Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 23

Ðề tài: Đạo Khả Đạo, Phi Thường Đạo - Ba Kho Báu

  1. #1

    Smile Đạo Khả Đạo, Phi Thường Đạo - Ba Kho Báu

    Đạo Khả Đạo, Phi Thường Đạo

    Trích Từ tác phẩm "Ba Kho Báu: Lão Tử Đạo Đức Kinh, Chương Một, Tập I"
    Chuyển Ngữ: Minh Nguyệt
    Tác giả: OSHO
    thuvienosho@yahoo.com[


    “Đạo mà có thể diễn tả được
    thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến
    Thiên hạ đều biết tốt là tốt,
    Thì đã có xấu rồi;
    Đều biết lành là lành;
    Thì đã có cái chẳng lành rồi .
    Bởi vậy,
    Là vì “có” và “không” sinh lẫn nhau
    Dễ và khó tạo nên lẫn nhau
    Ngắn và dài làm rõ lẫn nhau
    Cao và thấp dựa vào nhau
    Âm và thanh hòa lẫn nhau
    Trước và sau theo nhau.
    Vậy nên, Thánh nhân
    Dùng "Vô Vi" mà xử sự,
    Dùng "bất ngôn" mà dạy dỗ,
    Để cho vạn vật nên mà không cản,
    Sống mà không chiếm đoạt .
    Làm mà không cậy công;
    Thành công mà không ở lại .
    Vì bởi không ở lại,
    Nên không bị bỏ đi…”
    (Nguyễn Hiến Lê)

    Tôi giảng về Đạo sư Mahavira như là một phần bổn phận của tôi. Trái tim của tôi không bao giờ với ngài. Ngài quá toán học. Ngài không phải là một nhà bí truyền. Ngài không có thi ca trong tự tánh. Ngài vĩ đại, giác ngộ, nhưng giống nhau một bãi sa mạc mênh mông; Bạn không thể gặp gỡ một ốc đảo nào trong ngài, nhưng bởi vì tôi sinh ra là một tín đồ Kỳ Nan Giáo, tôi phải trả một vài món nợ. tôi nói về ngài như là một bổn phận nhưng trái tim tôi không trú xứ nơi đó; Tôi chỉ nói qua tâm trí. Khi tôi giảng về đạo sư Mahavira, tôi giảng như một người ngoài. Ngài không trong tôi và tôi không trong ngài.

    Vẫn cùng một sự thật đó với Moses và Mohammed. Tôi không cảm giác muốn nói về họ; Tôi không giảng thuyết trên họ. Nếu tôi không sinh ra là một tín đồ Kỳ Nan Giáo, tôi sẽ cũng không bao giờ đề cập đến Mahavira. Có nhiều lần, những đệ tử tín đồ Hồi giáo của tôi hoặc tín đồ Hồi giáo của tôi tìm đến tôi và hỏi, “Tại sao ngài không thuyết giảng về Mohammed và Moses?” Thật khó mà giải thích cho họ hiểu. Có nhiều lúc, chỉ nhìn vào mặt họ, tôi quyết định tôi sẽ giảng; Có nhiều lần, tôi xem xét nhiều lần trên những ngôn từ của Mohammed và Moses, rồi tôi lại trì hoãn nó. Không một tiếng chuông vang vọng trong trái tim tôi. Nó sẽ không sống động…Nếu tôi nói về nó thì sẽ như một vật chết. Thậm chí tôi không cảm giác có bổn phận đối với họ như tôi có cảm giác này với Đạo sư Mahavira.

    Họ cùng một phân loại; Họ quá tính toán, cực đoan; Họ lỡ sự cực đoan đối lập. Họ là những nốt nhạc đơn độc, thiếu sự hài hoà, không một chút giao hưởng. Không một nốt nhạc đơn độc nào sở hữu nét đẹp của nó…một nét đẹp chân phương…nhưng nó quá đơn điệu. Lâu lâu một lần thì không sao, nhưng nếu nó tiếp tục như vậy thì bạn cảm giác buồn chán; Bạn muốn chấm dứt nó. Cá tính của Mahavira, Moses và Mohammed như là những nốt nhạc đơn độc – đơn giản, mộc mạc, ngay cả tuyệt mỹ, lâu lâu một lần, nhưng nếu tôi gặp Mahavira, Moses hoặc Mohammed trên đường, tôi sẽ tỏ lòng tôn kính và trốn chạy ngay. Tôi thuyết giảng về Krishna. Ngài đa bình diện, siêu nhân, mầu nhiệm, nhưng có vẻ như là một huyền thoại hơn là một con người thật sự. Ngài quá phi thường đến độ ngài không thể. Trên trái đất này những con người xuất chúng như vậy không thể tồn tại. Họ chỉ hiện hữu trong mơ. Và huyền thoại không là gì ngoài những giấc mộng tập thể. Toàn bộ nhân loại phải mơ về họ… tuyệt vời, nhưng không thể tin được. tôi giảng về Krishna và tôi tận hưởng nó, nhưng tôi tận hưởng nó như một người thụ hưởng một câu chuyện hay, và kể lại một câu chuyện tuyệt diệu, một câu chuyện ngồi lê đô mách của vũ trụ. Tôi giảng thuyết về Đức Chúa Giê Su. Tôi có một sự cảm thông sâu đậm đối với ngài.

