Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 24

Ðề tài: ***Lưu Bị mới là người "thanh lý" Quan Vũ?***

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Thumbs down ***Lưu Bị mới là người "thanh lý" Quan Vũ?***

    Giả thiết: Lưu Bị mới là người "thanh lý" Quan Vũ?

    --------------------------------------------------------------------------------
    Trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung mô tả khi nghe tin Quan Vũ bị Đông Ngô bắt giết, Lưu Bị nhiều lần khóc ngất đi và thề sẽ cử binh đánh báo thù cho Quan Vũ mặc cho nhiều tướng khuyên can. Một thủ lĩnh, cầm trong tay binh hùng tướng mạnh như Lưu Bị, đẩy người em kết nghĩa đánh liều mạng vào nơi nguy hiểm, khi bị vỡ trận lại không hề cắt cử quân đi cứu, cho dù trên danh nghĩa, có thể đi mà không cứu được, để cho sự biến xảy ra rồi mới kêu khóc như đàn bà phỏng có tin được?! Việc Quan Vũ bị nguy khốn, Lưu Bị phải biết tin trước hàng tháng trời? Bỏ mặc Quan Vũ tự xoay xở sống chết với quân Ngô, quân Tào, có đúng chỉ là dã tâm của Gia Cát Lượng như chủ kiến của Chu Tử Ngạn và một số học giả Trung Quốc khác đã lên tiếng?

    Vào thời điểm đó, Gia Cát Lượng mới giữ chức Quân sư trung lang tướng, giống với công việc của “ Nhà thầu tư vấn thiết kế” trong các dự án đầu tư thời hiện đại. Mọi quyết sách chắc chắn nằm trong tay Lưu Bị, Lưu Bị mới là chủ đầu tư, chủ tài khoản của mọi “dự án” khởi binh của nhà Thục Hán. Vào thời điểm phát binh đánh Uyển Thành hoàn toàn khác với giai đoạn bảy lần khởi binh ra Kỳ Sơn sau này của Gia Cát Lượng.

    Khi tiến hành các chiến dịch Bắc phạt, Gia Cát Lượng đã được phân cấp, với chức danh Thừa tướng, Gia Cát Lượng thật sự là “chủ đầu tư dự án”, còn hậu chủ Lưu Thiện chỉ sắm vai “chủ quản đầu tư”...Do đó, trách nhiệm về thất bại trong chiến dịch đánh Uyển Thành dẫn đến Quan Vũ bị giết, không thể đổ lên đầu Gia Cát Lượng. Cũng giống như trách nhiệm về 7 lần ra Kỳ Sơn và lần cuối chém chết Nguỵ Diên sau này thuộc về Gia Cát Lượng chứ không thể quy cho hậu chủ Lưu Thiện. Theo chúng tôi nếu Gia Cát Lượng là kẻ “chủ mưu”, là người úm Lưu Bị trong vụ để mất Kinh Châu thì làm sao có thể sống nổi với Lưu Bị được, sau này làm sao Lưu Bị còn phó thác con côi?

    Chúng tôi đồ rằng, “Dự án đầu tư” phát binh đánh Uyển Thành cho dù do tư vấn lập nhưng đã được bàn tính kỹ, được đích danh Lưu Bị phê duyệt cẩn thận. Khi triển khai dự án này, Lưu Bị đã tính toán kỹ hết các khả năng của cả 3 phương án: thành công mỹ mãn, hoà vốn, gặp rủi ro và thua thảm bại... Một con người già nửa đời cầm quân không thể không so đo tính toán thiệt hơn. “ Doanh nhân” Lưu Bị cũng đã rà tính hết tất cả đáp án của các phương án “kinh doanh” kể cả xấu nhất: nếu gặp rủi ro cháy túi thì sẽ tìm cách thu lãi ở “quả” khác, coi như một cú thăm dò thị trường. Phát động chiến dịch quân sự đánh Uyển Thành, Lưu Bị đã có các tính toán sau đây:

    1/ Về nội trị:

    Khi mới khởi nghiệp, nhà Đông Hán đang ở thời kỳ loạn ly, do đó Lưu, Quan, Trương kết nghĩa với nhau, dựa vào nhau để cùng tồn tại, cùng mưu sự nghiệp lớn. Khi Lưu Bị đã chiếm được Kinh Châu và thu thêm cả Tây Thục thì mối quan hệ Lưu, Quan, Trương từ quan hệ “huynh đệ” chuyển qua quan hệ “vua tôi”, có trên có dưới, giữ nghĩa nhưng phải theo lễ: khuôn phép chứ không còn xuế xoà anh anh, tôi tôi, “ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu” như thuở hàn vi. Đây chính là nguyên nhân mà khi thành đạt nhiều hoàng đế đã chém chết đại thần, những người cũng mình đồng cam cộng khổ trong thời nằm gai nếm mật. Không nói đâu xa, ông tổ của Lưu Bị là Hán Cao Tổ, khi thành đế nghiệp thì diệt luôn Hàn Tín, Trần Bình và bao đại thần khác...

    Qua Tam Quốc diễn nghĩa và qua nhiều sử sách cho thấy: Quan Vũ là kẻ kiêu ngạo, cuồng vọng, cậy khoẻ, không coi ai ra gì. Khi đã trở thành hoàng đế, Lưu Bị chắc chắn không khỏi có lúc khó chịu, bị mất mặt vì cá tính giang hồ, thảo khấu đó của Quan Vũ. Chưa nói trong trận Xích Bích, Quan Vũ không lập được công cán gì, giao cho đi đánh chặn Tào Tháo, kẻ thù không đội trời chung của Lưu Bị, vì “ nể nang” với tình xưa nghĩa cũ mà tha cho Tào Tháo chạy thoát. Tuy Lưu Bị không xử Quan Vũ theo quân lệnh nhưng chắc chắn trong bụng không ưa gì Quan Vũ.

    Khi Lưu Bị vào Tây Thục giao cho Quan Vũ cai quản 9 quận Kinh Tương và 4 quận mới thu về, đáng lẽ được như vậy Quan Vũ phải nhũn nhặn, biết điều, biết ơn huynh trưởng: đối đãi với mình như vậy cũng là hậu. Được ngồi một chỗ “thơm”, chỉ việc đánh cờ, giữ nhà lại không biết thân biết phận còn “tinh tướng”, tỏ thái độ đòi hỏi, suy bì hơn kém với Mã Siêu, Hoàng Trung, khi nghe tin họ có tên trong danh sách được phong Ngũ hổ đại tướng ngang hàng với mình; lúc đầu Quan Vũ có ý định từ chối không nhận. Lưu Bị muốn làm nên đế nghiệp phải dựa vào nhiều người, cho dù Quan Vũ có “ thâm niên” theo Lưu Bị hơn, nhưng thử hỏi với những gì Quan Vũ đã làm, được thêm chức lại có quyền, hơn hẳn các tướng khác mà còn chưa chịu thì “huynh” biết xử với “đệ” và các tướng lĩnh khác như thế nào? Theo chúng tôi đó là bất đắc ý nhứ hai của Lưu Bị đối với Quan Vũ.

