Trang 1 trong 7 1234567 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 133

Ðề tài: Bùa Phép Nam Tông

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    241

    Mặc định Bùa Phép Nam Tông

    Tôi gửi đăng các linh phù sưu tầm, các hình xăm hộ thân phổ biến ở Thái Lan. Vì mang tính tham khảo nên tôi không bàn sâu, chỉ trình bày hình ảnh mà thôi. Đợt 1, tôi đăng bộ phù Hanumal.






  2. #2
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    241

    Mặc định

    Các bộ chữ phù Hanumal thường ở tư thế Tề ra trận. Hình tướng hai tay hoặc bốn tay, cầm vũ khí như đao kiếm, chĩa ba, tay kia cầm cờ. Vị trí hình xăm thường ở hai cánh tay, giữa lưng. Có khi kết hợp với bùa ông Hổ để tăng sức mạnh.








  3. #3
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    241

    Mặc định

    Áo giáp Kim Cang:



    Bùa cá sấu:



    Bùa Ông Hổ:


  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Tamandieungo Xem Bài Gởi
    Áo giáp Kim Cang:

    Bùa cá sấu:


    có cáy dây gì được đeo ơ lưng vậy Thầy ?

    Khangthien
    Một người còn phải học hỏi và sửa đổi nhiều !
    Gia Dinh Vo Hinh

  5. #5
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    241

    Mặc định

    Vật mà bạn thắc mắc chính là một dạng của dây Kàtha.
    Dây Kàtha có nhiều loại. Có loại làm thành nhiều mắt, có loại chỉ có 1 mắt, loại ta thấy trong ảnh là loại 2 mắt đi kẹp với nhau. Trong đạo gọi là Kàtha mèo-chuột hoặc Kàtha mẹ-con. Công dụng của dây Kàtha này là làm bùa yêu. Vì vậy nó được cột ở ngang thắt lưng trong khi các loại khác cột ở bắp tay, quàng qua vai, đeo ở cổ.
    Vì bài viết cgỉ mang tính giới thiệu phổ quát, không phải người trong đạo nên tôi không trình bày sâu.
    Chúc bạn an lạc.

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi MINH THÔNG Xem Bài Gởi
    Vật mà bạn thắc mắc chính là một dạng của dây Kàtha.
    Dây Kàtha có nhiều loại. Có loại làm thành nhiều mắt, có loại chỉ có 1 mắt, loại ta thấy trong ảnh là loại 2 mắt đi kẹp với nhau. Trong đạo gọi là Kàtha mèo-chuột hoặc Kàtha mẹ-con. Công dụng của dây Kàtha này là làm bùa yêu. Vì vậy nó được cột ở ngang thắt lưng trong khi các loại khác cột ở bắp tay, quàng qua vai, đeo ở cổ.
    Vì bài viết cgỉ mang tính giới thiệu phổ quát, không phải người trong đạo nên tôi không trình bày sâu.
    Chúc bạn an lạc.
    chào Huynh Minh Thông!

    - Cho mình hỏi dây katha quàng từ cổ xuống nách .Loại dây này có tác dụng như thế nào, Mong huynh chỉ điểm dùm.thanks

    voluongtamphap

  7. #7
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    241

    Mặc định

    Bùa Gấu:



    Bùa rít:



    Bộ hình xăm hộ mạng:





  8. #8

    Mặc định

    oh Cũng rất thú vị ha.Thanks!

  9. #9
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của duonghoainam61
    Gia nhập
    Nov 2007
    Bài gởi
    738

    Mặc định

    Trông ghê người, bùa gì săm trổ vào người ,chết khiếp đi dược ấy .Tôi mà thấy ai săm trổ là có cái gì đó không thích.
    Bùa vẽ vào giấy đeo vào người là được rồi ,cần gì phải ghê quá....
    GIADINHVOHINH
    ÁN-DUỆ DUỆ -MA MA -HỒNG HỒNG

  10. #10
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    241

    Mặc định

    Xăm mình là một tập tục phổ biến ở các nước khu vực Đông Nam Á. Tập tục này có nguồn gốc từ rất xa xưa. Ngay cả tổ tiên người Việt là cư dân Văn Lang cũng có tục xăm mình thành những hoa văn kỳ lạ tựa như giao long. Sách vở lý giải là để xuống nước các loài thủy quái tưởng là đồng loại sẽ không tấn công. Sự thật, những hoa văn ấy được sắp xếp theo một số họa tiết cố định, có hình thái như phù chú... Mãi đến đời nhà Trần, tập tục này mới được xóa bỏ.
    Ngay đến đất nước văn minh nổi tiếng với nền công nghiệp kim khí điện máy như Nhật Bản, tục xăm mình vẫn còn phổ biến. Không chỉ là hình xăm với họa tiết đơn thuần, người Nhật còn xăm cả phong cảnh, cả hình tướng Dọa Xoa, Bất Động Minh Vương, Hàng Tam Thế Minh Vương...
    Người Thái quan niệm xăm bùa, xăm kinh Phật Tổ... vào người sẽ được bình an, may mắn. Các vị Lục cho rằng những hình xăm kinh Phật trước hết là lời nhắc nhở hằng ngày cho việc giữ gìn pháp thiền Tứ Niệm Xứ, sau cũng là nhờ chư Hộ Pháp nhắc nhở những việc nên tránh nhằm giúp họ tu tập tốt hơn...
    Nói chung, tất cả đều là quan niệm. Chủ yếu là để mình tham khảo nhằm mở rộng kiến văn, để biết thêm một nếp sống văn hóa tâm linh của người Thái...












  11. #11
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    241

    Mặc định

    Bài Kinh chú được xăm trên vai trái của nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng AngelinaJolies trong thời gian cô đến Kam - Thái.



    Bài Kinh Phật Tổ được viết theo hàng ngang:



    Các loại Yantra khác:





    Bùa rít:


  12. #12

    Mặc định Thưa Sư Minh Thông.

    Thưa Sư Minh Thông.
    5 hàng chữ Kinh sau lưng Angelina Jolie xăm sau lưng mang nghĩa là gì ạ?

    Kinh Sư.
    Demi.

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Tamandieungo Xem Bài Gởi
    Xăm mình là một tập tục phổ biến ở các nước khu vực Đông Nam Á. Tập tục này có nguồn gốc từ rất xa xưa. Ngay cả tổ tiên người Việt là cư dân Văn Lang cũng có tục xăm mình thành những hoa văn kỳ lạ tựa như giao long. Sách vở lý giải là để xuống nước các loài thủy quái tưởng là đồng loại sẽ không tấn công. Sự thật, những hoa văn ấy được sắp xếp theo một số họa tiết cố định, có hình thái như phù chú... Mãi đến đời nhà Trần, tập tục này mới được xóa bỏ.
    Ngay đến đất nước văn minh nổi tiếng với nền công nghiệp kim khí điện máy như Nhật Bản, tục xăm mình vẫn còn phổ biến. Không chỉ là hình xăm với họa tiết đơn thuần, người Nhật còn xăm cả phong cảnh, cả hình tướng Dọa Xoa, Bất Động Minh Vương, Hàng Tam Thế Minh Vương...
    Người Thái quan niệm xăm bùa, xăm kinh Phật Tổ... vào người sẽ được bình an, may mắn. Các vị Lục cho rằng những hình xăm kinh Phật trước hết là lời nhắc nhở hằng ngày cho việc giữ gìn pháp thiền Tứ Niệm Xứ, sau cũng là nhờ chư Hộ Pháp nhắc nhở những việc nên tránh nhằm giúp họ tu tập tốt hơn...
    Nói chung, tất cả đều là quan niệm. Chủ yếu là để mình tham khảo nhằm mở rộng kiến văn, để biết thêm một nếp sống văn hóa tâm linh của người Thái...
    Trước tiên, xin cảm ơn bạn đã cho TV và mọi người xem những kiểu xăm rất nghệ thuật. Nhân tiện, TV xin có vài lời về tục xăm mình của người Việt cổ.

    Theo nhiều tài liệu sử ngày nay và cũng như bạn đã nói, mọi người đều cho rằng người Việt cổ thường xăm mình để tránh sự giết hại của giao long, thủy quái. Và đây là tóm lược nội dung đó:

    Về nguyên nhân xuất hiện của tục này, sách Lĩnh Nam chích quái (phần Hồng Bàng thị truyện) viết như sau:

    "Bấy giờ, dân trên núi xuống nước đánh bắt cá thường bị thuồng luồng gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu việc ấy với Vua. Vua nói:

    - Các giống ở trên núi khác với các loài ở dưới nước. Các loài ở dưới nước chỉ ưa những gì giống với mình và ghét những gì khác mình, vì vậy, ta mới bị gây hại.

    Nói rồi, Vua bèn ra lệnh cho ai nấy cũng phải lấy màu xăm hình thuỷ quái vào người. Từ đó, không bị thuồng luồng gây thương tích nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt đầu có kể từ đấy.


    Thực tế thì theo TV nghiên cứu, sự việc không hẳn là như vậy. Đơn giản là người Nhật cổ cũng có tục xăm mình tương tự, và dĩ nhiên, chắc chắn không thể vì nghe theo lời ...Vua như ta được.

    Theo TV thì xăm mình là một tập tục xuất thân từ miền núi chứ không phải miền sông nước. Đơn giản là vì các thiết bị dùng để xăm đều là sản phẩm của núi rừng (kim châm đầu tiên là những cây gai, mực xăm lấy từ vỏ cây.)

    Xưa kia, nổi tiếng là hùng mạnh như Tây Thục, và trí lược siêu phàm như Khổng Minh mà khi tiến xuống phía Nam vẫn phải ráng kiên nhẫn mà dụ hàng Mạnh Hoạch. Lý do đơn giản là vì núi rừng phía Nam đầy sơn lam, chướng khí. Người ngoài vào sẽ bị thủy thổ bất phục mà vong mạng ngay.

    Vùng đất phương Nam đó chính là vùng núi Ngũ Lĩnh - Dải phân giới chia cách Nam-Bắc mà xưa kia Đế Minh lập ra, giao cho Đế Nghi làm vua phương Bắc, và Lộc Tục (Kinh Dương Vương) làm vua phương Nam.

    Kinh Dương Vương lấy con gái chúa vùng Động Đình Hồ là Long Nữ mà sanh ra Sùng Lãm (Lạc Long Quân).

    Lạc Long Quân cưới bà Âu Cơ mà khai sinh ra dân tộc Việt chúng ta.

    Và bởi vì không thể ở chung nơi sơn lam, chướng khí ấy mà Lạc Long Quân phải đưa con cháu mình xuống vùng đồng bằng để sống. Điều này cho thấy xuất thân của dân tộc ta là từ vùng núi rừng chứ không phải vùng đồng bằng.

    Sau này di chuyển xuống phía Nam cũng quen với truyền thống mà lập quốc tại đất Phong Châu, núi Hùng Lĩnh.

    Người dân vùng rừng núi Lĩnh Nam có thể tồn tại được với sơn lam chướng khí là nhờ thuật xăm mình của các thầy cúng. Khi xăm mình không những khiến cho người ta cảm thấy tự tin hơn, cường tráng hơn, mà những hình ảnh, hoa văn được xăm vào người còn có tác dụng như một tấm bùa hộ thân đầy quyền năng của thần linh giúp cho cơ thể có thể tránh được sơn lam, chướng khí, tà khí, độc trùng v..v...

    Tuy nhiên, ở thời điểm ấy người ta chỉ dừng lại ở việc xăm hoa văn của chữ thời thượng cổ được gọi là ...thích văn. Chữ thích nghĩa là châm, chích, như ong châm, muỗi đốt đều gọi là thích. Lâu dần bị gọi lệch đi thành chữ ...chích như ngày nay.

    Khi xuống vùng đồng bằng, Lạc Long Quân đã truyền dạy lại phương pháp khử tà phạm thể đã học được từ người miền núi rừng cho người dân bản xứ. Vì vậy, khi thấy tác dụng rõ rệt, mọi người đều làm theo.

    Tác dụng ấy chính là xăm mình có thể giúp cho người ta bơi lặn dưới nước mà không bị cảm, bệnh do âm tính của nước. Chứ nếu gặp phải con giao long hay thuồng luồng thì xăm cỡ nào đi nữa nó cũng ...đớp sạch. Không tin các bạn cứ xăm cho nhiều vào rồi xem thử cá mập hay cá sấu có ...sợ không nhé!

    Trải qua thời gian dài giao lưu với nhau, thuật xăm mình đã được hầu như tất cả các cư dân của những vùng ven biển, đảo bắt chước. Vì vậy mà ta thấy người Nhật xưa cũng có tục xăm mình. Bởi vì nghề truyền thống của họ là ...bơi lặn mò ngọc trai và đánh bắt cá.

    Đến đời nhà Trần, không những tục xăm mình không bị xóa bỏ mà ngược lại, nhà nhà đều xăm, người người đều thích. Binh sĩ thì thích lên cánh tay 2 chữ Sát Thát(1). Còn người dân thì xăm lên bụng 2 hàng chữ: "Nghĩa dĩ quyên khu. Hình vu báo quốc." Đại khái nghĩa là sẵn sàng vị quốc vong thân, sẵn sàng hưởng ứng quyết định của các bô lão trong hội nghị Diên Hồng mà sống chết với giặc ngoại xâm.

    (1) Thát là nói tắt của chữ Thát Đát 韃靼-một bộ lạc ở phía bắc nước Tàu, tức xứ Mông Cổ bây giờ (phiên âm: Tartar).

    Vài hàng trao đổi cùng bạn.

    ....Thân ái,
    -Thiên Vương-

  14. #14

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thiên Vương Xem Bài Gởi
    Trước tiên, xin cảm ơn bạn đã cho TV và mọi người xem những kiểu xăm rất nghệ thuật. Nhân tiện, TV xin có vài lời về tục xăm mình của người Việt cổ.

    Theo nhiều tài liệu sử ngày nay và cũng như bạn đã nói, mọi người đều cho rằng người Việt cổ thường xăm mình để tránh sự giết hại của giao long, thủy quái. Và đây là tóm lược nội dung đó:

    Về nguyên nhân xuất hiện của tục này, sách Lĩnh Nam chích quái (phần Hồng Bàng thị truyện) viết như sau:

    "Bấy giờ, dân trên núi xuống nước đánh bắt cá thường bị thuồng luồng gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu việc ấy với Vua. Vua nói:

    - Các giống ở trên núi khác với các loài ở dưới nước. Các loài ở dưới nước chỉ ưa những gì giống với mình và ghét những gì khác mình, vì vậy, ta mới bị gây hại.

    Nói rồi, Vua bèn ra lệnh cho ai nấy cũng phải lấy màu xăm hình thuỷ quái vào người. Từ đó, không bị thuồng luồng gây thương tích nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt đầu có kể từ đấy.


    Thực tế thì theo TV nghiên cứu, sự việc không hẳn là như vậy. Đơn giản là người Nhật cổ cũng có tục xăm mình tương tự, và dĩ nhiên, chắc chắn không thể vì nghe theo lời ...Vua như ta được.

    Theo TV thì xăm mình là một tập tục xuất thân từ miền núi chứ không phải miền sông nước. Đơn giản là vì các thiết bị dùng để xăm đều là sản phẩm của núi rừng (kim châm đầu tiên là những cây gai, mực xăm lấy từ vỏ cây.)

    Xưa kia, nổi tiếng là hùng mạnh như Tây Thục, và trí lược siêu phàm như Khổng Minh mà khi tiến xuống phía Nam vẫn phải ráng kiên nhẫn mà dụ hàng Mạnh Hoạch. Lý do đơn giản là vì núi rừng phía Nam đầy sơn lam, chướng khí. Người ngoài vào sẽ bị thủy thổ bất phục mà vong mạng ngay.

    Vùng đất phương Nam đó chính là vùng núi Ngũ Lĩnh - Dải phân giới chia cách Nam-Bắc mà xưa kia Đế Minh lập ra, giao cho Đế Nghi làm vua phương Bắc, và Lộc Tục (Kinh Dương Vương) làm vua phương Nam.

    Kinh Dương Vương lấy con gái chúa vùng Động Đình Hồ là Long Nữ mà sanh ra Sùng Lãm (Lạc Long Quân).

    Lạc Long Quân cưới bà Âu Cơ mà khai sinh ra dân tộc Việt chúng ta.

    Và bởi vì không thể ở chung nơi sơn lam, chướng khí ấy mà Lạc Long Quân phải đưa con cháu mình xuống vùng đồng bằng để sống. Điều này cho thấy xuất thân của dân tộc ta là từ vùng núi rừng chứ không phải vùng đồng bằng.

    Sau này di chuyển xuống phía Nam cũng quen với truyền thống mà lập quốc tại đất Phong Châu, núi Hùng Lĩnh.

    Người dân vùng rừng núi Lĩnh Nam có thể tồn tại được với sơn lam chướng khí là nhờ thuật xăm mình của các thầy cúng. Khi xăm mình không những khiến cho người ta cảm thấy tự tin hơn, cường tráng hơn, mà những hình ảnh, hoa văn được xăm vào người còn có tác dụng như một tấm bùa hộ thân đầy quyền năng của thần linh giúp cho cơ thể có thể tránh được sơn lam, chướng khí, tà khí, độc trùng v..v...

    Tuy nhiên, ở thời điểm ấy người ta chỉ dừng lại ở việc xăm hoa văn của chữ thời thượng cổ được gọi là ...thích văn. Chữ thích nghĩa là châm, chích, như ong châm, muỗi đốt đều gọi là thích. Lâu dần bị gọi lệch đi thành chữ ...chích như ngày nay.

    Khi xuống vùng đồng bằng, Lạc Long Quân đã truyền dạy lại phương pháp khử tà phạm thể đã học được từ người miền núi rừng cho người dân bản xứ. Vì vậy, khi thấy tác dụng rõ rệt, mọi người đều làm theo.

    Tác dụng ấy chính là xăm mình có thể giúp cho người ta bơi lặn dưới nước mà không bị cảm, bệnh do âm tính của nước. Chứ nếu gặp phải con giao long hay thuồng luồng thì xăm cỡ nào đi nữa nó cũng ...đớp sạch. Không tin các bạn cứ xăm cho nhiều vào rồi xem thử cá mập hay cá sấu có ...sợ không nhé!

    Trải qua thời gian dài giao lưu với nhau, thuật xăm mình đã được hầu như tất cả các cư dân của những vùng ven biển, đảo bắt chước. Vì vậy mà ta thấy người Nhật xưa cũng có tục xăm mình. Bởi vì nghề truyền thống của họ là ...bơi lặn mò ngọc trai và đánh bắt cá.

    Đến đời nhà Trần, không những tục xăm mình không bị xóa bỏ mà ngược lại, nhà nhà đều xăm, người người đều thích. Binh sĩ thì thích lên cánh tay 2 chữ Sát Thát(1). Còn người dân thì xăm lên bụng 2 hàng chữ: "Nghĩa dĩ quyên khu. Hình vu báo quốc." Đại khái nghĩa là sẵn sàng vị quốc vong thân, sẵn sàng hưởng ứng quyết định của các bô lão trong hội nghị Diên Hồng mà sống chết với giặc ngoại xâm.

    (1) Thát là nói tắt của chữ Thát Đát 韃靼-một bộ lạc ở phía bắc nước Tàu, tức xứ Mông Cổ bây giờ (phiên âm: Tartar).

    Vài hàng trao đổi cùng bạn.

    ....Thân ái,
    -Thiên Vương-

    Tại sao người Việt cổ có tục xăm mình.

    (Theo “Việt sử giai thoại” của Nguyễn Khắc Thuần – NXB Giáo Dục)

    Một trong những tục cổ xưa nhất của người Việt là xăm mình. Tục này, phải kéo dài mãi cho đến cuối thế kỉ thứ XIII, đầu thế kỉ thứ XIV mới chấm dứt. Có người nói rằng, bởi tục này mà tên nước đầu tiên của người Việt là Văn Lang. Hẳn nhiên, cách giải thích ấy chưa đủ sức thuyết phục, nhưng dẫu sao thì tục xăm mình cũng là một trong những tục cổ nhất và tồn tại thuộc vào hàng lâu dài nhất ở nước ta.

    Về nguyên nhân xuất hiện của tục này, sách Lĩnh Nam chích quái (phần Hồng Bàng thị truyện) viết như sau:

    “Bấy giờ, dân trên núi xuống nước đánh bắt cá thường bị thuồng luồng gây thương tổn, bèn cùng nhau tâu việc ấy với Vua. Vua nói:

    - Các giống ở trên núi khác với các loài ở dưới nước. Các loài ở dưới nước chỉ ưa những gì giống với mình và ghét những gì khác mình, vì vậy, ta mới bị gây hại.

    Nói rồi, Vua bèn ra lệnh cho ai nấy cũng phải lấy màu xăm hình thuỷ quái vào người. Từ đó, không bị thuồng luồng gây thương tích nữa. Tục vẽ mình của dân Bách Việt bắt đầu có kể từ đấy.

    Ở buổi đầu mở nước, mọi thứ vật dụng của dân chưa đủ. Dân phải lấy vỏ cây làm áo, dệt cỏ ống làm chiếu, lấy gạo nếp nấu rượu, lấy cây quang lang làm thức ăn, lấy cầm thú cá tôm làm mắm, lấy củ gừng làm muối, đao canh thuỷ chủng. Đất sản nhiều gạo nếp. Lấy ống bương thổi mà ăn. Làm nhà sàn mà ở để tránh cọp, chó sói làm hại. Cắt tóc ngắn để tiện vào rừng. Con mới vừa sinh ra thì lấy lá chuối lót cho nằm. Có người chết thì gõ vào cối không, cho xóm giềng nghe thấy để kéo nhau đến giúp. Con trai con gái lấy nhau, trước hết, dùng gói muối làm lễ hỏi rồi sau đó mới giết trâu, giết dê để ăn mừng thành vợ thành chồng. Cùng nhau đem cơm nếp vào buồng để ăn, vợ chồng mới thành thân, vì lúc đó trầu cau chưa có”.

    Lời bàn: Chinh phục thiên nhiên vùng đồng bằng sông nước là cả một quá trình lâu dài, phức tạp và cực kì khó khăn. Hình ảnh những con thuồng luồng gây thương tích cho dân có lẽ chính là một trong những biểu hiện của sự phức tạp và cực kì khó khăn đó.

    Dân gặp khó thì kêu vua, vua ân cần chỉ cho dân tất cả những gì mình biết. Lời chỉ dẫn ấy, đúng sai thế nào thì ta đã quá rõ, nhưng điều quan trọng hơn lại chính là ở chỗ, trên dưới như cha con một nhà, nghĩa tình đằm thắm biết là bao.

    Bấy giờ, hễ người Việt là xăm mình, hễ ai xăm mình là người Việt. Bạn thích hay không thích tục xăm mình, đó là việc riêng của bạn, nhưng, trông lại ngàn xưa, xin bạn hãy ghi nhận cho rằng, chính tục ấy đã góp phần làm cho Hán và Việt biệt lập rõ ràng, và cũng chính nhờ sự biệt lập rõ ràng ấy, giờ này, bạn mới có thể ung dung mà nói: non sông ta...

    Đời sống của cổ nhân ra sao, đoạn ghi chép ngắn ngủi trên kể cũng đã nói khá rõ. Kính thay, một thời chắt chiu cần mẫn, thương thay, một thời gian truân! Đi giữa giang sơn gấm vóc, xin chớ vô tâm quên tổ tiên ngàn đời.
    Last edited by ddcv_hyd; 24-07-2008 at 04:06 PM.
    Ðừng hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh bản thân mình với người khác.
    Mỗi chúng ta là một con người khác nhau và đều có những giá trị khác nhau.

    www.gia24.vn

  15. #15

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi duonghoainam61 Xem Bài Gởi
    Trông ghê người, bùa gì săm trổ vào người ,chết khiếp đi dược ấy .Tôi mà thấy ai săm trổ là có cái gì đó không thích.
    Bùa vẽ vào giấy đeo vào người là được rồi ,cần gì phải ghê quá....
    Hình như hồi xửa hồi xưa phụ nữ VN củng xâm mình mà .

  16. #16
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    241

    Mặc định

    Tiếp sau đây là các yantra với công năng hộ thân, luyện đạo.











  17. #17
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    241

    Mặc định

    Rất vui mừng vì được một người có kiến thức uyên bác như bạn TV tham gia góp ý. Mong mỏi được bạn góp ý nhiều hơn nữa. Thân ái!

  18. #18
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    241

    Mặc định

    Linh phù (tiếp theo):








  19. #19
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    241

    Mặc định











  20. #20

    Mặc định

    Các bạn muốn xem những Bộ Linh Phù vào đây :
    http://www.sak-yant.com/

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •