kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Niệm phật ba la mật

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Niệm phật ba la mật

    Thân chào,
    Niệm Phật bất kể khi nào, bất kể ở đâu,không kể số biến, không có tâm mong cầu tạo ra công đức để riêng mình được hưởng mà phải phát tâm hồi hướng cho chúng sanh sáu cỏi Phát bồ đề tâm kiên cố quyết tâm hành bồ tát đạo.Đó là niệm Phật ba la mật.
    Khi một lòng chí thành niệm như thế tới một lúc bạn sẽ bất chợt thấy mình đang niệm mà không biết đã bắt đầu khởi niệm từ bao giờ, và hằng ngày hãy quán xét tâm khẩu ý của mình có thanh tịnh hay không? ngũ giới có được giữ gìn tốt hay không? vì trì giới giữ tốt thì dễ đạt định(nhất tâm), tích lũy thời gian định càng nhiều thì dễ sinh ra huệ.
    Điều nầy thật dễ hiểu khi ta thấy người nào không còn THAM SÂN thì sẽ thoát vòng sanh tử luân hồi, vì sao vậy? nếu tâm sân còn ngay thời điểm cận tử nghiệp sẽ dễ sa vào địa ngục,tâm tham còn rất dễ tái sinh về cỏi ngạ quỹ, vì tham nên keo kiệt sẽ nhận quả là kiếp ngạ quỹ,tham dục nhiều sẽ tái sinh làm người, đố kỵ nhiều sinh về cỏi a tu la, ngã mạn nhiều về cỏi chư thiên.
    Thật dễ hiểu khi nghe câu:

    Niệm gì theo về nơi cỏi ấy


    Nghiệp lực tham lam ngạ quỹ sinh
    Niệm sân niệm hận về địa ngục
    Nghiệp lực Tham dục phải làm người
    Ngã mạn sinh lên cảnh chư thiên
    Tật đố sinh vào cỏi a tula
    Nghiệp lực ngu si đọa súc sinh

    Ta có biết lúc nào ta chết không?, nếu không niệm Phật ba la mật, thì khó đạt tới cảnh giới mười niệm liên tục trước khi tắt thở, nếu được như vậy tức khắc, chẳng cần hộ niệm cũng được đức A Di Đà đến rước đi., theo bổn nguyện thứ 18 của ngài.

    18.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương chí tâm tin ưa muốn sanh về nước tôi nhẫn đến mười niệm, nếu không được sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.


    Nếu các vị tu niệm Phật mà không phát tâm bồ đề thì sẽ dễ lạc vào ma đạo, vì sao?

    Trích:

    Từng nghe: Cửa yếu vào đạo lấy sự phát tâm đứng hàng đầu, việc cấp thiết tu hành lấy sự lập nguyện làm bước trước. Nguyện có lập thì chúng sanh mới độ nổi, tâm có phát thì đạo mới tựu thành. Nếu tâm rộng lớn không phát, nguyện kiên cố không lập, thì dù trải qua trăm kiếp ngàn đời vẫn cứ quanh quẩn trong vòng luân hồi mãi mãi. Dù có gia công tu hành cũng chỉ có nhọc công vô ích, đắng cay vẫn hoàn đắng cay. Cho nên kinh Hoa Nghiêm nói: ‘Quên mất tâm bồ đề mà tu hành các thiện pháp, gọi là hành động của ma. Quên mất mà còn như thế, huống nữa là chưa phát? Cho nên biết rằng, muốn học đạo Như Lai trước hết phải phát nguyện Bồ đề. Không thể hoãn đãi được.
    Trích KHUYÊN PHÁT TÂM BỒ ÐỀ (Tịnh Ðộ Tông Thập Nhất Tổ Tỉnh Am Pháp Sư soạn)
    Hết trích

    Vậy người tu hành niệm Phật biết phát tâm bồ đề thành tâm vô lượng sẽ thỏa theo bổn nguyện thứ 19 của Phật A Di Đà

    19.Giả sử khi tôi thành Phật, chúng sanh ở mười phương phát tâm Bồ đề tâm, tu các công đức chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước tôi. Lúc họ mạng chung, tôi và đại chúng vây quanh hiện ra trước mặt họ. Nếu không như vậy thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.

    Lý do nào người quyết tâm hạ công phu niệm Phật được vãng sanh?

    Không phải cứ niệm Phật là đắc được vãng sanh, mà phải đạt được tâm THAM & SÂN không còn hay thật tối thiểu. Các bạn hãy tìm kinh Phật mà xem khi THAM SÂN không còn thì sẽ đạt quả LIỄU SANH .

    Nếu thêm TÂM SI không còn thì sẽ đạt quả A la han. Vì Vô minh nên Si, hết Si là phát huệ., là có chánh giác biết chọn hướng hợp lý để phát tâm tu và hành và tự điều chỉnh bước tu của mình, không mê tín, không mong cầu chuyện lạ chuyện linh ứng,quyết tâm và kiên cố tìm về chánh giác chánh trí với lòng bi mẫn lớn lao là độ hết chúng sinh cùng mình đi trên con đường Phật đạo.
    Nhiều người niệm Phật ba la mật vài ba năm, tâm rất thanh tịnh, luôn luôn an trú trong chánh niệm A Di Đà, họ không về với Phật thì về với ai?
    Đức Phật A Di Đà có 3 thân, Vô Lượng Công Đức , Vô Lượng quang , Vô lượng thọ.
    Khi các vị hộ niệm cho chúng sinh, sau khi hộ niệm ta sẽ hao tổn một số công đức của mình, do đó nên trì tụng kinh vô lượng thọ hay trì chú vô lượng thọ đề bù lại. Thầy Tubden thuộc phái Nyingma đã nói như vậy.

    Chú nầy không cần quán đảnh, chỉ có điều nếu được quán đảnh thì tha lực sẽ mạnh hơn nhiều, do đó chỉ cần trì 108 biến thay vì vài ngàn biến.

    Aum A Ma Ra Nơ Di Wên Tơ Sô Ha

    Nguyện mong pháp sự của Đưc Bổn sư Thích Ca mãi mãi hưng long trong sáu cỏi luân hồi.

    Aum muni muni maha muni sakya ye so ha
    Aum Ami Dewa Hrih
    Aum A Hum Vajra Guru Padma siddi hum
    Last edited by Vân Quang; 01-08-2010 at 06:47 PM.

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  2. #2

    Mặc định

    Thân ta do tứ đại hợp thành có tướng nên có sắc và thấy được nhờ mắt, cảm nhận được qua các giác quan khác, nhưng nó thật có không? Phật nói sắc tức thị không, ta trước đây 1 giờ khác hơn ta hiện giờ, 1 tháng sau còn khác hơn nữa , vậy nó là không, tức huyễn, vậy thì THÂN KHÔNG THẬT CÓ, lại nữa nếu nói về pháp khả thuyết , mà ta nghe được qua lời nói qua kinh văn cũng là PHÁP TƯỚNG, pháp nầy cũng không thật có vì có sinh tất có diệt, chỉ có PHÁP TÁNH LÀ VÔ SINH LÀ TỰ CÓ NÊN BẤT DIỆT,thế còn trong KHÔNG thì sao? Bát nhã nói , trong chân không chẳng hề có sắc.
    Vậy thì bát nhã trí giúp người tu nắm được ba điều:
    -THÂN KHÔNG THẬT CÓ ( VÔ NGÃ)
    -PHÁP KHÔNG THẬT CÓ ( VÔ PHÁP)
    -KHÔNG KHÔNG :TÍNH KHÔNG

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  3. #3

    Mặc định

    Kinh Hoa nghiêm nói: "Nếu quên mất tâm Bồ đề mà tu các pháp lành, gọi đó là nghiệp ma"
    Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm dạy: "NẾU QUÊN MẤT TÂM BỒ ĐỀ MÀ TU CÁC PHÁP LÀNH, ĐÓ LÀ NGHIỆP MA."
    HT Tuyên Hóa dạy "Nơi nào có Kinh Hoa Nghiêm thì nơi đó có đức Phật."

  4. #4

    Mặc định

    Thân xác do tứ đại hợp lại mà thành
    Mỗi giờ mỗi ngày mỗi tháng ta mỗi già đi một ít, nên ta sẽ không giống với trước đó bao giờ, ta lại không thể kiểm soát được thân, nó muốn bịnh là bịnh muốn ăn nghỉ hay đi chơi phải thuận theo nó. Nếu ai nói nó là của ta là chính ta thì quả là kiên cưỡng. Hai mươi năm trước có thể 4 , 5 chàng trai theo và cùng yêu mến một nàng kiều diễm, nhưng bất ngờ nàng đi lấy chồng và không chọn ai trong cả năm người, tần ngần thờ thẫn có nhiều người tương tư đổ bệnh, giờ nghe tin nàng sắp hấp hối với da bọc xương trên giường bệnh, than ôi!
    Phật nói SẮC tức thị KHÔNG , chỉ vì thấy nó đó nhưng không biết chừng nào nó mất đi, tính vô thường nằm trong vạn sắc, hôm nay chổ nầy là biệt thự , ngày mai thành hố địa ngục.Từ đó ta không thật là ta, nên ta phải bỏ cái mà ta muốn cho ta, tức xa lìa DỤC, vì yêu (ÁI) mà dành được riêng cho mình đặng hưởng thì không cam tâm.
    Nếu biết hoán chuyển Ái Dục không dành cho riêng mình mà cho mọi người thì ta sẽ chẳng mất gì cả, và sẽ không còn đau khổ nữa, vậy thì VÔ NGÃ là cứu cánh của sự chuyển hóa tâm nầy.
    Vậy đối với THÂN xác, với những gì liên quan tới TA nếu biết vận dụng sự chuyển hóa tâm thành VÔ NGÃ, ta sẽ xa lìa và ngăn được bệnh KHỔ
    Lại nữa, Phật đã chẳng từng nói rằng ta chẳng hề thuyết pháp bao giờ, vì sao ? Ý Ngài muốn nói rằng, PHÁP TÁNH của chúng sanh do TỰ TÁNH của họ sinh ra không ai ép họ phải tuân theo một khuôn mẫu có sẳn, hay nhất định nào mà tu tập, VẠN PHÁP DUY TÂM TẠO, Ngài chỉ thuyết Pháp tướng, mà pháp tướng có sinh tất có diệt còn với PHÁP TÁNH thì Ngài chẳng thể thuyết , do đó Ngài mới khuyên mọi người rằng :


    ” Đừng tin tưởng vào một điều gì vì phong văn.
    Đừng tin tưởng điều gì vì vin vào một tập quán lưu truyền.
    Đừng tin tưởng điều gì vì cớ được nhiều nói đi nhắc lại.
    Đừng tin tưởng điều gì dù là bút tích của thánh nhân.
    Đừng tin tưởng điều gì dù thói quen từ lâu khiến ta nhận là điều ấy đúng.
    Đừng tin tưởng điều gì do ta tưởng tượng ra lại nghĩ rằng một vị tối linh đã khai thị cho ta.
    Đừng tin tưởng bất cứ một điều gì chỉ vin vào uy tín của các thầy dạy các người.
    Nhưng chỉ tin tưởng cái gì mà chính các người đã từng trải, kinh nghiệm và nhận là đúng, có lợi cho mình và người khác.
    Chỉ có cái đó mới là đích tối hậu thăng hoa cho con người và cuộc đời. Các người hãy lấy đó làm chỉ chuẩn”.
    Tăng Chi Bộ Kinh
    (The Anguttara Nikaya/The "Further-factored" Discourses)


    Trong ý nghĩa của lời khuyên nầy của Đức Bổn sư hàm chứa, các người chớ tin cả lời của TA nữa, mà phải tự tu tự chứng nghiệm đi!

    Pháp mà ta nghe được đọc được tạm gọi là PHÁP TƯỚNG vì có thể đọc bằng căn nhãn, nghe thuyết bằng căn nhĩ, kinh sách có thể sờ thấy được, khởi đầu của kết tập kinh điển Ngài Anan có trí nhớ tuyệt vời cùng với 500 vị A la han thu thập mà thành tam tạng kinh.
    Như vậy đã là Pháp Tướng thì có sanh tất có diệt, vì chỉ cần dựa theo kinh mà diễn dịch thì sẽ thành lời dạy theo sức hiểu của Thầy mình, càng ngày càng có thể sai biệt nên dễ vào mạt pháp.

    Pháp Tánh là pháp nằm trong tâm mỗi chúng sanh, tất cả chúng sanh đều có khác biệt, do đó pháp tánh cũng có sự khác biệt , vì tự tánh không sinh không diệt nên pháp tánh cũng không sinh không diệt, tự no tự đầy tự đủ.
    Chấp pháp thật có cũng sai lầm , mà chấp không thật có cũng không đúng
    Do đó người tu tới một mức nào đó sẽ không còn cái tâm chấp pháp nữa , tức PHÁP KHÔNG

    Trong bát nhã ba la mật đa tâm kinh có nói , trong chân không chẳng hề có sắc , vậy KHÔNG cũng là KHÔNG nốt, Không có chứng đắc mà cũng không có không chứng đắc.
    KHÔNG ở đây còn có nghĩa nếu KHÔNG PHÁT TÂM BỒ ĐỀ THÀNH TÂM VÔ LƯỢNG, THÌ KHÔNG THỂ TỚI CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ .
    Cho nên kinh Hoa Nghiêm nói: "Quên mất tâm bồ đề mà tu hành các thiện pháp, gọi là hành động của ma".
    Quên mất mà còn như thế, huống nữa là chưa phát?
    Các vị tu chứng ở Tây Tạng và Trung Quốc có nói, dù tham thiền nhập định vững như núi, súng nổ kề bên vẫn im lìm ,tâm không lay chuyển, hay có thể ngồi một chổ mà chu du khắp tam giới thập địa, có nhãn nhĩ trông xa nghe xa, có tận lậu thông , thần thông , vẫn thua xa PHÁT TÂM BỔ ĐỀ hàng vạn lần.
    Vì sao? Vì tương ưng với Tâm ý với chư Phật và chư bồ tát, muốn giúp chúng sanh cùng chung hưởng Phật quốc, nếu ta phát tâm Bồ đề tức giúp chúng sanh giác ngộ tầm tu, thì tha lực của các vị sẽ tương thông với ta và thân tâm ta sẽ mau chóng thanh tịnh, tịnh hóa nghiệp chướng sâu dầy, nhờ sự hộ niệm của chư Phật và chư Bồ tát.
    Mỗi tâm chúng sinh đều mang một pháp tánh riêng biệt, không ai giống ai, nên họ tự tầm pháp thích hợp để tu, lúc khởi đầu là tầm pháp tướng khế hợp cận kề nhất, sau đó tự tìm ra pháp tánh của bản tâm mình.
    VÌ sao ư? Vì TỰ TÁNH đang ẩn ở trong ta , PHÁP TÁNH cũng đang ở trong ta, khi phiền não do tam độc THAM SÂN SI phát sinh ra đã dần đoạt diệt, thân tâm ta thanh tịnh trong sáng, Ái Dục xa lìa. Tức thị TỰ TÁNH hiện tiền.
    Vậy thì tựu trung con đường đi theo Phật, quả là đã chỉ rõ.
    Khi nào ta thấy được ba cứu cánh chính để hàng ngày soi rọi Tự Tâm mà tu hành, đó là VÔ NGÃ-VÔ PHÁP-KHÔNG KHÔNG tức đã dần dần đi vào chính đạo,
    Cầu mong pháp sự của Đức Bổn sư vang xa ra 10 phương 6 cỏi, mãi mãi hưng long cho chúng con noi theo bước chân của Người.
    Amitabha
    Last edited by Vân Quang; 02-08-2010 at 03:42 PM.

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Cả trời niệm phật
    By MINHSANG in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 153
    Bài mới gởi: 11-05-2017, 03:13 PM
  2. 48 Pháp Niệm Phật
    By Bin571 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 31-01-2011, 08:35 AM
  3. Tụng Kinh Trì Chú Niệm Phật
    By Bin571 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 21-09-2010, 08:18 AM
  4. Niệm Phật Pháp Môn Giải Thoát
    By txuan in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 02-09-2010, 03:48 AM
  5. Ý nghĩa câu: Nam-Mô A-Di-Đà Phật
    By Bin571 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 8
    Bài mới gởi: 11-06-2008, 04:27 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •