Đạo Khả Đạo, Phi Thường Đạo

Trích Từ tác phẩm "Ba Kho Báu: Lão Tử Đạo Đức Kinh, Chương Một, Tập I"
Chuyển Ngữ: Minh Nguyệt
Tác giả: OSHO
thuvienosho@yahoo.com[


“Đạo mà có thể diễn tả được
thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến
Thiên hạ đều biết tốt là tốt,
Thì đã có xấu rồi;
Đều biết lành là lành;
Thì đã có cái chẳng lành rồi .
Bởi vậy,
Là vì “có” và “không” sinh lẫn nhau
Dễ và khó tạo nên lẫn nhau
Ngắn và dài làm rõ lẫn nhau
Cao và thấp dựa vào nhau
Âm và thanh hòa lẫn nhau
Trước và sau theo nhau.
Vậy nên, Thánh nhân
Dùng "Vô Vi" mà xử sự,
Dùng "bất ngôn" mà dạy dỗ,
Để cho vạn vật nên mà không cản,
Sống mà không chiếm đoạt .
Làm mà không cậy công;
Thành công mà không ở lại .
Vì bởi không ở lại,
Nên không bị bỏ đi…”
(Nguyễn Hiến Lê)

Tôi giảng về Đạo sư Mahavira như là một phần bổn phận của tôi. Trái tim của tôi không bao giờ với ngài. Ngài quá toán học. Ngài không phải là một nhà bí truyền. Ngài không có thi ca trong tự tánh. Ngài vĩ đại, giác ngộ, nhưng giống nhau một bãi sa mạc mênh mông; Bạn không thể gặp gỡ một ốc đảo nào trong ngài, nhưng bởi vì tôi sinh ra là một tín đồ Kỳ Nan Giáo, tôi phải trả một vài món nợ. tôi nói về ngài như là một bổn phận nhưng trái tim tôi không trú xứ nơi đó; Tôi chỉ nói qua tâm trí. Khi tôi giảng về đạo sư Mahavira, tôi giảng như một người ngoài. Ngài không trong tôi và tôi không trong ngài.

Vẫn cùng một sự thật đó với Moses và Mohammed. Tôi không cảm giác muốn nói về họ; Tôi không giảng thuyết trên họ. Nếu tôi không sinh ra là một tín đồ Kỳ Nan Giáo, tôi sẽ cũng không bao giờ đề cập đến Mahavira. Có nhiều lần, những đệ tử tín đồ Hồi giáo của tôi hoặc tín đồ Hồi giáo của tôi tìm đến tôi và hỏi, “Tại sao ngài không thuyết giảng về Mohammed và Moses?” Thật khó mà giải thích cho họ hiểu. Có nhiều lúc, chỉ nhìn vào mặt họ, tôi quyết định tôi sẽ giảng; Có nhiều lần, tôi xem xét nhiều lần trên những ngôn từ của Mohammed và Moses, rồi tôi lại trì hoãn nó. Không một tiếng chuông vang vọng trong trái tim tôi. Nó sẽ không sống động…Nếu tôi nói về nó thì sẽ như một vật chết. Thậm chí tôi không cảm giác có bổn phận đối với họ như tôi có cảm giác này với Đạo sư Mahavira.

Họ cùng một phân loại; Họ quá tính toán, cực đoan; Họ lỡ sự cực đoan đối lập. Họ là những nốt nhạc đơn độc, thiếu sự hài hoà, không một chút giao hưởng. Không một nốt nhạc đơn độc nào sở hữu nét đẹp của nó…một nét đẹp chân phương…nhưng nó quá đơn điệu. Lâu lâu một lần thì không sao, nhưng nếu nó tiếp tục như vậy thì bạn cảm giác buồn chán; Bạn muốn chấm dứt nó. Cá tính của Mahavira, Moses và Mohammed như là những nốt nhạc đơn độc – đơn giản, mộc mạc, ngay cả tuyệt mỹ, lâu lâu một lần, nhưng nếu tôi gặp Mahavira, Moses hoặc Mohammed trên đường, tôi sẽ tỏ lòng tôn kính và trốn chạy ngay. Tôi thuyết giảng về Krishna. Ngài đa bình diện, siêu nhân, mầu nhiệm, nhưng có vẻ như là một huyền thoại hơn là một con người thật sự. Ngài quá phi thường đến độ ngài không thể. Trên trái đất này những con người xuất chúng như vậy không thể tồn tại. Họ chỉ hiện hữu trong mơ. Và huyền thoại không là gì ngoài những giấc mộng tập thể. Toàn bộ nhân loại phải mơ về họ… tuyệt vời, nhưng không thể tin được. tôi giảng về Krishna và tôi tận hưởng nó, nhưng tôi tận hưởng nó như một người thụ hưởng một câu chuyện hay, và kể lại một câu chuyện tuyệt diệu, một câu chuyện ngồi lê đô mách của vũ trụ. Tôi giảng thuyết về Đức Chúa Giê Su. Tôi có một sự cảm thông sâu đậm đối với ngài.

Tôi muốn được đau khổ với ngài và tôi muốn vác Thập tự giá bên cạnh ngài một lúc, nhưng chúng tôi vẫn là hai đường thẳng song song, không bao giờ gặp gỡ. Ngài quá buồn thảm, đầy gánh nặng…gánh nặng với nỗi thống khổ của toàn bộ nhân loại. Ngài không thể cười. Nếu bạn vận hành với ngài quá lâu, bạn sẽ trở nên phiền não. Bạn sẽ đánh mất tiếng cười. Một đám mây u ám bao phủ quanh ngài. Tôi cảm nhận cho ngài nhưng tôi không muốn giống như ngài. Tôi có thể hành trình với ngài một giây phút và chia sẻ gánh nặng của ngài, nhưng sau đó thì chúng ta chia tay. Con đường của chúng tôi là hai con đường khác nhau. Ngài quá thiện lành, quá thiện lành, gần như thiện lành một cách phi nhân
Tôi giảng về Zarathủtas…rất hiếm khi, nhưng tôi yêu thích người này như là một người bạn yêu thích một người bạn khác. Bạn có thể cười với ngài. Ngài không phải là một nhà đạo đức, không phải là một nhà Thanh Giáo; Ngài có thể tận hưởng cuộc đời và mọi sự mà sự sống ban tặng. Một người bạn tâm giao…Bạn có thể sống với ngài mãi mãi, nhưng ngài chỉ là một người bạn. Tình bạn thì tốt, nhưng không đủ. Tôi đã giảng về Đức Phật…Tôi yêu ngài. Hằng muôn thế hệ, qua hằng vô lượng kiếp, tôi vẫn yêu thích ngài. Ngài tuyệt mỹ vô cùng, tuyệt mỹ một cách phi thường, siêu việt, nhưng ngài không trên quả địa cầu. Ngài không du hành trên mặt đất.

Ngài bay cao trên bầu trời và không để lại dấu chân. Bạn không thể theo sau ngài. Bạn không bao giờ biết ngài ở phương nào. Ngài giống như một vầng mây. Có lúc bạn gặp ngài nhưng đó là sự ngẫu nhiên. Và ngài quá tao nhã đến độ ngài không thể bám rễ trên mặt đất. Ngài được dành cho những cảnh giới siêu việ. Bằng cách đó, ngài là một mặt. Trời và đất không thể gặp gỡ trong ngài; Ngài là Niết bàn nhưng phần mặt đất bị mất mát. Ngài giống như ngọn lửa, tuyệt mỹ, nhưng thiếu dầu, không vật chứa…Bạn có thể thấy ngọn lửa nhưng nó bốc cao lên mãi và cao hơn mãi. Không có gì nắm bắt nó được trên trái đất. Tôi yêu ngài. Tôi nói về ngài từ trái tim tôi, nhưng tuy vậy, vẫn có một khoảng cách hiện hữu. Nó luôn tồn tại trong một hiện tượng tình thương … Bạn đến gần hơn và gần hơn và gần hơn nữa, nhưng ngay cả trong sự gần gũi đó vẫn có khoảng cách. Đó là nổi đau của tất cả tình nhân.

Tôi thuyết giảng về Lão Tử hoàn toàn khác lạ. Tôi không quan hệ với ngài bởi thậm chí quan hệ với một khoảng cách cũng cần thiết. Tôi không yêu thương ngài, bởi làm sao bạn có thể yêu thương chính bạn? Khi tôi giảng về Lão Tử, tôi nói như là nói về chính mình. Với ngài, chân tánh của tôi hoàn toàn là một. Khi tôi giảng về Lão Tử nó như là tôi đang nhìn trong gương…khuôn mặt tôi phản chiếu. Khi tôi giảng về Lão Tử, tôi trọn vẹn với ngài. Ngay cả “tuyệt đối” với ngài cũng không đúng. Tôi là ngài, ngài là tôi.

Các lịch sử gia hoài nghi về sự hiện hữu của ngài. Tôi không thể nghi ngờ sự tồn tại của ngài bởi làm sao tôi có thể hoài nghi sự hiện hữu của chính tôi? Khoảnh khắc mà tôi có thể, ngài trở thành chân chánh với tôi. Thậm chí lịch sử chứng minh rằng ngài không hề tồn tại cũng không tạo nên sự khác biệt nào đối với tôi. Ngài chắc chắn phải hiện diện bởi tôi hiện diện. Tôi là một chứng minh. Có những ngày sau, khi tôi giảng về Lão Tử, không phải tôi giảng về một người nào khác. Tôi đang giảng về tôi…như Lão Tử đang thuyết giảng trên một danh hiệu khác, một Nama-Rupa khác, một nhục thân khác.

Lão Tử không giống như Mahavir, không hề tính toán, tuy vậy ngài rất hợp lý trong sự điên loạn của ngài. Ngài có một lý lẽ điên loạn! Khi chúng ta thấu suốt lời dạy của ngài, bạn sẽ cảm giác nó; Nó không hiển nhiên và rõ rang. Ngài phải có lý lẽ của riêng ngài; Luận lý phi lý, luận lý nghịch thường, luận lý của một người điên. Ngài đập mạnh. Luận lý của Mahavirr có thể thấu hiểu thậm chí cả người mù. Để thấu hiểu luận lý của Lão Tử, bạn phải có tạo ra đôi mắt. Nó cực kỳ vi tế. Không phải là lý lẽ bình thường của các luận lý gia. Nó là lý lẽ của một đời sống ẩn tàng, một cuộc đời rất vi tế. Bất kỳ những lời pháp gì mà ngài giảng dạy trên bề mặt phi lý; tận cùng sâu thẳm tồn tại một sự xác minh mãnh liệt. Một người phải xuyên suốt nó; Họ phải thay đổi tâm trí của họ để hiểu Lão Tử.

Mahavir bạn có thể hiểu mà không cần thay đổi tâm trí bạn; như con người bạn hiện tại, bạn có thể thấu hiểu Mahavir. Ngài cùng trên một đường thẳng. Dù vậy ngài trước bạn xa. Có lẽ ngài đã đạt được mục tiêu. Ngài trên một con đường thẳng, cùng một lộ trình.

Còn tiếp

Minh Nguyệt.

rose4rose4rose4rose4rose4rose4rose4