    Đã không bỏ công sức ra nhiều mà lại còn đòi được ngồi ”mâm trên” thì “huynh” cũng phải cho “đệ ” biết thế nào là lễ độ, cho đệ thử một mình cầm quân ra đối địch với quân Tào xem sao, xem đệ có ngông nghênh được không. Cử Quan Vũ mang 3 vạn quân đi đánh Uyển Thành là một việc làm quá sức đối với Quan Vũ. Với việc này, Lưu Bị nhằm mục đích dạy cho Quan Vũ biết lễ độ với mình, biết điều hơn, không “gây gổ” với đám Hoàng Trung, Mã Siêu, Triệu Vân... Đừng tưởng ông anh chú đánh được Ích Châu và Hán Trung ngon xơi lắm. Nếu đệ tài, giỏi, đánh được Uyển Thành thì hoan nghênh đệ, đệ xứng đáng đứng sau huynh và đứng trên đám tướng lĩnh khác; nếu không làm được thì đệ phải biết lễ độ, không được tinh tướng, ra vào, nói năng phải khuôn phép, đừng có động tý lại đỏ mặt lên, lại vuốt râu mà xưng ta đây. Bây giờ huynh là vua của thiên hạ chứ đâu có còn anh anh, tôi tôi với riêng đệ. Huynh không bảo được đệ làm sao bảo được đám quần thần trăm người trăm bụng...

    2/ Về ngoại giao:

    Sau khi thu phục được Ích Châu, Hán Trung, buộc Tào Tháo phải bỏ của chạy lấy người, cộng với 13 quận Kinh Tương, thế và lực của Bị đã trở nên cực lớn khiến cho cả Ngô, Nguỵ phải kiêng dè. Bản thân Lưu Bị không thể không ngộ nhận, choáng về khả năng và sức lực của mình. Mặt khác tham vọng lãnh thổ, bành trướng đất đai là loại tham vọng không có điểm dừng. Đánh Uyển Thành vừa là “bài thi” Lưu Bị đưa ra để “sát hạch” Quan Vũ, ngoài ra còn là một phản ứng thử thời vận của Lưu Bị. Một con người như Lưu Bị không bao giờ thoả mãn với những gì có trong tay như Lưu Biểu, Lưu Chương, Trương Lỗ... Nếu quả thật “vận số” nhà Hán một “thương hiệu” mà Lưu Bị đang “kinh doanh” đang có hiệu quả, đang “vào cầu”, còn có thể ăn nên làm ra thì biết đâu, phá xong Uyển Thành, quân Tào Tháo nao núng, nhân cơ hội này thôn tính luôn Trung Nguyên. Thời cơ, thời vận không thử, không phiêu lưu làm sao biết được, làm sao đến được... Bao năm Lưu Bị chỉ biết chạy dài và phòng thủ, giờ Lưu Bị chuyển sang “lối đá Hà Lan”, tấn công và gây sức ép toàn sân, hết thảy mọi vị trí, hễ khoan thủng được chỗ nào là ào luôn vào mũi đó...

    Sau khi bình xong Tây Thục, Lưu Bị từng giao kèo với Lỗ Túc sẽ trả lại Kinh Châu cho Tôn Quyền, Lưu Bị không muốn trả, tất nhiên Quan Vũ cũng không đời nào chịu buông cái mảnh đất béo bở mà mình đang cai quản. Quan Vũ luôn “cà khịa” với Tôn Quyền, với Lỗ Túc là bởi nếu minh ước này được tuân thủ thì Quan Vũ mất chỗ. Về phía Tôn Quyền thì sau khi đã nhịn nhục gả em gái của mình cho Lưu Bị hơn em mình mấy chục tuổi, mong dùng gái trinh “hối lộ” Lưu Bị mà lấy lại được thêm mấy thước đất cho bõ công cất quân ra đánh nhau với Tào Tháo trong trận Xích Bích và khỏi mất mặt với đám quần thần. Không lấy lại được đất, Tôn Quyền cho bắt em gái về. Mất vợ, Lưu Bị cắt luôn tình giao hảo, minh ước liên minh Ngô Thục này coi như chỉ còn trên giấy. Như vậy khi phái Quan Vũ đánh Uyển Thành, Lưu Bị chắc chắn cũng đã lường trước việc khả năng Tôn Quyền trở mặt đánh úp Kinh Châu; thế tại sao Lưu Bị vẫn cho tiến hành chiến dịch phiêu lưu quân sự này?

    Phát động chiến dịch Uyển Thành, một mũi tên Lưu Bị bắn ra nhằm tới nhiều mục đích: Thử thời vận, nếu Tào Tháo đến thời mạt vận thì chơi luôn Tào Tháo; nếu Quan Vũ không làm nên công cán gì thì đây là bài học để dạy cho gã “hãnh tướng” này biết lễ độ; nếu Tôn Quyền thừa cơ bỏ trống Kinh Châu, xông sang “đánh trộm” thì Lưu Bị sẽ có cớ cử đại quân sang nói chuyện phải trái với Tôn Quyền. Quân của Lưu Bị bây giờ đang rỗi, đang sung, đang “ngứa ngáy” chân tay. Nếu không đánh được Nguỵ thì nhất quyết Thục phải quay sang tìm cớ “chơi” Ngô. Chín quận tám mươi mốt châu Giang Nam cũng đáng để Lưu Bị cử binh sang thăm hỏi lắm. Theo chúng tôi đó chính là tính toán, là “tim đen” của Lưu Bị. Về phương diện này những “chí lớn” như Lưu Bị và Gia Cát Lượng ắt đã gặp nhau khi quyết định chiến dịch phiêu lưu quân sự đánh Uyển Thành. Như vâỵ Quan Vũ là một con tốt được Lưu Bị và Gia Cát Lượng ném qua hà, một thứ “ tiền đạo cắm” của Lưu Bị xua qua để thử phản ứng, thử thời vận và còn để nhử mồi đao binh...

    Một vấn đề khi con tốt này gặp nguy nhưng sao cả Lưu Bị lẫn Gia Cát Lượng đều tịnh không có một hành động ứng cứu tượng trưng nào? Gia Cát Lượng ngoảnh mặt đi thì đã rõ, vậy còn “tình nghĩa vườn đào” đối với Lưu Bị chẳng lẽ đã quên? Theo chúng tôi, Lưu Bị chủ trương “thanh lý” con tốt Quan Vũ bởi lợi ích thì ít mà đãi ngộ thì không chừng nào cho vừa. Lưu Bị thí tốt Quan Vũ để có cớ phát động một chiến dịch quân sự lớn nói chuyện phải trái với Đông Ngô. Như vậy “dự án” này sẽ là tiền đề cho một “dự án” khác lớn hơn. Mặt khác nếu Lưu Bị có cử binh đi cứu Quan Vũ thì khi cứu được về Lưu Bị cũng phải chặt đầu Quan Vũ. Bởi lúc này là quan hệ vua tôi chứ không lơ mơ anh anh tôi như trước đây: quân thua chém tướng. Vào triều thì phải đi theo bước của cung phi, một kẻ đầu nóng, tim nóng, ngông ngạo như Quan Vũ thì khó lòng bảo toàn được thủ cấp. Nếu Lưu Bị cứ tiếp tục giữ quan hệ xuề xoà, huynh huynh đệ đệ với một ông mãnh như Quan Vũ thì làm sao sai phái các tướng khác dốc lòng dốc sức.

    Khi xưa sau trận Hoa Dung, Quan Vũ tha cho Tào Tháo, nếu là tướng khác thì khó lòng giữ được mạng sống; Lưu Bị cho qua bởi nếu chém Quan Vũ sẽ làm tổn thương đến cái gọi là tình nghĩa anh em trong nội bộ quân mình, là chiêu thức mà Lưu Bị đang cần giương cao để chiêu binh, mãi mã, thu phục nhân tài. Vào thời điểm đó, Lưu Bị đang trong thế thắng và đang cần người do đó chém tướng là điều khó lòng làm công tác tư tưởng với ba quân. Sau trận Uyển Thành, để Tôn Quyền “thịt” Quan Vũ, về chính trị thuận cho Lưu Bị và “được giá” về quân sự vì có cớ cử binh phạt Ngô.

    Tào Tháo và Tôn Quyền kẻ sớm người muộn cuối cùng đều đã nhận ra độc chiêu này của Lưu Bị. Do đọc, tính ra nước cờ hiểm này, hiểu rõ tim đen, hiểu rõ thế, lực lẫn cuồng vọng của Lưu Bị nên để đối phó với 3 vạn quân của Quan Vũ, Tào Tháo đã cử năm cánh quân đi cứu viện cộng thêm 10 vạn quân đi sau tiếp ứng, vừa để diễu võ dương oai, vừa nhằm đập tan từ trong trứng cuồng vọng nhòm ngó lãnh thổ của Lưu Bị. Kết cục Quan Vũ đã bị quân Tào đánh cho tơi tả. Do hiểu được cuồng vọng của Lưu Bị và mối quan hệ giữa Lưu Bị và Quan Vũ nên Tào Tháo đã không cho quân truy tới cùng mà nhường chiến công truy sát Quan Vũ, anh hùng nổi tiếng một thời cho Lã Mông, Phan Chương. Đám Trương Chiêu của Tôn Quyền cuối cùng cũng hiểu rõ nước cờ “ thí tốt” của Lưu Bị nên mới khuyên mang thủ cấp Quan Vũ nộp Tào Tháo. Tháo biết tỏng âm mưu này nên đã cho làm đám tang cho Quan Vũ còn hậu hơn, đình đám hơn những tướng lĩnh của mình khi chết trận...

    Tóm lại cử Quan Vũ xuất binh đánh Uyển Thành là một “dự án cấp nhà nước” đã được Lưu Bị “lập trình phê duyệt” sẵn; Tào Tháo là “nhà doanh nghiệp” lớn nên đã xúc tác, “đầu tư cổ phiếu” cho “ dự án” này sớm được triển khai...

    Mối quan hệ “kết nghĩa vườn đào thề cùng sống chết” của 3 anh em Lưu, Quan, Trương được người Trung Quốc nhắc tới nhiều suốt gần 2000 năm qua như một thứ khuôn mẫu về tình nghĩa thuỷ chung, sống chết có nhau của những con người cùng chí hướng. Qua những gì diễn ra trong mối quan hệ giữa Lưu Bị và Quan Vũ, theo chúng tôi thứ tình nghĩa “anh anh, em em” này chỉ tinh khiết ở chốn vườn đào, hoặc khi họ còn chung với nhau mái lếu tranh, đang cùng nhau trên đường thiên lý đỏ lửa gian truân. Mỗi khi kẻ đã là vua và người đã thành tôi thì xin chớ có mơ hồ, ai an phận nấy; ai không biết yên chỗ của mình, lộn xộn vượt qua giới hạn thì chỉ có thể nói chuyện với nhau bằng mạng sống... Qua thân phận của Quan Vũ, người em kết nghĩa của Lưu Bị, hậu thế thấy được cái ngọn cờ giả nhân giả nghĩa mà Lưu Bị giương lên đó không chỉ đã che mắt, mê dụ được khối người đương thời mà còn làm cho biết bao bậc thức giả Trung Hoa gần 2000 năm nay vẫn còn xúm vào xây đền, đúc tượng...

    Qua vở “kinh” kịch Quan Vũ bị giết ở Uyển Thành, hậu thế nếu nghiên cứu kỹ sẽ có điều kiện hiểu sâu thêm các “đại gia” thời Tam Quốc đã kết nghĩa đồng minh, đã chơi với nhau và đánh lộn nhau như thế nào...

    báo điện tử VietNamNet
    ***NHẤT THIẾT TRÍ THÀNH TỰU***

  2. #2

    Mặc định

    Quan Vũ là tướng tài có ích cho sự nhiệp của Lưu Bị ,dể gì Lưu Bị chịu thí mà bạn còn cho là <<thí tốt >>.Trường hợp Quan Vũ bị <<thí tốt >> như bạn nói để sử dụng các tướng khác cho các tướng dốc lòng trung thành thì tại sao bạn không nghĩ họ sẽ cho là vua mà như vậy là quá thủ đoạn nham hiểm và họ sẽ rất bất mãn .
    Mình không đồng ý với cách suy luận của bạn .

  3. #3

    Mặc định

    Quan Thánh Đế Quân Quan Vân Trường là Ngũ Thường chi Đế (Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín), Lưu Bị có khùng mới đem đi "thí chốt". Mà Quan Vũ cũng không phải là "chốt" mà đem đi thí.
    VẠN PHÁP TÙY DUYÊN SANH.