    Tôi muốn được đau khổ với ngài và tôi muốn vác Thập tự giá bên cạnh ngài một lúc, nhưng chúng tôi vẫn là hai đường thẳng song song, không bao giờ gặp gỡ. Ngài quá buồn thảm, đầy gánh nặng…gánh nặng với nỗi thống khổ của toàn bộ nhân loại. Ngài không thể cười. Nếu bạn vận hành với ngài quá lâu, bạn sẽ trở nên phiền não. Bạn sẽ đánh mất tiếng cười. Một đám mây u ám bao phủ quanh ngài. Tôi cảm nhận cho ngài nhưng tôi không muốn giống như ngài. Tôi có thể hành trình với ngài một giây phút và chia sẻ gánh nặng của ngài, nhưng sau đó thì chúng ta chia tay. Con đường của chúng tôi là hai con đường khác nhau. Ngài quá thiện lành, quá thiện lành, gần như thiện lành một cách phi nhân
    Tôi giảng về Zarathủtas…rất hiếm khi, nhưng tôi yêu thích người này như là một người bạn yêu thích một người bạn khác. Bạn có thể cười với ngài. Ngài không phải là một nhà đạo đức, không phải là một nhà Thanh Giáo; Ngài có thể tận hưởng cuộc đời và mọi sự mà sự sống ban tặng. Một người bạn tâm giao…Bạn có thể sống với ngài mãi mãi, nhưng ngài chỉ là một người bạn. Tình bạn thì tốt, nhưng không đủ. Tôi đã giảng về Đức Phật…Tôi yêu ngài. Hằng muôn thế hệ, qua hằng vô lượng kiếp, tôi vẫn yêu thích ngài. Ngài tuyệt mỹ vô cùng, tuyệt mỹ một cách phi thường, siêu việt, nhưng ngài không trên quả địa cầu. Ngài không du hành trên mặt đất.

    Ngài bay cao trên bầu trời và không để lại dấu chân. Bạn không thể theo sau ngài. Bạn không bao giờ biết ngài ở phương nào. Ngài giống như một vầng mây. Có lúc bạn gặp ngài nhưng đó là sự ngẫu nhiên. Và ngài quá tao nhã đến độ ngài không thể bám rễ trên mặt đất. Ngài được dành cho những cảnh giới siêu việ. Bằng cách đó, ngài là một mặt. Trời và đất không thể gặp gỡ trong ngài; Ngài là Niết bàn nhưng phần mặt đất bị mất mát. Ngài giống như ngọn lửa, tuyệt mỹ, nhưng thiếu dầu, không vật chứa…Bạn có thể thấy ngọn lửa nhưng nó bốc cao lên mãi và cao hơn mãi. Không có gì nắm bắt nó được trên trái đất. Tôi yêu ngài. Tôi nói về ngài từ trái tim tôi, nhưng tuy vậy, vẫn có một khoảng cách hiện hữu. Nó luôn tồn tại trong một hiện tượng tình thương … Bạn đến gần hơn và gần hơn và gần hơn nữa, nhưng ngay cả trong sự gần gũi đó vẫn có khoảng cách. Đó là nổi đau của tất cả tình nhân.

    Tôi thuyết giảng về Lão Tử hoàn toàn khác lạ. Tôi không quan hệ với ngài bởi thậm chí quan hệ với một khoảng cách cũng cần thiết. Tôi không yêu thương ngài, bởi làm sao bạn có thể yêu thương chính bạn? Khi tôi giảng về Lão Tử, tôi nói như là nói về chính mình. Với ngài, chân tánh của tôi hoàn toàn là một. Khi tôi giảng về Lão Tử nó như là tôi đang nhìn trong gương…khuôn mặt tôi phản chiếu. Khi tôi giảng về Lão Tử, tôi trọn vẹn với ngài. Ngay cả “tuyệt đối” với ngài cũng không đúng. Tôi là ngài, ngài là tôi.

    Các lịch sử gia hoài nghi về sự hiện hữu của ngài. Tôi không thể nghi ngờ sự tồn tại của ngài bởi làm sao tôi có thể hoài nghi sự hiện hữu của chính tôi? Khoảnh khắc mà tôi có thể, ngài trở thành chân chánh với tôi. Thậm chí lịch sử chứng minh rằng ngài không hề tồn tại cũng không tạo nên sự khác biệt nào đối với tôi. Ngài chắc chắn phải hiện diện bởi tôi hiện diện. Tôi là một chứng minh. Có những ngày sau, khi tôi giảng về Lão Tử, không phải tôi giảng về một người nào khác. Tôi đang giảng về tôi…như Lão Tử đang thuyết giảng trên một danh hiệu khác, một Nama-Rupa khác, một nhục thân khác.

    Lão Tử không giống như Mahavir, không hề tính toán, tuy vậy ngài rất hợp lý trong sự điên loạn của ngài. Ngài có một lý lẽ điên loạn! Khi chúng ta thấu suốt lời dạy của ngài, bạn sẽ cảm giác nó; Nó không hiển nhiên và rõ rang. Ngài phải có lý lẽ của riêng ngài; Luận lý phi lý, luận lý nghịch thường, luận lý của một người điên. Ngài đập mạnh. Luận lý của Mahavirr có thể thấu hiểu thậm chí cả người mù. Để thấu hiểu luận lý của Lão Tử, bạn phải có tạo ra đôi mắt. Nó cực kỳ vi tế. Không phải là lý lẽ bình thường của các luận lý gia. Nó là lý lẽ của một đời sống ẩn tàng, một cuộc đời rất vi tế. Bất kỳ những lời pháp gì mà ngài giảng dạy trên bề mặt phi lý; tận cùng sâu thẳm tồn tại một sự xác minh mãnh liệt. Một người phải xuyên suốt nó; Họ phải thay đổi tâm trí của họ để hiểu Lão Tử.

    Mahavir bạn có thể hiểu mà không cần thay đổi tâm trí bạn; như con người bạn hiện tại, bạn có thể thấu hiểu Mahavir. Ngài cùng trên một đường thẳng. Dù vậy ngài trước bạn xa. Có lẽ ngài đã đạt được mục tiêu. Ngài trên một con đường thẳng, cùng một lộ trình.

    Còn tiếp

    Minh Nguyệt.

    rose4rose4rose4rose4rose4rose4rose4
    Thông huyền phong đảnh
    Bất thị nhân gian
    Tâm ngoại vô pháp
    Mãn mục thanh san...

    Thông huyền chót núi
    Chẳng phải nhân gian
    Ngoài tâm không pháp
    Đầy mắt núi xanh...

  2. #2

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Minh Nguyệt Xem Bài Gởi
    Đạo Khả Đạo, Phi Thường Đạo

    Trích Từ tác phẩm "Ba Kho Báu: Lão Tử Đạo Đức Kinh, Chương Một, Tập I"
    Chuyển Ngữ: Minh Nguyệt
    Tác giả: OSHO
    thuvienosho@yahoo.com[


    “Đạo mà có thể diễn tả được
    thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến
    Thiên hạ đều biết tốt là tốt,
    Thì đã có xấu rồi;
    Đều biết lành là lành;
    Thì đã có cái chẳng lành rồi .
    Bởi vậy,
    Là vì “có” và “không” sinh lẫn nhau
    Dễ và khó tạo nên lẫn nhau
    Ngắn và dài làm rõ lẫn nhau
    Cao và thấp dựa vào nhau
    Âm và thanh hòa lẫn nhau
    Trước và sau theo nhau.
    Vậy nên, Thánh nhân
    Dùng "Vô Vi" mà xử sự,
    Dùng "bất ngôn" mà dạy dỗ,
    Để cho vạn vật nên mà không cản,
    Sống mà không chiếm đoạt .
    Làm mà không cậy công;
    Thành công mà không ở lại .
    Vì bởi không ở lại,
    Nên không bị bỏ đi…”
    (Nguyễn Hiến Lê)
    rose4rose4rose4rose4rose4rose4rose4
    Huynh đệ cho hỏi, như thế nào là ĐẠO ?

  3. #3

    Mặc định


    “Đạo mà có thể diễn tả được
    thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến

    Huynh đệ cho hỏi, như thế nào là ĐẠO ?

    Đạo mà có thể diễn tả được
    thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến

    Huynh đệ cho hỏi, như thế nào là ĐẠO ?

    .................................................. .

    trã lời rồi nhe

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Cha Lành Xem Bài Gởi
    Huynh đệ cho hỏi, như thế nào là ĐẠO ?
    À há, Đạo là Con Đường, là con đường nối giữa Trái Tim và Tâm Trí, nối giữa các Trái Tim và các Tâm Trí, nối Trái Tim và Trái Tim, nối Tâm Trí và Tâm Trí...v, v,... Và đã là con Đường thì nó đi đến mọi nẻo, không đâu không có, cho nên nó Có cũng như... Không Có...... Và nữa, nó chỉ có tác dụng với "ai" đi trên nó, còn chỉ đứng nhìn và "đặt câu hỏi" thì nó không phải là không Có mà là không có tác dụng...

    he he he he... thế thôi hỷ!
    Last edited by Nha_Thien77; 06-10-2010 at 08:25 PM.
    một tiếng chim kêu lời kinh vọng
    núi trôi sông chảy mộng đoàn viên

  5. #5

    Mặc định

    Còn có huynh đệ nào có ý kiến gì thêm? xin cứ mạnh dạn để mọi người cùng tham cứu và học hỏi.

  6. #6

    Mặc định

    Đạo khả đạo, phi thường Đạo
    Danh khả danh, phi thường Danh
    Vô danh thiên địa chi thuỷ
    Hữu danh thiên địa chi mẫu
    Cố thường vô dục, dĩ quan kỳ diệu
    Thường hữu dục, dĩ quan kỳ hiếu
    Thử lưỡng giả đồng xuất nhi dị danh, đồng vị chi huyền
    Huyền chi hựu huyền. Chúng diệu chi môn.

    _Mọi người ai cũng cho rằng đạo khả đạo mới chính là đạo cao siêu viễn chúc. Coi thường những thứ bình thường. Nhưng thực tế rằng những thứ cao siêu viễn chúc lại ngày càng mất đi sự hiện hữu (dẫu có thì cũng chỉ là ở trong kiến thức của một vài người hoặc âm thầm như chuột), trong khi những đạo lý thông thường lại trường tồn và phát triển đến bây giờ.

    _Có một câu chuyện ngụ ngôn mà tôi không còn nhớ chính xác kể rằng: Vào tiết lập xuân của vương triều nọ, có một vị vua hỏi các quần thần rằng "Theo các ái khanh, trong các loài hoa cỏ trong thiên hạ, loài nào mới trường tồn bất hủ qua thời gian?"

    _Nghe thế các quan văn võ trong triều liền đưa ra rất nhiều loài cây, loài hoa và miêu tả rất hay về đặc tính tươi đẹp có thể coi là vương khí, tiên khí trong giới cây cỏ. Tất nhiên ai nói cũng hay và ai nói cũng có lý.

    _Sau khi đợi các văn võ bá quan nói hết. Tể tướng đương triều mới nói rằng: "Theo hạ thần, loài có thể trường tồn mãi với thời gian không phải là những loài hoa quý, cây lạ kia, mà phải là cỏ ranh mọc tràn khắp mặt đất. Mặc dù nó chẳng có những đức tính cao siêu, thần thánh như những loài hoa cỏ đã được nêu, nhưng nó lại có sức sống mãnh liệt nhất.
    Nếu có một trận hoả hoạn lớn xẩy ra, thì những loài hoa cỏ kia sẽ tan thành khói bụi, có chăng chỉ còn tồn tại trong trí nhớ của người ta mà thôi. Trong khi đó, cỏ ranh thì lại có thể phục tô từ trong đống tro tàn, thậm chí sinh sôi càng thêm xanh tươi hơn trước.

    _Vậy đó, đạo là thứ nằm ngay tại trong những gì hàng ngày, bình thường giản dị nhất và nếu có người có đủ tri thức đi lý giải và nghiên cứu nó, thì luôn có thể nói ra nó cho những người khác nghe thấy để mà học tập và ứng dụng, phát triển.
    _Xã hội loài người tồn tại và phát triển được cũng nhờ những thứ có thể học tập một cách bình thường như thế thôi.

    Còn những thứ cao siêu quá, huyền bí quá thì đúng là không phải đạo lý bình thường. Bởi vì nó ngày càng sẽ suy tàn theo năm tháng, để rồi cho đến một ngày chìm nghỉm trong dòng chẩy lịch sử mà thôi.

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Cha Lành Xem Bài Gởi
    Huynh đệ cho hỏi, như thế nào là ĐẠO ?
    Xin mời quý Hiền cùng Thiện Niệm xem lại lời dạy về ĐẠO của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyển thứ 2 trang 3 Đức Chí Tôn có dạy

    Đạo là gì? Sao gọi là Đạo? Đạo là con đường để cho Thánh, Tiên, Phật đọa trần do theo mà hồi cựu vị. Đạo là đường của các nhơn phẩm do theo mà lánh khỏi luân hồi. Nếu chẳng phải do theo Đạo thì các bậc ấy đều lạc bước mà mất hết ngôi phẩm. Đạo nghĩa lý rất sâu xa, nhưng phải hiểu trước bao nhiêu đó, rồi mới học các nghĩa huyền bí khác cho đích xác đặng.

    Đức Chí Tôn dạy :

    Đàn Cơ đêm 29 tháng 3 năm 1933 ( Quý Dậu )

    Thi :

    Ngọc trắng phau phau chói giữa Trời
    Hoàng Thiên hộ mạng buổi chơi vơi
    Thượng Huyền y lịnh Thiên Thơ phán
    Đế xuất can qua rối khắp nơi

    Cười ! ... Con muốn Thầy nói Đạo rõ ràng , trước từ thân con dễ bề diễn giải , sau cho đám ám muội sám hối ăn năn hà ! Cười ! ... Con nghe !

    Đạo Trời cao lắm đó con ơi
    Đạo vốn gay go khó cạn lời
    Đạo ví dòng sông luồng gió bạt
    Đạo như thuyền bách giữa dòng khơi
    Đạo đưa người tục về Tiên cảnh
    Đạo giúp đứa ngu rõ cuộc đời
    Đạo quý đem đường Tiên - Thánh - Phật
    Đạo mầu gắng chí trẻ hôm mơi


    Trong một bài Trường Thi khác , Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế lại dạy : ( Thiện Niệm đã quên mất mấy câu đầu , xin thông cảm )

    ....

    Đạo là lẽ các con đang sống
    Đạo là quyền cao trọng chở che
    Thu đông mãn đến xuân hè
    Thuận bườm Thiên Đạo mọi bề dưỡng nuôi
    Đạo chẳng luận ở nơi Vương Bá
    Đạo không phân sàng dã lâm bô
    Dấn thân trên nẻo thế đồ
    Con mang cái Đạo từ giờ mới sanh


    Một bài Thánh Thi khác để kết thúc NHƠN SANH thắc mắc về ĐẠO , Đức Chí Tôn lại giáng bút

    Đạo cao thâm - Đạo cao thâm
    Cao bất khả cao thâm bất thâm
    Cao thế sự hề thâm khả điếu
    Cao thâm vạn sự tại nhơn tâm


    Ngài Nguyễn Văn Hồng - Hiền Tài của Đạo Cao Đài viết :

    Đạo rất huyền bí cao siêu, trước khi chưa có Trời Đất thì đã có Đạo. Tuy dùng nhiều danh từ khác nhau, nhưng tựu chung đều chỉ có một, ấy là cái nguồn cội của Càn Khôn Vũ Trụ (CKVT) và vạn vật. Cái nguồn cội ấy khi còn bất động thì gọi là Đạo (Hư Vô chi Khí, Vô Cực), khi đã động để sanh hóa thì gọi là Thái Cực hay Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đấng ấy là Đấng duy nhứt, tuyệt đối, được các tôn giáo gọi bằng nhiều từ ngữ khác nhau, nhưng chung qui chỉ có một Đấng mà thôi.

    Đạo là chơn lý tuyệt đối. Bổn tánh của Đạo là hư không, lặng lẽ, xem chẳng thấy, lóng chẳng nghe, rờ chẳng đụng, không lớn không nhỏ, không trước không sau, không thể đem ra so sánh, cũng không thể dùng lời nói mà diễn tả cho hết được vì ngôn ngữ thì có giới hạn mà Đạo thì vô cùng.

    Đạo là nguyên lý tuyệt đối tột cùng, là nguồn gốc của CKVT và vạn vật, nên Đạo lưu hành khắp vũ trụ, tàng ẩn trong vạn vật. Bất cứ vật nào cũng có một phần linh diệu bên trong (đó là Đạo) để điều hòa trưởng dưởng nó. Đạo là tinh thần của Trời Đất và vạn vật. Trời Đất và vạn vật là bản thể của Đạo.

    Đạo bền vững mãi mãi, không bao giờ hư hoại. Vạn vật không thể xa Đạo. Hễ còn Đạo thì sống, mất Đạo thì chết.

    Đạo vốn vô hình, nên muốn trình bày cái Đạo tất phải mượn hữu hình. Đó là cái thể và cái dụng của Đạo.

    *

    Cái thể của Đạo là những hình thể do Đạo sản xuất. Tôn giáo là cái cửa, muốn biết Đạo thì phải đi vào cái cửa ấy.
    *

    Cái dụng của Đạo là phá mê khải ngộ, đem ánh sáng chơn lý rọi vào cái vô minh, bảo tồn con người trở về với Đạo.


    Xin chào thân ái



    Last edited by Thiện Niệm; 27-11-2010 at 09:46 AM.
    Thiện chí bồi công tông tổ quang vinh vang xã tắc
    Niệm cầu lập đức tử tôn hiển hách rạng sơn hà

  8. #8

    Mặc định Đạo là gì hả?

    Nhiều người chỉ biết dựa vào sách này vở kia mà giải thích chữ "Đạo". Sao không tự mình đưa ra ý kiến riêng! Nếu nhận định theo đường lối của quý vị thì có thể nói rằng:"Chưa có khái niệm chính thức về Đạo"_chứ còn gì nữa! Theo bản thân tôi thì nhất âm-nhất dương-chính là Đạo.

  9. #9

    Mặc định

    Nhất âm nhất dương chi vi đạo, đó chỉ là mượn cái để mà nói 1 góc. Tại vì âm dương có nội thân âm dương, long hổ âm dương, thiên địa âm dương, hư không âm dương, thái cực âm dương..... các chủng có tầng lớp khác nhau.

    Còn đạo lại là như thienniem là đạo của kẻ mê tín. Đó là thứ của kẻ đời sau bịa ra mà lòe người.

  10. #10

    Mặc định

    Như thế gọi là đạo.
    Linh căn giáng hạ cứu mê tình
    Độ ải trần lao đáo nẻo minh
    Nhân chủng mịt mùn nun khói trược
    Ham vui tục sự vứt quên mình

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Ông Kẹ Xem Bài Gởi
    Nhiều người chỉ biết dựa vào sách này vở kia mà giải thích chữ "Đạo". Sao không tự mình đưa ra ý kiến riêng! Nếu nhận định theo đường lối của quý vị thì có thể nói rằng:"Chưa có khái niệm chính thức về Đạo"_chứ còn gì nữa! Theo bản thân tôi thì nhất âm-nhất dương-chính là Đạo.
    Vì Đạo không thể giải thích bằng lời được nên thật khó mà giải thích cho bạn.
    Cuốn "Đạo Đức Kinh" của Lão tử giải thích khá rõ về Đạo và bạn nên đọc nó qua một vài lần đi thì sẽ hình dung ra đôi chút.

    Đạo sinh Thái cực, Thái cực sinh lưỡng nghi lúc đó mới hình thành Âm-Dương.

    Do đó Đạo là nhất nghuyên nên không thể là Nhất Âm, Nhât Dương được.

    Giá như các bạn để Minh Nguyệt tiếp tục post bài Đạo Ba Kho Báu của Osho thì đã rõ thêm nhiều về Đạo rồi.

    Mong Minh Nguyệt tiếp tục post bài.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  12. #12

    Mặc định Đạo Đạo Đạo



    Bài Thi Luận Chữ Đạo

    Đạo như đuốc huệ rọi đường tu
    Đạo vốn nguồn trong rửa mạch sầu
    Đạo giải oan khiên căn nghiệp trước
    Đạo gìn hạnh phúc cháu con sau
    Đạo dìu kẻ đến miền an lạc
    Đạo chỉ người tìm chước diệt lao
    Đạo để làm nền vun cội đức
    Đạo là thang bắt tận Trời cao

    Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu ( Bút hiệu Thuần Đức )

    Phụng Họa Nguyên Vận Bài của Ngài Thuần Đức Tiên Sinh

    Đạo Trời giáng thế lập trường tu
    Đạo để trau tria lánh nẻo sầu
    Đạo giữ Chánh Truyền trên dạy dưới
    Đạo gìn Chơn Giáo trước dìu sau
    Đạo nâng đuốc huệ khai tâm não
    Đạo cậy gươm thần giải khổ lao
    Đạo biến âm dương sanh Thái Cực
    Đạo nguồn trong sạch chín từng cao

    Đạo Nhơn Phạm Mộc Bổn ( Đinh Dậu 1958 )

    Phụng Họa cùng Ngài Bảo Pháp

    Đạo khai ba lượt rước người tu
    Đạo vốn thuyền đưa khách lánh sầu
    Đạo dạy phương trau tiêu nghiệp trước
    Đạo bày phép luyện hưởng duyên sau
    Đạo đưa kẻ thiện về ngôi vị
    Đạo giúp phàm nhơn thoát cảnh lao
    Đạo chẳng tầm người , người kiếm Đạo
    Đạo là đường dắt đến Đài Cao

    Giáo Hữu Ngọc Nhượn Thanh ( sau là Đức Đầu Sư Ngọc Nhượn Thanh )


    Phụng Họa cùng Thuần Đức Tiên Sinh

    Đạo là căn bản định phương tu
    Đạo dạy nhơn sanh phép giải sầu
    Đạo hạnh lo tròn nhơn đức trước
    Đạo tâm trau vẹn nghĩa ân sau
    Đạo truyền chơn lý gầy thân ái
    Đạo chuyển huyền cơ diệt khổ lao
    Đạo Pháp hóa dân thành mỹ tục
    Đạo Trời lồng lộng chín từng cao

    Giáo Hữu Ngọc Lưỡng Thanh

    Phụng Họa cùng Ngài Bảo Pháp

    Đạo vốn đường ngay độ khách tu
    Đạo là gươm huệ phá thành sầu
    Đạo khuyên Tam Lập nên lo trước
    Đạo dạy Thất Tình phải diệt sau
    Đạo lý hiểu thông vui bến giác
    Đạo tâm vẹn giữ thoát trần lao
    Đạo xem bốn biển đồng huynh đệ
    Đạo chẳng sang hèn , chẳng thấp cao

    Lê Hòa Hiệp , Đạo Hiệu : Chơn Tâm




    Thiện chí bồi công tông tổ quang vinh vang xã tắc
    Niệm cầu lập đức tử tôn hiển hách rạng sơn hà

  13. #13

    Mặc định

    - Đạo mà hình dung qua mấy bài Thi tán thán, tụng ca của Thiện_Niệm thì thật là chẳng biết đâu mà lần cả, thật là nhìn thì có vẻ sáng rỡ rõ ràng, mà khi Ngẫm thì thực là không có gì để ngẫm cả vì cái chung chung thì ai cũng nói được. Cũng tựa như cứ nói tối ngày rằng: Mưa thì mát, mưa thì làm cây xanh tốt, ... mà cuối cùng thì Mưa thực sự là gì thì không có biết vậy! Cái sáng rỡ của Chân lý (Đạo - nếu có thể hình dung như vậy) mà cứ lòng vòng qua câu chữ nặng về Ca ngợi vậy sao, vẫn chỉ là mon men bên ngoài? Chắc có sự bất cập hay dụng ý chi đây, tui không hiểu!

    - Thiết nghĩ, tựa đề: Đạo khả Đạo phi thường Đạo đã nói lên phần nào cái nội hàm của "Đạo", đó là cái gì không thể bị giới hạn bởi ngôn từ hay các khái niệm chung chung, hoặc khép kín. Nếu các bạn có ai đã từng nghiên cứu thực sự cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử thì sẽ thấy Ông đã dùng các hình thức ẩn dụ khác trong một loạt các hình thái của sự vật, hiện tượng hoặc giả là sự diễn biến nào đó của Tâm thức con Người cũng như Vũ trụ để xiển minh cái gọi là Đạo. Chẳng hạn câu: Vô danh Thiên địa chi Thỉ, Hữu danh vạn vật chi Mẫu... (Vô danh là Cha (gốc) của Trời đất, Hữu danh là Mẹ của vạn vật), hoặc câu:

    Khổng đức chi dung
    Duy Đạo thị tùng...

    Đại ý là: Dáng của Đức lớn theo cùng với Đạo/ Đạo sanh ra vạn vật, thấp thoáng mập mờ/ Mập mờ thấp thoáng trong đó có Vật/ Sâu xa tăm tối, trong đó có tinh/ Tinh đó rất thực, trong đó có tín....

    Vài dòng si ngô, miễn chấp!
    Last edited by Nha_Thien77; 05-12-2010 at 08:43 PM.
    một tiếng chim kêu lời kinh vọng
    núi trôi sông chảy mộng đoàn viên

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Nha_Thien77 Xem Bài Gởi
    - Đạo mà hình dung qua mấy bài Thi tán thán, tụng ca của Thiện_Niệm thì thật là chẳng biết đâu mà lần cả, thật là nhìn thì có vẻ sáng rỡ rõ ràng, mà khi Ngẫm thì thực là không có gì để ngẫm cả vì cái chung chung thì ai cũng nói được. Cũng tựa như cứ nói tối ngày rằng: Mưa thì mát, mưa thì làm cây xanh tốt, ... mà cuối cùng thì Mưa thực sự là gì thì không có biết vậy! Cái sáng rỡ của Chân lý (Đạo - nếu có thể hình dung như vậy) mà cứ lòng vòng qua câu chữ nặng về Ca ngợi vậy sao, vẫn chỉ là mon men bên ngoài? Chắc có sự bất cập hay dụng ý chi đây, tui không hiểu!

    - Thiết nghĩ, tựa đề: Đạo khả Đạo phi thường Đạo đã nói lên phần nào cái nội hàm của "Đạo", đó là cái gì không thể bị giới hạn bởi ngôn từ hay các khái niệm chung chung, hoặc khép kín. Nếu các bạn có ai đã từng nghiên cứu thực sự cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử thì sẽ thấy Ông đã dùng các hình thức ẩn dụ khác trong một loạt các hình thái của sự vật, hiện tượng hoặc giả là sự diễn biến nào đó của Tâm thức con Người cũng như Vũ trụ để xiển minh cái gọi là Đạo. Chẳng hạn câu: Vô danh Thiên địa chi Thỉ, Hữu danh vạn vật chi Mẫu... (Vô danh là Cha của Trời đất, Hữu danh là mẹ của vạn vật), hoặc câu:

    Khổng đức chi dung
    Duy Đạo thị tùng...

    Đại ý là: Dáng của Đức lớn theo cùng với Đạo/ Đạo sanh ra vạn vật, thấp thoáng mập mờ/ Mập mờ thấp thoáng trong đó có Vật/ Sâu xa tăm tối, trong đó có tinh/ Tinh đó rất thực, trong đó có tín....

    Vài dòng si ngô, miễn chấp!
    Thượng sĩ văn Đạo, cần nhi hành chi.
    Trung sĩ văn Đạo, nhược tồn nhược vong.
    Hạ sĩ văn Đạo, đại tiếu chi,
    Bất tiếu bất túc dĩ vi Đạo.

    Thánh Thi :

    Tích đức con ơi tích hỡi con
    Con còn lăng liếu lắm nghe con
    Con thương con cháu là thương Đạo
    Đạo chẳng ở xa ở tại con



    Thiện chí bồi công tông tổ quang vinh vang xã tắc
    Niệm cầu lập đức tử tôn hiển hách rạng sơn hà

  15. #15

    Mặc định

    Đạo Đức Kinh:


    Thiên hạ
    Giai tri mỹ chi vi mỹ
    Tư ác dĩ
    Giai tri thiện tri vi thiện
    Tư bất thiện dĩ

    ………………………………...

    Cho nên:

    Kẻ sĩ thời trung đảo hoành tung
    Có đâu khum lúm dưới thưng lung
    Mượn lời thét gió lưu thư cảo
    Miệng chép thơm lây khí sắc hào

    Thuận ý thời ca củng cách kiu
    Nghịch chiều soi xóc nghé ngom chiêu
    Xắn váy quay cồng ra dáng Hảo
    Ngạo thế hay chăng Thế dọng dòng



    P/S: Thiện Niệm muốn trích dẫn lời của Lão Tử trong "Đạo Đức Kinh" thì cũng nên có ghi chú rõ là trích dẫn từ "Đạo Đức Kinh" mới đúng tinh thần, khí phách trung thực của Kẻ sĩ! Hoan hỷ, hoan hỷ.
    Last edited by Nha_Thien77; 05-12-2010 at 08:41 PM.
    một tiếng chim kêu lời kinh vọng
    núi trôi sông chảy mộng đoàn viên

  16. #16

    Mặc định

    Đồng ý với nhathien77, đạo của thienniem là thứ hàng nhái.... Đạo gia ko trọng thờ cúng tranh ảnh, mấy thứ mà cứ đội người ta lên đầu giống như là mê tín hơn. Thi văn về đạo mà sặc mùi mê tín thì đã bị sa vào thứ hậu thiên. Không còn là tiên thiên tự nhiên đại đạo, bất khả ngôn, bất khả tưởng.

  17. #17

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi haclongba Xem Bài Gởi
    Nhất âm nhất dương chi vi đạo, đó chỉ là mượn cái để mà nói 1 góc. Tại vì âm dương có nội thân âm dương, long hổ âm dương, thiên địa âm dương, hư không âm dương, thái cực âm dương..... các chủng có tầng lớp khác nhau.
    Còn đạo lại là như ThienNiem là đạo của kẻ mê tín. Đó là thứ của kẻ đời sau bịa ra mà lòe người.
    Chí lý, chí lý... Xin ghi nhận, ghi nhận!!! :p:p:p
    Last edited by Dần&Sàng; 05-12-2010 at 09:47 PM.
    ... Sàng lưới Dần vào tế trong thô
    Chỉ cái tế trong thô cũng không.
    Tức là viên minh chân thật đế.
    ... (Tôn Giả Bôi Độ)

  18. #18

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi haclongba Xem Bài Gởi
    Đồng ý với nhathien77, đạo của thienniem là thứ hàng nhái.... Đạo gia ko trọng thờ cúng tranh ảnh, mấy thứ mà cứ đội người ta lên đầu giống như là mê tín hơn. Thi văn về đạo mà sặc mùi mê tín thì đã bị sa vào thứ hậu thiên. Không còn là tiên thiên tự nhiên đại đạo, bất khả ngôn, bất khả tưởng.
    Xin Hiền HacLongBa vui lòng giải thích cho Thiện Niệm hiểu thế nào là 4 chữ :

    SẶC MÙI MÊ TÍN

    Cẩn kính

    Thiện chí bồi công tông tổ quang vinh vang xã tắc
    Niệm cầu lập đức tử tôn hiển hách rạng sơn hà

  19. #19

    Mặc định

    Thưa Thiện Niệm và các bạn,

    Minh Nguyệt có thiện ý post bài viết của Osho về cảm nhận của ông ta đối với "Đạo đức kinh".
    Đây là một bài viết hay nhưng mới post được một phần thì đã bị các bạn vô làm loãng đề tài.

    Đề nghị các bạn nên tôn trọng chủ topic một chút. Tôn trọng người chính là tôn trọng mình mà.

    Mong Minh Nguyệt tiếp tục post bài.
    Không có không gian còn lo chi lớn, nhỏ.
    Chẳng có thời gian nên khỏi ngại trước, sau.

  20. #20

    Mặc định

    SẶC MÙI MÊ TÍN

    là dể thương nhe

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Kinh Văn Thù Sở Thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
    By 123456789 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 21-04-2011, 09:56 PM
  2. GIỮ LỜI HỨA
    By splen in forum Tản mạn nhân sinh
    Trả lời: 18
    Bài mới gởi: 27-08-2010, 01:13 PM
  3. Giác Minh Diệu hạnh Bồ tát khuyến phát niệm Phật
    By luckyboy624 in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 24-08-2010, 07:35 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •