồn thổi thôi chứ đố ai dám nói, dám kể, còn bây giờ cái người mời Tư Hường đến mọi người gọi là ông Cả Quận.
    Đi tìm của cải chôn giấu là một chuyện vạn bất đắc dĩ, đằng sau cái của cải đó nhiều khi là cả một tội ác, đến khi mang được nó lên rồi thì sự tranh giành nó lại tạo thêm nhiều cái ác khác nữa, - nếu bạn là người mang nó lên, không lẽ bạn không phải trả nghiệp ? Thế nhưng điều gì đã khiến Tư Hường xuống giúp Cả Quận, phải nhiều năm sau việc này mới có thể biết rõ.
    Cả Quận là người có vai vế trong làng nên ông ta mới làm được chuyện này. Gốc là địa chủ thứ thiệt, cái thời “cải cách ruộng đất” Cả Quận chỉ bị “vặt” trụi râu trụi tóc, còn cái mạng không hiểu sao lại may mắn không bị “vặt” nốt. Nhưng mấy lần đấu tố cũng đủ làm Cả Quận sợ đến vãi cả linh hồn, đi không dám ngẩng mặt, nói không dám mở miệng… Sau này ông ta có hai người con trai đi bộ đội hy sinh trong thời chống Mỹ, nên gia đình nghiễm nhiên trở thành “gia đình liệt sĩ”, thoát được cái tiếng là “địa chủ cường hào ác bá”. Còn bây giờ thì cái gốc địa chủ của ông ta càng được mọi người trong làng nể trọng. Dòng dõi địa chủ có khác, đi đứng đâu cũng đường bệ, nói năng lại khoan thai, lúc nào cũng có đầu có cuối, đâu phải tự nhiên mà ai cũng gọi là Ông Cả Quận. Ngoài hai người con đã mất, ông ta còn một người con trai bị khèo từ nhỏ tên là Quýnh, mọi người trong làng gọi là “Quýnh khèo”. Còn một cô con gái phải nói là đẹp nhất làng, nhưng bây giờ vẫn chưa có chồng. Cô ta luôn phải ở tuốt nhà sau nấu cơm, rửa bát, nuôi lợn, quét nhà… Cả Quận không cho lên nhà trên, khi nào cần lắm ông ta mới gọi “cái Quý đâu rồi, mau lên cho thầy bẩu”, thì lúc đó cô Quý “đẹp người đẹp nết” mới dám đi lên. Cái đầu óc phong kiến hạng nặng của Cả Quận phun ra một câu xanh rờn “Đàn bà mà được cái tích sự gì, chỉ thêm rách việc”.
    Buổi sáng ngồi uống chung trà, Cả Quận mới bảo “ thằng Quyền, thằng Quyết đi bộ đội, hi sinh trong chiến trường miền Nam nên được tiếng là gia đình liệt sĩ, chính quyền vì chuyện này trở nên dễ chịu, chứ như hồi xưa làm gì cũng khó. Hồi đó có được manh áo vá, bát cơm ăn với bắp chuối là may rồi, nhiều khi cả gia đình quây lại ăn cơm độn với sắn, chỉ có mấy trái cà pháo. Bây giờ khá hơn thì chỉ còn mỗi thằng Quýnh thì lại vừa khèo vừa khùng, vừa khùng vừa khèo. Có lẽ do hồi nhỏ nó hay chơi bên cây Gạo. Nhà ở ngay cạnh cái cây này, vào mùa hoa rụng nó suốt ngày theo đám trẻ con nhặt hoa Gạo rơi, miệng nói lảm nhảm, hỏi đến thì nó giả nhời “con nói chuyện với cây gạo”, có lẽ nó bị con ma cây gạo nhập cũng nên…”.
    Cả Quận tin rằng xung quanh ngôi nhà chắc chắn có chôn dấu của quý, bởi vì suốt bao nhiêu năm nay ông ta nằm mơ thấy nó, bây giờ về già, ông lại càng cố tìm để chết đi còn được nhắm mắt. Cũng có mấy nhóm đến đây tìm rồi, nhưng nghe hơi có ếm “thần giữ cửa” đều chối từ. Có nhóm đào được nửa chừng trong bọn bỗng có người lăn ra chết bất đắc kỳ tử nên cũng xin thôi. Cả Quận đành phải nhờ đến Tư Hường. Lần đó đào ở bên cạnh gốc cây Gạo, sâu xuống hơn năm mét thì bất ngờ gặp một cỗ quan tài chôn nghiêng 45 độ, một phần của cỗ quan tài đen sì này luồn sâu vào bên trong gốc cây, không lẽ của cải chôn giấu ba đời nhà Cả Quận lại là cái cỗ quan tài này?
    Nếu thế thì dòng họ nhà Cả Quận tuyệt tự là phải rồi.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  7. #7
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Cái chuyện mơ mộng chỉ là một kế sách của Cả Quận, thực ra ông ta làm theo lời dặn dò của cha trước khi mất, xem ra cả mấy đời dòng họ nhà Cả Quận đã bỏ công sức cho việc này nhưng chưa thành công. Phần vì chiến tranh, phần vì sợ chính quyền dòm ngó, có đào được thì chưa chắc đã có thể giữ được nên công việc không được thực hiện liên tục. Lần này ông Cả Quận sợ mình sắp chết, còn mỗi thằng con trai bị khùng thì coi như di chúc của ông cha không còn ai làm nữa, nên ông ta quyết tâm tìm cho bằng được. Cái lời đồn về “thần giữ của” không biết ở đâu mà có, có khi do Cả Quận tung ra cũng không chừng. Có điều lần đào vừa rồi tay trùm cũng là một Địa sư khá nổi tiếng...Buổi sáng hôm đó thằng Quýnh chạy vào, nó khoe với Cả Quận “Thày ơi, có con chim trên cây Gạo tự nhiên nó sa xuống tay con”, Cả Quận nhìn thấy con chim bất giác giựt mình, con chim đó chính là con chim Lợn, cái mặt nó tròn quay, hai mắt nhắm nghiền, có lẽ trời sáng mắt nó bị chóa nên mới sa vào tay thằng Quýnh. Đúng là điềm trời báo trước. Tối hôm đó ông thầy địa lý nằm ngủ ngay trong nhà Cả Quận đến sáng hôm sau thì đã trở thành một cái xác lạnh ngắt. Vụ việc đâm ra trở nên phiền phức vì chính quyền tới lui để điều tra, rồi bên ngoài tiếng đời đồn thổi “một xé ra mười” nên bẵng đi hàng mấy năm làm Cả Quận điêu đứng và chẳng có nhóm nào dám đến tìm của nữa.
    Lần này Tư Hường cho đào thật sâu xuống gốc cây Gạo, xuyên qua lớp cát và lớp than củi thì phát hiện ra cái quan tài chôn theo thế đầu chúc xuống dưới, cái này người ta gọi là “mả dựng”. Thường người thành niên chết bất đắc kỳ tử mà còn là đồng nam (điều này rất hiếm), không cam chịu mà hay về quậy phá thì gia đình phải cải táng chôn đứng cái quan tài, đầu phải chúc xuống. Nhìn kiểu dáng cái quan tài thì chắc nó đã được chôn trên trăm năm rồi, ký ức về nó hầu như không còn ai nhớ nữa. Hồi mới chôn chắc nó không ở vị trí sâu như vậy, nhưng thời gia đã làm nó ngày một lún xuống và nghiêng hẳn một bên, cái này còn gọi là “mả động”, rất nguy hiểm cho những người sống xung quanh. Xem ra những lời đồn về ma ở cây gạo này không phải là ngẫu nhiên mà có.