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi HAY LĂN TĂN Xem Bài Gởi
    Quan Vũ là tướng tài có ích cho sự nhiệp của Lưu Bị ,dể gì Lưu Bị chịu thí mà bạn còn cho là <<thí tốt >>.Trường hợp Quan Vũ bị <<thí tốt >> như bạn nói để sử dụng các tướng khác cho các tướng dốc lòng trung thành thì tại sao bạn không nghĩ họ sẽ cho là vua mà như vậy là quá thủ đoạn nham hiểm và họ sẽ rất bất mãn .
    Mình không đồng ý với cách suy luận của bạn .
    Nhầm rồi bạn. Mình đọc Tam Quốc lần đầu khi học cấp 1. Nhưng có lẽ chỉ có hồi cấp 1 hay cùng lắm cấp 2 mình mới thích nhân vật Quan Vũ này (Kiểu trẻ con, thích 1 người oai phong lẫm liệt, đường đường tự mình đi phó hội, coi quần hùng Đông Ngô như cỏ rác...). Còn về sau thực sự là mình thấy thằng cha Quan Vũ này ko phải người có thể làm nên việc lớn đc. Tất nhiên, xét về nhân phẩm (trừ sự khiêm tốn, cầu thị) thì Quan Vũ hầu như tốt cả. Nhưng điểm yếu nhất của Quan Vũ chính là tính kiêu ngạo.
    Thử nhìn thêm, Trương Phi tuy bị coi là hữu dũng vô mưu, nóng nảy. Nhưng Trương Phi từng lập rất nhiều công lớn nhờ sự mưu trí: buộc cây vào đuôi ngựa để tạo ra nhiều bụi, đánh lừa quân Tào ở cầu Trường Bản; giả vờ say rượu đánh đập quân sỹ để lừa quân sang trá hàng, lừa được Nghiêm Nham, là 1 tướng rất mưu lược; tự mình dẫn 1 cánh quân mà lại vào được Xuyên trước cánh quân của Lưu Bị, trong khi cánh của Lưu Bị thì thiệt mạng mất Bàng Thống, vốn đc đứng ngang hàng với Gia Cát Lượng trong giới mưu sỹ.
    Vậy thì việc 1 người như Quan Vũ sẽ có ngày chết trận cũng là 1 điều ko sớm thì muộn. 1 người như Gia Cát Lượng chắc ko đến nỗi ko hiểu điều đó...

  5. #5
    minhbanking
    Guest

    Mặc định

    Đúng là chém gió. Ông CuonPhong vui tính quá! Bài này đúng là spam rồi!

  6. #6

    Mặc định

    Anh em nên đọc kỹ trích dẫn nguồn ở cuối bài viết?

    Vội vàng chi thế cố nhân ơi???
    ***NHẤT THIẾT TRÍ THÀNH TỰU***

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi cuonphong Xem Bài Gởi
    Anh em nên đọc kỹ trích dẫn nguồn ở cuối bài viết?

    Vội vàng chi thế cố nhân ơi???
    xin lỗi cuồng phong nhé .
    Tác giả bài viết đó đã << lấy bụng tiểu nhân mà đo lòng người quân tử >>

  8. #8

    Mặc định

    Toàn là những suy diễn áp đặt theo suy nghĩ cá nhân. Vậy mà cũng lên báo được. Hay thật !!!

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi cuonphong Xem Bài Gởi
    Giả thiết: Lưu Bị mới là người "thanh lý" Quan Vũ?

    --------------------------------------------------------------------------------
    Trong Tam Quốc diễn nghĩa, La Quán Trung mô tả khi nghe tin Quan Vũ bị Đông Ngô bắt giết, Lưu Bị nhiều lần khóc ngất đi và thề sẽ cử binh đánh báo thù cho Quan Vũ mặc cho nhiều tướng khuyên can. Một thủ lĩnh, cầm trong tay binh hùng tướng mạnh như Lưu Bị, đẩy người em kết nghĩa đánh liều mạng vào nơi nguy hiểm, khi bị vỡ trận lại không hề cắt cử quân đi cứu, cho dù trên danh nghĩa, có thể đi mà không cứu được, để cho sự biến xảy ra rồi mới kêu khóc như đàn bà phỏng có tin được?! Việc Quan Vũ bị nguy khốn, Lưu Bị phải biết tin trước hàng tháng trời? Bỏ mặc Quan Vũ tự xoay xở sống chết với quân Ngô, quân Tào, có đúng chỉ là dã tâm của Gia Cát Lượng như chủ kiến của Chu Tử Ngạn và một số học giả Trung Quốc khác đã lên tiếng?

    Vào thời điểm đó, Gia Cát Lượng mới giữ chức Quân sư trung lang tướng, giống với công việc của “ Nhà thầu tư vấn thiết kế” trong các dự án đầu tư thời hiện đại. Mọi quyết sách chắc chắn nằm trong tay Lưu Bị, Lưu Bị mới là chủ đầu tư, chủ tài khoản của mọi “dự án” khởi binh của nhà Thục Hán. Vào thời điểm phát binh đánh Uyển Thành hoàn toàn khác với giai đoạn bảy lần khởi binh ra Kỳ Sơn sau này của Gia Cát Lượng.

    Khi tiến hành các chiến dịch Bắc phạt, Gia Cát Lượng đã được phân cấp, với chức danh Thừa tướng, Gia Cát Lượng thật sự là “chủ đầu tư dự án”, còn hậu chủ Lưu Thiện chỉ sắm vai “chủ quản đầu tư”...Do đó, trách nhiệm về thất bại trong chiến dịch đánh Uyển Thành dẫn đến Quan Vũ bị giết, không thể đổ lên đầu Gia Cát Lượng. Cũng giống như trách nhiệm về 7 lần ra Kỳ Sơn và lần cuối chém chết Nguỵ Diên sau này thuộc về Gia Cát Lượng chứ không thể quy cho hậu chủ Lưu Thiện. Theo chúng tôi nếu Gia Cát Lượng là kẻ “chủ mưu”, là người úm Lưu Bị trong vụ để mất Kinh Châu thì làm sao có thể sống nổi với Lưu Bị được, sau này làm sao Lưu Bị còn phó thác con côi?

    Chúng tôi đồ rằng, “Dự án đầu tư” phát binh đánh Uyển Thành cho dù do tư vấn lập nhưng đã được bàn tính kỹ, được đích danh Lưu Bị phê duyệt cẩn thận. Khi triển khai dự án này, Lưu Bị đã tính toán kỹ hết các khả năng của cả 3 phương án: thành công mỹ mãn, hoà vốn, gặp rủi ro và thua thảm bại... Một con người già nửa đời cầm quân không thể không so đo tính toán thiệt hơn. “ Doanh nhân” Lưu Bị cũng đã rà tính hết tất cả đáp án của các phương án “kinh doanh” kể cả xấu nhất: nếu gặp rủi ro cháy túi thì sẽ tìm cách thu lãi ở “quả” khác, coi như một cú thăm dò thị trường. Phát động chiến dịch quân sự đánh Uyển Thành, Lưu Bị đã có các tính toán sau đây:

    1/ Về nội trị:

    Khi mới khởi nghiệp, nhà Đông Hán đang ở thời kỳ loạn ly, do đó Lưu, Quan, Trương kết nghĩa với nhau, dựa vào nhau để cùng tồn tại, cùng mưu sự nghiệp lớn. Khi Lưu Bị đã chiếm được Kinh Châu và thu thêm cả Tây Thục thì mối quan hệ Lưu, Quan, Trương từ quan hệ “huynh đệ” chuyển qua quan hệ “vua tôi”, có trên có dưới, giữ nghĩa nhưng phải theo lễ: khuôn phép chứ không còn xuế xoà anh anh, tôi tôi, “ăn cùng mâm, ngủ cùng chiếu” như thuở hàn vi. Đây chính là nguyên nhân mà khi thành đạt nhiều hoàng đế đã chém chết đại thần, những người cũng mình đồng cam cộng khổ trong thời nằm gai nếm mật. Không nói đâu xa, ông tổ của Lưu Bị là Hán Cao Tổ, khi thành đế nghiệp thì diệt luôn Hàn Tín, Trần Bình và bao đại thần khác...

    Qua Tam Quốc diễn nghĩa và qua nhiều sử sách cho thấy: Quan Vũ là kẻ kiêu ngạo, cuồng vọng, cậy khoẻ, không coi ai ra gì. Khi đã trở thành hoàng đế, Lưu Bị chắc chắn không khỏi có lúc khó chịu, bị mất mặt vì cá tính giang hồ, thảo khấu đó của Quan Vũ. Chưa nói trong trận Xích Bích, Quan Vũ không lập được công cán gì, giao cho đi đánh chặn Tào Tháo, kẻ thù không đội trời chung của Lưu Bị, vì “ nể nang” với tình xưa nghĩa cũ mà tha cho Tào Tháo chạy thoát. Tuy Lưu Bị không xử Quan Vũ theo quân lệnh nhưng chắc chắn trong bụng không ưa gì Quan Vũ.

    Khi Lưu Bị vào Tây Thục giao cho Quan Vũ cai quản 9 quận Kinh Tương và 4 quận mới thu về, đáng lẽ được như vậy Quan Vũ phải nhũn nhặn, biết điều, biết ơn huynh trưởng: đối đãi với mình như vậy cũng là hậu. Được ngồi một chỗ “thơm”, chỉ việc đánh cờ, giữ nhà lại không biết thân biết phận còn “tinh tướng”, tỏ thái độ đòi hỏi, suy bì hơn kém với Mã Siêu, Hoàng Trung, khi nghe tin họ có tên trong danh sách được phong Ngũ hổ đại tướng ngang hàng với mình; lúc đầu Quan Vũ có ý định từ chối không nhận. Lưu Bị muốn làm nên đế nghiệp phải dựa vào nhiều người, cho dù Quan Vũ có “ thâm niên” theo Lưu Bị hơn, nhưng thử hỏi với những gì Quan Vũ đã làm, được thêm chức lại có quyền, hơn hẳn các tướng khác mà còn chưa chịu thì “huynh” biết xử với “đệ” và các tướng lĩnh khác như thế nào? Theo chúng tôi đó là bất đắc ý nhứ hai của Lưu Bị đối với Quan Vũ.

    Đã không bỏ công sức ra nhiều mà lại còn đòi được ngồi ”mâm trên” thì “huynh” cũng phải cho “đệ ” biết thế nào là lễ độ, cho đệ thử một mình cầm quân ra đối địch với quân Tào xem sao, xem đệ có ngông nghênh được không. Cử Quan Vũ mang 3 vạn quân đi đánh Uyển Thành là một việc làm quá sức đối với Quan Vũ. Với việc này, Lưu Bị nhằm mục đích dạy cho Quan Vũ biết lễ độ với mình, biết điều hơn, không “gây gổ” với đám Hoàng Trung, Mã Siêu, Triệu Vân... Đừng tưởng ông anh chú đánh được Ích Châu và Hán Trung ngon xơi lắm. Nếu đệ tài, giỏi, đánh được Uyển Thành thì hoan nghênh đệ, đệ xứng đáng đứng sau huynh và đứng trên đám tướng lĩnh khác; nếu không làm được thì đệ phải biết lễ độ, không được tinh tướng, ra vào, nói năng phải khuôn phép, đừng có động tý lại đỏ mặt lên, lại vuốt râu mà xưng ta đây. Bây giờ huynh là vua của thiên hạ chứ đâu có còn anh anh, tôi tôi với riêng đệ. Huynh không bảo được đệ làm sao bảo được đám quần thần trăm người trăm bụng...

    2/ Về ngoại giao:

    Sau khi thu phục được Ích Châu, Hán Trung, buộc Tào Tháo phải bỏ của chạy lấy người, cộng với 13 quận Kinh Tương, thế và lực của Bị đã trở nên cực lớn khiến cho cả Ngô, Nguỵ phải kiêng dè. Bản thân Lưu Bị không thể không ngộ nhận, choáng về khả năng và sức lực của mình. Mặt khác tham vọng lãnh thổ, bành trướng đất đai là loại tham vọng không có điểm dừng. Đánh Uyển Thành vừa là “bài thi” Lưu Bị đưa ra để “sát hạch” Quan Vũ, ngoài ra còn là một phản ứng thử thời vận của Lưu Bị. Một con người như Lưu Bị không bao giờ thoả mãn với những gì có trong tay như Lưu Biểu, Lưu Chương, Trương Lỗ... Nếu quả thật “vận số” nhà Hán một “thương hiệu” mà Lưu Bị đang “kinh doanh” đang có hiệu quả, đang “vào cầu”, còn có thể ăn nên làm ra thì biết đâu, phá xong Uyển Thành, quân Tào Tháo nao núng, nhân cơ hội này thôn tính luôn Trung Nguyên. Thời cơ, thời vận không thử, không phiêu lưu làm sao biết được, làm sao đến được... Bao năm Lưu Bị chỉ biết chạy dài và phòng thủ, giờ Lưu Bị chuyển sang “lối đá Hà Lan”, tấn công và gây sức ép toàn sân, hết thảy mọi vị trí, hễ khoan thủng được chỗ nào là ào luôn vào mũi đó...

    Sau khi bình xong Tây Thục, Lưu Bị từng giao kèo với Lỗ Túc sẽ trả lại Kinh Châu cho Tôn Quyền, Lưu Bị không muốn trả, tất nhiên Quan Vũ cũng không đời nào chịu buông cái mảnh đất béo bở mà mình đang cai quản. Quan Vũ luôn “cà khịa” với Tôn Quyền, với Lỗ Túc là bởi nếu minh ước này được tuân thủ thì Quan Vũ mất chỗ. Về phía Tôn Quyền thì sau khi đã nhịn nhục gả em gái của mình cho Lưu Bị hơn em mình mấy chục tuổi, mong dùng gái trinh “hối lộ” Lưu Bị mà lấy lại được thêm mấy thước đất cho bõ công cất quân ra đánh nhau với Tào Tháo trong trận Xích Bích và khỏi mất mặt với đám quần thần. Không lấy lại được đất, Tôn Quyền cho bắt em gái về. Mất vợ, Lưu Bị cắt luôn tình giao hảo, minh ước liên minh Ngô Thục này coi như chỉ còn trên giấy. Như vậy khi phái Quan Vũ đánh Uyển Thành, Lưu Bị chắc chắn cũng đã lường trước việc khả năng Tôn Quyền trở mặt đánh úp Kinh Châu; thế tại sao Lưu Bị vẫn cho tiến hành chiến dịch phiêu lưu quân sự này?

    Phát động chiến dịch Uyển Thành, một mũi tên Lưu Bị bắn ra nhằm tới nhiều mục đích: Thử thời vận, nếu Tào Tháo đến thời mạt vận thì chơi luôn Tào Tháo; nếu Quan Vũ không làm nên công cán gì thì đây là bài học để dạy cho gã “hãnh tướng” này biết lễ độ; nếu Tôn Quyền thừa cơ bỏ trống Kinh Châu, xông sang “đánh trộm” thì Lưu Bị sẽ có cớ cử đại quân sang nói chuyện phải trái với Tôn Quyền. Quân của Lưu Bị bây giờ đang rỗi, đang sung, đang “ngứa ngáy” chân tay. Nếu không đánh được Nguỵ thì nhất quyết Thục phải quay sang tìm cớ “chơi” Ngô. Chín quận tám mươi mốt châu Giang Nam cũng đáng để Lưu Bị cử binh sang thăm hỏi lắm. Theo chúng tôi đó chính là tính toán, là “tim đen” của Lưu Bị. Về phương diện này những “chí lớn” như Lưu Bị và Gia Cát Lượng ắt đã gặp nhau khi quyết định chiến dịch phiêu lưu quân sự đánh Uyển Thành. Như vâỵ Quan Vũ là một con tốt được Lưu Bị và Gia Cát Lượng ném qua hà, một thứ “ tiền đạo cắm” của Lưu Bị xua qua để thử phản ứng, thử thời vận và còn để nhử mồi đao binh...

    Một vấn đề khi con tốt này gặp nguy nhưng sao cả Lưu Bị lẫn Gia Cát Lượng đều tịnh không có một hành động ứng cứu tượng trưng nào? Gia Cát Lượng ngoảnh mặt đi thì đã rõ, vậy còn “tình nghĩa vườn đào” đối với Lưu Bị chẳng lẽ đã quên? Theo chúng tôi, Lưu Bị chủ trương “thanh lý” con tốt Quan Vũ bởi lợi ích thì ít mà đãi ngộ thì không chừng nào cho vừa. Lưu Bị thí tốt Quan Vũ để có cớ phát động một chiến dịch quân sự lớn nói chuyện phải trái với Đông Ngô. Như vậy “dự án” này sẽ là tiền đề cho một “dự án” khác lớn hơn. Mặt khác nếu Lưu Bị có cử binh đi cứu Quan Vũ thì khi cứu được về Lưu Bị cũng phải chặt đầu Quan Vũ. Bởi lúc này là quan hệ vua tôi chứ không lơ mơ anh anh tôi như trước đây: quân thua chém tướng. Vào triều thì phải đi theo bước của cung phi, một kẻ đầu nóng, tim nóng, ngông ngạo như Quan Vũ thì khó lòng bảo toàn được thủ cấp. Nếu Lưu Bị cứ tiếp tục giữ quan hệ xuề xoà, huynh huynh đệ đệ với một ông mãnh như Quan Vũ thì làm sao sai phái các tướng khác dốc lòng dốc sức.

    Khi xưa sau trận Hoa Dung, Quan Vũ tha cho Tào Tháo, nếu là tướng khác thì khó lòng giữ được mạng sống; Lưu Bị cho qua bởi nếu chém Quan Vũ sẽ làm tổn thương đến cái gọi là tình nghĩa anh em trong nội bộ quân mình, là chiêu thức mà Lưu Bị đang cần giương cao để chiêu binh, mãi mã, thu phục nhân tài. Vào thời điểm đó, Lưu Bị đang trong thế thắng và đang cần người do đó chém tướng là điều khó lòng làm công tác tư tưởng với ba quân. Sau trận Uyển Thành, để Tôn Quyền “thịt” Quan Vũ, về chính trị thuận cho Lưu Bị và “được giá” về quân sự vì có cớ cử binh phạt Ngô.

    Tào Tháo và Tôn Quyền kẻ sớm người muộn cuối cùng đều đã nhận ra độc chiêu này của Lưu Bị. Do đọc, tính ra nước cờ hiểm này, hiểu rõ tim đen, hiểu rõ thế, lực lẫn cuồng vọng của Lưu Bị nên để đối phó với 3 vạn quân của Quan Vũ, Tào Tháo đã cử năm cánh quân đi cứu viện cộng thêm 10 vạn quân đi sau tiếp ứng, vừa để diễu võ dương oai, vừa nhằm đập tan từ trong trứng cuồng vọng nhòm ngó lãnh thổ của Lưu Bị. Kết cục Quan Vũ đã bị quân Tào đánh cho tơi tả. Do hiểu được cuồng vọng của Lưu Bị và mối quan hệ giữa Lưu Bị và Quan Vũ nên Tào Tháo đã không cho quân truy tới cùng mà nhường chiến công truy sát Quan Vũ, anh hùng nổi tiếng một thời cho Lã Mông, Phan Chương. Đám Trương Chiêu của Tôn Quyền cuối cùng cũng hiểu rõ nước cờ “ thí tốt” của Lưu Bị nên mới khuyên mang thủ cấp Quan Vũ nộp Tào Tháo. Tháo biết tỏng âm mưu này nên đã cho làm đám tang cho Quan Vũ còn hậu hơn, đình đám hơn những tướng lĩnh của mình khi chết trận...

    Tóm lại cử Quan Vũ xuất binh đánh Uyển Thành là một “dự án cấp nhà nước” đã được Lưu Bị “lập trình phê duyệt” sẵn; Tào Tháo là “nhà doanh nghiệp” lớn nên đã xúc tác, “đầu tư cổ phiếu” cho “ dự án” này sớm được triển khai...

    Mối quan hệ “kết nghĩa vườn đào thề cùng sống chết” của 3 anh em Lưu, Quan, Trương được người Trung Quốc nhắc tới nhiều suốt gần 2000 năm qua như một thứ khuôn mẫu về tình nghĩa thuỷ chung, sống chết có nhau của những con người cùng chí hướng. Qua những gì diễn ra trong mối quan hệ giữa Lưu Bị và Quan Vũ, theo chúng tôi thứ tình nghĩa “anh anh, em em” này chỉ tinh khiết ở chốn vườn đào, hoặc khi họ còn chung với nhau mái lếu tranh, đang cùng nhau trên đường thiên lý đỏ lửa gian truân. Mỗi khi kẻ đã là vua và người đã thành tôi thì xin chớ có mơ hồ, ai an phận nấy; ai không biết yên chỗ của mình, lộn xộn vượt qua giới hạn thì chỉ có thể nói chuyện với nhau bằng mạng sống... Qua thân phận của Quan Vũ, người em kết nghĩa của Lưu Bị, hậu thế thấy được cái ngọn cờ giả nhân giả nghĩa mà Lưu Bị giương lên đó không chỉ đã che mắt, mê dụ được khối người đương thời mà còn làm cho biết bao bậc thức giả Trung Hoa gần 2000 năm nay vẫn còn xúm vào xây đền, đúc tượng...

    Qua vở “kinh” kịch Quan Vũ bị giết ở Uyển Thành, hậu thế nếu nghiên cứu kỹ sẽ có điều kiện hiểu sâu thêm các “đại gia” thời Tam Quốc đã kết nghĩa đồng minh, đã chơi với nhau và đánh lộn nhau như thế nào...

    báo điện tử VietNamNet
    Kính chư Hiền

    Đọc qua lời của tác giả viết bài này và đưa lên báo thì thật là đáng thương đáng giận thay !!!

    Thương vì kẻ viết những câu trên chỉ là đám hậu sanh mà dám cuồng vọng xúc phạm Tiền Nhân

    Giận vì kẻ viết bài trên chưa là "hạt cát" đối với nhân loại mà đã dám phê bình "một hòn ngọc sáng" của nhân loại !!!

    Khi Từ Thứ hiến sách thử lòng Lưu Bị nên tặng ngựa cho kẻ thù của Lưu Bị để tránh cái họa sát thân , Lưu Bị đáp : Sao Ta có thể làm chuyện bất nhân như thế được !

    Qua lời đối thoại của Lưu Bị với Từ Thứ , đủ thấy Ngài là bậc Đại Nhân Từ như thế nào , thì sao lại có thể đi gián tiếp hạ sát nghĩa đệ của mình - Quan Vũ được ???

    Không thể so sánh hay gán ghép Lưu Bị với Cao Tổ , vì 2 Người hoàn toàn khác nhau

    Kính chào



    Last edited by Thiện Niệm; 20-11-2010 at 09:16 PM.
    Thiện chí bồi công tông tổ quang vinh vang xã tắc
    Niệm cầu lập đức tử tôn hiển hách rạng sơn hà

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thiện Niệm Xem Bài Gởi


    Kính chư Hiền

    Đọc qua lời của tác giả viết bài này và đưa lên báo thì thật là đáng thương đáng giận thay !!!

    Thương vì kẻ viết những câu trên chỉ là đám hậu sanh mà dám cuồng vọng xúc phạm Tiền Nhân

    Giận vì kẻ viết bài trên chưa là "hạt cát" đối với nhân loại mà đã dám phê bình "một hòn ngọc sáng" của nhân loại !!!

    Khi Từ Thứ hiến sách thử lòng Lưu Bị nên tặng ngựa cho kẻ thù của Lưu Bị để tránh cái họa sát thân , Lưu Bị đáp : Sao Ta có thể làm chuyện bất nhân như thế được !

    Qua lời đối thoại của Lưu Bị với Từ Thứ , đủ thấy Ngài là bậc Đại Nhân Từ như thế nào , thì sao lại có thể đi gián tiếp hạ sát nghĩa đệ của mình - Quan Vũ được ???

    Không thể so sánh hay gán ghép Lưu Bị với Cao Tổ , vì 2 Người hoàn toàn khác nhau

    Kính chào



    Theo tôi chuyện Tam Quốc Chí có tính chất văn học nhiều hơn là lịch sử đây tác giả đưa ra giả thuyết của mình mà theo tôi rất phù hợp với thực tế. Lưu Bị là một người thu phục nhân tâm rất giỏi ( ném A Đẩu) nên nước cờ theo giả thuyết trên cũng rất có cơ sở. Việc chinh phạt cũng phải có lý do chính đáng thì mới thu phục được nhân tâm của lính của dân. Thắng hay thua đều đạt cả. Việc Lưu Bị đem Quan Vũ để thử hội được nhiều yếu tố chính trị ( QV ko gả con gái, chiếm Kinh Châu...) Tuy nhiên, nước cờ tính toán của Lưu Bị về mặt chiến lược ko thành hỏng đaị cuộc nên mới ốm chết như vậy( mất 2 em là hai đại tướng việc đại sự ko thành). Cái này người ta gọi tham thì thâm là vậy.
    Còn chuyện Từ Thứ thử Lưu Bị thì tôi nghĩ ông ấy quá khôn ngoan để biết cách xử lý việc này. Nhìn nhận con người LB theo tôi nên nhìn trên toàn cục. Từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc
    Last edited by nghiencuu; 11-03-2011 at 12:06 AM.
    Nolimit

  11. #11

    Mặc định

    tác phẩm tam quốc diễn nghĩa tới nay truyền lại chỉ là tác phẩm văn học dựa theo thời kì lịch sử,thử hỏi lưu bị là người thế nào mà đứng chân vạc được với 2 nước còn lại nếu không phải cũng là bậc giang hùng,trên cũng qua là ý kiến riêng của tác giả
    GIÁO CHỦ THẦN LONG GIÁO

  12. #12

    Mặc định

    Tôi nghĩ huynh cuonphong đẵ không thực sự suy nghĩ thực sự kĩ càng khi cho đăng lại bài vừa rồi. Tôi cũng đọc qua bài này trước đây khá lâu nhưng không nhớ rõ nguồn gốc của bài này nhưng tôi nhớ không nhầm thì nó xuất phát từ các học giả TQ.
    Tôi đẵ đọc qua bài này và cảm giác chung của nhũng người đẵ từng đọc Tam Quốc Diẽn Nghĩa thì cho rằng bài này chỉ mang tính chất suy diễn sự việc đơn thuần của những người không hiểu việc.
    Những suy diễn đấy được nâng lên , rồi nhấn mạnh , và thậm chí kết luận vấn đề dựa trên những dẫn chứng không rõ ràng, không minh bạch , không mang tính đại diện cho tính cách nhân vật mà chỉ mang yếu tố bới lông tìm vết với nhân vật lịch sự.
    Chúng ta nên nhớ rằng danh dự của một con người rất quan trọng nếu không có bằng chứng rõ ràng, xác đáng thì không được phép kết luận, không được phép kết tội cho lịch sử.
    Bản thân tôi cũng thấy rằng nhừng người viết ra ý kiến trên là không hiểu , không đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa.

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vothuongts Xem Bài Gởi
    Tôi nghĩ huynh cuonphong đẵ không thực sự suy nghĩ thực sự kĩ càng khi cho đăng lại bài vừa rồi. Tôi cũng đọc qua bài này trước đây khá lâu nhưng không nhớ rõ nguồn gốc của bài này nhưng tôi nhớ không nhầm thì nó xuất phát từ các học giả TQ.
    Tôi đẵ đọc qua bài này và cảm giác chung của nhũng người đẵ từng đọc Tam Quốc Diẽn Nghĩa thì cho rằng bài này chỉ mang tính chất suy diễn sự việc đơn thuần của những người không hiểu việc.
    Những suy diễn đấy được nâng lên , rồi nhấn mạnh , và thậm chí kết luận vấn đề dựa trên những dẫn chứng không rõ ràng, không minh bạch , không mang tính đại diện cho tính cách nhân vật mà chỉ mang yếu tố bới lông tìm vết với nhân vật lịch sự.
    Chúng ta nên nhớ rằng danh dự của một con người rất quan trọng nếu không có bằng chứng rõ ràng, xác đáng thì không được phép kết luận, không được phép kết tội cho lịch sử.
    Bản thân tôi cũng thấy rằng nhừng người viết ra ý kiến trên là không hiểu , không đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa.
    Tôi e rằng bạn nói như vậy hơi cảm tính. Một chính trị gia như Lưu Bị thì ko việc j là ko thể. Đành rằng Quan Vũ là một tướng tài nhưng cũng có tật. Tham vọng của Lưu Bị chắc chắn ko thể chấp nhận nhà Hán chia 3 như vậy. Việc thống nhất được thiên hạ đòi hỏi Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa nhưng con người là vậy có thể biết ( Gia Cát dự đoán nhé) vẫn muốn thử xem sao. Lưu Bị mà quyết đương nhiên Gia Cát tuân theo bởi ông cũng muốn thử tài năng của mình ra sao ( 7 lần ra Kỳ Sơn). Ở đây chúng ta là hậu thế nhìn nhân vấn đề trên cơ sở truyện TQC là chính nên theo tôi những vấn đề trên cũng là một khía cạnh của cuộc sống và đừng làm việc thảo luận trở nên căng thẳng quá.
    Nolimit

  14. #14

    Mặc định

    nếu Lưu Bị muốn giết em mình thì nói trắng ra đã không đem quân đi trả thù mà chuốc lấy họa vào thân=> bài viết mang tính chém gió

  15. #15

    Mặc định

    Nói thật là mình ko thích tính cách của Quan Vũ lắm. Dễ làm hư việc lớn.
    www.tinhte.vn/f101/kinh-nghiem-mua-hang-tren-ebay-va-ship-ve-vn-65410/index3.html
    http://www.mediafire.com/?75vlyihajb1ze

  16. #16
    Thành viên tích cực SPAM Avatar của hcthinh
    Gia nhập
    Apr 2010
    Bài gởi
    38,281

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi hacbachvothuong Xem Bài Gởi
    Nói thật là mình ko thích tính cách của Quan Vũ lắm. Dễ làm hư việc lớn.
    nói thật là mình không biết gì hết.hug007
    Hoàng Đế Spam
    Chủ Tịch Hội Đồng KHOA HỌC HUYỀN BÍ - TÂM LINH - HUYỀN THUẬT.

  17. #17
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    Lưu Bị là một kẻ gian manh,điều đó ai cũng nhận ra trong Tam Quốc,hắn không có tài cán gì cả,được mọi thứ là nhờ tài của Quan Vũ,Trương Phi và Gia Cát lượng cùng nhiều tướng lãnh trung thành khác.
    haiz...........................

  18. #18

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi kiếp mù lòa Xem Bài Gởi
    Lưu Bị là một kẻ gian manh,điều đó ai cũng nhận ra trong Tam Quốc,hắn không có tài cán gì cả,được mọi thứ là nhờ tài của Quan Vũ,Trương Phi và Gia Cát lượng cùng nhiều tướng lãnh trung thành khác.
    Chỉ riêng việc Lưu Bị bảo Lượng nếu thấy con cháu họ Lưu bất tài thì cứ tự lên ngôi vua là đủ hiểu cái thâm, cái trí của Bị rồi. Ko phải ngẫu nhiên mà làm lão đại đâu. Dĩ nhiên là cần phải có công thần phò trợ mới nên đại nghiệp nhưng nếu người lãnh đạo ko phải là Lưu Bị thì khó thu phục nhân tâm để được nhiều nhân tài đến vậy. Theo mình thì người lãnh đạo giỏi ko nhất thiết phải có mưu trí cao siêu như bậc quân sư mà phải biết sử dụng quân sư.
    Có điều là chúng ta cũng chỉ biết qua đọc sách mà thôi cho nên dẫu có bàn đúng cũng chưa chắc là đúng.hihi
    Last edited by hacbachvothuong; 04-03-2011 at 06:24 PM.
    www.tinhte.vn/f101/kinh-nghiem-mua-hang-tren-ebay-va-ship-ve-vn-65410/index3.html
    http://www.mediafire.com/?75vlyihajb1ze

  19. #19

    Mặc định

    Quan Vũ là bậc anh hùng lẫm liệt, là huynh đệ sinh tử có nhau của Lưu Bị! Làm gì có chuyện đem Quan Vũ ra làm thí tốt! Bài viết này thật sự thiếu suy nghĩ đấy, không phải cứ moi chuyện ra nói là được đâu!

  20. #20

    Mặc định

    Phân tích rất lô gích và có phần đúng nhưng ta thấy một điều, sau cái chết của Quan Vũ, nguyên khí nhà Thục tổn hao rất nhiều và nhanh. Có thể nói cái chết của Quan Vũ là khởi điểm cho việc xuống dốc của nhà Thục Hán.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 18
    Bài mới gởi: 26-02-2013, 11:02 PM
  2. Việc hầu đồng đã dứt hay chưa?
    By Quang_tâm in forum Đạo Mẫu,Đạo Tứ phủ
    Trả lời: 33
    Bài mới gởi: 17-07-2011, 03:44 AM
  3. Các phản hồi đến Đạo Thanh Hải
    By tuyenhoa1985 in forum Chuyện các Thầy, Bà…
    Trả lời: 405
    Bài mới gởi: 29-08-2010, 01:53 PM
  4. giơi thiêu
    By daithuynguu in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 14-08-2010, 08:06 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •