MỘT BÀ HAY BỐN BÀ

Khi nói đến Islam, thì hầu như mọi người liên tưởng ngay đến một tôn giáo cho phép người nam tín đồ cưới đến 4 vợ. Thật ra thì vấn đề đa thê không có gì xa lạ đối với mọi người, khi nó đả xuất hiện theo suốt chiều dài lịch sử loài người mà vết tích của nó còn lưu lại trên sách sử hay kinh thánh, nhất là ở Việt Nam, khi ca dao, tục ngử có những câu như :

Sông bao nhiêu nước cũng vừa
Trai bao nhiêu vợ cũng chưa bằng lòng.

Tuy nhiên đối với chúng ta, những câu ca dao, tục ngử chỉ phản ánh lên tập quán dân gian, mang tính trần tục. Ngược lại khi đứng trên lỉnh vực tâm linh thì quan điểm đa thê trở nên kỳ lạ đến mức trở thành khôi hài, châm biếm đối với một xả hội đã hơn nghìn năm ảnh hưởng
Khổng giáo, Phật giáo.

Để hiểu rỏ vị trí của Islam khi đối diện với vấn đề đa thê, củng như để tìm hiểu thật hư của vấn đề nầy, điều trước nhất là phải nghiên cứu tất cả những câu kinh Qur'an có liên quan đến nó.

Chúng ta sẽ bắt đầu ở câu kinh đã từng tạo ra nhiều tranh luận với những giải thích lấp lửng không rỏ ràng như sau :
« Nếu các ngươi e rằng không công bình trong việc đối xử với trẻ mồ côi… Các ngươi được phép chọn 2, 3 hoặc 4 người phụ nử trong số mà các ngươi thích. Nhưng nếu các ngươi sợ rằng đối xử không công bình đối với những người vợ ấy, thì hãy chọn một mà thôi hoặc chọn các nữ nô tì mà các ngươi đang có được. Cách đó sẽ tránh được sự bất công.» 4:3
( 4 Et si vous craignez de n'être pas justes envers les orphelins,...Il est permis d'épouser deux, trois ou quatre, parmi les femmes qui vous plaisent. Mais, si vous craignez de n'être pas justes avec celles-ci, alors une seule, ou des esclaves que vous possédez. Cela afin de ne pas faire d'injustice (ou afin de ne pas aggraver votre charge de famille).

Khi đọc câu kinh trên, chắc hẳn mọi người ghi nhận rằng nó được viết ở thể điều kiện cách, xác định qua từ NẾU ở mổi phân đoạn. Như vậy mổi vấn đề khi muốn thực hiện phải thoả đáng điều kiện đã được đặt ra, thí dụ : nếu muốn có xuất cảnh thì phải có thông hành và … nếu muốn có 4 vợ thì phải đối xử công bình.

CÔNG BÌNH là một trong 99 thuộc tính cuả Allah, vì thế NGÀI muốn loài người phải đối xử với nhau, theo thiên tính của NGÀI. Và từ CÔNG BÌNH đả xuất hiện khoảng trên 170 lần trong thiên kinh Qur'an, như muốn nhắn nhủ đây là một đức tính cần thiết mà mọi người muslim phải có, để áp dụng vào mọi vấn đề xảy ra quanh cuộc sống.

Trong một xả hội, sự công bình được thể hiện qua sự áp dụng, thi hành đúng đắn không thiên vị những điều luật đã được hiến pháp quy định. Nhưng ngược lại đối với tình cảm riêng tư thì nó trở nên rất gay go, trắc trở và khó khăn thường đưa người trong cuộc thường hay xử lý nghiêng ngả, thiên vị. Người ta thường nói “con tim nó có lý lẻ riêng của nó ”.

Với tính cấu trúc phức tạp, ứng xử tùy tiện theo “những lý lẻ riêng” đó, nên nó đã che mất đi sự nhận định sáng suốt, khiến con người khi phạm tội mà vẩn tự thấy mình hửu lý ! Nhất là khi họ đã rơi vào trạng thái si mê. Do đó một người chồng có nhiều vợ thì chớ nên nghỉ rằng, anh ta có thể đo lường sự đối xử công bình của mình đối với các bà vợ trên lỉnh vực tình cảm hay vật chất. Nhất là tính “thấy trăng quên đèn”.

Vì thế Allah đã khuyến cáo những người chồng NẾU muốn tránh sự trừng phạt ở ngày sau thì hãy chọn một vợ mà thôi.

Đến đây, người đọc nhận thấy, cùng trong một câu kinh, lúc khởi đầu từ chế độ đa thê được gợi ý, Allah đã hướng dần con người về với ý niệm hạnh phúc gia đình một vợ một chồng. Vì thế khi diển giảng thiên kinh Qur'an chúng ta không nên chia cắt, sử dụng tuỳ tiện một vài từ ngử, phân đoạn mà nói ngược lại với ý chính của câu kinh.

Cũng với câu kinh trên khái niệm về sự công bình đã được nhắc đến 2 lần, một ở đầu, một ở giửa và ở cuối câu dùng chử bất công để nói đến hành động không-công-bình. Đứng trước cụm từ không-công-bình là động từ e-sợ, như muốn nhắc nhở với mọi người, nếu e-sợ-không-công-bình mà mang tội ngày sau thì nên tránh việc đa thê.

Vấn đề càng hiện ra rỏ nét hơn khi người đọc nhận thấy từ lời khuyến cáo nhẹ nhàng đã trở thành sự quả quyết răn đe của Allah ở đoạn kinh kế tiếp như sau : « Các ngươi sẽ không bao giờ công bình với các người vợ, cho dù các ngươi thường khát khao mong muốn thực hiện điều đó. » 4:129. Tuy nhiên «… nếu các người tạo được sự ôn hoà trong gia đình và giử vửng đức tin. Quả thật Allah là Đấng Hằng Tha Thứ. » 4 :129

Allah, Ngài là Đấng Sáng Tạo trời đất và muôn loài, Ngài là Đấng Nghe và Thấy tất cả (Al Sami và Al Basir) «Ngay cả một hạt bụi tồn tại ở trên trời hay dưới đất hoặc bất cứ vật gì nặng hay nhẹ hơn nó đều không thể thoát khỏi Ngài.»34:3 . Vì thế khi có một điều gì mà Ngài đã quả quyết và xác định thì điều đó trở thành chuẩn mực không bao giờ lệch lạc sai trái. Duy, chỉ có sự cao ngạo, đam mê và “lý lẻ riêng của con tim”đã khiến con người xem thường lời quyết đoán của Ngài.

Không riêng gì tại Á Rập, đa thê là một tập quán trùm phủ khắp nơi trên mặt đất, nó không từ bỏ một dân tộc hay tôn giáo nào từ ngàn xưa đến nay. Để hiểu rỏ vấn đề, chúng ta thử nhìn vào sinh hoạt hôn nhân của một vài nước trên thế giới hiện nay :

* Arabie Seoudite: Islam là quốc giáo, theo chế độ đa thê. Theo báo Courrier international 22.09.2005 thì 70% người đàn ông Arab chỉ có 1 vợ, 16% có 2 vợ, 6% có 3 vợ và 2% có 4 vợ.
* Pakistan : Islam là quốc giáo, theo chế độ đa thê.Tuy nhiên đôi trai gái có quyền lựa chọn chế độ một vợ một chồng trước khi làm lể cưới. Nếu sau nầy người vợ đồng ý thì người chồng có thể cưới thêm người vợ thứ hai.
* Gabon : chỉ chấp nhận chế độ đa thê cho người theo đạo Hindou và Islam.
* Boutan :Phật giáoTantrisme là quốc giáo, theo chế độ đa thê và đa phu ( polyandrie) .
* Kenya : Ky Tô giáo và Islam. Tồng Thống Mwai Kibaki có 2 vợ. Năm 2005 có 16% phụ nử từ 16 đến 19 làm lể cưới với những người chồng đã có vợ.
* Swaziland : Ky Tô giáo là quốc giáo, theo chế độ đa thê, nhà vua Mswati III có 13 vợ và 76 người con.
* Maroc: Islam là quốc giáo, theo chế độ đa thê, kể từ năm 2005, các đôi trai gái có quyền lựa chọn chế độ một vợ một chồng bằng một hợp đồng trước khi cưới. Về sau nếu người chồng làm đổ vở hợp đồng, thì người vợ có quyền xin ly dị. Năm 2005 số lượng lể cưới theo chế độ đa thê giảm gần 7%.
* Irak : Islam là quốc giáo, trước năm 1994 chế độ đa thê bị nghiêm cấm,sau 1994 Tổng Thống Sadam Hussein bải bỏ luật cấm, nhưng muốn cưới vợ kế, người chồng phải có giấy phép của chánh quyền, trừ trường hợp người vợ kế là một goá phụ.
* Jordanie : Islam là quốc giáo, chế độ đa thê được công nhận, nhưng người chồng không có quyền ép buộc các bà vợ sống chung với nhau.
* Lybie : Islam là quốc giáo, theo chế độ đa thê. Muốn cưới vợ thứ 2, người chồng phải chứng minh có đủ khả năng tài chính để bảo đảm đời sống của người vợ mà anh ta sắp cưới.
* Mả Lai : Islam là quốc giáo, theo chế độ đa thê .Muốn cưới vợ thứ 2, người chồng phải chứng minh khả năng tài chính, nhất là phải có giấp phép chấp nhận của chánh quyền.
* Nam Phi : Ky Tô giáo là quốc giáo, cùng lúc theo chế độ đơn và đa thê. Đương kiêm Tổng Thống Jacob Juma có 3 vợ.
* Ấn độ : Bà La Môn là quốc giáo, trừ người muslim, hầu hết tín đồ thuộc các tôn giáo khác đều bị cấm đa thê.
* Phi Luật Tân : Ky Tô giáo và Islam , theo chế độ một vợ một chồng trừ người muslim.
*Népal : Phật giáo là quốc giáo, chế độ đa thê bị nghiêm cấm từ năm 1963.Nhưng những trường hợp ngoại lệ xảy ra rất nhiều khi các bà vợ bệnh hoạn, tật nguyền, không sanh nở sau 10 năm chung sống thì các ông chồng có quyền cưới vợ kế . Hiện nay có trên 500.000 người phụ nử sống cảnh chồng chung.
*Kazakhstan : Islam và Ky Tô giáo chính thống, tuy chế độ đa thê không được công nhận, nhưng người có vợ lẻ không bị xem là kẻ phạm pháp.
* Tunisie : Islam là quốc giáo, do sự chống đối của phái yếu nên chế độ đa thê bị hiến pháp nghiêm cấm.
* Turquie : Islam là quốc giáo, nhưng chế độ đa thê bị nghiêm cấm từ khi đất nước nầy chấp nhận bộ luật thế tục (Laic) vào năm 1923.
* Hoa Kỳ : Ky Tô giáo, luật đa thê bị nghiêm cấm từ thế kỷ 19.Nhưng Hội thánh Ky Tô Mormont ( Eglise de Jésus Christ ) thì chấp nhận chế độ đa thê trong cộng đồng của họ
* Đức : Tin Lành là quốc giáo, cấm đa thê nhưng chấp nhận quyền khiếu nại tiền trợ cấp của các bà vợ kế trước toà án.
Qua các dữ kiện nêu thì vấn đề đa thê có mặt hầu hết ở các tôn giáo, kể cả Ky Tô giáo là mối đạo có giáo luật nghiêm cấm đa thê. Riêng ở các nước mà Islam là quốc giáo, thì chế độ đa thê được chánh quyền xử dụng như một vủ khí chống lại tệ nạn xả hội như ngoại tình, mải dâm. Nhưng mổi nơi mổi vẻ, với mổi điều kiện khác nhau và thường được soạn thảo dựa trên các yếu tố kinh tế, phong tục, tập quán .
Đặt biệt nhất là Tunisie và Turquie cả hai nước đều có hiến pháp nghiêm cấm luật đa thê. Sự kiện nầy cho thấy, nếu đa thê là luật Sharia (thần quyền), như một số người đã nghỉ, thì tại sao chánh quyền của hai nước nầy lại nghiêm cấm ?
Ngay tại Arabie –Séoudite, một đất nước theo hệ phái bảo thủ Wahabi thì lại có đến 70% gia đình sống theo chế độ một vợ một chồng
.
Một sự kết hợp hài hoà giửa thần quyền (Sharia) và thế quyền ( Laic) trên lỉnh vực luật hôn nhân.

Tóm lại Islam không tổ chức hay ban lệnh cho tín đồ phải tuân theo chế độ gia đình nào cả. Và Islam cũng không ca ngợi hay chọn lựa một chế độ gia đình nào để làm mô mẩu. Chính con người tự chọn lựa cho mình trong cuộc sống lứa đôi, miển sao nó được hoàn chỉnh, tạo được hạnh phúc cho chính bản thân mà không đi ngược lại lời phán dạy của Allah.

TRÍCH ABUDINHTOAN