kết quả từ 1 tới 20 trên 125

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định XÂU CHUỖI LƯỠNG CỰC trong Mật Giáo Tối Thượng

    Tương truyền XÂU CHUỖI LƯỠNG CỰC trong Mật Giáo Tối Thượng do Nhất Thống Trí của Đức Đại Nhật Như Lai truyền thừa xuống cho các đệ tử tu tập theo Mật Giáo Tối Thượng .
    Khi thủ trì xâu chuỗi Lưỡng Cực hành giả phải tuân theo pháp giới của Đức Đại Nhật Như Lai để điều khí của Tâm , nếu không sẽ gây ra ứ tắc khí của Tâm . Muốn hành trì được xâu chuỗi Lưỡng Cực hành giả phải có mười pháp lệnh của Thập Phương Chư Phật . Nếu hành giả nào tu tập vì mong cầu tham đạt chưa có mười pháp lệnh thì sẽ gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến bản thân hành giả và những người xung quanh hành giả đó .
    Xâu chuỗi được chia làm hai cực , một cực được gọi là Thượng Cực , một cực được gọi là Hạ Cực . Chiều dài của xâu chuỗi khi hành giả đeo vào cổ thì Hạ Cực sẽ thấp hơn rốn từ 2cm đến 3cm , vẫn được kết thành 108 hạt như các loại xâu chuỗi khác . Một nửa xâu chuỗi tượng trưng cho qui luật THỜI GIAN , một nửa xâu chuỗi còn lại tượng trưng cho qui luật KHÔNG GIAN . Khi thủ trì xâu chuỗi Lưỡng Cực ta thủ trì ấn pháp , chân ngôn cùng một lúc để đến khi qui luật KHÔNG GIAN mở ra để hành giả đi đến qui luật THỜI GIAN sẽ mở ra theo qui luật KHÔNG GIAN đã mở .
    Một nửa xâu chuỗi ta không được phép thủ trì vì phần nửa xâu chuỗi này tượng trưng cho Chơn Thiên Không - đã là KHÔNG thì có gì để mà ta thủ trì ... một nửa xâu chuỗi ta được phép thủ trì vì phần nửa xâu chuỗi này tượng trưng Chơn Địa Hữu - đã là CÓ thì ta có thể thủ trì ... khi thủ trì hành giả sẽ HỮU KHÔNG là không sở hữu một cái gì trong cái thân phàm này . Chính vì vậy , hành giả có thể " quan hành " từ không gian này đến không gian kia chứ không thể " quan hành " từ thời gian này đến thời gian nọ được . Đây cũng chính là khế mật trong các kinh tự hay nói : Quốc Độ Giới chính là Ta Bà Giới hay còn nói Thanh Tịnh Giới chính là Ta Bà Giới vậy . Khi thủ trì xâu chuỗi Lưỡng Cực theo từng giai đoạn tu tập mà hành giả sẽ có các ManDaLa khác nhau từ thấp đến cao , ManDaLa cũng là biểu hiện Không Gian Bất Nhị của thế giới pháp môn thế giới Phật ... khi hành giả thủ trì xâu chuỗi Lưỡng Cực với ấn pháp , chân ngôn cùng " quan hành " MaDaLa cùng một thời thức hành giả sẽ " quan hành " rồi " quan hành " đến khi đạt được cảnh giới chủng tử Bồ Đề hiển bày ra trong Chơn Tâm , đây là giai đoạn hành giả phải " quan hành " các chủng tử đến khi " quan hành " một chủng tử duy nhất đó là TÂM Tự của BỔN PHÁI .
    TÂM tự của bổn phái là một mật pháp trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới mà khi hành giả đưa ra mật lệnh đã được ứng báo trong Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới trực hệ của bổn phái đã được các cấp Chư Phật Chư Bồ Tát Chư Thiên thông qua an định chứng pháp của bổn phái từ thưở nào rồi ... Chính vì thế cổ nhân có nói : Bổn Tôn không quan trọng bằng Đạo Sư vì Đạo Sư tượng trưng cho bậc thành tựu giác của bổn phái trong nhiều kiếp tu tập mới có thể đạt thành .
    Một khi hành giả có cơ duyên gia nhập vào bổn phái thì pháp mạch của bổn phái đã được lưu truyền đã được hiện thế từ nhiều thế hệ tu tập thành quả vị Bồ Đề Tâm rồi . Chính vì vậy , một hành giả tu trì theo Mật Giáo Tối Thượng mà không có Chân Sư dìu dắt thì bước thành tựu Kim Cương trì sẽ rất là khó khăn đôi khi còn thất bại hoàn toàn phải tu tập lại từ đầu hoặc dễ gặp Ma Cảnh Hiện Trí rồi sau đó sẽ dẫn đến chỗ lầm lạc Ta là Ma , Ma là Ta chứ không phải Ta là Phật , Phật là Ta trong bước đường hành giả tu tập mật trì Kinh Tượng Thượng Sư trong kiếp này hay kiếp sau. Khi hành giả đã đắc quả vị TÂM tự bổn phái thì hành giả sẽ trình bày quả vị đã đạt được với Chân Sư để Chân Sư xem xét hành giả đã thực sự chứng đắc chưa , nếu đã chứng đắc thì Kinh Tượng Thượng Sư của bổn phái đã an định trong tâm thức của hành giả , lúc này hành giả đã nắm bắt được Tam Ma Địa của bản thân . Rồi bước đường tu tập hành giả lại tiếp tục thủ trì đến khi đi vào mật pháp Cửu Phương Nhất Thống Như Lai Tạng là một trong những tạng pháp liên thông giữa Thai Tạng Giới với Kim Cương Giới . Từ đây con đường tu tập mật pháp sẽ rộng mở đón chào hành giả bước đi bước đi mãi .....

