MẠN ĐÀM VỀ TÌNH YÊU VÀ SỰ TU LUYỆN

Sau 15 năm miệt mài rèn giủa thân, khí, tâm, tôi nhận ra : không có gì ảnh hưởng xấu tới công phu nội hàm bằng chuyện tình yêu tình báo. Nhưng ngược lại : không có gì giúp ích cho chuyện tình cảm nam nữ bằng công phu tu luyện.
Mỗi khi ta có tình cảm với một cô bé nào đó, lập tức tâm ta loạn động, rất khó nhập tĩnh để vận chuyển chân nguyên hoặc đi sâu vào đề tài thiền định nào đó. Nhưng lạ thay, càng đi sâu vào tu luyện, ta lại càng hiểu ra nhiều quy luật về tình cảm, nhận thức và những khát vọng chi phối con người. Do đó ta rất dễ thành công trong những cuộc chinh phục tình ái.
Nhận ra rằng : không có gì vô thường bằng tâm trạng con người - nhất là tâm trạng nữ giới biến chuyển thất thường - có khi một phút thay đổi 10 trạng thái cảm xúc khác nhau, nên khi tâm đã vướng bụi trần, đã vướng bận hình ảnh giai nhân, đã thấp thỏm mong chờ bóng dáng hồng nhan, thì dù là cao thủ đã chứng đắc những tầng thiền sâu thẳm cũng khó lòng vượt qua được sự nổi loạn của tâm ái dục đầy cám dỗ.
Khi tâm trí đã đi vào an tĩnh, định lực phát sinh, cũng là lúc những tư tưởng triết học bừng bừng loé sáng, giúp ta thấu hiểu và kiến giải được rất nhiều điều phức tạp về nhân sinh quan, vũ trụ quan. Cũng đồng thời khi đó, ta phát hiện ra những điều mầu nhiệm chi phối duyên nghiệp lứa đôi, trực giác mách bảo ta những điều kỳ diệu trong việc cảm nhận tâm tính con người và đường đi nước bước hiệu quả để lay động trái tim người mà ta mong nhớ..
Theo lý luận của yoga thì khi ý niệm phát sinh sẽ làm cho năng lượng dao động và tiêu hao hoặc làm vẩn đục , nhất là với các ý niệm về sắc dục, ham muốn các loại ... thế nên người ta mới đưa ra mấy cái : tham , sân , si , ái , ố , hỉ , nộ chứ nhỉ. Những cái này làm cho năng lượng ( tạm gọi là khí đi cho tiện ) bị tiêu hao, vẩn đục và rối loạn hoặc tắc trệ ...
chưa nói nếu mõi lần nhập tĩnh mà cái hình cô bé đó cứ lởn vởn , uốn éo trước mắt thì có tu luyện được qua giai đoạn của chữ " sắc " để thành " sắc tiên " được hay không là khó khăn rồi, lấy đâu tam trí mà nói đến " Tĩnh ". Tất nhiên vẫn có thể đắm chìm trong tĩnh , nhưng đó là cái " tĩnh " của vọng tưởng, cái ma tính, và ta có nguy cơ bị nhập ma.
dạo này tôi đang cố lấy lại cái cảm giác mỗi khi nằm ngủ thì để tâm ý vào lồng ngực, để cho hơi thở bị kích thích, nhịp thở tăng lên cho đến khi ta có thể làm chủ được tốc độ hít thở thì ta có thể giảm , tăng nhịp thở cũng như nhịp đập cả tim . Nhưng tập cái này cũng nguy hiểm vì dễ làm rối loạn chức năng điều khiển lồng ngực và cơ địa vùng này, hihi dễ đi học võ âm binh lắm


-----------------
Quân bất kiến
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân
Vô minh thực tánh tức Phật tánh
Ảo hóa không thân tức pháp thân
Mọi chuyện đều không đơn giản và phiến diện như vậy, vào những lúc khác, ta lại thấy vấn đề ngược lại : chuyện tình yêu tình báo giúp ích cho công phu nhiều, nhưng việc cặm cụi rèn luyện hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu không ít đến chuyện yêu đương.
Vẫn biết trong tình yêu mọi chuyện không thể nói trước, lúc vui, lúc buồn, lúc giận, lúc lo, lúc bực, lúc nhớ, lúc tin tưởng lúc nghi ngờ,...chính vì trong chuyện này có rất nhiều chướng ngại pháp gây ảnh hưởng lên tâm tính con người, nên nếu có chủ ý tận dụng những cơ hội đó để luyện tâm thì lại rất tốt, nhưng với điều kiện là phải vững vàng, còn làm chủ được bản thân, còn chế ngự được cảm xúc, chứ nếu để rơi vào cơn thất tình đau khổ thì rất dễ buông xuôi ý chí, phó mặc cho dòng cảm xúc tự do lôi cuốn vào những suy tưởng miên man vô định.
Dù là thời đại nào, những người có xu hướng tâm linh ít nhiều gì cũng bị coi là " hâm ", lập dị trong con mắt người đời. Nhất là với thời đại ngày nay, một chàng thanh niên nào đó mà lại ăn chay, ngồi thiền hàng ngày, thì sẽ gặp rất nhiều trắc trở trên tình trường. Nhưng khốn nỗi, bản thân mình thì thích tu luyện, thích sống giản dị bình lặng, nhưng mình lại bị lôi kéo mạnh bởi những em xinh đẹp, ăn mặc có phong cách ( sắc dục mà), bị những em nổi tiếng hấp dẫn (danh dục), hay thông minh, cá tính,...mà những em có các ưu điểm hấp dẫn đó lại hay thực dụng, lại thích những chàng hào hoa, tài giỏi, giàu có, kiếm nhiều tiền,...Tình cảnh éo le nảy sinh từ đây. Thế là mình lại phải " thần thông biến hình", vừa ăn chay tu luyện, vừa sành điệu, không muốn tranh đoạt với đời nhưng vẫn phải kiếm nhiều tiền để trang bị được những điều kiện hấp dẫn phái đẹp. Cũng phải thôi, đặt mình vào chỗ các nàng, phát hiện ra bố nào "có vấn đề" (ăn chay, tụng kinh) lại chẳng co cẳng chạy gấp thì mới là lạ. Trừ phi người đẹp cũng "hâm" nốt thì thật tuyệt. Vì các bậc thầy thường khuyên học trò của mình nên tìm người bạn đời cũng có xu hướng tu luyện, có vậy thì mới bảo đảm vững bền hạnh phúc, đôi bạn cùng tiến ( hầu hết các trường hợp lấy nhau mà một người tu luyện, người kia không thì đều tan vỡ). Kể ra gặp được nàng nào cũng "hâm" như vậy là tốt nhất, nhưng mà này : phải xinh, phải biết điều, dịu dàng, biết chiều, biết làm ăn. Như thế thì mới đảm bảo vừa tiến bộ công phu, thành tựu công năng đặc dị, chứng đắc thần thông, khai tâm mở huệ, vừa có nhà lầu xe hơi, và liên tục sử dụng công nghệ đời mới chứ...
Hic, nửa đời nửa đạo khổ thế đấy, nhưng mình đang trong thời kỳ quá độ, chưa thế này hẳn mà cũng chưa thế nọ hẳn, thôi đành đi hai chân cho...đỡ mỏi vậy
Quan điểm của tôi về "phạm trù" này là : một là xuất gia đi tu hẳn, hai là sống đời thực dụng hẳn, hoặc nếu đã "đi song song hai chân" thì phải vừa có chứng đắc trong tu luyện vừa thành đạt về đời sống vật chất - gia đình - vợ con, chứ đi song song hai chân mà lại dở ông dở thằng - hỏng cả hai thì vứt.
Cái chuyện tuổi trẻ xuất gia đi tu mà có thể toàn tâm toàn ý vào công cuộc tu hành là rất khó và rất hiếm ( trừ phi người tuổi trẻ mà có bệnh nặng thì dễ xuất gia hơn, vì các tuyến nội tiết ít sản sinh ra các hoóc môn, gần như các nhu cầu trong đời sống không bị kích thích lắm, nên có thể bền chí chuyên tu, nhưng có điều, đã bệnh nặng thì sức khoẻ lại kém, hay hôn trầm, mệt mỏi rũ rượi...cũng khó tu nốt).
Cho nên tuổi trẻ, ngoài chuyện tu luyện, không lo tạo dựng sự nghiệp và tranh thủ yêu đương thì chỉ có thiệt, sau này có tuổi rồi hối không kịp ( bài học cay đắng đã xảy ra với cuộc đời rất nhiều người nửa đời nửa đạo). Các kinh điển Yoga thường khuyên người ta ngoài 50 tuổi - sau khi cuộc đời đã trải, thành đạt đầy đủ, không còn lạ lẫm lo lắng gì chuyện thế sự nữa, thì mới chuyên tâm hướng tới giải thoát.
Chỉ cần nhìn vào các nhu cầu của mình hàng ngày ( tiền, sắc đẹp, danh tiếng, thực phẩm, ngủ nghỉ, tâm sự...) là có thể biết mình đang là người hay là thánh. Nếu biết mình là người thì nên nương theo quy luật đời người mà vận hành khôn khéo theo nó. Còn nếu ảo tưởng mình là thánh mà xa lánh sự đời sớm quá, thì xin chúc là tương lai sẽ không phải hối hận
Thấy đông cũng muốn góp vui....
Dạo HT Thanh Từ ra Hn, chùa Sùng Phúc, Gia Lâm, mình cũng đi. Chiều về nội thành, qua nhà một người bạn vì biết tin một vị sư ở trong MN ra. Được tiếp chuyện, nghe kể: có một thiền sư sau 30 năm tu hành đã hoàn tục, lấy vợ sinh con... Như thế, khi ra đời thường thì người đó sống phóng dật, vô đạo đức còn hơn cả người thường. Do kìm nén quá lâu... khủng khiếp.
Nghe ở Sùng Phúc, giảng về lục đạo luân hồi, cõi A Tu La con người rất nóng tính. Tương ứng thế, có nhiều vị tăng ni ở chùa có cái nhân của A tu la vì họ hay nóng giận, quở mắng đồng đạo và mọi người ở chùa... Thêm một kết cục của sự ức chế tâm. Khi cái này bị kìm (vì lý do nào đó...) thì cái khác phát sinh để át, đè nén cái trước.
Chuyện nửa đời nửa đạo đúng là chuyện cần bàn của các cư sĩ đây.Các bác tu đến một mức nào đó ,không còn niệm yêu thương người khác giới nữa.Bạn gái có chấp nhận không nếu biết mình yêu cô ta như..yêu mọi người .Vả lại đó mới là mức sơ sài,nếu đạt các mức định sâu hơn nhiều thì sao ? Liệu thiền định có ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục , sinh con đẻ cái và ngược lại không?.Tôi nói ở đây là lấy vợ sinh con nghiêm túc chứ không phải quan hệ bừa bãi.Nếu có thể xuất gia đi tu thì tuyệt ,cứ hướng một mạch tới giải thoát thôi, nhưng còn cha mẹ già không ai chăm sóc , rồi vợ con ( nếu có ) không ai nuôi ?
Tôi chưa thấy các sách nói về vấn đề này , hoặc chưa được đọc.Chủ đề này cũng hơi nhạy cảm nên không tiện hỏi các thầy trên chùa.Đưa ra đây để các bác bình luận xem sao
Meditations on being single
There are manydifferent ways of being unmarried. There are monastics who have taken the vow of chastity and laypeople who do not have a partner; there are those who are unmarried by choice and those who are unmarried despite themselves; there are those who are happily unmarried and those who find it very hard.
Married life offers some advantages but also produces its share of problems. One must devote a lot of time to one''s partner and to one''s children -- if one has any; one has to spend time with them, accept there are great expenses, work harder, develop relations with the in-law, and so on.

People who live alone generally lead a simpler life. There is only one stomach to fill, they have fewer responsibilities and are free to do what they want. If there are looking for a spiritual path of if they follow one already, they are free to go wherever their quest takes them. All they need is a suitcase and they caqn sta where they like for as long as they need. Celibacy can be a useful option in the sense that it allows us more freedom and efficiency to devote ourselves to whatever we wish to do.
Some men are alone despite their desperate attempts at finding a woman. Certaqin women are dying to meet the man of their life but never manage to fulfil their dream. Sometimes their problem stems from the fact they are too self-centred and too demanding of others. If they gradually adopt the reverse attitude and begin opening up to others whilst paying less attention to their own problems, they will clicit a naturaly positive response from other people.
His Holiness the Dalai Lama
Làm chủ tình dục
Trích trong “Minh triết trong đời sống- Darshani Deane – bản dịch : Nguyên Phong”
Gregg từng là giáo viên trường tiểu học trước khi đổi qua nghề lái xe vận tải. Khi làm thầy giáo anh không có nhiều thời giờ và tiền bạc nhưng từ ngày lái xe vận tải thì anh kiếm rất nhiều tiền và có nhiều thời giờ cho chính mình hơn. Là một người có đời sống nội tâm phong phú anh thường suy nghĩ về chân lý ngay trong khi lái xe mà không sợ bị ai quấy rầy. Anh nói:
- Tôi có một vị thầy, một người đã đạt đến sự tuyệt đỉnh của tiềm năng con người. Thầy tôi lúc nào cũng tươi cười trong mọi hoàn cảnh. Ngài ban rải tình thương yêu và sự sáng suốt khắp nơi. Hàng năm tôi vẫn ghé thăm Ngài để học hỏi thêm về triết lý Đông phương, lần chót Ngài đã đề cập đến vấn đề tình dục và nói rằng nếu không biết chủ trị những kích thích của dục tình thì sự tiến bộ về tâm linh của chúng ta sẽ bị giới hạn. Thầy tôi không giải thích lý do tại sao nên tôi hết sức bối rối, thắc mắc. Tôi thích cảm giác bình an mỗi khi tham thiền, tôi muốn đi xa hơn nữa trên đường tâm linh, càng xa càng tốt, nhưng tôi là một người bình thường, một người có rung động và cảm xúc như tất cả con người trên quả đất này. Tôi có rất nhiều bạn gái, nghề lái xe vận tải khiến tôi có cơ hội làm quen nhiều phụ nữ khắp mọi nơi, gần như thành phố nào trên lộ trình đi qua tôi cũng đều có bạn gái và tôi đã tận tình viếng thăm những địa chỉ này. Khi còn độc thân, không bị ràng buộc, thật khó có thể bỏ qua những cơ hội về tình dục này. Nỗi khó khăn hiện nay của tôi là làm sao dung hoà được những điều tôi làm và lời khuyên của Thầy tôi?
- Sức mạnh của tình dục chứa đựng một mãnh lực huyền bí mà rất ít người biết đến. Khi sức mạnh của nó không phát lộ ra ngoài thì nó biến đổi thành tinh chất “Ojas”, một yếu tố cần thiết để đạt đến tâm thức đại đồng. Chính Ojas sinh ra khí lực, sức mạnh và sực hấp dẫn, không những để đạt đến các trạng thái cao thượng của con người mà còn để thành công trong mọi lĩnh vực, đặc biệt nhất là lĩnh vực sáng tạo.
- Xin bà giải thích rõ hơn vì tôi không biết nhiều về danh từ lạ lùng này?
- Để tôi lấy một thí dụ cho anh dễ hiểu: Nếu anh có 100 đồng trong ngân hàng, anh dự định sẽ trích một phần trong đó để học nghề mới. Anh không biết sẽ phải trả học phí ra sao nhưng anh không muốn nghĩ đến điều đó vội. Ngày mai là sinh nhạt của anh và anh muốn tổ chức một bữa tiệc thật lớn. Việc anh nghĩ đến trước mắt là đi chợ mua thật nhiều đồ ăn, kẹo bánh, thịt cá, rượu … Anh tiêu hao buổi tiệc hết 95$ và chỉ còn lại 5$ để trả học phí. Số tiền 5$ này chính là điều mà thầy anh đã nói đến. Người ta khó có thể tiến xa trên lĩnh vực tâm linh nếu không biết kiểm soát tình dục. Sức mạnh của tình dục cũng giống như số tiền ngân hàng, nó đi theo hai khuynh hướng, hoặc đi lên cao, hoặc đi ra phía ngoài.


Đừng hỏi em đi đâu
Bởi em là cơn gió
Gió cuốn tận trời sâu
Cuốn cả tim anh đó


Nhưng … thưa bà, tôi là một người đàn ông khỏe mạnh có rất nhiều ham muốn về tình dục. Liệu có cách nào để tôi chia sẻ điều này ra cho thật quân bình không?
- Này anh bạn, khả năng tình dục không phải là những con số của một bài toán nhưng là một tặng phẩm. Bản chất tình dục cao độ là dấu hiệu của một sức mạnh phong phú về tinh thần, đa số những người có đời sống tâm linh cao, những người có nhiều khả năng sáng tạo đều là những người có bản chất tình dục rất mạnh. Sức mạnh của tình dục là chiếc thang có thể nâng chúng ta lên tầng tâm thức vũ trụ, thành những nhân tài sáng tạo.
- Tôi đồng ý với bà trên phương diện này nhưng có gì sai quấy với việc bộc lộ khả năng tình dục lúc nó bị kích thích không?
- Các hiền triết Đông phương thường nói rằng sự liên hệ tình dục một cách tự do phóng túng có thể làm trí óc mất quân bình gây ra các hậu quả tai hại
- Hậu quả như thế nào? Xin bà giải thích rõ hơn về sự liên quan giữa trạng thái mất quân bình và sự phóng túng về tình dục.
- Các giáo lý bí truyền phương Đông dạy rằng khi chúng ta chung chạ với một người nào thì không những chúng ta thu nạp vào người chúng ta sức mạnh tình dục của họ mà còn cả mức độ tâm thức của người đó nữa. Sự chung chạ bừa bãi làm chúng ta tiêm nhiễm nhiều mức độ tâm thức khác nhau, đôi khi trái nghịch nhau là đằng khác. ĐIều này dĩ nhiên làm xáo trộn tâm thức của chúng ta, gây trở ngại cho việc chủ trị tư tưởng, làm cản trở những trạng thái tâm thức thanh cao.
- Nói như vậy thì có cách nào chủ trị được sự kích thích của tình dục không?
- Có ba phương pháp giản dị mà ông có thể áp dụng, nói theo danh từ toán học là THAY THế (substitution), trừ (Subtraction) và Cộng (Addition). Hãy lấy một thí dụ cho việc thay thế: Nếu ông lái xe đi ngang qua một thành phố có một cô bạn gái xinh đẹp trú ngụ, anh hình dung cô ta trong trí óc và liền có ngay một sự ham muốn về tình dục. Đạo sư Sri Goenka nói rằng sự bộc lộ hay đè nén những cảm giác này đều có hại, Ngài dạy rằng mỗi khi anh cảm thấy có sự thèm khát nổi lên thì anh cần quan sát cái cảm giác này xem nó từ đâu đến? Biến chuyển ra sao? Khi anh đã quan sát nó thì sự ham muốn sẽ mất uy lực đối với anh. Sri Aurobindo đã dạy các đệ tử “Mỗi khi các kích thích về tình dục nổi lên thì các con hãy quan sát xem nó là cái gì? Một chuyển động của tâm thức ? Một biến đổi của bản chất thấp kém? Hãy quan sát nhưng đừng chống cự với nó vì nếu chống cự nó sẽ thắng. thay vì chống cự thì các con hãy lui khỏi nó, tự tách mình ra khỏi nó và ngắm nhìn nó, coi nó không phải là mình mà chỉ là những mãnh lực từ bên ngoài con người thật của mình đang tạo áp lực vào mình mà thôi. Các con không cần phải chống chọi lại chúng mà chỉ từ chối sự lừa bịp của chúng. Hãy quan sát với một tâm thức nhân chứng thì các con sẽ ngạc nhiên mà thấy rằng sự kích thích đó sẽ tan biến đi rất mau và sức mạnh của tình dục mạnh mẽ đang phát triển sẽ được thăng hoa, biến đổi thành những năng lực mạnh mẽ khác”
- Nhưng việc Trừ đi (Substraction) thì thế nào?
- Muốn chủ trị bất cứ hành động nào chúng ta cần biết nguyên nhân của nó và dẹp bỏ cái nguyên nhân đó . Giáo lý Veda có nói đến ba “Gunas” hay là ba đặc tính điều khiển mọi sinh vật trên trái đất : Tamas, Rajas và Sattwa. tamas là đặc tính Tĩnh hay tiêu cực, tượng trưng bởi đen tối hay vô minh. Rajas là hiếu động hay cám cảm xúc nhất thời vad Sattwa là đặc tính điều hoà hay quân bình. Sri Aurobindo dạy các đệ tử rằng khi các yếu tố tiêu cực (Tamas) chiếm ưu thế trong thể xác thì chúng ta thấy mệt mỏi, lười biếng và chỉ muốn ngủ. Khi yếu tố Xúc Cảm hay Động (Rajas) chiếm ưu thế thì chúng ta thấy linh hoạt, hiếu động và sôi nổi. Những yếu tố này được thu nạp vào cơ thể của chúng ta qua việc dinh dưỡng. Các thực phẩm có tính chất Tiêu cực hay Tĩnh (Tamas) là thịt, cá, trứng tạo ra sự nặng nề trong thể xác khiến chúng ta trở nên u mê, chỉ chú ý đến các thúc giục của hạ thể. Các thức ăn có tính chất Xúc cảm hay Động (Rajas) như hành, tỏi, các chất nóng làm kích động các cảm xúc và tình dục. Các đạo sư phương Đông khuyên đệ tử phải kiêng cữ các thức ăn có tính chất Tĩnh hoặc kích thích này. Để có kinh nghiệm được an tĩnh khi ngồi yên bất động và mở rộng tâm hồn cho ánh sáng trí tuệ tràn vào, người ta cần ăn các thức ăn có tính chất điều hoà để chúng chuyển vận các tư tưởng thanh cao. Các thức ăn này là rau trái, ngũ cốc.
Phải chăng chỉ có kinh Veda dạy như vậy?
- Không, hầu như truyền thống thần bí nào cũng đều dạy rằng thức ăn đóng một vai trò chính trong vấn đề nô lệ tình dục. Trong cuốn Philokalia, thánh Neilos viết rằng sự ham muốn tình dục liên quan mật thiết đến những cái chúng ta ăn và sự gần cận của cái bụng và cơ quan sinh dục minh chứng cho sự liên lạc mật thiết giữa thức ăn và sinh dục. Các vị thánh của Thiên chúa giáo thường chỉ sống bằng trái cây và ngũ cốc. các Ngài dạy rằng chứng ta chỉ cần cố gắng đôi chút để lo cho nhu cầu thân xác thôi, thánh Maximos nói rằng con quỷ bất tịnh rất mạnh và nó luôn luôn tấn công những người lơ là trong việc giữ giới chay tịnh.
- Nhưng những người theo Thiên chúa giáo còn giữ những điều này không?
- Đa số các nhà tu hành vẫn giữ như vậy, các dòng tu khổ hạnh như Trappist theo luật thánh Benedic đều tuân giữ việc ăn uống giản dị. Khi người ta hỏi thánh Benedic: “Người Thiên chúa giáo không nên ăn những thức ăn nào?” thì Ngài đã trả lời ngay: “Những thức ăn có thể chạy ra khỏi bàn ăn thì bạn chớ nên ăn“
- Còn các nhà tu Phật giáo thì sao?
- Phần lớn những tu sĩ Phật giáo đều giữ giới chay tịnh, đa số chỉ ăn các thực phẩm bằng rau trái thôi. Ngoài việc giữ giới không sát sinh, các tu sĩ này biết rằng thịt và các gia vị kích thích thể trí và nếu muốn kiểm soát cái trí qua việc thực hành thiền định thì người ta phải kiêng những thức ăn này. tuy nhiên cho đến nay chúng ta chỉ nới đến việc kiêng cữ ăn uống mà thôi, nếu hiểu một cách đứng đắn thì đó chỉ là một trong năm giác quan của con người. Ngoài việc giữ gìn ăn uống, một người đi trên đường đạo còn phải biết giữ gìn, kiểm soát các giác quan khác nữa như sự trừ bỏ các sự kích thích của tai, mắt, mũi, cảm xúc da thịt. Điều này có nghĩa là tránh những phim ảnh, sách vở khêu gợi tình dục hoặc gần cận những người có thể khêu gợi lòng ham muốn tình dục nơi chúng ta.
- Còn việc Cộng vào (Addition) thì như thế nào?
- Điều này ngụ ý khuyên chúng ta nên thực tập các đức hạnh để thanh lọc tâm trí như việc tụng kinh, trì chú, thực hành các phương pháp yoga, tham thiền, quán tưởng …
- Tôi rất thích sự thiết yếu của các phương pháp nàyvì tôi biết Yoga và thiền định đã giúp ích cho tôi như thế nào. Tôi cũng thích cái phương pháp nói về một chứng nhân đáp ứng sự kích thích tình dục qua việc quán xét, theo dõi các trạng thái của tâm. Tôi cũng đồng ý với bà về việc phải cẩn thận khi ăn uống, kiêng cữ các thức ăn có tính chất Tĩnh và kích thích, nhưng việc tuân giữ các cảm giác khác như mắt, tai, mũi, xúc giác thì quả khó khăn cho mọi người.
- Con người thông minh hơn loài vật nên dĩ nhiên họ có những thử thách lớn lao hơn. Hãy nhìn vào con thiêu thân, nó bị sức hấp dẫn của ngọn đèn mà lao vào lửa và chết thiêu. Hãy nhìn những con cá tham mồi mà mắc phải lưỡi câu. Mùi thơm của hoa làm con ong quên cả giờ giấc, đêm xuống cánh hoa cụp lại giam giữ lam con ong mắc kẹt. Những người săn hươu phương Đông mướn người thổi sáo làm cho hươu nai mê mẩn, chạy tìm tiếng sáo và sa lưới, chết vì âm thanh. Những người săn voi đào một hố sâu và đặt một con voi cái tròn đó, voi đực muốn gần voi cái chạy lại sa hầm và bị bắt. Mọi sinh vật đều chết vì một giác quan và con người có đến năm giác quan cùng hoạt động một lúc nên dĩ nhiên việc chủ trị khó hơn gấp năm lần, nhưng con người có điều kiện cần thiết cho sự thành tựu tinh thần vì họ có ý chí và long ham muốn mạnh mẽ. Anh muốn đi xa hơn trên con đường tâm linh và ý chí của anh có thể khiến điều này trở thành sự thật. Sự thành thật với chính mình, hiểu biết chính mình là cái chìa khoá đưa anh tiến đến điều anh muốn. Giống nhu thí dụ mà tôi đã kể ở trên, cái chìa khoá này sẽ tác động vào tinh thần của anh vào ngày sinh nhật sắp tới của anh. Khi cái ý nghĩ về tiệc tùng nảy ra trong trí của anh thi thay vì chạy liền ra chợ để mua rượu, đồ ăn, có lẽ anh sẽ nghĩ đến những ưu tiên của anh trước. Anh sẽ tự hỏi mình : ta sẽ làm gì? Mua rượu hay để dành tiền cho khoá học sắp tới.
Trích từ:
________________________________________
People who live alone generally lead a simpler life. There is only one stomach to fill, they have fewer responsibilities and are free to do what they want. If there are looking for a spiritual path of if they follow one already, they are free to go wherever their quest takes them. All they need is a suitcase and they caqn sta where they like for as long as they need. Celibacy can be a useful option in the sense that it allows us more freedom and efficiency to devote ourselves to whatever we wish to do
________________________________________
Về mặt lý thuyết thì chắc nhiều bậc chân tu đã làm được như thế, dứt áo ra đi không nuối tiếc. Còn phận chúng ta là những người sống trong đời, trăm mối bà rằng ràng buộc: bố mẹ, họ hàng, còn cảm thấy làm cho những người sinh thành ra mình buồn là có tội có nghĩa là còn "duyên nghiệp", biết làm thế nào ??? huhuhu
Trích từ:
________________________________________
Nếu anh có 100 đồng trong ngân hàng, anh dự định sẽ trích một phần trong đó để học nghề mới. Anh không biết sẽ phải trả học phí ra sao nhưng anh không muốn nghĩ đến điều đó vội. Ngày mai là sinh nhật của anh và anh muốn tổ chức một bữa tiệc thật lớn. Việc anh nghĩ đến trước mắt là đi chợ mua thật nhiều đồ ăn, kẹo bánh, thịt cá, rượu … Anh tiêu hao buổi tiệc hết 95$ và chỉ còn lại 5$ để trả học phí. Số tiền 5$ này chính là điều mà thầy anh đã nói đến. Người ta khó có thể tiến xa trên lĩnh vực tâm linh nếu không biết kiểm soát tình dục. Sức mạnh của tình dục cũng giống như số tiền ngân hàng, nó đi theo hai khuynh hướng, hoặc đi lên cao, hoặc đi ra phía ngoài.
________________________________________


Tui thì chuộng cái lý thuyết này hơn, chỉ có điều nếu gặp được một người cùng một mức độ phát triển tâm linh như nhau, cùng giúp đỡ nhau trên đường luyện tập thì cũng không đến nỗi tiêu 95$ vào việc ăn chơi nhậu nhẹt, bà con có thấy đúng không ạ!!!
Các môn Yoga, Khí công, Mật tông,...đều có phương pháp Nam Nữ Song Tu đấy : bế tinh, thai pháp,...
È hèm...thành lập clb Song Tu đê bà con ơi ! Đề nghị 2 bạn nữ trên làm chủ tịch + thư ký Mọi người có đồng ý không nào
Việc theo dõi và quan sát tư tưởng như đối tượng bên ngoài là cách hay.Không chỉ với ham muốn tình dục mà với các vọng tưởng bất thiện khác cũng vậy.Tuy nhiên ai mà suốt ngày luôn giữ được sự tỉnh giác biết rõ như thế,nhất là những người tu tại gia.Cái ý niệm nó xẹt qua lẹ lắm ,đôi khi phát hiện ra thì nó trôi qua mất rồi , mà nuôi nó lớn thêm thì thật tồi tệ.Chung quy lại thì vẫn cần đạo đức và làm việc phước thật nhiều . Không phải cứ đọc sách rồi ngồi thiền là vô định được
Tôi nhận thấy bài viết này không sâu. Bạn viết topic này tự nhận mình là người tu luyện chưa? Tâm tính bạn có theo tiêu chuẩn của người tu luyện k? Bạn nghĩ thế nào về tầng cao hơn của tình yêu? Là người tu luyện những tình cảm cần phải loại bỏ, thay vào đó là lòng từ bi cao thượng hơn. Bạn nghĩ mục đích của tu luyện là gì? Là thiền định, là tập luyện để đạt một trạng thái cảnh giới nào đó? Nếu nghĩ như thế thì chắc sẽ không có nhiều người tu luyện đến như vậy, bạn có nghĩ như thế k?
Trích từ:
________________________________________

Tôi nhận thấy bài viết này không sâu. Bạn viết topic này tự nhận mình là người tu luyện chưa? Tâm tính bạn có theo tiêu chuẩn của người tu luyện k?
________________________________________

Cám ơn chú góp ý, anh hy vọng là lần viết bài sau, chú sẽ có suy nghĩ chín chắn hơn là kiểu suy nghĩ phiến diện thế này. Chỉ qua mấy bài chú viết cảm nhận về PLCông, có thể thấy chú còn ít tuổi + thiếu kiến thức cơ bản + kinh nghiệm sống nghiêm trọng ( thế này cả về con đường học đạo và đời sống dễ bị ...ăn thịt lừa lắm ).
Theo chú thế nào là : " Tâm tính theo tiêu chuẩn của người tu luyện" ? Cái tiêu chuẩn này do chú hay ai đề ra vậy ? Và hội đồng nào bắt mọi người - muốn khoác áo tu luyện thì phải tuân theo nó ? Một lần nữa anh muốn chú giải thích rõ ràng cái gọi là : " Tâm tính theo tiêu chuẩn của người tu luyện " như chú nói !

Trích từ:
________________________________________

Bạn nghĩ thế nào về tầng cao hơn của tình yêu? Là người tu luyện những tình cảm cần phải loại bỏ, thay vào đó là lòng từ bi cao thượng hơn.
________________________________________

Chú là Thế Ngoại Cao Nhân rồi, chú loại bỏ tình cảm để phát triển sự cao thượng từ bi ? Đây là pháp môn gì vậy cà ?


Trích từ:
________________________________________

Bạn nghĩ mục đích của tu luyện là gì?
Là thiền định, là tập luyện để đạt một trạng thái cảnh giới nào đó? Nếu nghĩ như thế thì chắc sẽ không có nhiều người tu luyện đến như vậy, bạn có nghĩ như thế k?
________________________________________

Rất tiếc là anh không nghĩ như chú.
Theo anh quan sát thấy thì hầu hết người tu luyện đều có mục đích về 1 trạng thái ( sức khoẻ, trí tuệ) hoặc cảnh giới nào đó ( Niết Bàn, tiên cảnh, toàn thiện,...). Nếu mục đích tu luyện của chú không hướng về trạng thái hoặc cảnh giới nào đó, thì anh hỏi khí không phải chứ - chú nhắm mắt nhắm mũi tu luyện mà chẳng hướng đến cái gì à ?
Anh rất thích kiểu góp ý thẳng thắn như trên của chú ( nhưng nên nghĩ kỹ trước khi viết nhé ! ). Chờ chú trả lời !
Tu là từ hán việt vốn nghĩa là sửa.Khi mình có gì đó sai , biết và sửa chữa nghĩa là đã tu một ít rồi.Vậy là bất kì ai cũng sửa (tu) hàng ngày được chứ không chỉ mấy người theo đạo.
Tuy nhiên những người tu hành họ tu triệt để hơn.Bình thường chúng ta dễ thấy lỗi lầm của những người xung quanh còn lỗi của mình thì do si mê mà không hề biết. Cho nên ta hay thấy lỗi người thì sinh phiền não, trách người mà đâu biết cái sai của mình có khi còn nhiều hơn.Nếu ta soi lại bản thân thì thấy lỗi lầm của mình trước đây và hàng ngày còn rất nhiều,biết thế để độ lượng hơn với lỗi người khác.
Bỏ bớt được cái xấu của mình nghĩa là dần hoàn thiện hơn mà giúp người bỏ được cái xấu của họ thì còn tốt hơn nữa
XIN EM ĐỪNG ĐẾN
MAI ANH VÀO CHÙA TU.
XIN EM ĐỪNG ĐẾN LỄ
NGÀY ANH THĂNG NIẾT BÀN
XIN EM ĐỪNG GHÉ SANG
BỞI VÌ SAO VẬY..?
CHỐN THIỀN MÔN LÀ CỎI NIẾT BÀN
MÀ CÓ BÓNG EM NGANG------
THÔI THÌ THA ANH NHÉ !
ĐỄ ANH TU ĐÀNG HOÀN
Đi tu.
Sư bỏ nhà quê đi với Phật
Một bên hài cỏ một bên giầy
Bỏ lầu không vắng chiều sương xuống
Bỏ gác chuông buồn nắng lại mưa
...( quên mất rồi)
Sư đi bỏ lại đời cô đó
Bỏ lại đời cô bỏ đời tôi.
Đời cô đóng cửa quên chốt khoá
Đời tôi khuyến thiện lại ác tâm.
ĐỜI VÀ ĐẠO
Cười xoà !!!...cho khách tục muốn thành Tiên
Cũng muốn công danh cũng muốn ....Tiền
Thịt cá ê hề thê thiếp đủ
Làm sao hồn phách được lên ...Thiên !
* *
*
Thế gian chú trọng cái bề ngoài,
Sắc tướng lợi quyền mãi mượn vay
Phú quý đỉnh chung là cứu cánh,
Làm sao thấy Phật chốn Thiên Thai
* *
*
Thiên Thai ấy Bồng Lai Tiên cảnh
Cỏi Thượng Thiên rành rạnh nguy nga
Còn Thiên Thai nơi cỏi người ta
Nê Huờn (LX7)ấy Bửu Toà Di Lạc
* *
*
Em khẻ bảo tôi là tu sĩ
Tôi trả lời không phải đâu em
Tôi không là nhà thơ hay tu sĩ
Mà tôi là nhà Nhân Điện tận miền quê
Thần chẳng phải, tiên chẳng phải
Phật chẳng phải mà người thì dơ dở
Dang dang dở dở ô hô .
Anh nói với em anh là nhà nhân điện
Em hỏi khẽ rằng đọc ngược được không
Anh .... (mím chi cọp).
Em đùa đó thôi, cho vui tí mà, bác đừng mắng em tội nghiệp.
huyenthoaihothu cho rằng tu luyện thì có khuynh hướng thất bại trong tình yêu, điều nay đúng sai theo khuynh hướng tu luyện thôi.
quy luật lớn nhất trong tình yêu là ''hữu xạ tự nhiên hương'', một bông hoa nếu toả hương thơm ngạt ngào thì sẽ tự nhiên thu hút loài ong đến hút mật, tự nhiên hương này là cái ''duyên'' trong tình yêu, thường khi yêu người ta nhớ nhiều nhất đến đôi mắt, cửa sổ của tâm hồn, quả thực cái ''duyên'' của người ta bắt nguồn từ cái chân tâm nằm trong đầu mà ra, một người có duyên là người có cái chân tâm dương nhiều âm ít, do đó đường lối tu luyện sẽ ảnh hưởng đến cái duyên theo khuynh hướng tu âm hay dương. Trong topic khác tôi đã nói rằng tu thiền âm giới đưa người ta đến sự thất bại toàn diện trên mọi phương diện cuộc sống, và thất bại trong tình yêu có lẽ là đau đớn nhất, và sự thất bại lại có tính dây chuyền sẽ tiếp tục đẩy người tu đến thất bại kế tiếp trong đời thường, thế nên nhiều người đã đi tu sau mối tình thất bại.Một người tu thiền âm giới sẽ làm chân tâm nhiểm âm, đối tượng không thể có ''tự nhiên hương'' để làm loài hoa thơm thì đành phải làm một chú ong và dĩ nhiên phải ra sức cạnh tranh với vài ba chú ong khác đến hút mật một bông hoa, nhưng chú ong này lại thường lại tỏ ra thiếu sức mạnh vì nhiễm âm nên ngay đến sự cạnh tranh cũng đành chấp nhận một thất bại thương đau, do đó trong tình yêu người tu thiền âm giới khát khao rất nhiều nhưng lại thất bại phũ phàng nhiều hơn.vậy nên ''hữu xạ tự nhiên hương'', hãy làm một bông hoa toả hương thơm ngát chứ đừng dại dột làm chú ong yếu đuối.
Không, tôi nhìn thấy cả 2 mặt trong tình yêu đối với người tu luyện : vừa gây nhiều phiền não cản trở tiến trình tu tập, nhưng lại vừa tạo rất nhiều cơ hội cho ta quán chiếu vô thường, luyện tự chủ và trực giác hành động, nhạy cảm hơn trong tình yêu.
Còn chuyện âm dương thì tôi nghĩ cũng có thể lắm, vì hầu như những người hấp dẫn khác phái thì bẩm sinh có hàm lượng testoteron cao, luyện khí dương nhiều sẽ kích thích cơ thể sản sinh các hóc mon giới tính, vô hình chung hấp dẫn người khác phái từ xa (hữu xạ tự nhiên hương).
Nhưng đó chỉ là nguyên nhân gần. Nguyên nhân sâu xa của chuyện yêu đương là duyên nợ. Vấn đề phức tạp có quan hệ nhân quả nhiều đời chứ không đơn thuần là chuyện luyện khí trong hiện kiếp. Vì nếu chỉ luyện chân dương, thì sự hấp dẫn phát sinh mang nặng tính vật dục hơn. Còn nếu là tình nghĩa thâm sâu nam nữ, thì phải có duyên và có cả nợ mới hình thành gắn kết nên được.
Bạn cứ nói tiếp về chân dương trong vấn đề này đi !
chúng ta sinh ra cõi đời, tuy để hái quả nhiều mà gieo duyên cũng chẳng ít, một đôi lứa thành vợ chồng cũng không hoàn tòan là do duyên nợ kiếp trước đâu.
bàn về vấn đề dương khí thì có hai loại
1.dương khí trong não, nó là cái duyên của người đang yêu, nó đại diện cho tính cách thanh cao, trong sáng ,dể thương, quân tử, khí khái...nó có từ lực để thu hút bất cứ tâm hồn nào khi đến gần, các bậc thánh nhân đều có từ lực rất mạnh, và cả những em bé cũng thế, chúng rất đáng yêu, một cách để có dương khí trong não là hãy nghĩ đến nhiều điều tốt và làm thật nhiều việc tốt.
2.dương khí trong thân thể: chúng được sản sinh từ thận, khoa học hiện đại gọi nó là hoocmôn giới tính, chi phối đời sống tính dục, một người có nhiều dương khí trong thân thể nhưng không hẳn là sẽ có nhiều dương khí trong não, và ngược lại, một người có nhiều dương khí trong não thì không hẳn có nhiều dương khí trong thân thể, ai mà có thể làm được chuyện hoán đổi dương khí giữa não và thân thể ắt phải là thánh nhân, điều này hoàn toàn đúng theo lập luận của vị latma ở trên.
vì thế, hữu xạ tự nhiên hương, theo một cách đời thường nhất là hãy suy nghĩ nhiều điều tốt và làm nhiều việc tốt.
thực ra là bạn không chú ý thôi, cách luyện để vận chuyển dương khí trong cơ thể lên não tôi đã và đang nói đó.

Đạo gia và yoga có hẳn kinh điển về các vấn đề này, kiểu Tố Nữ, Kama. Còn vấn đề thai pháp nữa, chuẩn bị làm sao để đứa trẻ sau này không bị yếu tiên thiên?
Đây là những điều tối quan trọng cho người tu luyện tại gia, để gìn giữ tinh lực + trí lực cho bản thân và bảo đảm duy trì hậu duệ khoẻ mạnh, thông minh.
Chúng ta nên cởi mở hơn trong chuyện này, tôi nghĩ các vấn đề kỹ thuật cần được bàn công khai, không nên vòng vo. Nhất là kỹ thuật bế tinh từ trong gốc bể thận, chứ chỉ bế tinh ở ngọn là tinh hoàn như các sách phổ biến thì thà đừng bế còn hơn, thậm chí là có hại.
những vấn đề này không nói ra vẫn tốt hơn, các kinh điển này viết ra truyền cho đời thì chẵng khác nào bịt mắt người ta mà bảo bước đi, ở Trung hoa có một thời gian dài rất thịnh hành các kỹ thuật phòng the, nhưng thực tế là lợi it hại nhiều, đa phần chỉ là những sáng tác mua vui cho giới quan lại thống trị thôi, đối với người tu luyện ở mức cao thì có khả năng quan sát chuyển động của tinh khí nên mới biết cách thu giữ tinh khí, phải biết khi nào đóng mở vĩ lư đúng lúc, nếu khí chưa đến mà đã đóng, khí qua rồi mới mở thì xôi hỏng bỏng không, cho nên nếu không có khả năng nội thị thì không thể thực hành được.
Chuyện tình yêu và tu luyện đúng là chuyện cần bàn. Các bác giải quyết giúp em một trường hợp cụ thể.
Trước hết phải nói rõ hoàn cảnh của mình để các bác biết đúng bệnh mà trị. Em là một sinh viên du học xứ người. Còn nàng là người con của xứ sở ấy. Là con gái trong một gia đình truyền thống, dù hơn 18 tuổi nàng vẫn còn rất ngây thơ và trong sáng, rất dễ thương. Em thấy nàng đáng mến ngay từ lần gặp đầu tiên. Còn nàng, không hiểu vì cũng có cảm nhận như vậy hay vì lòng tốt của cô lớp trưởng đối với những tên ngoại quốc "ngờ nghệch" mà nàng cũng chú ý đến em. Chúng em biết ý nhau cũng đã lâu rồi, vậy mà hơn 2 năm qua, vẫn là "tình trong như đã, mặt ngoài còn e" (bọn em đang học cùng lớp ở Đại học nên chuyện đó cũng không lạ lắm). Lý do phần lớn là do em chưa quyết đoán: Lựa chọn thế nào đây? Liệu tình yêu đó có gây khó khăn cho mình trong việc tu luyện không? Nếu như việc hướng tới Toàn Thiện và Giải Thoát là mục đích lớn lao trong quá trình phát triển tâm linh thì có phải em sẽ càng xa rời lý tưởng đó không? Nàng là một người ngoan đạo của Đạo Thiên Chúa. Về việc tốt việc xấu thì nàng cũng biết rồi, nhưng chắc nàng chưa biết gì về mấy chuyện tu tập, rồi là giải thoát cả. Thế đấy, cho nên việc song tu là phải xếp sang một bên. Một câu hỏi lớn không có lời đáp: Đó là duyên nghiệp hay là do vọng tưởng của chính mình?
Đó là về mặt Đạo, còn về mặt Đời thì cũng không kém phần "gay cấn". Nàng đáng yêu thế cho nên có khá nhiều "đuôi". Tuy em không làm một trong số đó, em hiểu rằng nàng vẫn dành một tình cảm đặc biệt đối với mình. Có những lúc em hiểu rằng nàng đang trêu tức cho mình thể hiện tình cảm, và có những lúc em "cố tình" ghen (Trong lòng thì cũng bực lắm chứ. Tuy vậy, em thừa cơ kiềm chế không thể hiện ra ngoài. Chỉ có điều... phải giả bộ cho nàng được hài lòng, chứ nàng mà tưởng không còn yêu nữa thì chết! ). Cũng có lần em "giả bộ" giận làm cô nàng cuống cuồng, tận dụng cơ hội đó em nhắn lời yêu nồng nàn qua ĐTDĐ luôn . Nhưng trong cuộc sống hằng ngày thì lại khác, em vẫn còn e ngại việc cặp đôi giữa thiên hạ (lý do chính như trên đã trình bày), với lại có một lý do "tiểu nhân" hơn là sợ tiếng tăm mình chưa tốt, lỡ nói chuyện không hiểu ý nàng, hoặc nói nhầm... tai hại làm nàng chán thì sao? Không những thế, bạn bè của nàng, có người ủng hộ, có người thì không, rất dễ ảnh hưởng không tốt tới nàng. Cho nên tình trạng vẫn là lơ lửng vậy.
Tất nhiên là tình trạng sống dở chết dở như vậy không kéo dài được lâu, tệ hơn nữa, để lâu ngày thì khắc có kẻ phá đám. Sau sự ra đi của một số "đuôi", giờ nàng lại đang "tiếp chưởng" của ngay cậu bạn thân. "Tên này" nói chung cũng là người tốt, lại khá hiểu nàng vì chơi với nhau đã lâu. Trước đây thì "hắn" chơi với nàng rất vô tư nên em chẳng đề phòng gì, sau mới thấy, hic, hắn cố tình ngăn cản mình tiếp xúc nàng. Còn nàng thì có lúc cũng có vẻ như mất hết kiên nhẫn rồi và đã quyết định theo người mới. Phản ứng của em trong suốt thời gian "tham chiến" của cậu bạn thân là... không có phản ứng gì, tỏ ra rất bình thản(!), một phần là nhờ có âm hưởng của những buổi tập quan sát chính mình, một phần do em thấy mình còn khá mịt mờ trên con đường sự nghiệp, chưa phải lúc nghĩ đến chuyện tình cảm nên có ý buông xuôi, một phần nữa, phải chăng đó là phản ứng ngược với nỗi đau khi thấy nàng quan tâm tới người ta? Thực sự, có lúc em tưởng mình đã hết yêu nàng và vui vì đã thoát khỏi lưới tình(?!). Tuy nhiên, tưởng vậy mà không phải vậy. Đến gần đây thì em mới hiểu, em vẫn rất yêu nàng và nàng vẫn còn có ý với em. Nhìn lại thì sự quan tâm của nàng đối với cậu bạn chưa phải gì sâu sắc lắm (nhưng em mà cứ như hiện nay thì sẽ khác đi nhiều!), mà cái cách thể hiện nửa vời trước mặt em, lại cứ để ý thái độ của em làm cho em mở cờ trong bụng(!). Sau mấy hôm, em cũng đã tỏ thái độ cho nàng biết tình cảm của mình và nàng hân hoan đón nhận thái độ đó .
Câu chuyện đang hứa hẹn một kết thúc có hậu nhưng hoàn cảnh lại khác đi nhiều. Chỉ sau mấy lần gặp nhau trong lễ đón năm mới và trên kỳ thi cuối kỳ là bọn em sẽ học khác lớp nhau, vì chọn chuyên nghành khác nhau. Còn cậu bạn kia thì cùng chuyên nghành với nàng.
Các bác cho em hỏi: Về phương diện phát triển tâm linh, trong trường hợp của em, xúc tiến tình cảm là nên hay không nên? Có bác nào có thể phân tích cho em biết, đó là duyên nghiệp hay là do vọng tưởng của em? Làm sao để tìm ra câu trả lời? Đọc bài của bác TKA, em thấy nếu xử sự sai lầm, có thể em sẽ mang trong lòng nhiều tiếc nuối. Mà ngược lại, thì phải chăng con đường phát triển tâm linh chắc chắn không thành?
Bài này em cũng gửi link đến Box TVTY, xin hỏi các bác đến từ Box ấy:
Với tất cả những gì đã kể, các bác có hy vọng gì ở một tương lai sáng sủa không? Khó khăn khá lớn ở đây là vấn đề ngôn ngữ, không biết các bác có kinh nghiệm gì, phương pháp gì giải quyết vấn đề này không? Các bác gái mà ở trong hoàn cảnh của nàng thì sẽ cảm thấy như thế nào? Rất gần là buổi lễ đón năm mới, có cần làm một việc gì thể hiện tình cảm của mình không? Việc gì và làm như thế nào?

Thương nhớ Hoàng Lan

Trần Thùy Mai



Tôi sinh ra dưới một mái chùa. Nghe kể rằng sư phụ tôi khi ấy còn trẻ, một hôm đi ngang bỗng động tâm hỏi: "Mô Phật, sao sau chùa lại phơi tã lót?". Nghe chuyện đời cha tôi, thầy bảo: "Hãy nhớ ngày này. Nếu có cơ duyên, mười năm sau ta sẽ trở lại". Trở về thầy bỏ tăng viện, lên một ngọn núi hẻo lánh trong rú xa, dựng mấy nếp nhà cổ. Từ ấy, thầy ẩn tu, hiếm khi xuống núi.



Lớn lên, tôi giống cha như đúc và rất được mẹ yêu chiều. Cha tôi mắt sáng, mũi cao, tiếng nói trầm ấm, tính tình hiền hòa trung thực. Khi còn là một chú tiểu đầu để chỏm, người đã nổi tiếng thông minh, mười lăm tuổi chép rành kinh chữ Hán. Rồi vì học giỏi, được cử làm giáo sư ở trường Trung học Bồ Ðề, một trường phổ thông tư thục của Giáo hội. Lúc người sắp được phong Ðại Ðức thì gặp cô bé nữ sinh tinh nghịch, có đôi mắt hút hồn, đôi môi đầy đam mê và cái tính thích gì thì làm cho bằng được. Ban đầu, cô bé chỉ định quấy phá chơi để thử bản lĩnh của thầy. Nhưng rồi tình yêu là lửa, chính người muốn đốt lại cháy. Cả chùa ngẩn ngơ khi người thanh niên đạo hạnh vòng tay thưa trước sư cụ trụ trì: "Yến bệnh nặng đã bốn tháng rồi, sợ rằng cô ấy chết. Thầy dạy con tu hành để cứu chúng sinh. Nay con có thể cứu một sinh linh, sao lại khước từ". Cha tôi rời chùa, cô Yến khỏi bệnh rồi hai người thành vợ thành chồng. Ông bà tôi để lại một ngôi nhà, cha tôi cho dỡ đi, xây vào chỗ đó một ngôi chùa tư. Ðã không bỏ đời theo đạo được, thì ông đem đạo về giữa đời. Sau khi đã có con, ông vẫn ăn chay, mặc áo nâu và tụng kinh sớm chiều. Có lần mẹ tôi đi chợ mua một xâu ếch, những con ếch theo phản xạ cứ chắp hai chân trước vái lia lịa. Một bà đi ngang bảo mẹ tôi: "Mấy con ếch lạy khéo không thua thầy M.H". Rồi bà cười hả hả: "Ði tu mà chẳng chót đời, làm thân con ếch cho người lột da". Tính mẹ tôi mau nước mắt, cứ vừa đi vừa khóc thút thít cho đến lúc tới nhà. Tối đó bà kèo nhèo mãi, năn nỉ mãi cha tôi tội gì không để tóc, ngả mặn, làm người trần cho sướng cái thân. Tu kiểu này, người ta nói không chịu nổi. Cha tôi chỉ cười, dường như chẳng để tâm. Cả đời người không tranh giành với ai mà như có phép thần thông, chạm vào đâu thì phất lên đến đó. Cơ sở làm hương trầm của người càng phát triển, mẹ tôi càng béo đẹp ra thì lời đàm tiếu của thiên hạ càng rần rần. Cuối cùng, chẳng hiểu vì sao, mẹ bỗng đột ngột bỏ đi mất tăm...



Cô ruột tôi giận lắm bảo: "Mẹ mi là con yêu tinh, khi trước đã phá đời tu của cha mi, chừ lại phá luôn đời tục của ổng". Ai cũng khuyên đăng báo tìm nhưng cha tôi chỉ nói: "Ðừng". Ông không trách móc gì, nhưng có lẽ ông buồn, tiếng tụng kinh đêm khuya nghe chừng khắc khoải. Chao ôi, với những con thuyền khắc khoải ấy, kiếp nào cha mới đến Tây Phương?



Cơ sở làm hương từ đó phó mặc cho cô tôi. Cô tôi cho chặt cây, nhổ cỏ, sửa sang lại cho khu vườn sáng sủa: "Thiệt là hư sự, ai đời lập chùa mà lại trồng hoàng lan trong sân. Mùi hoàng lan là mùi ma, hèn chi ma chướng nó phá cho như thế ni".



Tôi dân dấn nước mắt nhìn người ta chặt cây hoàng lan, cành lá vứt bừa bãi trên mặt đất. Ngày xưa, gội đầu xong mẹ tôi thường hái hoa giấu vào bối tóc cho thơm. Bây giờ người đã đi, hoa cũng không còn...



Năm tôi mười tuổi, có vị Ðại Ðức trên núi về thuyết pháp ở chùa Diệu Dế. Tôi đi theo cô tôi đến nghe. Khi trở về tôi xin xuất gia. Cha tôi bảo: "Kinh sách ở đây, chuông mõ ở đây, con còn đi đâu?". Tôi chỉ lắc đầu...



Nơi thầy tôi ẩn tu là Bích Vân am - am Mây Biếc. Mười năm khai sơn, thầy đã cùng đồ đệ trồng hơn hai chục mẫu bạch đàn và ba ngàn giò phong lan đủ loại. Các sư huynh dạy tôi chăm hoa, tưới cây mỗi sáng. Buổi chiều đi học ở trường Nam Giao. Năm mười lăm tuổi, tôi bắt đầu chướng tính. Sư huynh hạch tôi: "Bạch thầy, Ðăng Ninh trốn học, la cà ở quán cà-phê Tím. Người quanh đó ai cũng chê cười, họ nói cô ruột Ninh làm hương giàu có, cúng dường nhiều tiền nên thầy thả cho Ninh tha hồ tự tung tự tác". Tôi ức, lầm lì không nói, thầy cũng không quở. Tính thầy rất nghiêm, không mấy khi la rầy mà đồ đệ ai nấy tuân lời răm rắp. Chỉ riêng với tôi, không hiểu sao thầy đặc biệt khoan thứ. Sợ thầy phạt, đợi lúc sắp vào tụng kinh, tôi biện bạch: "Bạch thầy, ngày xưa cha con thường bảo: tu trên núi dễ, tu giữa chợ mới là khó. Không ở giữa đời làm sao hiểu đời đục mà tránh?". Thầy hỏi: "Ai bảo con là đời đục? Ðời không đục, không trong". Tôi hụt hẫng, không hiểu ý thầy định nói gì?



Tu trên non bây giờ thật ra cũng không phải dễ. Thầy tôi tránh đời vào núi sâu, nhưng rồi vườn lan Mây Biếc nổi tiếng quá nên người trần lại kéo lên thưởng ngoạn. Thứ bảy, chủ nhật, học trò đạp xe lác đác trắng trên con đường mòn tới thảo am. Mấy cô nữ sinh nhỏ tuổi mê hoa ngẩn ngơ ngắm bông súng tím trong hồ, chạy vào đến tận hiên, chỗ thầy ngồi viết sách. Thầy không quở, cũng không ngẩng lên nhìn. Một cô bé chạy đến gần tôi, nhìn làn sương li ti mà tôi đang xịt lên những chồi đang đơm nụ. Cô hỏi tôi tên hoa, tôi giảng: "Ðây là giống Tiểu Hồ điệp, nghĩa là bươm bướm nhỏ. Em thấy không, trông xa chấp chới như đàn bướm cải mầu vàng". Cô chìa hai bàn tay với những ngón búp măng, hứng sương. Tôi cau mày: "Này, đừng nghịch". Cô bé cứ đùa với những bụi nước, chẳng để ý lời tôi. "Anh cứ tưới đi, em cũng là Lan". Tôi cáu, xịt cho nước rơi ướt cả tóc, cả áo cô bé. Mấy cô bạn cười rúc rích, khi về có cô còn nói vọng lại: "Con Lan hên quá, gặp chú tiểu vừa đẹp trai, vừa quậy". Tôi tủm tỉm cười. Sư huynh tôi cáu kỉnh: "Mấy con Thị Mầu đời nay quá quắt lắm. Bay không biết quyến rũ sư tăng là tội đọa địa ngục hử?". Tôi cự: "Người ta chỉ đùa thế, có gì mà gọi là quyến rũ".



Từ đó, vài ba hôm một lần, Lan lại đến giúp tôi tưới hoa. Tôi dạy cho cô biết về phong lan, đấy là cả một thế giới còn đa dạng hơn thế giới người. Phượng Vĩ đỏ rực, Tuyết Ðiểm thì trắng, Vũ Nữ thì như đang múa trước gió. Lan phụng phịu: "Hoa nào cũng có tên riêng, chỉ em không có". Tôi nhìn khuôn mặt cô, đôi mắt trong trẻo với cái miệng cười hồn nhiên như trẻ thơ. "Vậy tôi đặt cho cô một cái tên. Tên cô là Tinh Khôi".



Thầy biết tình thân giữa tôi và Lan. Sư huynh không vui lòng, thầy chỉ bảo: "Không can gì". "Bạch thầy, người này có bạn thì người kia có bạn, rồi con gái kéo đến đầy thảo am, còn cái thể thống gì nữa?". Thầy gật đầu. Chiều lại, tôi mài mực hầu thầy, thầy đem cho tôi xem bộ tranh mười bức vẽ mục đồng chăn trâu: "Ðây là thập mục ngưu đồ, cũng là quá trình tu học của một con người. Trâu không là trâu, mà chính là cái tâm ta đó". Tôi động lòng, hỏi: "Bạch thầy, con xem bức vẽ cuối cùng, không còn trâu chẳng còn người, chỉ còn trăng soi. Vậy cớ gì phải sống trong dây trói. Ngày xưa Tuệ Trung Thượng Sĩ là bậc ngộ đạo mà không kiêng rượu thịt, vì chay mặn chỉ là hình tướng bên ngoài, không can hệ đến sự giác ngộ bên trong". Thầy cười: "Ðúng, con ạ, với bậc đắc đạo là thế. Nhưng khi ta còn là một người phàm, thì cũng như con trâu kia, phải có sợi dây buộc, có người chăn dắt. Ðến khi cái tâm vững rồi, sáng rồi mới có thể như trâu đen thành trâu trắng, không ràng không buộc, chẳng những nhởn nhơ trên cỏ xanh mà còn bay lên đến chín tầng mây". Tôi vái thầy mà thưa: "Con hiểu rồi, nhưng nhà chùa chẳng thể xua đuổi ai. Từ mai con xin thôi không giữ vườn lan nữa".



Mấy hôm sau, Lan thấy sư huynh ra tưới vườn, còn tôi thì chẻ củi. "Anh không thích phong lan nữa sao?". "Không. Muôn hồng nghìn tía, chẳng qua cũng chỉ để nhìn trong chốc lát. Một đời tôi chỉ riêng nhớ hoa hoàng lan". Tôi giảng cho cô bé biết hoa hoàng lan cánh mảnh mai, vàng như mầu chim hoàng yến. Thuở trước, cứ sắp rằm, mồng một, các bà hàng hoa lại đến mua, họ gói hoa trong lá chuối, từng gói nhỏ xinh xinh tỏa thơm ngây ngất. Lan bảo: "Thích ghê, em chưa thấy bao giờ". Ừ, loài cây ấy có lẽ giờ đây đã tiệt giống rồi hay sao, nhiều lần theo sư huynh đi chợ mua bông chuối, tôi để ý tìm mà không thấy nữa. Tôi lớn lên lòng bâng khuâng như thiếu vắng một thứ gì, cứ mơ hồ nhớ nhớ, thương thương...



Cuối năm, anh em tôi kẻ kéo, người đẩy, chở phong lan xuống phố đổi gạo. Ông chủ tịch hội hoa cảnh hài lòng lắm khi thấy những giò mũm mĩm với chồi xanh đầy nụ. Ba bao gạo lớn được bưng ra. "Cha ơi, con có làm một ít bánh trái cây để cúng dường". Tôi nghe tiếng quay lại, sững người vì thấy Lan. Ông chủ tịch âu yếm bảo: "Cúng dường thì phải cung kính. Con phải tự lên chùa lạy Phật mà dâng". Tôi hãi hồn, vội nói: "Thôi thôi, khỏi phiền nữ thí chủ. Nhận ngay ở đây". Lan bật cười, lại cái cười tinh khôi. Rồi Lan nhìn tôi buồn thiu: "Sao lâu nay anh không ra vườn? Em lên chùa, biết anh trong bếp mà mấy chú không cho vào. Riết rồi em buồn không muốn đến nữa".



Mấy buổi sau, tôi theo các bạn cùng lớp vào quán. Lan ngồi ở đó, sau chiếc bàn con bên cửa sổ. Các bạn tôi ai cũng nhìn về phía Lan còn cô bé chẳng nhìn ai, cứ lặng lẽ một mình. Ngồi ở một bàn xa mà tôi như thấy cả bầu trời hoàng hôn tím, tím ngát ngoài kia đang in trong đôi mắt Lan. Mãi đến khi chúng tôi ra về, Lan mới ngoái nhìn, ánh mắt thơ ngây mà não nùng. Bỗng dưng đỏ mặt, rồi tôi thấy hoảng sợ vì mình đã đỏ mặt...



Một người con gái chiều nào cũng ngồi ở quán Tím, chẳng bao lâu đã thành đề tài để bọn con trai bàn tán.



"Con Lan sữa tươi trông xinh vậy chứ nó mắc bệnh, bệnh sợ đàn ông. Ðếch thằng nào đến gần được, nó tránh như tránh tà". "Không phải đâu, nó giữ giá để chờ lấy Việt kiều, thằng Hùng ở Cali về ngày nào cũng trực ở nhà nó". "Giữ giá cái gì, nó ưa thằng Quắn chạy bàn ở cà-phê Tím. Tao thấy nó ngồi một bàn với thằng Quắn, khóc rưng rức". Tôi im lặng, một lát sau mới bảo: "Khó tin". "Ở đời chuyện gì mà chẳng có thể xảy ra" Bạn tôi nói, vẻ ông cụ non - Chiều qua chính mắt tao thấy nó chạy ra sau quầy đưa bức thư cho thằng Quắn".



Ðạp xe về đã đến quá lăng Tự Ðức, tự nhiên tôi bứt rứt không chịu được. Tôi quay xe, đạp về nhà Lan. Mưa phùn lướt thướt trên con đường về Bao Vinh xa tắp. Mẹ Lan hỏi: "Nhà chùa có việc gì mà nhắn cháu lên? Thấy Quắn về nhắn, tôi cho cháu đi ngay rồi". Tôi tái mặt, không kịp chào, đạp xe đi như tên bắn. Tim tôi dội thình thịch vì âm vang những lời của sư huynh khi Lan mới lên thảo am lần đầu: "Cô gái này đẹp đẽ thanh tú nhưng đuôi mắt dài quá, môi mỏng, cổ cao, tai nhỏ. Ðấy là tướng hồng nhan mệnh yểu..." Trời nhập nhoạng tối, tới Nam Giao. Nhìn dáo dác hai bên đường, tình cờ thấy Quắn và Lan cùng ngồi trong quán ốc. Quắn gọi rượu, đang ép Lan uống. Lan lắc đầu. Quắn cố nài. Tôi đi vào, đấm mạnh vào mũi Quắn. "Ðồ lừa đảo. Từ nay chừa cái thói dỗ gái đi". Quay sang Lan, tôi nạt "Ði về!". Không biết Lan có bị một thứ thuốc mê gì không, mặt ngây ngây như bị bỏ bùa. Tôi chở Lan đi. Quắn biết tôi có võ Thiếu lâm nên đành chịu phép, hậm hực, chùi máu mũi nhìn theo, cái nhìn của con thú mất mồi...



Trên đường về, Lan tỉnh lại, gục mặt vào lưng tôi khóc: "Em nhờ Quắn chuyển đến anh nhiều thư, anh có nhận được không?". Tôi cau mặt: "Em khờ lắm, sao lại đi với thằng Quắn?". "Quắn bảo em uống vài chén cho ấm rồi lên đàn Nam Giao chờ Ninh đến". "Em đừng quên, tên em là Tinh Khôi. Ðừng dại dột để bọn lưu manh làm nhơ bẩn". Nước mắt Lan chảy thấm qua chiếc áo lam của tôi, thấm vào đến da thịt. Dừng xe, tôi ngồi xuống vệ cỏ bên đường. Lan ngồi bên tôi. "Ðêm nào cũng nằm mơ thấy anh dắt em đi thăm vườn phong lan. Mình về trồng lan trong sân nhà em đi, có thích hơn không?". Tôi không trả lời, ngắt những cọng cỏ, vò nát trong đôi tay run run. Trên kia, trăng sáng quá, tròn và rực rỡ như chiếc mâm vàng giữa trời. Bỗng nhiên lòng tôi miên man nhớ những câu chuyện cha tôi vẫn kể ngày xưa... "Em có thích nghe chuyện cổ tích không?". "Thích". Tôi kể cho Lan nghe chuyện người tử tù đội chiếc mâm vàng đầy nước đi từ cổng hoàng cung vào trước ngai vua mà không sánh ra ngoài một giọt, Lan nghi ngờ: "Sao có người làm được như thế?". Tôi gật đầu: "Ngày ấy, nhà vua cũng đã hỏi như vậy. Vị thiền sư trả lời: "Bệ hạ đã hứa nếu y làm được thì sẽ tha tội chết. Vì lẽ sống chết của y, nên dù việc khó vô cùng mà y vẫn chăm chăm làm bằng được. Nay nếu bệ hạ cầu giải thoát cũng như người này cầu sống, thì việc tu hành dù khó mấy cũng có thể vượt qua". Lan ngước nhìn tôi, lần đầu tiên tôi nhận ra trong hai cái giếng êm như nhung của mắt cô bé những tia sáng ương ngạnh lạnh lùng. "Em hiểu rồi. Anh xem tu hành là chuyện sinh tử của anh. Vậy nếu em lại xem anh là chuyện sinh tử của em thì sao? Anh và em, ai đi trọn đường, ai bỏ cuộc?". Tôi bảo: "Em nói gì thế? Chuyện sống chết mà nghe cứ như là trò chơi sấp ngửa của trẻ con". Lan cười... Bàn tay nhỏ nắm lấy tay tôi, ngón thon vuôn vuốt như cánh hoa ngậm sữa. Vẻ đẹp này có phải phù du? Vẻ đẹp này là sắc hay là không? Chỉ thấy ngợp vì trăng. Trăng sáng quá. "Thôi, về đi em". Tôi đạp xe, trước mặt tôi chập chờn lấp lóa những con đường. Những mê lộ giữa đạo và đời, giữa ma và Phật...



Việc lộn xộn ở quán ốc chẳng mấy ngày đã đồn đến chùa. Cô tôi biết, tốc lên ngay. Tôi bảo: "Cô đừng lo. Chẳng có chuyện gì đâu". "Không có lửa, sao có khói, ¡n ốc, đánh lộn, giành gái. Thế còn gì là tu hành? Tau mà gặp con ma nữ đó, tau tước từ dưới tước lên". Tôi ngẩn người một lúc rồi hiểu ra, không nín được cười. Cô bực tức: "Cháu tưởng chuyện gì cũng cười là xong sao?"



Quả là chuyện không thể cười mà xong. Mấy hôm sau, gia đình Lan mời tôi về.



"Con ma nữ" đã uống hai mươi viên thuốc ngủ, may sao nhà biết được chở đi cấp cứu. Mẹ Lan chắp tay lạy tôi như lạy Bồ Tát: "Bác biết tính con Lan lắm, từ nhỏ nó đã nói là làm, đã làm là làm tới cùng. Sợ e cứu thoát lần này, nó lại tự sát lần nữa. Con cứu nó cho bác đi con". Tôi cuống quýt: "Bác bảo con làm sao được?". Con cứ giả vờ ừ đi, bây giờ nó mới lớn, tính còn ngông cuồng, vài ba năm nữa chững chạc rồi tự nhiên nó hiểu ra". Ông chủ tịch hội hoa cảnh mắt đỏ au, nhìn tôi chờ đợi một lúc rồi bảo vợ. "Nói như bà cũng khó. Chú Ninh đây tướng mạo khôi ngô, trước sau rồi sẽ có phước được che lọng vàng. Lẽ nào vì con mình mà để người ta mang tai mang tiếng". Tôi thở dài: "Cháu đi tu không phải là mong lọng vàng che đầu. Chỉ vì nguyện giữ thân trong sạch để tụng cho mẹ cháu một nghìn lần kinh Thủy Sám". Nhớ tới mẹ, tôi bất giác đau đớn trong lòng, đứng dậy đi...
Tôi về chùa, từ ấy không đi đâu. Thầy bảo: "Sao con bỏ học?". Tôi nói: "Suối ở xa, con muốn ra triền núi đào giếng". Tôi tự đày mình trong những nhát cuốc trên sỏi đá, đêm về tụng kinh, vẫn đôi khi chợt nghe tiếng mình khắc khoải. Có lúc nửa đêm chợt tỉnh, thấy thầy ngồi bên giường, lâm râm niệm chú. Tôi hốt hoảng vùng dậy: "Bạch thầy". Thầy tôi bảo: "Con giật mình, nói mê luôn, hất tung cả chăn". Tôi nói: "Con tỉnh rồi. Rước thầy đi nghỉ, con xin ra bệ Phật niệm Cầu An". Thầy lặng lẽ một lúc, rồi bảo tôi: "Tâm không an, có cầu cũng vô ích". Tôi gật đầu thú nhận. Bao nhiêu đêm, cứ chợp mắt là thấy Lan hiện ra, mảnh dẻ, thanh thoát, đầu đội chiếc mâm vàng sóng sánh nước đi thẳng đến bờ vực. Tôi nghe tiếng thét của nàng vang động cả giấc mơ, nàng nhào xuống rơi thẳng vào không gian mênh mông như chiếc lá lìa cành trước gió. "Thầy ơi, nếu vào Niết bàn mà phải đạp lên một chiếc lá, Phật có làm không? Xin thầy cho con hay, trời đất nặng hơn hay chiếc lá nặng hơn?". Thầy nhìn vào mắt tôi: "Chỉ có con tự trả lời được thôi. Ngày mai con hãy về, cứ nhìn thẳng vào nghiệp duyên mà tự quyết định lòng mình". Tôi lắc đầu: "Thầy quên sao? Con đã thề khi nào đào xong giếng mới xuống núi".
Ra xuân, đường lên núi khô ráo. Hai tay tôi ướt bùn đỏ, những giọt nước đầu tiên đã ứa ra từ lòng đất sâu. Tôi chạy về chùa, định vào trình thầy nhưng người đang làm lễ. Có người thí chủ dâng hương trong bệ Phật, mùi trầm mới thơm thơm trong không gian.
Ðang dội nước rửa tay, tôi nghe có người bước đến. "Chú Ninh!".
Tôi ngẩng lên. Mẹ của Lan. "Bác lên chùa cầu cho em đi bình an. Có cái này, em nó gửi lại...". Bà đưa cho tôi một cái túi nhỏ, rồi vừa quay đi vừa đưa khăn lau mắt.
Những dòng chữ trong thư, mảnh mai và run run như những cánh lan.
"Bốn trăm ngày chờ anh ở quán Tím, cuối cùng em cũng hiểu ra là mình thua cuộc. Ðã đi mà chẳng tới, lẽ ra thì phải chết. Nhưng em chết thì anh làm sao yên lòng đi trọn con đường tu. Vì vậy, em đã quyết định lấy chồng xa xứ. Trong cái túi này là cây hoàng lan con, em nguyện tìm cho anh bằng được rồi mới ra đi. Em vẫn nhớ lời anh nói, một đời anh chỉ thích hoàng lan...
Người ta cứ bảo là em khôn, lấy ông Việt kiều đi Tây đi Mỹ cho sướng chứ theo chi chú tiểu trọc đầu. Nhưng đi Tây đi Mỹ không phải là chí nguyện của em. Lấy một người mình không thương, đến một nơi xa lạ với em còn khổ hơn là chết. Xin anh hãy tụng cho em một lần kinh cầu siêu thoát, một lần thôi...".
Bất giác, tôi òa khóc. Nước mắt theo nhau lăn trên má tôi như ép cho hết những dòng tục lụy cuối cùng. "Cứ khóc đi con" - Thầy vỗ về khi thấy tôi luống cuống che mặt - Thầy chưa nghe nói gỗ đá thành Phật bao giờ". Tôi nức nở: "Bạch thầy, thầy có cho con trồng cây hoàng lan không?"
Thầy bảo: "Cỏ cây vô tội, sao mình không thể bao dung?". Rồi một tay dắt tôi, một tay cầm túi cây đến bên góc vườn, thầy tự mình trồng xuống.

Tôi tưới cây bằng nước giếng chùa. Hoàng lan lớn lên, năm này qua năm khác, nở hoa vàng mong manh. Mong manh như tất cả những gì đẹp trên thế gian.
Tôi cầm lòng thôi thương, thôi nhớ.

1. Mục đích của tu luyện = ? Rất nhiều người không nắm rõ mục đích của mình, cứ thấy pháp môn nào hay, thần thông biến hoá thì theo tập. Nói thực sự nếu mục đích của bạn là giải thoát (cái gì?, nếu nói chung thế có thể hiểu là giải thoát sinh, lão, bệnh, tử, luân hồi) thì bắt buộc bạn phải bỏ đường đời theo đường đạo. Nếu không có thể bạn mắc phải trường hợp "Đời không muốn bỏ mà đạo lại muốn thêm".
2. Nếu mục đích của việc tu luyện của bạn không đối lập với cuộc sống đời thường, hoặc nếu có nhưng tiến trình bạn đang đi chưa đến mức bắt buộc bạn phải rũ bỏ nó thì bạn đừng ngại ngùng trong việc lo cho cuộc sống tình cảm riêng tư. Sống cho tốt, làm việc thiện có thể còn giúp ích cho chúng ta nhiều hơn - câu này không phải tôi dạy đời, nếu bạn suy nghĩ thấy đúng thì làm thôi nhé.
3. Nếu bạn "triển khai" chuyện của bạn thì bạn nên thẳng thắn nói rõ tất cả các công cuộc tu tập của bạn cho người yêu, nếu đó là người mà bạn xác định lâu dài. Chỉ cần có thiện xảo (không nói quá nhiều, chọn thời điểm đúng lúc, biết dừng đúng lúc...) thì có thể bạn sẽ có thêm một người hỗ trợ thêm cho bạn trên con đường tu tập.
Cảm ơn các ý kiến quý báu của mọi người, nhất là sự góp ý chân tình và tỉ mỉ của anh tacadt .
Có lẽ em đã quá băn khoăn. Như có người đã nói "Đời và Đạo không phải chia lìa nhau vì tất cả đều cùng một bản thể". Có thể đi trên đường đời mà giữ được lòng thanh tịnh, có từ tâm giúp người thì còn gì bằng, mặc dù điều đó là khó, khó hơn khi mình xa lìa những sự quan hệ với thế gian. Có vẻ như đường Đạo của em là một cái gì đó mang tính chất lựa chọn, mong muốn nhiều hơn là sự sắp đặt của Tự Nhiên. Từ những điều mình học hỏi được, em hiểu rằng, không có gì đáng theo đuổi hơn sự phát triển tâm linh và sự lựa chọn của em khi trả lời cho mục đích cuộc đời đã là trở nên hoàn thiện, giải thoát. Nhưng đó phải chăng cũng đã là một vọng tưởng, một ước ao? Và phải chăng đó là sự lựa chọn theo những gì mình biết qua sách vở mà chưa phải là điều mình thực sự kinh nghiệm được? Về chuyện tình cảm, có khi em bị ám ảnh bởi câu sau trong một cuốn thánh kinh "Người không lập gia đình thì lo việc Đạo và tìm cách làm vui lòng Thượng Đế, còn người lập gia đình thì lo việc đời và làm đẹp lòng vợ nhà" Cái tâm thật khó nắm bắt, cái từ bỏ cũng gần với cái tham lam, cái can đảm cũng gần với cái sợ hãi. Tốt nhất, em sẽ theo sự suy xét của chính mình để tìm con đường đúng (cho mình) trong cuộc đời.
Giờ đây em thấy lòng mình thật thoải mái, an vui mà vẫn không phải vùi lấp đi tình yêu đối với nàng. Mong rằng trong những chặng đường kế tiếp, em đủ bình tĩnh để giữ cái tâm mình không bị dao động trước ngoại cảnh. Nói dễ mà làm thật khó, ngay sáng nay cũng đã mắc lỗi rồi. Hy vọng không có ngày em phải đặt những câu hỏi đại loại như "em uống rượu say, vợ em không cho em vào nhà, làm sao bây giờ?"- thảm quá
Thôi thì "tùy duyên" theo nhà Phật, hay như Thiệu Khang Tiết "cứ để tự nhiên".
Một lần nữa chân thành cám ơn mọi người đã quan tâm.

( Sưu tầm từ nhiều nguồn trên mạng internet )