    Gặp phải “mả dựng” thì phải lấp đất lại ngay, sau đó lập đàn cúng tế, nếu không thì phải có pháp sư cao tay làm phép trấn yểm, lại phải xây một cái miếu để thờ hương khói. Đến lúc này thì Cả Quận mới nhớ ra là hồi xa xưa lúc ông còn là một đứa trẻ nơi đây cũng đã từng có một cái miếu, qua năm 45 nạn đói xảy ra, người chết chất đống bên gốc cây gạo, rồi không hiểu sao tới thời cải cách thì cái miếu bị phá mất.
    Trước lúc đào ĐHC đã đưa cho cha con ông Cả Quận hai tấm phù nhỏ bằng gỗ đeo trước ngực để “hộ tâm”. Những tấm linh phù này là đồ gia bảo của Tư Hường, chỉ các pháp sư người Hoa mới biết, mới có, mà Tư Hường thì đích thị là người Việt gốc Hoa rồi. Đúng ra y có bố là một ông thầy địa lý người Tiều còn mẹ thì là người Việt, hai ông bà gặp nhau ở tận xứ Cà Mau. Ông Văn Tích Chúc là người của Thiên Địa Hội, chạy loạn qua đây chỉ có hai bàn tay trắng, nhưng ông biết coi phong thủy, địa lý nên đoán được vùng đất nào có thể đại phát. Chưa đến chục năm ông đã dựng được một cơ ngơi kha khá và lấy được vợ. Tư Hường là người con thứ tám trong gia đình cả thảy 14 anh chị em. Y có cặp mắt hí hí, đôi môi mỏng quẹt, hai mép trễ xuống còn cái trán thì sói sọi, lỗ mũi khoằm khoặm. Nom mặt y nhìn giống như Tăng Quốc Phiên của Thanh triều vậy, đó là một gương mặt nhìn thấu cả tâm can người khác, đố ai có thể qua mặt được. Nhưng Tư Hường từ nhỏ đã thoát ly gia đình, theo Việt Minh nên không học được ở cha bao nhiêu. Trong nhà chỉ có người anh thứ sáu là theo nghề của dòng họ, nhưng về sau ông lại lên núi tu hành, không lấy vợ và cũng không dính gì tới trần thế nữa nên xem như sở học của ông thầy Văn Tích Chúc là thất truyền.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  8. #8
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Có rất nhiều kiểu “Thần giữ cửa”, ví như thần canh giữ đền đài, thần canh giữ kho tàng binh khí, thần canh giữ kho tàng là các đồ vàng bạc trân quý của vua chúa, thần canh giữ các mỏ quặng, thần canh giữ cả một vùng đất… Mỗi một vị thần đều có một cách tạo tác khác nhau tùy theo vị Pháp sư. Có một điều chung nhất là khi kêu gọi âm binh hay quỷ thần đều phải thực hiện các nghi lễ hiến tế. Đặc biệt “thần giữ cửa” đền đài, thành quách thường phải hiến nhiều trinh nữ sùng đạo và các trinh nữ này chấp nhận hy sinh một cách tự nguyện.
    Riêng cái cách trấn yểm “thần giữ cửa” kho tàng trân quý là một việc làm hết sức tàn bạo mà chỉ có các pháp sư người Trung Hoa mới nghĩ ra được để phục vụ cho đám vua chúa, quan lại thống trị, tuyệt nhiên người Việt không có vụ này, vì thế cách hóa giải cũng chỉ các pháp sư người Hoa mới biết được tường tận. “Thần giữ cửa” thường là một cô gái đồng trinh, cô gái này được chay tịnh hàng tháng trời và phải tắm bằng thứ nước có ngâm tẩm những hương liệu đặc biệt. Sau đó trinh nữ bị ép buộc ngậm trong miệng một củ “thiên niên tuyết sâm”, mắt và miệng sẽ được hàn kín bằng nhựa hổ phách. Trinh nữ bị cột ngồi trong tư thế bó gối trên một tấm gỗ dầy, hai tay quặt ra sau lưng choàng lấy một thanh gỗ dài có ghi những chữ bùa do pháp sư đích thân dùng “xạ mực” để viết. Sau đó trinh nữ lúc này đang còn sống sẽ được trang trọng đặt ở nơi hội tụ linh khí nhất trong kho tàng, trên đầu sẽ đội một ngọn đèn cháy trong 7 ngày. Kho tàng hay huyệt mộ sẽ được lấp lại, như vậy cô gái xem như bị chôn sống và sẽ trở thành “thần giữ cửa”, có nhiệm vụ vật chết bất cứ người nào xâm nhập kho tàng, chỉ có vị pháp sư trấn yểm là biết được cách hóa giải. Thực ra bí quyết là ở chỗ “thần giữ cửa” chỉ giữ cửa thôi chứ không “giữ của”, tức là nếu lúc “đi xuyên qua cửa” mà thần không nhận ra được thì xem như không có vấn đề gì xảy cả. Ngoài cách dùng thần quyền, âm binh để giữ mộ, người xưa còn dùng vô số các cách khác nữa. Ví như đổ hàng triệu mét khối cát vào bên trong và che phủ ngôi mộ, gặp cách này thì không thể đào trôm được vì đào đến đâu cát sẽ đổ xuống đến đó. Có khi họ xây những bể thủy ngân khổng lồ, hơi độc của nó bốc lên giết chết tức thì bất cứ ai xâm nhập vào ngôi mộ. Có những ngôi mộ xây chìm hẳn trong hồ nước sâu cả chục mét, kẻ trộm vô phương vào được.
    Ít có người biết rằng loại gỗ dùng để trấn yểm trong việc này không phải là gỗ thường mà bắt buộc phải là một loại gỗ rất đặc biệt, có những tính năng tâm linh phi thường mà nếu không dùng thứ gỗ này thì việc trấn yểm “thần giữ cửa” sẽ không thành công. Loại gỗ này có tên là Trắc hương, người Việt còn gọi là Trắc thối, Huê xà, hay cây Sưa…nó có vân màu vàng nhạt, lõi màu đỏ thẫm, để tự nhiên có mùi thơm như trầm, lan tỏa xa hàng chục mét và âm ỉ thơm trong nhiều ngày. Thứ gỗ này có vân bốn mặt, khi đưa nghiêng ra ánh sáng thấy óng ánh 7 màu đẹp như xà cừ. Vua chúa Trung Hoa dùng gỗ này để xây cột và kèo trong cung đình. Nếu dùng làm “Long sàng” thì sẽ duy trì cho người nằm không bao giờ bị cảm cúm, đau lưng, nhức mỏi, và một khả năng tình dục lâu dài. Các quan tài ướp xác của các hoàng đế đều dùng loại gỗ này, bên trong phủ bột gỗ, trải qua hàng ngàn năm nó vẫn như nguyên, không hề bị mối mọt hay mất mùi, xác giữ được lâu, không bị phân hủy, linh hồn người chết mau được siêu thoát, đem lại điều may mắn hiển đạt cho dòng họ. Ngọn đèn đội trên đầu trinh nữ chính là thứ bột gỗ này trộn với nhựa thông và “xạ hương” của một con cầy vàng, khi cháy sẽ tỏa ra một mùi thơm mạnh khủng khiếp, diệt sạch tất cả các loại vi khuẩn trong huyệt mộ. Thứ gỗ này khi đốt lại không cho bột đen mà bột của nó lại có màu trắng đục, cực kỳ mịn, khi đốt để một chậu hoa Mẫu đơn kế bên sẽ tỏa mùi hương vô cùng quyến rũ.
    Chính vì thế tấm linh phù khắc chế “Thần giữ cửa” bắt buộc phải làm bằng loại gỗ này, và dùng phần lõi có màu đỏ sậm, đó là lý do vì sao nó rất khó có. Hơn nữa khi sử dụng pháp sư phải dùng loại xạ mực để viết chữ bùa và tên của người sẽ đeo nó. Loại mực này đắt như vàng, có thể dùng làm thuốc uống, bên trong có pha trộn rất nhiều xạ hương và bột vàng nên mùi thơm của nó tràn ngập cả không gian, khi viết thứ mực xạ này lên tấm phù, mùi của nó lại càng lan tỏa nhiều hơn nữa. Tùy theo từng trường hợp,tấm phù được đốt trước hoặc sau khi khởi sự. Chính cái “mả dựng” đã làm linh cảm của người Địa sư bị sai lệch, dẫn đến phải tổn phí rất nhiều công sức và tiền bạc, thậm chí trả giá bằng cả sinh mạng.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  9. #9
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Sau khi nghỉ ngơi vài ngày thì công việc bắt đầu lại. Lần này phải xác định phương hướng thật chính xác bằng nhiều cái La bàn và căng dây chia ô, đánh dấu và ghi chú kỹ lưỡng, dùng máy quan trắc đo độ cao và đào các hố thám sát để xác định địa tầng, treo dây dọi và dùng que để định vị các tia xạ. Khu vực này nhìn chung thuộc loại đất phù sa cổ, sâu xuống phía dưới có rất nhiều than củi nhưng chưa đủ thời gian để biến thành than đá, có nhiều chỗ pha cát, khả năng nơi đây nằm trên vết nứt thuộc lưu vực sông Hồng, một dạng long mạch mà ngày xưa Cao Biền đã từng trấn yểm mà không được, nếu đúng như thế thì khả năng có kho tàng là rất lớn. Sau hơn năm ngày thám sát cật lực, cuối cùng thì cũng giả định được vị trí có khả năng chôn giấu nhiều nhất, chỗ này nằm trong vườn nhà, cách khá xa cây Gạo nơi có cái “mả dựng”.
    Sau mấy lần đào thất bại, chẳng còn con cháu nào dám theo Ông Cả Quận, đành phải thuê ba thợ đấu bên ngoài là Bình Sứt, Tiến Chài và một tay thương binh là Thắng Còi.
    Bình Sứt không phải bị sứt môi, mà là do con của ông Tám Sứt nên mới có tên là Bình Sứt, tuy còn nhỏ tuổi nhưng rất lẻo mép “Thầy U nhà cháu cho cháu đi làm với các bác, ngày được ăn hai bữa cơm có trái cà pháo, có con săn sắt rán vàng là Thầy U mừng lắm rồi, ông Cả cần gì chỉ nói một tiếng cháu xin sẵn sàng làm hết ạ”. Tiến Chài thì có cặp mắt láo liên, chắc là người của phe nào đó trong làng cài vào, việc Cả Quận đào của chôn giấu tuy hết sức bí mật nhưng người trong làng chắc cũng đã biết. Còn Thắng Còi thì nhỏ con, ốm nhách, mỏ dơi, tai chuột, lúc nào cũng mặc cái áo bộ đội cũ xì, đầu đội cái nón cối, chín phần mười là “tai mắt” của chính quyền. Cả Quận hiển nhiên là tương kế tựu kế, dùng cả hai tên để cho chúng canh chừng lẫn nhau.
    Khó có thể biết được kho tàng nào là có phù phép trấn yểm và kho tàng nào là không, nên khi khai quật cứ nên phòng bị cho chắc chắn. Vì thế từ sáng sớm Ông Cả Quận đã chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ cho lễ cúng. Một cái bàn trải khăn đỏ, một cặp nến đại, bảy cốc riệu trắng, con gà sống thiến luộc vàng ươm, một mâm ngũ quả gồm nải Chuối, quả Phật Thủ, Đào, Lê, Cam và mấy quả Bòng, vàng mã kim tiền đầy đủ, chỉ chờ đúng giờ ngọ là động thổ. Ngoài ra Tư Hường còn bắt Cả Quận cố tìm cho được hơn chục chậu hoa Hải Đường để khắp trong vườn. Hôm đó may sao trời không mưa mà lại hoe hoe nắng, thời khắc đang tốt đẹp thì mới khoảng hơn mười giờ nghe phía xa xa gần sân đình trở nên ồn ào. Thì ra một bà ở đó tên là Nụ, buổi sáng bà ta giặt đồ mang ra phơi ngoài sào, mới có một lát ra xem thì thấy đâu mất mấy cái quần nên tức quá chửi bới om sòm “tiên sư bố thằng lào con nào đang tâm lấy mất cái quần của bà, bà mà bắt được thì bà cho mày đội lên đầu cái quần của bà… Con nào lấy cái quần của bà mặc đi ra đường thì bị xe cán chết thây phanh làm ba, làm bốn, mà ở nhà thì bị chết tươi, hộc máu mồm máu mũi… mày ăn không ngon , mày ngủ không yên...bà trù cho cả tam đại dòng họ nhà đứa lấy quần của bà phải chết đường, chết chợ, chết sông, chết suối…”. Bà ta chống nạnh đứng chửi vang khắp cả làng, đến cao trào bà ta nhảy dựng lên, hai tay vỗ phành phạch vào hai đùi, tru tréo thêm một hồi. Cái lạ là bà ta cứ ngó về phía nhà Cả Quận, nơi có đám thợ đấu là Bình Sứt, Tiến Chài…đang đứng, đang kê bàn chuẩn bị thắp hương làm lễ, nên Cả Quận giận tím cả mặt mà đố dám nói gì. Chắc có bọn nào tư thù với Cả Quận gây ra việc này. Đúng là cái điềm chẳng lành trước lúc khởi sự. Còn Tư Hường đứng xem một hồi thì như bị nhập tâm hay sao, lúc quay vào mặt đỏ ké, miệng lảm nhảm “tiên sư bố thằng lào con nào…lần này ông mà đào không được thì ông bỏ nghề luôn”.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  10. #10

    Mặc định

    hay quá xá...tiếp đi huynh ui..hi..hi..
    Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
    Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên.
    Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch,
    Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

  11. #11
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Đúng ra thì Tư Hường phải cúng, phải làm lễ, nhưng y lại phù phép biến hóa đẩy việc này cho Cả Quận, làm ông ta hôm đó phải mặc cái áo the nửa đen nửa trắng, đầu đội khăn, thắp nhang đứng trước. Quýnh khèo, Tư Hường và ba thợ đấu đứng đằng sau, nghi lễ cúng bái xem ra kéo dài cả tiếng.
    Cặp mắt cú mèo của Cả Quận đang chăm chú đọc tờ sớ.
    Đám thợ thì đang sì sụp vái.
    Cô Quý đang nấu nồi cám lợn to xù…
    Cô Quý đúng là “đẹp người đẹp nết”, nước da rám nắng, răng đều tăm tắp, đôi mắt lá răm đen lay láy, mái tóc gội bồ kết đen mượt mà. Dáng vẻ của cô mới thật là tuyệt đẹp, một vẻ đẹp đằm thắm của thiếu nữ chân quê miền Bắc. Chắc đám trai làng cũng dòm ngó dữ lắm nhưng vì sợ Cả Quận nên chưa dám mó máy gì – Từ khi mẹ mất, cô Quý phải nghỉ học quán xuyến hết cả việc nhà, từ sáng sớm đến tối mịt không lúc nào ngơi tay, chăm lợn, nuôi gà, đi chợ, cơm nước, quét dọn, giặt giũ…vì thế hai bàn tay nhìn thấy nổi gân rất rõ. Tuy vậy trong nhà bếp luôn gọn gàng sạch sẽ.
    “sao anh không ở trên đó cúng, xuống dưới này làm gì ạ ?”
    Cô Quý hỏi như thế, giọng cô thật dịu dàng và trong trẻo. Cả Quận không chăm sóc con gái, nhưng y canh chừng thì lại rất kỹ. Khu vườn nhà Cả Quận rộng mênh mông, xung quanh trồng cây dâm bụt làm hàng rào, vườn chủ yếu là trồng Cam, có một vài cây Muỗm…
    “nghe nói em từng học trường THSP” – “dạ, em đang học năm thứ nhất thì Mợ mất, Thầy bảo em nghỉ học lo việc nhà”.

    Tuổi nào vừa thoáng buồn áo gầy vai
    Tuổi nào ghi dấu chân chim qua trời
    Xin cho tay em còn muốt dài
    Xin cho cô đơn vào tuổi này
    Tuổi nào lang thang thành phố….tóc mây cài…*


    “Sáng nay em có thấy ai tới tìm anh Quýnh không ?” – “Có, hồi sáng em thấy ai đó thập thò ngoài cổng sau, sau đó họ vẫy vẫy anh Quýnh” – “lần đào trước anh nghe nói có người chết ?” – “lúc đó em đang học nội trú nên em không biết ạ”.

    Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay
    Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời…*


    “Nhà ở ngay cạnh cây Gạo, em có sợ ma không ?” – “Hồi nhỏ em hay ra chỗ cây Gạo chơi với anh Quýnh. Nhất là vào tháng ba, hoa Gạo nở đỏ rực cả một vùng, lúc đó trẻ con trong làng tụ tập ở đây vui lắm”.
    “ở nhà mãi em có buồn không ?” – “lâu rồi em cũng quen ạ”

    Tuổi nào ngồi khóc tình đã nghìn thu
    Tuổi nào mơ kết mây trong sương mù
    Xin chân em qua từng phiến ngà
    Xin mây xe thêm mầu áo lụa
    Tuổi nào thôi hết từng tháng năm mong chờ...*


    (*nhạc Trịnh)
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  12. #12
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Ấy là cái chuyện đã qua rồi, còn bây giờ thì đụng phải cái mả cổ. Nhưng tấm đá thạch anh đã bị băm nát như cám, không biết là nó có khắc những hàng chữ gì ? trấn yểm hay cảnh báo điều gì ? Mãnh lực thần bí trong những ngôi mộ có thể tồn tại trong suốt nhiều ngàn năm, xâm nhập vào một cách bất cẩn có thể phải trả giá rất đắt. Theo như dự đoán thì nơi đây có hai ngôi mộ cổ chôn cặp sát nhau, ngôi mộ mới đào hồi chiều nằm ở phía đông, còn ngôi mộ phía tây đã bị một nhóm khác đào rồi, nhưng nhóm này đã bị chết hết.
    Băng chuyên đi đào trộm mộ này nổi tiếng dữ dằn, đứng đầu là Từ Chính Huỳnh.
    Y hay đội cái nón màu đỏ nên có biệt danh là Huỳnh Đỏ, người cao cao, xương xương, mặt nhăn nhúm vằn vện, hai lưỡng quyền nhô lên che cặp mắt tinh anh như mắt sói. Trên người y xăm đủ thứ bùa chú, cánh tay trái xăm một con rít chúa cực lớn, con rít này rất đặc biệt, nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu đen, có một trăm lẻ tám cái chân cả thảy. Huỳnh Đỏ tự nhận mình là “con rít chúa hai đầu” có trăm tay nghìn mắt để chinh phục thiên hạ. Y thuộc loại “nửa người nửa quỷ”, hình dạng thì là người nhưng tâm địa độc ác còn hơn quỷ dữ. Từng nổi tiếng ở khu vực Cây Da Xà với nghề đánh bài, xóc đĩa, nhưng bị truy bắt quá nên chuyển qua hành nghề thầy bùa, lừa đảo, săn tìm đồ cổ và đào trộm mộ. Băng Huỳnh Đỏ gồm năm tên là Huỳnh Đỏ, Ba Cang, Sơn Chùa và Tý Khờ, cùng với một ả làm cò mồi, đi dò la là Hạnh Mèo, chuyên đào trộm những ngôi mộ nhà giàu mới chôn để lấy đồ, nếu gặp hòm bằng gỗ quý giá cả trăm triệu thì lấy luôn cả cái hòm. Băng này còn lấy cả xương người chết mang bán, giả làm hài cốt lính Mỹ. Có khi bọn này còn được thuê để đào phăng đi những ngôi mộ vô chủ để lấy chỗ “đắc địa” chôn người khác. Còn nếu phát hiện được ngôi mộ cổ vài trăm năm thì coi như trúng mánh lớn…
    Thường khi khâm liệm, gia đình cho vào miệng người chết một miếng vàng để làm lộ phí khi xuống âm phủ. Bỏ vào trong hòm những đồ vật thân thiết của người quá cố, nhiều khi là những đồ vật rất có giá trị về vật chất. Những đồ tùy táng đó có ẩn chứa những điềm rất nguy hiểm. Đặc biệt đồ vật lấy ra từ trong các ngôi mộ cổ như vàng ngọc, ly chén, y phục...luôn bị những ảnh hưởng thần bí của ngôi mộ. Từ trong các ngôi mộ đó, vô số những âm binh bị giam hãm từ lâu tràn ra khắp nơi, khi nó đã thoát ra ngoài thì những mãnh lực hắc ám vô hình đó không thể triệt hạ được nữa… Nếu người sở hữu bảo vật ấy lại có một tâm địa bất hảo, thì họ sẽ dần dần trở nên hung ác, tàn bạo, sau đó sẽ là điên loạn, tự tìm đến cái chết.
    Bọn Huỳnh Đỏ lấy những đồ vật bất tường đó, bán đi bán lại, qua tay nhiều người, khi vào tay một số người nào đó, họ không biết rõ nguồn gốc của món đồ, đến khi bị những tai bay vạ gió, hay tự mình biến thành điên khùng mà vẫn không hiểu lý do là vì sao cả.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  13. #13
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Trước lúc đào Huỳnh Đỏ và đàn em uống mỗi người ba chung rượu “cáo trùng”, là nghi lễ xin phép Thần Trùng, bao gồm một ly lúc khởi hành thường là khoảng nửa đêm, một ly bên mộ và một ly đổ lên ngôi mộ cho hương hồn người chết. Sau đó y lên đồng, người giật giật, cái miệng chép chép liên tục, hai mắt trợn trắng, lắp bắp phát ra những thứ tiếng Lạ, đại loại như :
    - “ka ta la chắc ba rắc ku si pa sớt tờ rớt ba ha ba ha ba ha...”
    - “mê cha ti la ku pa cờ ta la chắc chắc…”
    - “pa ta la tắc tắc tắc…ku si pa sắc…tắc tắc tắc…”
    Miệng nói liến láu, tay thì múa máy vẽ bùa, có điều những tiếng này chẳng theo một thứ bùa chú hay ngôn ngữ nào - Huỳnh Đỏ bốc láo với đồng bọn là do một Đại pháp sư nhập vào khiến y nói được những lời “cao siêu” đó để xua ma đuổi quỷ. Nếu cuộc đào vào ban ngày, thường là vào giờ ngọ thì Huỳnh Đỏ còn biểu diễn nhiều hơn nữa, y làm mặt lúc thì xanh, lúc thì đỏ, rú lên như quỷ sứ, đồng thời lấy một cái nhíp xe hàng bằng thép to đùng đập chan chát vào ngực, làm người yếu bóng vía sợ đến vỡ cả mật.
    Vậy mà mấy lần phát hiện ra những ngôi mộ lắm tiền nhiều của thì đều bị một kẻ nào “hớt tay trên” đào trước rồi nên Huỳnh Đỏ tức lắm, quyết tâm tìm ra kẻ nào dám “vuốt râu hùm” để “xin tí huyết”. Lần đụng độ đó, Huỳnh Đỏ dẫn theo Ba Cang.
    Ba Cang có cái tên cúng cơm cúng cháo là Quách Trung Cang, Y được trời phú cho cái tài đào đất cực siêu, không ai bì kịp. Dòng họ Quách hồi trước cũng thuộc loại tư sản có tên tuổi, có máu mặt nên sau giải phóng bị đi KT mới, xuống tận nông trường Cờ Đỏ, hình như thuộc Đồng Tháp hay Cần Thơ gì đó...cuốc đất trồng khoai, đào kinh, đào mương quanh năm mà vẫn ăn đói, mặc rách. Khổ quá chịu không nổi, Ba Cang mới dội về SG sống lang thang, xin vào làm mướn cho mấy chủ thầu xây dựng. Lúc đó y chuyên đào mấy trụ móng, đào nhanh bằng ba bốn người, được trả tiền rất hậu hĩ, nhưng sau lại chán cái nghề tầm thường này nên xin về làm nghề cải táng, thiêu xác ở khu Bình Hưng Hòa. Có lần trong lúc thu dọn tro tàn, xương cốt sau khi thiêu, Ba Cang thấy một vài mẩu xương còn dính thịt cháy vàng, ngửi thấy “thơm thơm mùi thịt nướng”, làm y có cảm giác thòm thèm, sau thấy một miếng gan chưa cháy hết, liền lấy bỏ vào túi mang về nhắm rượu. Riết rồi thành quen, Ba Cang còn nói “trong các món gan, gan người nướng là ngon hơn hết thảy”, chính vì thế khi say rượu ngà ngà, lâu lâu Ba Cang lại thấy “thòm thèm” thịt người…
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  14. #14

    Mặc định

    Có lần trong lúc thu dọn tro tàn, xương cốt sau khi thiêu, Ba Cang thấy một vài mẩu xương còn dính thịt cháy vàng, ngửi thấy “thơm thơm mùi thịt nướng”, làm y có cảm giác thòm thèm, sau thấy một miếng gan chưa cháy hết, liền lấy bỏ vào túi mang về nhắm rượu. Riết rồi thành quen, Ba Cang còn nói “trong các món gan, gan người nướng là ngon hơn hết thảy”, chính vì thế khi say rượu ngà ngà, lâu lâu Ba Cang lại thấy “thòm thèm” thịt người…
    :(:(:(:(chi tiết này đọc "đã" thật!:confused:
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH !

  15. #15
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Hôm đó là ngày trăng khuyết nên cảnh vật chỉ nhìn thấy mờ mờ, Huỳnh Đỏ thấy một cái bóng cao gầy đào mộ thật nhanh. Khu này là khu mộ cổ đá ong, một vị trí rất đẹp, rất đắc địa. Vừa rồi có một gia đình trọc phú đã thuê bọn Huỳnh Đỏ don sạch nơi này để chôn thằng con trai mới đua xe bị chết. Chôn ở đây đã được hơn hai tháng, mộ đã được xây bằng đá hoa cương đen cực kỳ chắc chắn, gia đình còn cử người canh gác rất kỹ. Không hiểu sao hôm nay hai kẻ gác mộ lại nằm ngủ say sưa như chết đã lâu. Cái bóng đào mộ dường như mặc váy, nó kéo dạt cái bia sang một bên, sau đó lấy len đào sâu xuống nhanh như máy… Khi thấy cái hòm, nó dùng tay không bấu lấy một đầu kéo lên. Sau đó nó nhảy xuống, dùng một tay bợ phía dưới nhấc bổng cái hòm quăng lên mặt đất. Nhìn cái cảnh đó bất giác Huỳnh Đỏ toát mồ hôi lạnh, bên cạnh y Ba Cang cũng không khác gì, xương sống thiếu điều nổi cả gai. Y đã nghe con Hạnh Mèo kể con Đẹt này có thần lực phi thường, bây giờ mới được thấy tận mắt.
    Con Đẹt này chẳng biết từ đâu hiện hình về, nó gầy gò, cao dong dỏng nên dân địa phương gọi nó là Đẹt chứ tên thật nó là gì thì chỉ có trời biết. Nó hay lang thang ngoài ruộng, nghĩa địa, những nơi vắng vẻ đêm hôm một thân một mình. Nó tuy gầy gò “ngực phẳng như lưng” nhưng gương mặt lại khá đẹp, mũi cao, mắt sâu, tóc quăn, nên có lần bốn thằng trai làng nảy sinh tà ý, sau một chầu nhậu sương sương mới mai phục ngoài nghĩa địa định bề cưỡng hiếp con Đẹt. Theo thói quen, khoảng nửa đêm con Đẹt sẽ mò về nghĩa địa để “ngủ”. Khi nó mới đi vào khu đất, bốn thằng trai làng lực lưỡng tưởng bở nhảy ra bao vây, một thằng phóng vào tính ôm liền bị trúng ngay một đá vào be sườn, lăn quay ra đất không dậy nổi. Một thằng bị vả một cái sái cả quai hàm, bay hết mấy cái răng, trào máu mồm máu mũi. Hai thằng còn lại tính bỏ chạy nhưng cũng không kịp, bị con Đẹt đánh cho một trận “lên bờ xuống ruộng”, mới chỉ có mấy phút mà bốn thằng nằm chèm bẹp, lạy lục xin tha.
    Sau lần ấy bốn thằng đâm ra kính phục con Đẹt, tôn nó làm sư tỷ, nhưng con Đẹt chỉ thích làm một mình, đỡ mắc công chia chác, chỉ khi nào cần lắm thì nó mới kêu tới bốn thằng “đệ tử”. Còn về “chuyện ấy” nó tuyên bố “khi nào bà thấy cần, bà sẽ tự kiếm”.
    Cái hòm cả sáu thằng lực điền khiêng còn niểng mà con Đẹt chỉ dùng một tay để bợ lên thì chắc người nó bằng sắt thép quá. Ba Cang bình thường coi trời bằng vung mà bây giờ xem ra cũng cảm thấy run ruột. Huỳnh Đỏ chợt nghĩ “Không phải hai thằng liên thủ mà cả chục thằng nữa e rằng cũng đánh không lại con Đẹt này”. Tuy vậy việc nồi cơm bị người ta tranh mất nếu bỏ qua sẽ mang tiếng là hèn nhát, khó mà ngóc đầu lên trong chốn giang hồ nên hai thằng cũng đành bấm bụng ráng từ từ tiến tới…
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  16. #16