    Sau đây tôi xin nói sơ lược qua về pháp hành trong Mật Giáo Tối Thượng khi thủ trì xâu chuỗi Lưỡng Cực

    Khi hành giả niệm hay trì chú thì hành giả phải khởi đầu từ hai cực của xâu chuỗi . Một cực tượng trưng cho VÔ SANH , một cực tượng trưng cho BẤT DIỆT ... niệm của niệm , trì của trì từ cõi giới Ta Bà mà thị hiện THANH TỊNH . THANH là âm thanh khi ta niệm , TỊNH là tịnh niệm trong thân trong ý vì vậy Chân Sư nói THÂN trì sẽ tịnh , KHẨU trì sẽ tịnh , Ý trì miên miên sẽ tịnh vì vậy mà ta đi vào THANH TỊNH CẢNH GIỚI . Ngữ Âm phát ra mà TÂM này thanh tịnh , nhứt niệm nhứt trì nhứt quán nhứt quang sinh , nhứt niệm nhứt trì nhứt quán nhứt quang diệt , niệm của niệm , trì của trì mà thành ý của ý , niệm TA niệm PHẬT , thanh TA thanh PHẬT , ý TA ý PHẬT , hành quán giai không , vạn sự hữu không , đó là VÔ SANH BẤT DIỆT vậy .
    Thượng Cực là tâm cực của Tam Thiên định thế - Hạ Cực là tâm cực của Tam Thiên hiện thế , đây chính là pháp tướng Tam Thiên hiện pháp tánh vậy . Hành giả quán hiện pháp tướng Bổn Tôn để tượng định pháp tánh của hành giả . Đây chính là viên mật tam thông . Pháp tướng hiện tánh thì Chân Không là Pháp Giới , Pháp Giới là Chân Không vì pháp giới vốn tính KHÔNG .
    Khi hành giả mật trì chân ngôn thì lúc tư nhập chân ngôn một thời thức tính KHÔNG hiện ra thì lúc này chính là lúc PHÁP GIỚI hiện hữu một thời thức , thời thức càng nhiều thì PHÁP GIỚI càng lưu lại lưu lại trong thân tâm . Đây chính là lúc hành giả định được CHÂN PHÁP của bản thân vậy . Mỗi khi hành giả thủ trì chân ngôn thì tánh không hiện ra đồng thời cùng lúc ấy chơn tánh lại hiện ra định ra . Mỗi hành giả có một chơn tánh riêng biệt nhưng khi trở về tánh không thì đều là CHƠN KHÔNG _ CHƠN KHÔNG là bước đầu đi vào quả vị Bồ Tát ..... Chính vì vậy mà hành giả không thủ trì Thượng Cực mà hành giả chỉ thủ trì Hạ Cực .
    Thượng Cực thuộc về qui luật thời gian , Hạ Cực thuộc về qui luật không gian . Trong một không gian thường hằng hàng ngày hành giả miên mật thường hằng trong một không gian thường hằng để trở về thời gian của NGỘ TÍNH . Chính vì vậy , mà cách thủ trì xâu chuỗi Lưỡng Cực có pháp định riêng biệt của nó . NGỘ TÍNH của mỗi hành giả khác nhau nên thời gian trở về NGỘ TÍNH của mỗi hành giả cũng khác nhau , có hành giả trở về NGỘ TÍNH trong vài thời thức , có hành giả trở về NGỘ TÍNH trong vài tháng , vài năm , vài kiếp hay rất nhiều kiếp ... điều này diễn ra nhanh hay chậm đều tùy thuộc NGỘ TÍNH của mỗi hành giả . NGỘ TÍNH càng thù thắng thì CHÂN NHƯ sẽ thị hiện ra ngay trước mắt , khi CHÂN NHƯ hiện ra là hành giả đã bước đầu đạt được PHẬT TÁNH đắc Bồ Tát quả vị , thời thức này diễn ra nhanh chóng rồi đi qua như một làn gió thoảng qua . Lúc này , hành giả chớ có ngộ nhận là bản thân đã chứng đắc Bồ Tát Hạnh . Bồ Tát Hạnh thời thức trong nhiều kiếp nhiều kiếp đắc Bồ Tát Hạnh liên tục không gián đoạn thì lúc đó mới đạt quả vị hiện tiền Bồ Đề Tâm , lúc này hành giả sẽ thấu hiện PHẬT TÁNH . Chính vì duy luật này mà nhiều hành giả tu tập đã đắc Bồ Tát Hạnh nhưng đến lúc hồi sinh tái kiếp vẫn tiếp tục tu tập để được đắc Bồ Tát Hạnh trong nhiều kiếp kế tiếp nhưng đôi khi trong tiền thân của hành giả đó đã đắc nhưng trong kiếp nào đó hành giả vi phạm giới luật trong Bồ Tát giới thì hành giả vẫn phải quay lại tu tập để đắc Bồ Tát Hạnh từ đầu trong kiếp kế tiếp . Trong thường hằng tu tập PHẬT TÁNH hằng hiện liên nhật liên thức thì đây chính là lúc hành giả đã đắc quả PHẬT VỊ CHÁNH GIÁC . Khi đắc quả PHẬT VỊ CHÁNH GIÁC trong nhiều kiếp nhiều kiếp tu tập thì lúc đó hành giả mới thực sự thành CHÁNH QUẢ PHẬT VỊ hiện tiền .
    Tóm lại , tuỳ theo NGỘ TÁNH của mỗi hành giả mà các giai đoạn thủ trì sẽ giống nhau hay khác nhau để đắc quả vị tối thượng trong quá trình thủ trì xâu chuỗi LƯỠNG CỰC của Mật Giáo Tối Thượng .

    Tôi xin viết ra cách thủ trì ấn pháp đầu tiên chỉ mang tính chất tham khảo . Kính mong quý đạo hữu không nên áp dụng theo ... Xin chân thành cảm ơn .
    Khi cầu cho người thì hai hạt phân cực nằm ở vị trí mặt ngoài của 2 ngón tay trỏ , khi cầu cho bản thân thì hai hạt phân cực nằm ở vị trí mặt trong của 2 ngón tay trỏ .
    Hai lòng bàn tay hướng vào trong người của hành giả , xoay hai lòng bàn tay ra ngoài , tiếp tục xoay một vòng từ ngoài vào trong đến khi hai lòng bàn tay úp vào nhau như hình Hoa Sen - sao cho xâu chuỗi Lưỡng Cực cuộn thành hai vòng xung quanh hai bàn tay , còn phần còn lại của xâu chuỗi lại tạo thành một vòng tròn phía dưới hai lòng bàn tay .
    Thích nghĩa :
    - xâu chuỗi cuộn thành hai vòng tròn xung quanh hai bàn tay tượng trưng cho BẤT NHỊ .
    - năm ngón tay úp vào nhau tượng trưng cho Ngũ Phương Phật .
    - hai lòng bàn tay úp vào nhau thành hình Hoa Sen có kỳ tượng chữ A tượng trưng cho Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới và một số ý nghĩa khác .
    - phần còn lại của xâu chuỗi tạo thành một vòng tròn phía dưới hai lòng bàn tay tượng trưng cho vòng Luân Hồi .

    Nam Mô Như Lai Huyền Tổ Thông Quán Pháp Tạng Thần Quang Binh Lực Phật .
    Last edited by NGHI_PhapSu; 23-08-2012 at 08:29 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. VÌ SAO PHẬT GIÁO SUY TÀN TẠI ẤN ĐỘ
    By Bin571 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 24
    Bài mới gởi: 20-10-2022, 08:20 AM
  2. Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 31-05-2012, 12:09 AM
  3. TÂM VŨ TRỤ
    By doxuantho in forum Đạo Việt Nam
    Trả lời: 242
    Bài mới gởi: 26-03-2012, 02:27 PM
  4. Thiền học
    By The_Sun in forum Thiền Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 03-09-2011, 08:52 AM
  5. Tìm hiểu về TĐGCL
    By tinhkhithan in forum Đạo Việt Nam
    Trả lời: 33
    Bài mới gởi: 28-06-2011, 05:51 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •