Thấy bác cuongphong chỉ đưa trích dẫn từ 1 bài báo khác chứ không phải là bác cuongphong bình luận ở đây.
Riêng bản thân tui xin được lạm bàn ở đây, La Quán Trung chỉ là nhà văn học chứ không phải là nhà sử học nên có thể câu chuyện đã bị thêm thắt nhiều chi tiết hoang đường, và thần thánh hóa nhiều nhân vật trong đó đương nhiên là có Khổng Minh và Quan Vũ. Việc Khổng Minh tài giỏi thì tôi không nói, riêng ở trận Xích Bích dùng thuyền cỏ để mượn tên là chuyện không thể. Ở thời điểm sương mù dày đặt, như vậy thì binh lính luôn bắn tên lửa để soi đường chứ không bắn 10000 mũi tên mà không 1 đóm lửa như vậy.
Về cái chết của Quan Vũ tui cũng xin được trích dẫn từ 1 nơi khác mà bản thân cảm thấy ưng ý.

Tác giả La Quán Trung lấy nhà Hán làm chính thống và ủng hộ Lưu Bị, do đó Quan Vũ - người trợ giúp đắc lực của Lưu Bị - được mô tả là nhân vật chính diện, vũ dũng hào hiệp, có khí phách anh hùng.

Tình huynh đệ giữa ông với Lưu Bị và Trương Phi được La Quán Trung ca ngợi. Xuyên suốt trong Tam quốc, cụm từ "kết nghĩa vườn đào" là tượng trưng cho tình nghĩa huynh đệ thắm thiết, keo sơn, không vì phú quý, công danh, khó khăn, hoạn nạn mà mờ phai.

Cũng theo 'Tam Quốc Chí' thì Vân Trường không tuân theo sách lược của Khổng Minh là “Bắc cự Tào Tháo, Ðông hòa Tôn Quyền”. Tuy Vân Trường nói: “Tôi xin ghi tạc lời Quân sư chỉ bảo”, nhưng ông không thực hiện sách lược đó.

Sau đó, Tôn Quyền khiến Gia Cát Cẩn đến Kinh Châu, nói với Vân Trường: “Tôi đến có ý kết giao hai nhà. Chúa tôi có con trai thông minh, nghe ngài có con gái tuyệt sắc, nên muốn cầu thân. Nếu ưng thuận, chúng ta sẽ hiệp nhau đánh Tào.”

Nhưng Vân Trường nổi giận nói: “Con gái ta ví như loài hổ, há lại gả cho loài khuyển?”

Có lẽ đó là bước ngoặt dẫn đến cái chết của Vân Trường do Đông Ngô gây ra.

Riêng về Lưu Bị thì không được gian hùng như Tào Tháo, và không phải ngu trung như Tống Giang, đây có thể là 1 nhân vật hết sức nguy hiểm. Nói Lã Bố phản bội chứ Lưu Bị thì phản bội còn nhiều hơn cả Lữ Bố. Và nói chung là lừa đảo cấp cao...

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa Lưu Bị được ca ngợi như người “Thương dân, lấy dân làm gốc”, và hay lấy đức để thu phục người khác. Tuy nhiên rõ ràng Lưu Bị là người có tham vọng rất lớn, và là một lãnh đạo biết nắm bắt cơ hội. Ông cùng Lã Bố ở Từ Châu, Lã Bố từng cứu mạng ông, nhưng Lưu Bị lại khuyên Tào Tháo giết Lã Bố, trừ đi mối họa sau này. Sau đó ông phản Tào Tháo để chạy theo Viên Thiệu, sau đó rời bỏ Viên Thiệu để nương nhờ Lưu Biểu. Sau trận Xích Bích, ông chớp thời cơ chiếm lấy Kinh Châu trước quân Ngô, lập Lưu Kỳ làm bù nhìn.

Rõ ràng nhất là việc phản bội Lưu Chương, trở mặt đánh chiếm đất Thục, rồi cho Lưu Chương chức “quan Huyện” để giam lỏng. Lưu Bị lại "lừa dối" thông gia, mượn Kinh Châu rồi không chịu trả. Ông cũng cho người giết Bành Dạng, một trong số những người giúp ông chiếm Ba Thục. Và sự nhanh nhạy của Lưu Bị cũng bộc lộ phần nào trong các mẩu chuyện như “Mượn sấm để lừa Tào Tháo”, “Quẳng con mua lòng tướng”.

Lưu Bị là một nhà lãnh đạo có sức hút và rất giỏi thu phục lòng người. Ông có trong tay khá nhiều nhân tài, những người này đều trung thành theo ông tới chết (không như nhà Ngụy diễn ra nhiều cuộc phản loạn, tiêu biểu là cha con Tư Mã Ý giết vua Ngụy chiếm ngôi).

Tài cầm quân của Lưu Bị, tuy không bằng Tào Tháo, nhưng cũng không phải thấp. Khi Kinh Châu bị Tào Tháo vây, Lưu Bị có 4.000 quân, chiêu hàng được vài ngàn nạn dân Ô Hoàn, rồi lại được Đào Khiêm cấp 4.000 quân nữa, có hơn 1 vạn người mà đã phá được vòng vây, cùng Đào Khiêm thế thủ ở Đan Dương.

Khi về với Tào Tháo, Lưu Bị mang 1000 quân đi chặn đánh hàng vạn quân Viên Thuật. Thuật bị thua trận phải quay trở lại và kiệt sức ốm chết. Cùng lúc, Lưu Bị mang 1000 quân đuổi được Thuật bèn chính thức ly khai khỏi Tào Tháo, mang quân chiếm lại Từ Châu, giết chết Xa Trụ.

Có ý kiến cho rằng Tào Tháo bỏ cơ hội đánh Tây Xuyên vì ông không đánh giá cao tài năng quân sự của Lưu Bị và trở về để lo dọn đường cho việc xưng vương. Đầu năm 219, Lưu Bị qua sông Miện Thuỷ, dựa vào sườn núi Định Quân đóng quân. Hạ Hầu Uyên không biết là kế, mang toàn quân đến vây đánh, bị phục binh của tướng Hoàng Trung từ trên núi đổ xuống đánh ngang sườn. Uyên và Thứ sử Ích châu là Triệu Ngung cùng tử trận. Lưu Bị chiếm được Hán Trung.

Ngụy vương Tào Tháo được tin, đích thân mang đại quân từ Tràng An qua hang Tà Cốc vào Xuyên để quyết chiến. Lưu Bị giữ thế phòng thủ không ra giao chiến. Qua hơn 1 tháng khiêu chiến không đánh được trận nào, quân Tào mệt mỏi. Lưu Bị lại sai người lọt vào hàng ngũ quân Tào làm nội ứng, phao tin đồn khiến quân Tào chán nản phải rút lui.

Với tài thu phục nhân tâm, Lưu Bị thu nạp được rất nhiều người tài. Thuở lập nghiệp, ông dù tay trắng nhưng 2 mãnh tướng Quan Vũ, Trương Phi vẫn bất chấp khó khăn mà phụng sự ông. Lưu Bị có Gia Cát Lượng làm quân sư, sau đó, có thêm 1 đại quân sư nữa là Bàng Thống.

Nghe nói gần đây các nhà khảo cổ còn phát hiện ra Triệu Vân là Hoa Mộc Lan nữa cơ ( gái giả trai ) và đương nhiên là .... Báo lá cải....