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Hai thằng đến gần sát mà con Đẹt cũng không thèm nhìn tới… khi Huỳnh Đỏ tiến đến thật sát, trong cái ánh trăng khuyết nhàn nhạt con Đẹt mải lo làm nên mấy cúc áo ngực bật tung, lộ một khoảng trăng trắng… con này là đàn bà mà sao nó không thèm bận áo ngực, chính vì thế Huỳnh Đỏ mới nhìn thấy một cái hình xăm mờ mờ, cố nhìn thấy rõ cái hình đó Huỳnh Đỏ bất giác giựt mình kinh sợ.
    Khi đưa được cái hòm lên bọn Huỳnh Đỏ phải lấy xà beng nạy mới bung nắp lên được, việc này thường làm bể nắp nên phải mang sẵn theo một cái nắp khác để thay vào. Nếu gặp cái hòm bằng gỗ quý có giá vài chục hoặc trên trăm triệu thì mang sẵn theo một cái hòm gỗ tạp khoảng mấy trăm ngàn để đánh tráo, sau đó lấp đất lại y như cũ. Con Đẹt chỉ cần dùng tay vỗ mạnh vào thành hòm làm mấy cái đinh hơi nhú lên, sau đó nó dùng tay không nhổ đinh nhanh như người ta nhổ cỏ vậy làm Huỳnh Đỏ lẫn Ba Cang há hốc cả mồm ra kinh ngạc. Sau khi bật nắp hòm, con Đẹt kiểm tra cái đầu xác chết rất kỹ, xác chết nam này rất trẻ, chỉ độ mười sáu mười bảy tuổi, bố mẹ nó rất giàu nên cái hòm được làm bằng gỗ quý, chạm trổ rất cầu kỳ. Con Đẹt xem xét một hồi rồi lầm bầm chửi rủa “mồ tổ thằng cha con bà nhà nó, mới tí tuổi đầu mà đã không còn là đồng nam rồi”, sau đó nó bóp miệng xác chết lấy miếng vàng, lột sạch dây chuyền, vàng vòng của quý tử. Nó đóng nắp hòm, nhét trở xuống huyệt rồi lấp đất, kéo cái mộ bia lại, toàn bộ chưa đến nửa giờ, nhanh không thể tả.
    Đến lúc này nó mới thèm nhìn đến bọn Huỳnh Đỏ và Ba Cang - con Đẹt đưa mớ vàng ra nói “hai thằng bay muốn lấy cái này ?” – Huỳnh Đỏ vội đáp “không dám, không dám…” – con Đẹt nghe thế liền nói tiếp “hai thằng mày có gan thì đi theo tao”. Nghe nó nói thế, hai thằng đành lểnh mểnh đi theo. Con Đẹt đúng là “đi nhanh như quỷ”, ra tới ngoài lộ thì trời khuya lắm rồi, phía bên kia cầu còn một cái quán bán đêm cho khách qua đương và đám lái xe. Con Đẹt mua hơn ba chục ổ bánh mì và năm chục cái bánh bao rồi thảy qua cho Huỳnh Đỏ và Ba Cang, hai thằng đang định đi đánh nhau trong bỗng chốc trở thành hai thằng khuân vác.
    Con Đẹt dẫn hai thằng đi sâu vào khu nghĩa địa, đến một căn nhà mồ rất rộng, có cả chục đứa con nít đang ở đó. Con Đẹt lấy bánh ra chia cho bọn nhóc, xem ra bọn trẻ này rất quý mến con Đẹt, đứa nào đứa nấy đen nhem nhẻm, tóc tai bù xù, quần áo rách rưới, đứa lớn thì bồng đứa bé…loáng cái là xơi sạch số bánh. Huỳnh Đỏ và Ba Cang từng thấy mấy đứa trẻ này lang thang ăn mày ngoài chợ nên chợt hiểu tại sao con Đẹt lại có thông tin nhanh chóng như vậy. Lát sau con Đẹt lệnh cho bọn trẻ đi ngủ, sau đó nó ngồi xếp bằng giữa nhà mồ, ra hiệu cho Huỳnh Đỏ và Ba Cang ngồi theo. Nó quấn cái Xà rông ngang bụng, mặc cái áo sơmi đứt cúc nên Huỳnh Đỏ thấy ngực trái nó có cái hình “quỷ ba mặt” đen sì…
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  17. #17

    Mặc định

    hay quá ! giá mà mỗi lần post dài thêm tí xíu nữa thì .........hay hơn nữa! ực ực!
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH !

  18. #18

    Mặc định

    HAY qúa :votay:̣̣....kể tiếp ̣đi huynh DHC.:)
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

    THẾ GIỚI HUYỀN BIẾN "NGUYỄN THANH BÌNH"

    * -*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*
    Đêm đông , ôi ta nhớ nhung ,đường về xa xa
    Đêm đông ,ta mơ giấc mơ ,gia đình yêu đương
    Đêm đông ,ta lê bước chân phong trần tha phương
    Có ai ,thấu tình cô lử ,đêm đông không nhà.

    * -*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

  19. #19
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Ngày xưa ở xứ Ghi-nê-bít-xao có những bộ lạc ăn thịt người, thổ dân nơi này có cái thú “săn đầu người”, lấy sọ của kẻ thù đóng cọc hay đeo trên cổ để tăng thêm sức mạnh. Họ có bí thuật có thể thu cái đầu người nhỏ lại bằng nắm tay, sau đó đeo thành chuỗi trên cổ. Họ quan niệm như thế là có thể sai khiến được linh hồn của kẻ đã chết, bắt nó phải đi theo phụng sự cho họ. Những thổ dân này có tục lệ xăm trổ đầy người, đặc biệt xăm hình quỷ có ba mặt đang nhe nanh nom rất dữ tợn, xem đó là thần hộ mệnh, phải lấy máu của kẻ thù để hiến tế thường xuyên. Họ sống lẩn lút ở một số đảo vùng Nam Thái Bình Dương… chỉ có những tên cướp biển Mã Lai hay Indo là có thể quan hệ được với họ và dần dần cũng trở thanh môn đồ của “quỷ ba mặt”. Những tên cướp biển tàn bạo này lại tiếp tục truyền bá thứ quỷ thuật khủng khiếp này cho những đồng đạo là cướp biển Thái lan và Campuchia… Chính vì có một nguồn gốc kinh khủng như thế nên môn đồ của “quỷ ba mặt” đều là những kẻ tàn ác, điên loạn.
    Số mệnh của Con Đẹt sinh ra đã là môn đồ của “quỷ ba mặt”, nó bắt buộc phải sưu tầm sọ người đồng nam, đồng nữ, hoặc đầu người bị sét đánh để duy trì sức mạnh vô địch. Môn quỷ thuật này kêu gọi những thế lực hắc ám từ cõi âm ty địa ngục – mượn lấy quyền năng của chúng, nếu không hiến tế thường xuyên sẽ bị ma quỷ hành cho trở nên điên loạn. Con Đẹt bị ám bởi quỷ thuật này là do bàn tay của một tên cướp biển. Tên cướp này đã lượm một đứa trẻ bị bỏ rơi, sau đó bỏ công sức ra nuôi nấng, dạy dỗ và nhuộm đen tâm hồn đứa bé, mong biến nó thành một con “quỷ ba mặt” thực sự, xem như là món quà phi thường nhất để hiến tế cho quỷ dữ. Con Đẹt được luyện thần lực từ nhỏ, tập đeo chì chạy bộ hàng chục km, leo vách đá bằng tay không, dùng chân đá bể cả mái vú, lấy nước sôi dội lên người để da thịt cứng chắc như sắt thép, có thể nhảy từ trên núi cao cả chục mét xuống mà không hề hấn gì… Huỳnh Đỏ có một thời trốn lệnh truy nã của chính quyền, phiêu dạt trên vài hòn đảo ngoài khơi xa, từng tiếp xúc với cướp biển Campuchia nên có kinh nghiệm về chuyện này.
    Con Đẹt ngồi đối diện có phần hớ hênh nên Ba Cang tính thừa cơ rút dao đâm lén, nhưng y nhìn qua thấy Huỳnh Đỏ gương mặt lỳ lỳ nên chưa dám… Bỗng Huỳnh Đỏ ghé tai Ba Cang khào nhẹ “đừng làm chuyện dại dột, đâm nó không thủng đâu, chớ nhúc nhích…” . Biết con Đẹt có sức mạnh và pháp thuật phi thường nên Huỳnh Đỏ muốn lôi kéo nó về nhập băng để gây thêm thanh thế. Từ khi có nó, băng Huỳnh Đỏ vốn đã hùng mạnh lại càng thêm hùng mạnh, nghe hơi thôi cũng đủ làm mọi người khiếp vía, còn chính quyền cũng không làm được gì vì chẳng có ai dám tố cáo và cũng không có bằng cớ gì. Bọn này đi săn tìm khắp Miền Tây, Miền Đông… lên tận Tây Nguyên, phá phách các khu nhà mồ, đánh cắp các loại tượng nhà mồ và gỗ quý của người dân tộc, không một điều gì mà không dám làm.
    Chính vì thế mà khi hai người Đài Bắc qua đây, muốn đào mộ tổ tiên đã phải liên hệ với băng Huỳnh Đỏ. Lần trước cũng lần theo tài liệu cổ của dòng họ, họ xuống tận Bến Tre, liên hệ với chủ đất nơi mà họ nghi có kho tàng xin được mua lại miếng đất với giá cao. Không dè lần ấy do thiếu kinh nghiệm, lại lạ nước lạ cái, họ gặp phải chủ đất ma mãnh, dứt khoát không chịu bán. Chờ đến khi họ đi, gia đình chủ đất mới tự tổ chức đào bới, do không biết cách nên đào cả khu đất thành một cái ao sâu cả sáu bảy mét, rộng hàng chục mét mà chẳng có gì. Tiền mất, lỗ công lỗ của, bị “thần giữ cửa” trừng phạt nên nghe đâu sau này tay chủ đất đó bị điên điên khùng khùng. Lần này hai người Đài Bắc kinh nghiệm hơn, qua môi giới họ liên hệ trước với băng Huỳnh Đỏ để làm áp lực với chủ đất, họ không mua hẳn miếng đất mà chỉ thuê một thời gian để đào. Tiền bạc chung chi lo lót đầy đủ nên công việc tiến hành khá thuận lợi, nhất là lần này có thêm con Đẹt “thần thông quảng đại” nên họ càng mười phần tin tưởng. Có điều do quy mô cái ngôi mộ này quá to, bề dài hơn hai chục mét, rộng hơn bốn chục mét, phía trên bị cát bao trùm, hết phân nửa lại nằm cả ra ngoài lô đất của tay chủ nhà nên công việc không được suông sẻ. Hơn nữa chính hai người Đài Bắc cũng không thể ngờ được đây lại là một khu mộ cặp.
    Last edited by DaiHongCat; 20-01-2008 at 08:30 AM.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  20. #20

    Mặc định

    Anh DHC, ơi, anh viết tiếp đi. Đọc truyện của anh mê quá rồi. Anh nhỏ giọt như thế này thì chỉ thêm chọc thèm, chết người ta mất :yb663: :)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •