Phương pháp thiền An Ban Thủ Ý . Đức Phật ở nước Việt Kỳ cũng gọi là Xá Mi Đậu, cũng gọi là Già Nặc Cala. Lúc bấy giờ Đức Phật ngồi, thực hành an ban thủ ý 90 ngày. Đức Phật lại ngồi 1 mình 90, suy nghĩ tính toán muốn độ thoát người và bò bay máy cựa mười phương. Lại nói “Ta thực hành an ban thủ ý 90 ngày”.
Nghĩa của An Ban Thủ Ý:
An là sinh. Ban là diệt. Ý là nhân duyên. Thủ là đạo.
An là tránh tội. Ban là không dính tội. Thủ ý là đạo
An là định, Ban là không khiến dao động, Thủ ý là không loạn ý
An là nhân duyên gốc. Ban là không nơi chốn, người tu biết gốc không từ đâu đến, cũng biết diệt không mất ở đâu, đó là thủ ý.
An Ban thủ ý có 6.
1. Sở tức.
2. Tương tùy.
3. Chỉ.
4. Quán.
5. Hoàn.
6. Tịnh.
Sở tức như Đất, Tương tùy như Cày, Chỉ như Bừa. Quán như giống, Hoàn như mưa, Tịnh là làm
Ý Loạn nên Sở tức, Ý định nên Tương tùy, Ý dức nên Hành Chỉ, Được Ý đạo nên Hành quán, không hướng về 5 ấm nên hoàn, không có gì nên là Tịnh.

1. Sở Tức:
Hít vào đếm 1, thở ra đếm 2. Khi đạt đến 10 thì lại đếm ngược lại hít vô đếm 10, thở ra đếm 9 cho đến 1. Hít đến tận cùng mới đếm, thở ra đến tận cùng mới đếm. Hơi thở chưa đến mà đếm là quá, hơi thở chưa hết mà đếm là bớt. Mất đếm cũng ác, không kịp cũng ác.
Điều hòa hơi thở sao cho không mạnh, không gấp, yên ổn thông thả.
Vì sao chỉ đến 10? Vì Sáu tình là 6 việc hiệp với thọ, tưởng, hành, thức là 10 hơi thở trong. Giết , trộm, dâm, 2 lưỡi, ác khẩu, nói dối, nói thiệu dệt, tật đố, sân giận, si mê ứng với 10 hơi thở ngoài
Chứng Sổ tức:
Hành giả biết tâm vận chuyển tự nhiên từ một đến mười không cần gia công. Tâm trụ duyên nơi hơi thở, biết hơi thở rộng nhẹ, tướng tâm lần lần tế nhị, ngại hơi thở là thô không muốn đếm, khi ấy hành giả nên bỏ Sở tức tu Tùy tức.

2. Tùy Tức.
Hít hơi vô tới cùng, tâm chỉ duyên theo không đếm một, thở hơi ra đến cùng tâm chỉ duyên theo không đếm hai. Khi ý động phải chở về theo dõi hơi thở không cho nó động
Chứng Tùy Tức:
Tâm vi tế an tỉnh không có loạn, biết hơi thở dài ngắn khắp thân ra vào. Tâm và hơi thở nương nhau vận động một cách tự nhiên, ý nghĩ lống đứng lặng lẽ. Biết hơi thở là thô, tâm chán muốn bỏ, như người mệt nhọc muốn ngủ không ưa làm các việc khi ấy hành giả nên xả Tùy Tức , tu Chỉ
Hành giả nhân theo giỏi hơi thở, nên liền nảy sinh ra 16 đặc thắng.
1. Tức thời tự biết hít hơi thở dài.
2. Tức thời tự biết hít hơi thở ngắn
3. Tức thời tự biết hít hơi động thân
4. Tức thời tự biết hít hơi nhỏ.
5. Tức thời tự biết hít hơi nhanh
6. Tức thời tự biết hít hơi không nhanh
7. Tức thời tự biết hít hơi thở ngưng
8. Tức thời tự biết hít hơi thở không ngưng
9. Tức thời tự biết hít hơi thở vui lòng.
10. Tức thời tự biết hít hơi thở không vui lòng.
11. Tức tự biết nội tâm niệm vạn vật đã qua không thể lại được.
12. Tức thời tự biết trong không có gì lại nghĩ
13. Tức thời tự biết vức bỏ điều đã nghĩ.
14. Tức thời tự biết không vức bỏ điều đã nghĩ
15. Tức thời tự biết buông bỏ thân mạng
16. Tức thời tự biết không buông bỏ thân mạng

3. Chỉ
Sau khi tâm hơi an tỉnh, bây giờ hít vào tâm trụ tại mũi không theo hơi thở vào nữa, cũng thế khi thở ra tâm cũng trụ tại mũi không theo hơi thở đi ra ngoài.
Chứng Chỉ:
Biết thân tâm đứng lặng vào định, không thấy tướng mạo trong ngoài, pháp định giữ tâm thầm chuyển động. Lúc này Hành giả nên nghĩ như vầy: cái tam muôi này tuy là vô vi tịch tịnh, an ổn khoái lạc, mà không có trí tuệ phượng tiện thì không thể phá hoại sinh tử, Lại khởi nghĩ định này là do pháp ấm, giới, nhập hòa hợp mà có, hư dối không thật, nghĩ vậy liền bỏ Chỉ, tu Quán.

4. Quán
Trong định tâm, dùng tuệ phân biệt, quán tướng hơi thở vào ra vi tế như gió trong không, da, thịt, gân, cốt, 36 vật như cây chuối không thật. Tâm biết vô thường sát na không nghĩ,.
Chứng Quán
Biết hơi thở ra vào khắp các lỗ chân lông, mắt lòng mỡ rõ thấy suốt 36 vật và các cửa trùng trong ngoài bất tịnh, sát na đổi thay, lòng sinh buồn vui, chứng được bốn niệm xứ, phá bốn điên đảo. Quán tướng đã phát, tâm duyên quán cảnh phân biệt phá dẹp, biệt niệm lưu động , không phải đạo chơn thật, khi ấy nên xả Quán, tu Hoàn.

5. Hoàn
Đã biết Quán từ tâm sanh hoặc từ phân tích cảnh sanh đều không hợp bản nguyên, phải phản quán, quán lại tâm năng quán. Tâm quán này từ đâu mà sanh? Là từ quán tâm sanh hay từ không quán ta6ms anh? Nếu từ quán tâm sanh tức đã có quán, nay thật không phải thế. Vì sao? Vì 3 pháp Sở tức, Tùy tức, chỉ trước chưa có pháp nào là quán. Nếu từ không quán tâm sanh, cái không quán tâm diệt rồi mới sanh hay không diệt mà sanh? Nếu không diệt mà sanh tức hai tâm đồng có. Nếu diệt rồi mới sanh, nó đã diệt mất rồi thì không thể sanh quán tâm được. Nếu chấp cũng diệt cũng không diệt sanh, cho đến không diệt không không diệt sanh điều không thể được. Phải biết quán tâm không vốn tự nhiên sanh, bởi không sanh cho nên không có, không có tức là không, không nên không có quán tâm. Nếu không có quán tâm cho nên đâu có quán cảnh. Cảnh và trí cà 2 điều mất là tồi trọng yếu để trở về nguồn vậy.
Chứng Hoàn.
Tâm huệ khai phát, không gia công lực mà tự thầm vận chuyển hay phá dẹp phản bổn hoàn nguyên, gọi là chứng hoàn. Hành giả phải biết, nếu rời cảnh trí muốn về không cảnh trí, không khỏi sự trói buột của cảnh trí, vì còn theo 2 bên vậy. Khi ấy nên xả Hoàn, tu Tịnh.
6. Tịnh
Vì biết sắc ấm tịnh không khởi vọng tưởng phân biệt, tho,ï tưởng, hành, thức cũng thế. Dức vọng tưởng cấu gọi là tu Tịnh. Dứt phân biệt cấu gọi là tu Tịnh. Dức chấp ngã cấu gọi lả tu Tịnh. Tóm lại tâm như bản tịnh gọi là tu Tịnh.
Chứng Tịnh
Khi tu như trên bỗng thông suốt tâm huệ tương ưng, vô ngại phương tiện tự nhiên dần dần khai phát, được tam tịnh muội chánh thọ, tâm không còn nương tựa.

Trong sách nói nhiều về An Ban Thủ Ý, tóm lược nói ra đây để mọi người ngâm cứu. Lần sau sẽ post lên Tướng tu chứng, các cảnh ma, cách trừ ma cảnh…