Trang 2 trong 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
kết quả từ 21 tới 37 trên 37

Ðề tài: Thần sa, chu sa, a ngùy là gì ?

  1. #21

    Mặc định

    Thiện tai Thiện tai !!!
    :thumbs_up:the
    NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT :not_worthy::not_worthy:!!!Nguyện sinh tây phương tịnh độ trung, cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu, hoa khai kiến Phật ngộ vô sinh bất thối chuyển Bồ Tátwellcome1

  2. #22
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của thienhung_wu
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    4,405

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Bin571 Xem Bài Gởi
    Thần sa, Chu sa, A ngùy là gì ?

    Thần sa, chu sa, a ngùy là gì, nguồn gốc, gồm những cái gì, mầu gì, để làm gì , có thể tìm thấy ở đâu ????? Pháp môn nào hay dùng
    Thần sa ,Chu sa thì ở trên các bạn đã giải thích rồi ,vào tiệm thuốc Bắc mua là có liền .
    Còn A Ngùy ???
    -A ngùy là 1 thứ cây ăn thịt ,không biết rõ hình dáng của cây thế nào ,,mà căn cứ vào sách thì A ngùy là 1 thứ cây kỳ quái ,các thầy phù thủy xứ Tàu ngày xưa thường bắt cóc mấy người bị bệnh bạch tạng đem trói lại ,để lên trên cây này ,tức thì bao nhiêu cành lá đều chụm lại ,1 lúc lâu thì thân người của người bị bạch tạng này chỉ còn lại xương rơi xuống ,còn thì sạch bong những máu mủ thịt thà ruột gan hoàn toàn biến mất .
    Sau đó họ đốn cây Angùy này về mà tán ra làm thuốc.Theo họ thì những ai mà đeo túi bên trong có đựng bột Angùy thì sẽ trừ khử được hết cả các tà ma yêu quái .
    Cho nên còn gọi A Ngùy là “Thuốc trừ” .
    Thần Chú
    Namo Tassa Bhagavato Arahato
    Samma Sambud dhassa.

    (Nằm mơ thấy ác mộng, bị ma đè, sợ ma, đi đường bất an v.v. thì hãy niệm chú này, tâm sẽ được bình an)
    https://www.youtube.com/watch?v=vsaBKh1PRSs

  3. #23

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi mekongcusi Xem Bài Gởi
    Chào Bin,

    Về A-Ngùy thì đơn giản , bạn cứ ra tiệm thuốc Tàu là có liền.

    Còn Chu Sa và Thần Sa thật ra là một, hai chữ Thần Sa nguyên nghĩa là Chu Sa của đất Thần Châu ( là tốt nhất ) , gọi thành ra là Thần Sa.....đó là chuyện sách vỡ và trong trường hợp người bán có lương tâm.

    Còn thực tế bây giờ, bạn phải có kiến thức, phải có quan hệ thì mới mua được loại đúng, vì người Tàu làm giả mấy thứ này bán ra nhiều, lơ mơ mua về dùng vào là chết...từ từ. Ngày nay họ đã dùng công nghệ hóa học để tạo ra Chu Sa nhân tạo.

    Chu Sa là một thứ không thể thiếu nếu tu tập Huyền Thuật theo kiểu của Đạo Giáo Trung Quốc ( Taoism ) , nhưng nên lưu ý rằng khi Chu Sa bị đốt cháy sẽ phóng thích ra những chất kịch độc, dùng vào lâu ngày coi như lên gò luôn.

    Chu Sa có tác dụng sơ sơ là " an thần, định ý, dẫn nhập thần minh " .

    Giá Chu Sa đồ thiệt hôm nay khoảng 70.000 VND 1 chỉ . Mổi lần mua thấy đau bụng quá trời, Mua về còn phải tự chế biến thêm mới dám xài.

    Giá này là giá mà tui có tiền để mua dùng, chứ nó còn nhiều loại, nhiều giá mắc hơn rất nhiều.

    Vài dòng gởi bạn Bin, mong bạn bảo trọng khi dùng mấy loại này
    Ở ĐÂU BÁN MÀ MẮC QUÁ VẬY DÂN NGHÈO CHẮC CHẾT

  4. #24

    Mặc định

    Chu sa
    Hay thần sa, đan sa, xích đan, cống sa, là các tên gọi dành cho loại khoáng vật cinnabarit của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên, có màu đỏ. Thành phần chính của nó là sulfua thủy ngân (II) (HgS).

    Tên gọi cinnabarit có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp - "kinnabari" – được Theophrastus sử dụng và có lẽ nó được dùng cho một vài loại chất khác nhau. Một số nguồn tài liệu khác lại cho rằng nó có nguồn gốc từ tiếng Ba Tư zinjifrah, một từ không rõ nguồn gốc. Trong tiếng La tinh, nó được gọi là minium, nghĩa là "chì đỏ" – một từ vay mượn từ các ngôn ngữ xứ Iberia (chẳng hạn tiếng Basque armineá ="cinnabarit").
    Chu sa nói chung được tìm thấy trong dạng khối lớn, hột hay giống như đất và có màu từ đỏ son tới đỏ sẫm như gạch. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng xuất hiện dưới dạng các tinh thể với nước bóng tựa như adamantin phi kim loại. Chu sa có lưới tinh thể (lưới Bravais) dạng hình hộp mặt thoi và thuộc về hệ thống tinh thể lục lăng, nhóm tam giác. Các tinh thể của nó thông thường phát triển thành khối lớn, mặc dù đôi khi chúng là tạo cặp đôi. Kiểu tạo cặp đôi trong chu sa là đặc biệt và tạo thành cặp đôi thâm nhập được tạo chóp với 6 chóp xung quanh đầu nhọn của hình chóp. Nó có thể coi như là hai tinh thể scalahedral phát triển cùng nhau với một tinh thể đi theo cách đối diện với tinh thể kia. Độ cứng Mohs của chu sa là khoảng 2–2,5 còn tỷ trọng riêng của nó là 8-8,2 g/cm3.

    Chu sa tương tự như thạch anh về tính đối xứng và một vài đặc trưng quang học. Giống như thạch anh, nó thể hiện tính khúc xạ kép. Nó có khả năng khúc xạ thuộc dạng cao nhất trong số các khoáng chất đã biết. Nó có chiết suất trung bình đối với ánh sáng hơi natri là 3,02, trong khi các chiết suất tương ứng của kim cương, một khoáng chất có khả năng khúc xạ đáng chú ý, là 2,42 và của GaAs là 3,93.
    Tại châu Âu, chu sa được khai thác từ thời đế quốc La Mã để làm chất màu hay để sản xuất thủy ngân và nó là quặng chính cung cấp thủy ngân trong nhiều thế kỷ. Một vài mỏ cho đến nay vẫn còn tiếp tục hoạt động.

    Để sản xuất thủy ngân lỏng, quặng chu sa tán vụn được nung trong các lò quay. Thủy ngân tinh khiết tách ra khỏi lưu huỳnh theo quy trình này và dễ dàng bay hơi. Các cột ngưng tụ được sử dụng để thu thập thủy ngân lỏng, và nó được chuyên chở trong các bình bằng thép.

    Do độc tính cao của thủy ngân, cả việc khai thác chu sa và tinh luyện thủy ngân đều rất độc hại và theo dòng lịch sử nó là nguyên nhân gây ra ngộ độc thủy ngân. Cụ thể, người La Mã coi việc kết án buộc lao động trong các khu mỏ khai thác chu sa như một dạng án tử hình. Người Tây Ban Nha cũng sử dụng lao động cưỡng bức ngắn hạn tại các khu mỏ Almadén, với tỷ lệ 24% tử vong trong một chu kỳ 30 năm.

    Các khu vực đã khai thác chu sa bị bỏ hoang thông thường chứa các phế thải lò nung chu sa rất độc hại. Nước chảy ra từ các khu vực này được coi là nguồn gây ra các tổn hại sinh thái.

    Chu sa thông thường cũng hay được sử dụng trong các ngôi mộ chôn cất hoàng tộc của người Maya trong thời kỳ đỉnh cao của nền văn minh này. Một viên đá đỏ (chứa chu sa) được chèn vào trong quan tài bằng đá vôi, có tác dụng trang trí và quan trọng hơn là nhằm ngăn cản những kẻ phá hoại hay trộm cắp bằng độc tính cao của nó.

    Sử dụng y học

    Mặc dù chu sa được coi là có độc tính rất cao, [1], nhưng nó vẫn được sử dụng (giống như asen), dưới dạng bột trộn lẫn với nước, trong y học cổ truyền Trung Hoa. Mặc dù chu sa không được dùng trong y học phương Tây, nhưng những người hành nghề theo y học cổ truyền Trung Hoa đôi khi cũng kê chu sa như một phần trong đơn thuốc, thông thường trên cơ sở của cái gọi là "dĩ độc trị độc". Theo y học cổ truyền Trung Hoa, chu sa có vị cam (ngọt), tính hàn (lạnh) và có độc. Được sử dụng dưới dạng uống, chu sa được coi là có tác dụng "giải nhiệt" và an thần, trấn kinh. Nó cũng được dùng như là một loại thuốc để làm giảm tác động của tim mạch nhanh, trấn an và điều trị chứng mất ngủ, điều trị viêm họng và các chứng viêm lét miệng/lưỡi. Nó cũng được dùng ngoài da để điều trị một số rối loạn và nhiễm trùng ngoài da.

    Thời xưa, Trung Hoa là một trong những quốc gia cực kỳ trọng thị việc xử nữ (kiểm tra trinh tiết nữ giới). Nổi tiếng nhất là kỹ thuật kiểm nghiệm trinh tiết mang tên Thủ Cung Sa, trong đó, người ta dùng chu sa để tạo ra 1 loại dung dịch màu đỏ mà người Trung Hoa bôi lên phía trên cánh tay của người con gái để đánh dấu sự trinh tiết.

    Theo phương pháp này, họ nuôi thằn lằn trong một cái bình bằng chu sa (màu đỏ). Sau khi cho thằn lằn ăn đủ 7 cân chu sa, họ đem thằn lằn giã nhuyễn rồi bôi lên tay chân hay trên thân thể cô gái( lấy dung dịch này chấm 1 vết tròn màu đỏ lên taycách vai 1 tấc ). Màu đỏ này quanh năm không phai. Chỉ khi nào cô gái chung chăn gối với người đàn ông thì vết màu đỏ này tự nhiên biến mất.

    Giả kim thuật

    Trước đây, tại Trung Quốc, một số người theo thuật luyện đan của Đạo giáo còn luyện chu sa thành kim đan và cho rằng việc ăn nó có thể làm cho người ta trở thành bất tử, thành thần tiên. Tuy nhiên, điều này là không đúng và việc sử dụng chu sa quá liều có thể gây ngộ độc.

    Các dạng khác của chu sa

    Chu sa màu gan là dạng chu sa có chứa tạp chất có tại Idrija ở Carniola, trong đó chu sa bị trộn lẫn với bitum và các loại đất.
    Metacinnabarit là dạng màu đen của HgS, trong đó các tinh thể kết tinh thành dạng lập phương.
    Chu sa tổng hợp được sản xuất bằng cách xử lý các muối của thủy ngân hóa trị 2 với sulfua hiđrô (H2S) để làm lắng đọng metacinnabarit tổng hợp màu đen, sau đó được đun nóng trong nước. Chuyển hóa này được xúc tác bằng sự có mặt của sulfua natri (Na2S)[3].


    A ngùy

    Tên khoa học: Ferula assafoetida L

    Họ Hoa tán (Umbelliferae)

    Bộ phận dùng: Nhựa cây ở gốc, đóng lại thành cục. Là Nhựa của cây A Ngùy.

    A ngùy hình khối, đông cứng như mỡ hoặc dính liền với nhau. Mầu sắc đậm nhạt không đều, mặt ngoài mầu vàng hoặc nâu hồng. Cứng hoặc hơi mềm mà dính. Hơ nóng thì mềm ra. Thứ tươi mới cắt ra mầu nhạt,có thể thấy mầu trắng sữa xen lẫn với mâu nâu nhạt hoặc mầu hồng. Mùi hôi nồng (đặc biệt thứ màu nâu tía).

    Loại tinh sạch, mùi nồng, lâu ngày không tan ra, chỗ cắt mầu trắng sữa là tốt. Nếu thành từng khối to màu nâu xám, lẫn tạp chất ở trong là kém.

    Tính vị: Vị cay, tính ôn, không độc, mùi hôi nồng.

    Quy kinh: Vào hai kinh Tỳ, Vị.

    Tác dụng: Tiêu tích, sát trùng, giải độc, trừ đờm, kích thích thần kinh, trừ mùi hôi thối, tống hơi độc ra. Trị tích, báng, sốt rét, cam tích, đau bụng, đau tim.
    Cách bào chế:
    + Lấy thứ tốt, không có tạp chất, cắt nhỏ, bỏ vào bát nhám mà nghiền hoặc thêm lẫn với thuốc khác mà nghiền thì dễ nhỏ.
    + Hoà tan A ngùy trong cồn 60 độ nóng, lọc, ép qua vải thưa, loại tạp chất, đến khi cho vào nước nghiền ra không dính tay là được, đun cách thuỷ cho rượu bay còn lại A ngùy.
    + Khi dùng nghiền bột, cho thêm vào một ít Hạnh nhân hoặc Đào nhân thì dễ nghiền nhỏ (Lôi Công Bào Chích Luận).
    Bảo quản: vì mùi hôi nồng cần để vào hộp thiếc kín, để riêng xa các vị thuốc khác khỏi lan mùi. Cần để nơi mát, tránh nóng, tránh làm mất mùi tinh dầu.
    Kiêng ky: Người Tỳ Vị hư yếu thì kiêng dùng.

    A ngùy có nguồn gốc thực vật là vậy còn a ngùy dùng để trị trùng và chữa vô sinh hoặc sinh nhưng khó nuôi là 1 chất hoàn toàn khác .
    Đức năng thắng số nhưng.. không thể chạy trốn nhân quả.
    Mọi thứ là tương đối chỉ có tuyệt đối trong lời các Đức Phật tương đối

  5. #25

    Mặc định

    Chu Sa hay Thần Sa trên thực tế khoa học gọi đó Lưu Huỳnh có thể đốt cháy được và có độc tố. Trong Huyền thuật dùng để trị tà, trong Đông y dùng để trị bệnh với số lượng rất ít, dùng nhiều là trúng độc, do đó cũng có người dùng Lưu Huỳnh đầu độc người khác, không phát hiện sớm có thể chết .Mình chỉ nghe và học ở nhà trường có vậy thôi.

  6. #26

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Bin571 Xem Bài Gởi
    Thần sa, Chu sa, A ngùy là gì ?

    Thần sa, chu sa, a ngùy là gì, nguồn gốc, gồm những cái gì, mầu gì, để làm gì , có thể tìm thấy ở đâu ????? Pháp môn nào hay dùng
    chu sa thần sa dùng trong phép tán sa:laughing:

  7. #27

    Mặc định

    Nhà mình làm bát hương Thầy bà cho thần sa va chu sa vào bảo cho mát thế là sao vậy ?

  8. #28

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Hanoiyeu2212 Xem Bài Gởi
    Nhà mình làm bát hương Thầy bà cho thần sa va chu sa vào bảo cho mát thế là sao vậy ?
    :laughing:
    không mát đâu bạn cái đó la để trừ tà đó,và nhiều công dụng khác nữa

  9. #29

    Mặc định

    -ayza mình sắp tìm ra dc loại bùa câu cá roi hí..a ngùy là loại cao nấu thành từ móng trâu ,hí kg biết đúng kg nói đại,hí nhưng a ngùy mấy con rắn khoái lắm đó,,
    trần gian là 1 chốn nô đùa ta chơi cho đã 4 mùa về 0'''...0937532387 anhhungdenhatngu

  10. #30

    Mặc định trả lời nhanh

    Trích dẫn Nguyên văn bởi van phap anh linh Xem Bài Gởi
    chu sa thần sa dùng trong phép tán sa:laughing:
    Trích dẫn Nguyên văn bởi Bin571 Xem Bài Gởi
    Thần sa, Chu sa, A ngùy là gì ?

    Thần sa, chu sa, a ngùy là gì, nguồn gốc, gồm những cái gì, mầu gì, để làm gì , có thể tìm thấy ở đâu ????? Pháp môn nào hay dùng
    Châu sa thần sa là thuốc đông y trị bệnh,nhưng nói về tâm linh thì có thể đuổi tà,dùng trong pháp siêu sanh,những người chết, trùng chết bất đắc ky tử, thịt nát xương tan, tội nặng, thì dùng trong pháp phật ,nhưng không phải ai củng làm được trong pháp này , phải được sự đồng ý của bổn tôn, hoặc quán được nghiệp của người bị chết đó đã tới phúc duyên chưa, nếu đến lúc được cứu thì mới có thể dùng pháp này cứu họ được

  11. #31

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dc_bac Xem Bài Gởi
    Thần sa chu , chu sa thì bạn có thể ra cửa hàng thuốc đông y mua... có cả tỷ cũng có .
    Nhưng A ngùy thì vô cùng hiếm : nó là thành phần lấy từ... của người bị sét đánh đấy.
    Trị trùng , chữa vô sinh phải có nó thì hiệu quả 100%.
    sao bên trên có người nói a ngùy là chất nhựa của cây độc ? thế chính xác nó là cái gì hả các huynh ?

  12. #32

    Mặc định

    sao mỗi người nói 1 kiểu về a ngùy .tóm lại thì nó là cái gì vậy ạ ?

  13. #33

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tamphat_shop Xem Bài Gởi
    Chu sa thần sa, dùng trộn chung cho thêm một chút a ngùy uống ngày 3 lần công dụng
    Tráng dương, bổ thận, tăng cường sinh lý, tăng khả năng hệ thống miễn dịch của cơ thể
    Cuối cùng công dụng chung là: Bớt sức khỏe tăng khả năng nhiễm độc
    Ai kiên trì dùng thuốc sẽ được siêu thăng cõi lành
    Thân Báo
    bó tay với bác này. ai mà không biết đọc không để ý tưởng thật ăn theo như thế thì đúng là được "siêu thăng..." luôn.

  14. #34

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Bin571 Xem Bài Gởi
    Thần sa, Chu sa, A ngùy là gì ?

    Thần sa, chu sa, a ngùy là gì, nguồn gốc, gồm những cái gì, mầu gì, để làm gì , có thể tìm thấy ở đâu ????? Pháp môn nào hay dùng


    Cái này dùng trông đông y và còn pha ra để xăm bùa cho các đệ tử nửa phải không bạn . thân

  15. #35

    Mặc định

    Thần sa bao gồm : chất bạch kim óng ánh và bột màu đỏ. Qua chế tác để tách chất bạch kim óng ánh ra còn lại bột đỏ, bột này gọi là Châu Sa. Châu Sa pha với son tàu dùng để vẽ bùa uống (đốt hoặc uống sống) có tác dụng định tâm, định trí.

    Thần Sa có chất bạch kim ko nên uống vì có độc, chỉ dùng vẽ bùa để trấn hay mang theo hộ mạng thôi, tuyệt đối ko nên uống.

  16. #36

    Mặc định

    Ra tiệm mua để tránh Thần Sa giả, nên đem theo cọng hành gác ngang lên cục Thần sa là cọng hành héo liền, đây là thần sa thật. hơi đắc tiền. Nếu cọng hành tươi bình thường thì là Thần Sa giả ko nên dùng

    Mua thần sa nhờ tiệm tán nhỏ dùng gói lại đem về đổ nước vào vớt những thứ óng ánh bỏ đi thì còn lại bột đỏ là Châu sa đó.

  17. #37

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi dc_bac Xem Bài Gởi
    Thần sa chu , chu sa thì bạn có thể ra cửa hàng thuốc đông y mua... có cả tỷ cũng có .
    Nhưng A ngùy thì vô cùng hiếm : nó là thành phần lấy từ... của người bị sét đánh đấy.
    Trị trùng , chữa vô sinh phải có nó thì hiệu quả 100%.
    Lai tiem thuoc bac mua la co nhung gia cao lam..no trị ve ho nhung hien nay k cho su dung nua vi no dc tai che bang thuy ngan rat doc.con ve mat tam linh thi tri tà ma..thần sa là chiń coǹ châu sa là sônǵ
    TỰ ÂN
    Bản lĩnh tài năng nên sự nghiệp
    Nhân hòa đức độ tạo thành công

    Mail:trucchi129@gmail.com.Yahoo: trucchi1209@yahoo.com hoặc liên hệ đt 0945.0404.36

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 18
    Bài mới gởi: 26-02-2013, 11:02 PM
  2. Kinh Văn Thù Sở Thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật
    By 123456789 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 21-04-2011, 09:56 PM
  3. Địa Ngục Du Ký
    By 123456789 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 14-08-2010, 10:33 AM
  4. Nam Cao (1915-1951)
    By hcthinh in forum Nam Cao
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 11-08-2010, 01:44 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •