. THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN TRONG VŨ TRỤ (10 CAN VÀ 12 CHI)

trích từ website www.vanhoaphuongdong.com của bạn Amtinh
Coi theo âm lich.

Sinh vật sống trên trái đất trong đó bao gồm cả loài người chúng ta đều bị chi phối bởi những quy luật của vũ trụ. Mà vũ trụ được hình thành bởi không gian và thời gian. Vì vậy ta có thể nói rằng chúng ta đang bị không gian và thời gian chi phối.
Trái đất xoay quanh mặt trời một vòng là một năm, bằng 365 ngày. Trong một năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thay nhau luân chuyển, trong mùa có tháng, trong tháng có ngày và đêm.
Dưới ánh sáng mặt trời, vạn vật trên trái đất đều tìm được sự sống và sinh sôi, nảy nở. Các thiên thể trong vũ trụ luôn vận hành theo một quy luật nhất định, theo chu kỳ tuần hoàn. Tứ hiện tượng tròn, khuyết của mặt trăng đến mùa Xuân hoa nở, mùa Thu kết trái và mùa Xuân năm sau lại tới, cây cối lại nở hoa. Chính những hiện tượng lặp đi lặp lại ấy là quy luật vận hành của thiên thể (trong đó có trái đất). Người Trung Quốc cổ đại đã quan sát những quy luật chu kỳ tuần hoàn của thiên thể, từ đó phát minh ra lịch. Vào khoảng năm 1100 trước Công Nguyên, người Trung Quốc cổ đại (thời Ân Thương) đã biết tính lịch bằng cách kết hợp giữa Thiên Can và Địa Chi.
Thiên Can gồm có: Giáp, ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
Địa chi gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Thiên Can và Địa Chi tuần tự kết hợp với nhau từ Giáp Tý, ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Ty, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân,
Quý Dậu, Giáp Tuất, ất Hợi, Bính Tý... 10 can và 12 chi kết hợp với nhau như vậy 60 năm thì hết một vòng gọi là một hoa giáp, đến năm thứ 61 lại là năm Giáp Tý.
Lịch ra đời đã góp phần xác lập khái niệm về thời gian. Tiếp đó, người Trung Quốc cổ đại cũng đã phát hiện thấy "chất" của thời gian.
Người phương Đông, đặc biệt là người Trung Quốc cổ đại rất coi trọng tới vấn đề "chất" của thời gian. Một tiếng đồng hồ cua mùa Hạ và một tiếng đồng hồ của mùa Đông, tuy có độ dài thời gian bằng nhau nhưng tính chất của chúng lại khác nhau rất nhiều.
Ví dụ vào lúc hai giờ chiều giữa mùa Hè và hai giờ chiều giữa mùa Đông, tuy cùng trong một thời gian (hai giờ chiều) và cùng trên một địa điểm nhưng vào lúc hai giờ chiều giữa mùa hè, trời nóng như thiêu như đốt, còn hai giờ chiều giữa mùa Đông, dù bạn có đứng ra giữa trời đầy ánh
nắng thì vẫn cảm thấy rét run. Nếu vào giữa hai thời điểm ấy bạn quan sát hoa cỏ quanh mình, bạn sẽ càng thấy sự khác biệt nhau rất rõ của chúng. Một năm có 365 ngày là quãng thời gian để trái đất bay quanh mặt trời đủ một vòng, nhưng các năm cũng có sự khác biệt nhau rất rõ. Có năm thì được mùa, có năm lại mất mùa, đói kém. Chính những hiện tượng này đã giúp người Trung Quốc cổ đại nhận thức được chất của thời gian.
Cùng là một khái niệm về thời gian nhưng người phương Tây chỉ coi thời gian là một khái niệm của độ dài" còn người Trung Quốc lại nghĩ đến "chất" của nó, nhưng điểm không giống nhau này cũng được thể hiện ở thuật chiêm tinh của người phương Tây và thuật chiêm tinh của người phương Đông.

II. SỰ RA ĐỜI CỦA MƯỜI HAI CON GIÁP

Sau khi người Trung Quốc cổ đại phát hiện chất của thời gian, liền đó họ lại náy sinh ra một nghi vấn mới. Vậy vấn đề chất của thời gian rốt cuộc có ảnh hưởng gì tới đới sống, tư chất tính cách của mỗi con người hay không? Họ liền ngược thời gian hàng trăm, hàng ngàn năm, tìm tới thời điểm của các cuộc chiến tranh, những năm được mùa, mất mùa, địa chấn, lụt lội để tìm hiểu, tính toán và cuối cùng đã phát hiện ra những sự kiện trên đều xảy ra theo một chu kỳ nhất định của nó.
Đồng thời, họ cũng dần phát hiện thấy tính cách chung của những người sinh ra trong cùng một năm.
Tuy mọi sinh vật trên địa cầu đều phải chịu ảnh hưởng bức xạ vũ trụ (bức xạ của các thiên thể), cộng thêm tác động của thời gian. Chỉ với hai điểm này, người ta có thể tính ra những người được sinh ra trong cùng một năm có những tính cách gì giống nhau. Cùng với sự phát triển của ngành thống kê học, các nhà khoa học chứng minh: Có quy luật về tính cách và vận mệnh con người do sự chi phối của quy luật tự nhiên.
Người Trung Quốc cổ đại đã sắp xếp Thiên can và Địa chi vào lịch, gọi những người sinh vào năm Tý là cầm tinh con chuột, năm Sửu là cầm tinh con trâu, v.v... để hoàn thành hình tượng của mười hai con giáp như ngày nay. Mười hai con giáp xuất hiện sớm nhất trong Bát quái của Kinh dịch, đó là phương pháp phỏng sinh ghi năm còn gọi là cầm tinh con giáp. Dưới đây xin giới thiệu đôi nét cơ bản quan niệm của người phương Đông xưa về tính cách của con người theo các tuổi và sự sinh khắc giữa các tuổi theo Ngũ Hành Bát Quái.
1.Tuổi Chuột:
Vui vẻ xởi lởi dễ gần, dễ mến nhưng hay lo vặt vãnh nên cũng dễ cáu giận. Tự tin và tự trọng.
Thích làm đẹp làm sang cho bản thân nhưng trong khuôn khổ cho phép. Tuổi Chuột hợp với các tuổi Khỉ, Rồng, Trâu, ky các tuổi Rắn, Chó và Lợn, đặc biệt tối kỵ tuổi Ngựa.
2. Tuổi Trâu:
Là người nhẫn nại, ít lời, không hay khoe mẽ về mình dễ tranh thủ được sự giúp đỡ của người khác.
Tính nóng và cục tính. Chăm làm, khéo tay và quyết đoán, không nhún nhường. Công việc đối với họ là chính, tình cảm là chuyện thứ yếu nên họ khó lấy vợ. Tuổi Trâu hợp với tuổi Chuột, tuổi Gà.
Không nên lấy tuổi Chó và kỵ tuổi Lợn.
3. Tuổi Hổ:
Là người nhậy cảm, đa tình có đời sống nội tâm cao. Tuổi hổ trọng người ít tuổi. Quả cảm, kiên trì nhưng có vẻ ích kỷ. Tuổi này dủ vía, ma quỷ cũng phải tránh đường, do đó người xưa thường cầu mong trong gia đình có người tuổi Hổ. Tuổi Hổ hợp duyên với tuổi Ngựa và Rồng, khắc tuổi Trâu, Rắn, Khỉ.
4. Tuổi Mèo:
Là tuổi thành đạt, nhã nhặn, khiêm nhường, hiếu thảo và giao thiệp rộng. Đời nhiều may mắn nhưng hay ba hoa, ít cáu giận, dễ đi vào kinh doanh buôn bán. Chăm học, chăm đọc sách song ít tài năng đặc biệt. Rộng rãi trong giao tiếp song bảo thủ, so đo. Hợp với tuổi Chó, Dê, Lợn, khắc với tuổi Chuột, Gà và không hợp tuổi Rồng.
5. Tuổi Rồng:
Khỏe mạnh, năng nổ, xốc vác, dễ bị kích động, nói năng không thận trọng. Vừa ngang tàn vừa độ lượng dễ giàu và dễ có tiếng, dễ bị lôi kéo vào việc xấu. Tuổi này về già thì nhàn. Nên lấy người tuổi Chuột, Rắn, Khỉ, Gà. Tránh tuổi Rồng, Trâu, Chó.
6. Tuổi Rắn:
Khôn ngoan, có ý chí, gặp may nhiều và dễ thành đạt. Thích lòe loẹt, phô trương nhưng ích kỷ và keo kiệt, đa nghi. Họ rất thích khen nịnh lãng mạn. Phụ nữ tuổi Tỵ thường xinh đẹp "mỹ nhân tuổi Tỵ". Họ hợp tuổi Trâu, Gà, xung khắc với tuổi Hổ, Lợn.
7. Tuổi Ngựa:
Vui tính, nói nhiều, dễ nổi tiếng và dễ được cảm tình. Giỏi kinh doanh, giỏi đoán ý đồ của người khác để "lựa lời mà nói". Tuổi Ngựa nhiều tài nhưng khó tính, cầu kỳ trong ăn mặc, cầu toàn trong công việc nên họ coi tình yêu là thứ yếu. Họ hợp với tuổi Hổ, tuổi Chó, tuổi Dê. Kỵ tuổi Chuột.
8. Tuổi Dê:
Nhạy bén, tinh tế, nhiệt tình nhưng dễ thất vọng, bi quan. Cuộc đời ít gặp may. Đời sống vật chất tạm ổn. Họ hợp với tuổi Mèo, Lợn, Ngựa, không hợp tuổi Chuột, Chó, Trâu.
9. Tuổi Khỉ:
Thông minh, hiểu nhiều biết rộng nhưng không để tâm nhiều đến cống việc. Nhớ thì làm, quên thì cho qua luôn mặc dù khi xử lý công việc thì khá nhanh. Dễ hòa. nhập, quảng giao, trí nhớ tốt. Đường nhân duyên không lấy gì làm may mắn. Gặp tuổi Chuột hoặc tuổi Rồng thì tốt, gặp tuổi Lợn, Rân thì kém may mắn, gặp tuổi Hổ thì không tốt.
10. Tuổi Gà:
Tuổi bận rộn, lo toan, tham công tiếc việc, việc gì cũng muốn làm, dễ bi quan, thất vọng. Thích hoạt động xã hội. Tự tin nhưng lại ít tin người. Luôn luôn tỏ ra viển vông, kỳ cục. Tiêu pha hoang toàng nhưng thực thà trọng nghĩa. Hợp người tuổi Trâu, Rắn, Rồng. Tránh Tuổi Gà, Chuột, Chó. Kỵ nhất tuổi Mèo.
11. Tuổi Chó:
Ngay thẳng, chân thành, biết mình, biết người, có đức tin và có độ tin cậy cao. Tuổi Chó ít giao du, sống kín đáo, bướng bỉnh, thẳng thắn, giỏi quản lý, giỏi hoạt động xã hội. Họ hợp tuổi Hổ, Mèo, Ngựa, không hợp tuổi Trâu, Gà, kỵ nhất tuổi Rồng, Dê.
12. Tuổi Lợn:
Kiên định, kiên trì, cuộc đời tuổi lợn mang tính mục đích rõ rệt. ít bạn nhưng có tình, sẵn sàng hy sinh vì bạn, ít nói nhưng kín đáo. Tuổi Lợn không thích cãi vã. Đường tình duyên không thuận. Họ hợp tuổi Mèo, Dê, tránh tuổi Khỉ, đại kỵ tuổi Rắn.
Mười hai con giáp là do người phương Đông xưa nghĩ ra, nhưng trải qua mấy nghìn năm lịch sử đã trở thành dấu ấn không phai trong tâm lý, tình cảm của con người. Hiện tượng văn hoá mười hai con giáp không chỉ ảnh hưởng tới một con người mà còn ảnh hưởng tới tâm lý, khí chất, nếp nghĩ, phong tục, tập quán của cả một cộng đồng, một dân tộc và trở thành nét văn hoá rất riêng của phương Đông.

MƯỜI HAI CON GIÁP VÀ VĂN HOÁ


Mười hai con giáp là nội dung quý giá trong kho tàng văn hóa phỏng sinh học Trung Quốc.
Những câu thành ngữ, câu nói vui, truyện ngụ ngôn và truyện thần thoại có nguồn gốc từ mười hai con giáp đã làm phong phú thêm kho tàng văn học, ngôn ngữ của Trung Quốc.

1. Rồng
Văn hoá rồng đã trở thành một trong những nội dung quan trọng trong nền văn hoá truyền thống Trung Quốc. Điệu múa rồng phấn chấn, hoành tráng, bức tranh rồng rực rỡ sáng đẹp và bức tượng rồng bay đều là kho tàng quý báu của văn hoá rồng.
Hàng trăm nghìn ngày nay, có không ít những câu truyện thần thoại, ngụ ngôn, những chuyện thú vị bắt nguồn từ rồng. Đại bộ phận những truyện này đều ca ngợi tính cách của rồng, cũng có chuyện là sự gửi gắm vào hình tượng Rồng, chẳng hạn như: mượn Rồng trừ ma quý, khấn Rồng cầu mưa, mượn Rồng để trả ơn, chinh phục Rồng ác, cầu Rồng trừ tà ma...
Truyền thuyết "Cá chép vượt cửa rồng" luôn luôn cổ vũ những người có chí nóng lòng muốn thử thách dù ở thời đại nào, cuốn "Cưỡi Rồng lên trời" lại kích thích tinh thần vươn lên của con người.
Những thành ngữ bắt nguồn từ Rồng cũng làm phong phú thêm ngôn ngứ văn học của Trung Quốc, chẳng hạn như: rồng cuốn hổ chồm, rồng cuộn phượng bay, khỏe như rồng như hổ, rồng bay phượng múa, đầm rồng hang hổ, tinh thần long mã... đều là những thành ngủ thường dùng đủ thấy ảnh hưởng của văn hóa rồng đối với văn hóa Trung Quốc.

2. Hổ:
Hổ có dáng vẻ uy vũ khiến người ta khiếp sợ nên hổ tượng trưng cho sự trấn áp như: nói đến cọp là tái cả mặt, cưỡi trên lưng cọp, thoát khỏi miệng hùm, rồng hàng phục hổ. "Hổ ngồi rồng cuộn" chỉ người anh tài sáng suốt, "mắt nhìn thèm thuồng như hổ đói, đầu hổ đuôi rắn, mình hổ thân gấu".
Những câu này đều chỉ đặc tính của hổ. Vì vậy người xưa thường dùng hổ để trừ ma tránh tà.

3. Rắn:
Trong các biểu tượng thì rắn là con vật thiêng rất được sùng bái. Từ thời Tam hoàng Ngũ đế mình rắn luôn được dùng để tượng trưng cho thần uy.
Những câu chuyện thần thoại về rắn rất phong phú, muôn hình, muôn vẻ. Có rất nhiều thành ngủ nói về rắn như: vẽ rắn thêm chân, nhìn bóng cung trong chén rượu tưởng là rắn...
Tuy trong thời cổ đại rắn thường được ví với con vật thiêng gây khiếp sợ nhưng trong văn học thì thường được dùng với nghĩa xấu như: đầu hổ đuôi rắn, biến thành rồng lên trời biến thành rắn luồn qua cỏ, rồng rắn lẫn lộn, độc ác như rắn...

4. Ngựa:
Ngựa tượng trưng cho sự mừng vui phơi phới, khí thế bừng bừng, ngựa có quan hệ mật thiết với cuộc sống nhân dân Trung Quốc. Người Trung Quốc thích khí chất của ngựa, sự gánh vác của ngựa, hình tượng ngựa. Ở Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều kiệt tác hội họa, điêu khắc mô tả về ngựa.
Tranh ngựa của Từ Bi Hồng nổi tiếng khắp Trung Quốc và thế giới.
Các thành ngữ nói về ngựa rất nhiều: kìm ngựa trước vực thẳm, một con ngựa làm hại cả đàn, cưỡi ngựa xem hoa, chỉ hươu thành ngựa, không phải lừa cũng chăng phải ngựa, ngựa già biết đường, thiên quân vạn mã, ngựa xe như nước. .. Thành ngữ về ngựa quả là vô cùng phong phú.

5. Trâu:
Ngoài việc là biểu tượng được sùng bái thời cổ, trâu còn liên quan mật thiết đến cuộc sống của nhân dân Trung Quốc, trâu có đặc tính cần cù chịu khó, chịu mệt nhọc, trung hậu. Những bức tranh trâu, tượng trâu đều lấp lánh màu sắc văn hóa nghệ thuật. Trong Di Hòa Viên ở Bắc Kinh có bức tượng trâu bằng đồng rất nổi tiếng. Ai cũng biết câu chuyện thần thoại đẹp "Ngưu lang chức nữ" thật rung động lòng người. Tính khiêm nhường trong cuộc sống, âm thầm dâng hiến của trâu tạo nên điều cốt lõi trong văn hóa về trâu. Những thành ngữ, câu nói về trâu có rất nhiều, như: đầu trâu mặt ngựa, đầu trâu không đi với mõm ngựa dùng dao mổ trâu cắt tiết gà, sức chín trâu hai hổ, nhiều như lông trên mình trâu. . .

6. Dê:
Dê có quan hệ rất mật thiết tới đời sống nhân dân vùng đồi núi. Phỏng sinh học về dê chủ yếu mô tả đặc điểm ôn hòa, hiền lành của nó. Ví dụ như: yếu như con cừu (dê), dê non lạc đường...
Những thành ngữ về dê rất nhiều: mất dê mới lo làm chuồng, treo đầu dê bán thịt chó, mỹ tửu Dương Cao, đường kỳ sơn mất dê...

7. Mèo:
Từ rất sớm trong lịch sử, mèo đã là vật nuôi thân thiết của con người. Mèo tượng trưng cho sự dịu dàng, hoà bình bình yên, nhanh nhẹn, khôn khéo, nhưng cũng rất kiên cường khi cần bảo vệ lãnh thổ của mình. Tranh ảnh, tượng về mèo rất phong phú đa dạng mang đậm sắc thái nghệ thuật đẹp đẽ. Trang văn học dân gian có rất nhiều câu chuyện về loài mèo: con mèo mày trèo cây cau...

8. Khỉ:
Khỉ thông minh, nhanh nhẹn, giỏi bắt chước. Vì vậy, phỏng sinh học về khỉ chủ yếu là nhấn mạnh đặc điểm nhanh nhạy. Ví dụ: tinh nhanh như khỉ, khi bốc ngô, Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung,
Tôn Ngộ Không lộn nhào, khỉ ngồi cáng tre. Ngoài ra, còn có câu: cây đổ thì đàn khỉ cũng tan.

9. Chó:
Chó là loài được con người thuần dưỡng đầu tiên. Chó làm được nhiều việc như: giữ nhà, đi săn nhất là tấm lòng trung thành với chủ. Nhưng trong văn học, chó lại thường bị dùng với nghĩa xấu, ví dụ như: chó cậy gần nhà, chó là đồ vô tích sự, chó nhà có tang, chó không bỏ được thói ăn phân, chó dại cắn người... Thành ngữ về chó có những câu như: chó cùng rút giậu, chó ghẻ, chó săn, chửi gà mắng chó, trộm gà bắt chó... Tuy những câu này đối với
chó là không công bằng song chúng lại có tác dụng làm phong phú ngôn ngữ Trung Quốc.

10. Lợn:
Nói đến phỏng sinh học về lợn, không thể không nói đến kiệt tác "Tây Du ký" của Ngô Thừa ân, ông đã khắc họa đậm nét và rất thành công tính cách tham ăn, lười biếng nhưng rất thật thà đáng yêu của nhân vật Trư Bát Giới. Cũng chịu ảnh hưởng từ đó, lợn trở thành tử để chỉ loài vật tham ăn, lười biếng. Những câu nói bỏ lửng về lợn cũng rất thú vị như: Trư Bát Giới soi gương (trong ngoài đều không phải là người), Trư Bát Giới ăn quả nhân sâm (thực bất chi kỳ vị), Trư Bát Giới cài hoa (không tự thấy xấu mặt), Trư Bát Giới múa đinh ba.

11. Gà:
Gà là vật quý của nhà nông, có mối quan hệ mật thiết với đời sống con người, là đồng hồ tự nhiên của nhà nông. Từ thời cổ nhà nông đã nghe tiếng gà gáy báo sáng để dậy làm việc, đến khi gà lên chuồng mới nghỉ công việc. Thành ngữ về gà cũng rất nhiều, như: Lông gà vỏ tỏi, gà bay trứng vỡ, gà bay chó nhảy, gà chó không yên, da gà lông ngỗng, gà nhúng nước...

12. Chuột:
Truyền thuyết kể rằng chuột vốn không có tên trong mười hai con giáp, đáng ra là mèo, nhưng một lần đức Phật Như Lai triệu tập mười hai con vật đến, vì mèo đến chậm nên chuột thừa cơ đứng lên trước thế là thành ra đứng đầu mười hai con giáp. Chuột nhanh nhẹn, giảo hoạt, có khả năng thích ứng cao, hay ăn vụng, tầm nhìn lại hạn hẹp nên những câu nói về chuột đều có nghĩa xấu. Ví dụ: "Rồng sinh rồng, phượng sinh phượng, chuột sinh con để đào hang đất", "Phân một con chuột làm hỏng cả nồi canh", mèo khóc chuột" (giả từ bi), "Tầm nhìn hạn hẹp như chuột", "Gan bé như gan chuột "ôm đầu mà lủi như chuột"... .

Tóm lại, văn hóa phỏng sinh mười hai con giáp có nội dung rất phong phú, có ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa, phong tục, luân lý tín ngưỡng của người Trung Quốc và có đóng góp nhiều vào việc làm phong phú thêm ngôn ngữ của Trung Quốc.

V. THỜI VẬN TỐT NHẤT TRONG ĐỜI KHI NÀO SẼ ĐẾN?

Đời người thường xảy ra biết bao thăng trầm nhưng cơ hội để bạn có được hạnh phúc lại không nhiều. Vì vậy nếu bạn biết phối hợp thời kỳ tốt đẹp của cuộc đời vận những công việc trọng đại như hôn nhân, xin việc, chuyển ngành, mở mang cơ nghiệp mới thì cuộc sống của bạn sẽ khá hơn.
Thời vận đỏ chính là thời kỳ khí số của bạn sung mãn nhất. Nếu bạn biết nắm bắt lấy nó, như vậy bạn đã nắm bắt được hạnh phúc của mình ở mức độ cao hơn.
Người ta thường nói đến thời vận lúc trẻ, thời vận lúc thanh niên, thời vận lúc trung niên và thời vận khi về già. Tổng hợp cả bốn loại thời vận trên, chúng ta hãy gọi là "bốn loại thời vận", trong bốn loại thời vận ấy, thời vận thời nào của bạn rực rỡ nhất?
Mối quan hệ rất mật thiết giữa mùa sinh của một người với bốn loại thời vận:
Người sinh vào mùa Xuân (từ tháng Một đến tháng Ba) thuộc loại sơ niên vận (từ khi sinh ra đến năm 20 tuổi) vận số cực thịnh.
Người sinh vào mùa Hạ (từ tháng Tư đến tháng Sáu) thuộc loại thanh niên vận (từ 20 đến 35 tuổi) vận số cực thịnh.
Người sinh vào mùa Thu (từ tháng Bảy đến tháng Chín) thuộc loại trung niên vận (từ 35 đến 50 tuổi vận số tốt đẹp).
Người sinh vào mùa đông (từ tháng Mười đến cuối tháng Mười hai) thuộc loại vãn niên vận (từ 50 tuổi trở lên vận số tốt đẹp). Nếu thời gian vận số tốt nhất của cả đời đến với bạn mà bạn biết nắm lấy cơ hội thì bạn sẽ gặt hái thành công.
Ví dụ bạn là người cầm tinh con Ngựa, được sinh vào mùa Hạ. Những người cầm tinh con Ngựa sinh vào mùa Hạ thuộc loại vận số tốt nhất vào độ tuổi thanh xuân. Người sinh năm Ngọ có số vận đỏ vào năm Dần và năm Mùi.

1. NGƯỜI SINH VÀO MÙA XUÂN
Một năm được chia ra làm bốn mùa. Mùa Xuân tứ đầu tháng Một đến cuối tháng Ba. Mỗi mùa là ba tháng.
Những người sinh vào mùa Xuân thuộc loại sơ niên vận.
Bởi vì mùa Xuân là mùa mà vạn vật hân hoan tiến vào thời kỳ phồn vinh, hoa lá đua nhau khoe sắc, ong bướm rập rờn, cây cối đâm chồi nảy lộc mọi thứ trên đời đều như trẻ lại. Đồng thời vào xuân, băng tuyết đã bắt đầu tan chảy, khắp nơi hoa nở, chim hót rộn ràng và các loại động vật ngủ đông cũng đã bắt đầu thức giấc. Vạn vật đều tràn trề sức sống. Chính vì vậy ông cha ta đã gọi cuộc sống của mỗi con người thời trai trẻ là "tuổi thanh xuân". Và vận số loài người cũng bị ảnh hưởng bởi niềm hân hoan bước vào thời kỳ phồn vinh ấy. Những người sinh vào mùa Xuân ngay từ lúc còn nhỏ đã được ông trời ưu đãi, quá trình trưởng thành của họ chẳng khác gì hình vẽ của một ngọn núi lửa .
Bạn trẻ có thể trưởng thành nhanh chóng hay không đều dựa vào trạng thái tinh thần của bậc làm cha, làm mẹ. Tức là tinh thần của họ cũng được thoải mái , thư thái trong không khí của mùa Xuân và sinh ra đứa con với tinh thần thư thái ấy. Những đứa con này lớn mạnh nhanh chóng, đó là lẽ đương nhiên.
Trong không khí hân hoan tiến tới sự phồn vinh ấy, lại được cha mẹ nuôi dạy, chăm sóc, yêu thương khi trong lòng họ tràn đầy sắc xuân, vận số của đứa trẻ ấy từ khi được sinh ra cho tới năm hai mươi tuổi vốn được ông trời đặc biệt ưu đãi. Mà cái gọi là "được ông trời đặc biệt ưu đãi" ấy không phải chỉ thỏa mãn về phương diện vật chất mà còn có cả tình yêu thương của cha mẹ nữa. Nó còn bao hàm tổng hợp tất mọi ưu đãi trong đời sống, môi trường.
Vì vậy, đứa bé có được nhân tố tuyệt với để trưởng thành có thể nói là những đứa bé sinh vào mùa Xuân đều có đầy đủ. Vì vậy, đối với những đứa trẻ được sinh vào mùa Xuân, trong quãng thời gian "Sơ niên vận" của mình vốn là thời kỳ vận số tốt. Nếu chúng biết nắm bắt lấy thời điểm "vận số tốt" ấy thì ngay từ lúc còn trẻ chúng đã có thể xuất đầu lộ diện, tiến lên cao, cả đời thuận buồm xuôi gió.
Những người sinh vào mùa Xuân cần phải lưu ý đến vận xấu của mình ở độ tuổi trung niên.
Những người sinh vào mùa Xuân cần phải đặc biệt chú ý đến những năm hạn.
Vì vậy nếu bạn được sinh vào mùa Xuân, bạn nên cố gắng vươn lên ngay trong thời kỳ rực rỡ nhất "Sơ niên vận" của mình, cố gắng nắm lấy thời vận lúc đang lên, đồng thời cũng phải lưu ý đến độ tuổi trung niên là lúc thời vận của mình đang xuống, phải thật cẩn thận trong lời ăn tiếng nói và công việc.
Bạn nên thận trọng khi làm một việc lớn mới vào năm vận hạn. Những người sinh vào mùa Xuân nếu có sự cạnh tranh, tranh chấp xảy ra vào độ tuổi trung niên tức là lúc vận hạn của mình thì dù bạn không sai nhưng người gánh chịu phần thua thiệt vẫn chính là bạn.

2. NGƯỜI SINH VÀO MÙA HẠ

Mùa Hạ vào khoảng tử đầu tháng Tư đến cuối tháng Sáu. Nếu bạn là người sinh vào mùa Hạ thì vận số cả đời của bạn, thuộc loại "Thanh niên vận" Đối với nhùng người sinh vào mùa Hạ thì vận số của họ thịnh nhất vào khoảng lúc tuổi thanh niên. Bất kể họ làm việc gì đều tự do tự tại. Đồng thời, nếu bạn biết vận dụng tốt quãng thời gian có vận số thịnh nhất của mình thì cuộc đời của bạn sẽ phát triển tốt.
Vào mùa Hạ mặt trời rực rỡ, chiếu rọi khắp nơi, mọi vật đều tràn đầy sức sống. Trong thời gian này lúa đang trổ bông, phấn hoa lan tỏa khắp không gian để chuẩn bị kết trái. Mùa Hạ là mùa mà vạn vật vận động mạnh mẽ nhất trong bốn mùa. Mùa Hạ chính là ngưỡng cứa của mùa Thu, là mùa thu hoạch. Nếu dùng bốn mùa để ví với cuộc sống của một đời người thì đó là mùa mà người ta có nhiều biến động lớn nhất. Nếu nói theo màu sắc thì biểu tượng của mùa Xuân là màu xanh lục còn màu đỏ là biểu tượng của mùa Hạ.
Những người sinh vào mùa Hạ cần phải biết nắm lấy vận đỏ vào độ tuổi thanh niên của mình.
Nếu bạn là người được sinh vào mùa Hạ thì đến khi về già, quay đầu nhìn lại vận mệnh cả đời của mình, nhất định bạn sẽ thấy vận mệnh của mình phát triển rực rỡ nhất vào độ tuổi tứ 25 đến 30 của mình.
Nếu bạn là người sinh vào mùa Hạ, dù cho thửa nhỏ của bạn trôi qua không được êm đềm cho lắm nhưng tuyệt đối bạn chớ nên nhụt chí. Những người thành công đều là những người đã vượt qua được thử thách của hoàn cảnh, ngay từ nhỏ đã theo đuổi mục tiêu của cuộc đời, biết dũng cảm tiến lên phía trước, luôn nỗ lực phấn đấu không biết mệt mỏi.

3. NHỮNG NGUỜI SINH VÀO MÙA THU

Ai cũng biết rằng mùa Thu có ba tháng, kéo dài từ đầu tháng Bảy đến cuối tháng 9. Các bạn thử hình dung lại mùa Thu ở vùng ngoại ô xem sao. Đầu tiên, mùa thu chính là mùa thu hoạch. Lúa hay các loại hoa mầu khác đều được thiên nhiên ban thưởng hậu hĩnh, cuối cùng cũng đã tới lúc chín muồi, tạo cho người nông dân cảm giác vui vẻ khi thu hoạch mùa màng về nhà. Vùng ngoại ô miền núi cũng khoác lên mình nét đẹp rực rỡ. Đó chính là một trong những đặc trưng cua mùa Thu. Thế nhưng sau khi mùa màng đã được thu hoạch xong, khung cảnh ngoài đồng lại khiến người ta có cảm giác cô tịch, vắng lặng, không thể che giấu nổi nỗi buồn mang mác của mùa. Thu trước phong cảnh tiêu điều, cô tịch của vạn vật.
Những người sinh vào mùa Thu - Vốn bị ảnh hưởng của mùa thu hoạch. Như biểu đồ đã chỉ, vào độ tuổi trung niên - Độ tuổi chín chắn của cuộc đời vận số thịnh nhất sẽ đến với họ.
Vận số của bạn có chiều hướng đi xuống vào độ tuổi trước trung niên. Các bạn chớ ngại khi liên tưởng đến cây lúa, trước khi trổ bông kết trái đã phải trải qua sự khảo nghiệm của mưa gió. Tức là vào mùa Hạ, nhưng đợt gió mạnh thổi qua làm thân cây nghiêng ngả, rập rờn. Như vậy cây lúa mới có được điều kiện thụ phấn giữa hoa đực và hoa cái, mới có được vụ thu hoạch vào mùa Thu. Cũng giống như đạo lý trên, những người sinh vào mùa Thu trước khi bước vào cuộc tranh thắng phụ đều phải trải qua các cuộc khảo nghiệm kỹ lưỡng.
Có vượt qua được các cuộc khảo nghiệm ấy hay không, điều này phụ thuộc bởi vận mệnh của những người sinh vào mùa Thu.
Những ngườii sinh vào mùa Thu phải biết cần cù cố gắng ở độ tuổi thanh niên.
Ngoài ra còn một vấn đề cần phải nói nữa là giống như tranh minh họa ở trang trước đã hiển thị, cuộc sống nửa trước của cuộc đời họ đa số đều trải qua một cách bình lặng. Do đó, thông thường mà nói, họ không đủ lòng kiên nhẫn để đợi cho qua kỳ ngủ đông này, thường có những hành vi khinh xuất manh động, tự đào mồ chôn mình hay oán trời chẳng chiều người, cảm thấy vô cùng thất vọng trong cuộc sống, có rất nhiều người vứt bỏ mọi sự cố gắng của mình đi. Kết quả là dù vận số cực thịnh thời trung niên của họ có tới , không những họ không biết nắm lấy, thậm chí họ để nó trôi đi một cách tự nhiên còn mình thì chết dần trong sự buồn bực.
Ngược lại, những người biết nuôi hy vọng cho tương lai của mình trong thời kỳ ngủ đông này, vẫn liên tục cố gắng một cách không biết mệt mỏi tất đến độ tuổi trung niên họ sẽ thu được thành quả mĩ mãn của mình.
Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa. Đối với những người sinh vào mùa Thu, làm việc vất vả thời thanh niên nhất định sẽ được dền bù xứng đáng về sau này. Hơn nữa tôi cũng muốn khuyên những người sinh vào mùa Thu một điều là: Chớ nên theo người của mình. Nếu bạn làm được như vậy, bất luận bạn theo đuổi sự nghiệp gì, qua độ tuổi 35 của mình, nhất định bạn sẽ gặt hái được thành công. Còn đối với công việc chuyên ngành hay đổi sang công việc mang tính tự do thì bạn vẫn cần phải cẩn trọng trong thời thanh niên, tuyệt đối chớ nên manh động.
Ví dụ như những người cầm tinh con Hổ vốn rất hay thay đổi công việc, chính vì vậy mà không ít người đã để thời điểm vận số cực thịnh của mình qua đi một cách phí phạm. Nhưng nếu những người sinh vào mùa Thu có khuynh hướng ấy, thời thanh niên họ liên tục thay đổi công việc, kết quả giành cho họ là trăm điều hại mà chẳng có lấy một chút lợi nào, trở thành kẻ thất bại của cuộc đời.
Nhưng nếu họ thay đổi công việc vào thời kỳ vận số thịnh nhất ở độ tuổi trung niên của mình, rất có thể họ sẽ đạt được những thành tích khiến người khác phải ngưỡng mộ, từ đó tạo ra một cuộc sống phát triển mạnh mẽ, hoàn toàn mới của mình.
Cũng giống như việc thay đổi ngành nghề vậy. Trên phương diện hôn nhân, đa số những người sinh vào mùa Thu nếu kết hôn muộn sẽ có cuộc sống gia đình, hạnh phúc. Nếu họ kết hôn sớm thì không tốt, dễ thay đổi.
Bội thu ở độ tuổi từ bốn mươi đến năm mươi.
Tóm lại, những người sinh vào mùa Thu sẽ có vận số cực thịnh ở độ tuổi trung niên của mình. Dù nhắc đến những nhân vật thành danh thì họ đều thuộc số những người bắt đầu phát ở độ tuổi từ ba mươi đến bốn mươi, đến độ tuổi trung niên họ bắt đầu gặt hái thành công to lớn.

4. NGƯỜI SINH VÀO MÙA ĐÔNG


Mùa Đông dài ba tháng, vào khoảng từ đầu tháng Mười đến hết tháng Mười hai. Nếu bạn sinh vào mùa Đông, như vậy vạn số của bạn sẽ thuộc loại "Vãn niên vận".
Bởi bạn được sinh vào mùa Đông, hoa cỏ tàn tạ phải gánh chịu gió lạnh tuyết rơi và cũng là mùa ngủ đông của các loài động vật. Đó chính là cách tự bảo tồn của các loài động, thực vật để vượt qua mùa Đông lạnh lẽo, chờ đợi mùa Xuân ấm áp.
Tức là nhùng người sinh vào mùa Đông như bạn vốn trời ban cho số vừa phải ẩn mình đợi đến mùa Xuân, vừa phải dưỡng thần, tích luỹ nhuệ khí, vốn có sức nhẫn nại lớn vô cùng. Dù bạn gặp phải bất cứ nghịch cảnh gì, bạn đều có thể điềm nhiên chấp nhận. Và bạn cũng có khả nàng tự khắc phục cực kỳ siêu việt. Vì vậy, so với những người sinh vào các mùa khác, vào độ tuổi trung niên trở về trước thì bạn không bằng được họ nhưng vì bạn biết dựa vào tính nhẫn nại và khả năng khắc phục chính mình nên lúc về già có thể bạn sẽ thành danh, cuộc sống dễ chịu.
Phải chăng vận số của những người sinh vào mùa Đông không tốt bằng "sơ niên vận", "thanh niên vận" , "Trung niên vận" ? Chưa hẳn đã thế. Như trên đã nói, dù quãng thời gian vận số cực thịnh của cuộc đời họ đến muộn nhưng vẫn có những năm vận số tốt đều đặn đến với họ theo một chu kỳ nhất định. Và nếu can chi của họ có vận số tốt (ví dụ như
người cầm tinh con Rồng, Hổ, Rắn, Khỉ, Lợn vốn là những con vật có vận số mạnh hơn những loài khác trong mười hai địa chi) lại kết hợp với thời gian sinh, thậm chí với cha mẹ bạn học có duyên số tốt thì bạn cũng có thể có vận tốt may mắn đến.
Những người sinh vào mùa Đông đã giành được đại thắng nhờ tính nhẫn nại và công phu chờ đợi của mình.
Dù bạn nắm bắt được vận tốt vào độ tuổi thanh niên nhưng vận số lúc ấy của bạn vẫn chưa phải là vận số thực sự. Xét theo một khía cạnh khác thì vận số đó không có một chút tính chắn chắn nào. Tức là dù bạn có thể xuất đầu lộ diện từ lúc bạn còn trẻ nhưng e rằng bạn khó có thể giữ nó lại cho đến lúc bạn già.
Những người sinh vào mùa Đông dường như phải đợi đến lúc về già mới nắm bắt được hạnh phúc thực sự của mình. Vì vậy vào độ tuổi thanh xuân dù luôn gặp phải nghịch cảnh có tài mà không được trọng dụng, không nắm được vận đỏ thì bạn cũng chớ lấy đó làm bi quan. Hãy vui vẻ thoải mái, bình tâm tĩnh trí đợi đến khi thời cơ đã chín muồi.

CHIÊM TINH HỌC PHƯƠNG ĐÔNG


Con người không chỉ sống bằng hiện tại mà luôn khao khát vươn tới làm chủ tương lai của chính mình. Họ muốn biết ngày mai, tháng tới, năm tới và những năm sau, khi nào thì mưa thuận gió hòa mùa màng bội thu, khi nào thì lũ bão, hạn hán mất mùa; để có dự phòng, có kế hoạch giành mùa màng bội thu hơn, có kế hoạch tích trữ lương thực, hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra v.v. . . Và với chính mình, họ cũng muốn biết con người (Tiểu vũ trụ) được sinh ra giữa Trời và Đất (Đại vũ trụ), chịu ảnh hưởng của vũ trụ ra sao? Con người được sinh ra vào các mùa, các năm, các thời điểm khác nhau có gì giống và khác nhau về: tướng mạo, tư chất, tính cách, trí tuệ, sức khỏe, số phận cuộc đời?
Chính vì muốn tìm hiểu về con Người và thiên nhiên, môi trường sống mà con người đã: quan sát, khảo nghiệm, đúc kết thống kê, tính toán để tìm ra quy luật tương tác giữa vũ trụ và con người. Từ đó Chiêm tinh học ra đời.
Chiêm tinh học ra đời đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sừ văn minh nhân loại. Bởi thông qua đấu tranh sinh tồn, tìm hiểu nghiên cứu thế giới tự nhiên tích lũy kinh nghiệm và bằng lao động sáng tạo, loài người đã dần dần hiểu được các quy luật của tự nhiên để thích ứng và phục vụ cho cuộc sống của con người. Theo triết lý của người phương Đông xưa đó là: Thiên thời - Địa lợi - Nhân toàn. Ngày nay, khi môi trường Trái Đất bị ô nhiễm nghiêm trọng con người lại càng thấy rõ tầm quan trọng của môi trường sinh thái, với sức khỏe và sự phát triển về mọi mặt của con người. Con người hãy sống hài hòa cùng thiên nhiên, hãy bảo vệ lấy thiên nhiên môi trường trong lành của hành tinh chúng ta. Đó chính là mối quan tâm trong hiện tại và tương lai.
Khoa học dự báo rằng: Do nhu cầu của cuộc sống hiện đại cùng với các ngành khoa học khác, Thiên văn và Chiêm tinh sẽ là hai ngành khoa học được quan tâm và phát triển mạnh mẽ trong tương lai.
Quá khứ luôn là cầu nối để chúng ta đi tới tương lai, dù quá khứ còn nhiều điều chưa hoàn thiện, song nó cũng là những tri thức, nhưng tiền đề để khoa học tương lai tìm hiểu, lý giải. Với suy nghĩ đó chúng tôi mạnh dạn giới thiệu một số quan điểm triết học cổ của Chiêm tinh phương Đông về dự báo đời người và mười hai con giáp, để bạn đọc tham khảo và hy vọng rằng bước sang thế kỷ 21 - kỷ nguyên của khoa học sinh học, con người sẽ hiểu rõ hơn những bí ẩn của chính mình, Tiểu vũ trụ trong Đại vũ trụ, phải chăng bí ẩn của Tiểu vũ trụ trong bí ẩn của Đại vũ trụ 1à quan hệ biện chứng hài hòa?
Theo sách Chiêm tinh cổ của Trung Quốc năm sinh có ảnh hưởng tới tính cách của con người theo những dự báo sau:

1. NGƯỜI SINH NĂM TÝ, CẦM TINH CON CHUỘT


Người cầm tinh con chuột là người rất hài hước có trực giác nhạy bén và hành động nhanh nhẹn, mẫn tiệp. Họ luôn thành khẩn, trung thực dù là trong công việc hay trong cách đối xử với người khác, ứng phó trôi chảy. Đó chính là đặc tính lớn nhất của những người sinh năm Tý. Có lúc họ lại thích bày ra một vài trò gì đó nho nhỏ, nhìn người khác kinh ngạc mà họ tự thân trong lòng vui vui.
Họ không giỏi lắm trong việc kể lại một sự việc sự kiện một cách có hệ thống, có tính lý luận.

2. NGƯỜI SINH NĂM SỬU, CẦM TINH CON TRÂU

Trời phú cho họ có tính nhẫn nại cao, cần cù, cẩn thận trong công việc, vốn là nhân vật tốt điển hình, tuyệt đối không bao giờ phụ một ai. Trước khi có một hành động hay làm một việc gì họ đều suy trước xét sau kỹ càng. Hành động tuy chậm nhưng chắc, từng bước, từng bước tiến lên bậc thềm của đời người. Vả loại người thành công muộn. Nhưng do họ quá cẩn thận trong công việc, dường như không lúc nào lơ là nên họ luôn sống trong cảnh thanh bình, trời yên biển lặng. Họ luôn để lại cho người ngoài có cảm giác là họ thiếu tính
hài hước.
Mặt khác, cũng bởi họ ít khi thất bại thường xuất đầu lộ diện trong những công việc nguy hiểm mà người ta không thể ngờ tới. Nhưng nếu họ thất bại có thể thất bại ấy lại trở thành một tổn thất lớn lao không thể nào bù đắp trong họ.

3. NGƯỜI SINH NĂM DẦN, CẦM TINH CON HỔ

Trong mười hai con giáp, biểu tượng này luôn tượng trưng cho quyền lực và thế lực. Họ vốn có sự uy nghiêm thiên bẩm cùng với lòng dũng cảm, tính ưa mạo hiểm. Họ không bao giờ chịu khuất phục mình trước người khác, luôn kiên trì với chủ kiến của mình. Nhưng mặt tiêu cực của họ cũng chính ở tính tự tôn và tính tự phụ quá lớn, không chịu tiếp thu ý kiến của người khác, tự cương tự cường, và họ thuộc loại người bạn bè nhiều, kẻ thù lắm.
Cuộc sống chìm nổi vất vả nhưng oai phong.

4. NGƯỜI SINH NĂM MÃO, CẦM TINH CON MÈO

Người sinh năm Mão từ dáng vẻ bề ngoài đến nội tâm bên trong đều rất ôn hòa, luôn tỏ ra cho người khác thấy mình là người có giáo dục. Trời ban cho họ giàu lòng nhân ái, bản tính lại tỉ mỉ, kỹ lưỡng, không bao giờ khinh xuất để rơi vào vòng tranh chấp. Họ không thể dễ dàng có được thành công, sống cả đời an lành, bình lặng.

5. NGUỜI SINH NĂM THÌN, CẦM TINH CON RỒNG

Những người cầm tinh con Rồng thường thành đạt trong cuộc sống, ưa sự hoàn mĩ, luôn ôm ấp hoài bảo to lớn và một niềm tin cực kỳ kiên định.
Dù tuổi họ đã cao nhưng không bao giờ ngừng theo đuổi lý tưởng mà hồi trẻ họ đã chọn, trong lòng họ luôn rừng rực một ngọn lửa của tuổi thanh xuân.
Họ thường là người cực đoan luôn ép người khác phải tiếp thu ý kiến của mình, độc đoán, độc hành.

6. NGUỜI SINH NĂM TỴ, CẦM TINH CON RẮN


Những người sinh năm Rắn luôn có một vẻ gì đó rất thần bí và trí thông minh nội tại dồi dào, thuộc loại người giàu tình cảm. Trong mười hai con giáp, Rắn được coi là tượng trưng của trí tuệ, có vận khí tốt, có được thanh danh và tài phú. Nhưng trí tuệ cùng tính cách của họ thường để cho người khác ấn tượng họ là người giảo hoạt.

7. NGƯỜI SINH NĂM Ngọ, CẦM TINH CON NGỰA


Trời phú cho những người sinh năm Ngọ tính cách khoáng đạt, khả năng hành động cao bởi đó chính là ưu điểm của vì sao đại diện cho con ngựa này. Họ có tính cách ưa tự do, phóng khoáng, ý chí độc lập mạnh mẽ , ngay từ khi còn nhỏ đã khao khát được thoát ly khỏi cha mẹ, mà họ phải thoát ly khỏi cha mẹ thì mới giành được thành công. Trong đời sống sinh hoạt thường ngày, bất cứ lĩnh vực nào họ cũng luôn chú trọng tới vấn đề hào hoa, rộng
rãi về mặt tài chính. Họ có ưu điểm nữa là luôn một lòng tích cực trong mọi công việc.

8. NGƯỜI SINH NĂM MÙI, CẦM TINH CON DÊ

Họ là những người yêu hòa bình, làm việc gì cũng biết tự lượng sức mình, là tượng trưng của sự ôn hòa, vững chắc. Hơn nữa họ có tính nhẫn nại cao làm lụng cần cù để gây dựng sự nghiệp của mình. Nhưng xét một cách toàn diện thì những người cầm tinh con Dê này lại quá mẫn cảm, nếu bị rơi vào nghịch cảnh, họ không giỏi lắm trong việc ứng phó. Họ không kiên cường, dễ bi quan nhưng nếu có sự khích lệ, chỉ dẫn, họ thường phát huy được thực lực của mình ở tầm cao.

9. NGƯỜI SINH NĂM THÂN, CẦM TINH CON KHỈ

Họ là người thông minh, giỏi ăn nói, có tính cách hài hước, vui vẻ. Chỉ cần có mặt người sinh năm này ở đâu thì bầu không khí ở đó lập tức trở nên dễ chịu, nhẹ nhàng ngay. Năng lực giải quyết vấn đề và khả năng thích ứng môi trường của họ thật tuyệt vời. Họ là người dễ thích nghi với hoàn cảnh mới, xử lý mọi tình huống hợp lý linh hoạt. Nhưng bởi họ là những người coi thường phép tắc, chuẩn mực, thường để lại cho người khác ấn tượng mình là người cẩu thả, tùy tiện.

10. NGƯỜI SINH NĂM DẬU, CẦM TINH CON GÀ

Họ là người thông minh kiêu ngạo, thích sự hào hoa, thích chứng tỏ mình là người xuất chúng.
Người sinh năm Dậu tính tỉ mỉ, không hề mắc một lỗi nhỏ nào trong công việc, luôn tuân thủ, chấp hành kỷ luật xã hội.
Họ quá tự tin, cho mình là đúng, nghiêm khắc với người khác nên thường không hòa đồng với mọi người, khiến người khác có cảm tưởng họ là những kẻ thích bới lông tìm vết.

11. NGUỜI SINH NĂM TUẤT, CẦM TINH CON CHÓ


Họ thậm chí dám hy sinh tất cả cho những người mình thích hoặc mình tôn trọng. Đối với những người ấy, họ luôn giữ một lòng trung thành. Họ tuyệt đối không bao giờ phản lại bạn bè của mình:
Họ có trực giác cực nhạy bén, đầu óc lại tỉnh táo. Về mặt tình cảm của họ luôn có những bước thăng trầm, tình ái không ổn định, thường có cảm giác bất mãn.

12. NGƯỜI SINH NĂM HỢI, CẦM TINH CON LỢN


Họ là những người thật thà, lãng mạn, tâm tính lương thiện, tính cách ngay thẳng, thuần khiết, luôn phấn đấu trong công việc, quyết không khi nào chịu lùi bước. Dù vấp phải thất bại cũng không để tâm đến đó. Khuyết điểm của họ là quá thật thà, lãng mạn nên dễ bị lừa.
Họ là những người cứng nhắc trong xử lý công việc, chưa chịu tìm hiểu rõ ý tứ của người khác đã muốn giải quyết theo ý riêng của mình nên thường không được lòng người khác. Họ là những người có tài vận tốt trong số mười hai con giáp.

Edited by: phanthaianh

st