kết quả từ 1 tới 12 trên 12

Ðề tài: Nguồn Cội

  1. #1

    Mặc định Nguồn Cội

    Cách đây hơn 2500 năm . Đức Phật đã tìm ra con đường giải thoát khỏi khổ , ngài nhận ra rằng thế gian ( vật chất , cảm thọ , trí nhớ , hạnh động hay tạo tác , và biết ) là khổ . Rồi từ đó ngài tìm ra nguyên nhân để có sự khổ(tái sinh) chính là vô minh và con đường để thoát khỏi vô minh là Tám Chặng Đường phải đi mà người ta nói là Thánh Đạo Tám Ngành.

    Sự khổ bao hàm cả về tâm lý và vật lý . Đức Phật dạy đưa đến sự chấm dứt 2 cả cái khổ này .
    Khổ về vật lý như là bệnh tật , đói , no , tiêu , tiểu tiện .v.v.v.
    Khổ về tâm lý : Muốn mà không được là khổ , bực tức là khổ , cô đơn cũng khổ .v.v.
    Nói chung 2 thứ khổ trên là Khổ Đế cả thôi .

    Đức Phật chúng ta tìm ra con đường chấm dứt sự khổ . Nhưng thực tế đến khi ngài chứng quả Niết Bàn trở thành một bậc Alahan đầu tiên thì ngài vẫn còn cái khổ về vật lý , tuy rằng cái khổ về tâm lý đã cắt đứt rồi . Vì sao ? Vì tấm thân tứ đại còn đây , ngũ uẩn còn đây . Chúng nó chỉ là không còn lý do tái tục sau khi bậc Alahan viên tịch mà thôi . Nhưng thân tứ đại này nào có chết đâu .

    Vậy nên ở bậc thánh Alahan có 2 Niết Bàn . Đó là Niết Bàn Dư Y và Niết Bàn Vô Dư Y .
    Niết Bàn Dư Y thì như đã nói các bậc thánh còn chịu khổ về vật lý mà thôi . Đến khi các ngài viên tịch rồi thì do thân tứ đại , trí nhớ , sự biết , mọi hành động , sự cảm thọ đều chẳng còn tái sinh lên nữa thì chẳng có sự khổ vật lý nữa . Chấm dứt mọi sự khổ chính là như vậy đó .

    Có người do thân kiến quá nặng . Khi nghe đến đoạn này thi lo sợ , nghĩ rằng ôi ta tu tập cho đến khi thành bậc Thánh thì “ hết “ hay sao ? Đáng sợ quá , lo sợ quá , ta đi tìm một pháp môn tu khác để có được sự vĩnh hằng , hoặc là sự sung sướng vĩnh cữu khác thôi .

    Vì do không thấu triệt về Khổ Đế ( sự thật là có khổ chứ chẳng phải là không khổ đâu) . Nên con người ta luôn mong cầu sự bất tử , sự trường tồn của ( sắc , thọ , tưởng , hành , thức) . Chính do sự tầm cầu đó nên họ mãi mãi muốn chạy theo luân hồi không dứt ra đươc. Ôi lẽ thường nếu luân hồi không có vị ngọt thì chúng sinh nào có đuổi theo đâu . Cũng ví như các loại ma túy vậy , nếu không phải vi cảm giác sướng đó thì người ta đâu có dại gì chích cái thứ đó vào người đâu .
    Nhưng bên cạnh đó người trí biết rõ đằng sau các vị ngọt đó là sự thống khổ . Biết rõ rằng sau khi hết thuốc rồi khổ thế nào và thèm thuốc nó khổ ra sao .
    Khi còn là Bồ-tát, trước lúc chứng Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, Thế Tôn tự hỏi: "Cái gì là vị ngọt? Cái gì là sự nguy hiểm? Và cái gì là sự xuất ly của sắc?" (Tương tự đối với thọ, tưởng, hành và thức).
    Bấy giờ Thế Tôn tự nghĩ:
    "Do duyên sắc, lạc hỷ sanh. Cái ấy là vị ngọt của sắc. Vô thường, đau khổ, biến hoại của sắc là sự nguy hiểm của sắc. Sự nhiếp phục dục, tham, đoạn tận dục, tham đối với sắc là sự xuất ly của sắc" (Tương Ưng Bộ Kinh III, tr. 34).
    (Tương tự đối với thọ, tưởng, hành và thức).
    Thế Tôn đã dạy tiếp, cho đến khi nào Thế Tôn chưa biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc, thọ, tưởng, hành và thức thì Thế Tôn chưa tuyên bố Thế Tôn đã chứng Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. (Theo Tương Ưng Bộ Kinh III, tr. 34 - 35).
    Sự hiểu rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của Năm uẩn ở trên không phải là sự thông hiểu bằng tri thức thuần túy, mà phải bằng trí tuệ thể nhập.
    Hầu hết chúng ta đều có thể nhận ra dễ dàng vị ngọt của sắc, thọ, tưởng, hành và thức bằng cách sống với nó, hoặc bằng trí tuệ quán sát cuộc sống chung quanh mình. Nhưng chúng ta biết còn rất ít về sự nguy hiểm của Năm uẩn, lại càng biết rất ít về sự xuất ly khỏi Năm uẩn. Cần phải có nhiều công phu tu tập, phải Thiền quán sâu xa, thâm trầm về tính Vô ngã, Vô thường, Hoại diệt và Khổ đau của các pháp, ta mới thấy rõ khía cạnh nguy hiểm của chúng.
    Từ chỗ thấy rõ nguy hiểm ấy, chúng ta mới khởi niệm tinh cần để yếm ly, ly tham. Sau khi đoạn tận dục, tham, ta mới thấy rõ sự xuất ly khỏi Năm uẩn .
    Rồi lại có người hiểu lầm cho rằng “ Diệt Đế là Đoạn Kiến “ . Với suy nghĩ một chúng sinh còn Vô Minh mà chết rồi hết sinh . Suy nghĩ đó mới là đoạn kiến . Tham sân si đầy đủ còn tham quá thân ngũ uẫn này có buông ra đâu mà nó hết sinh kia chứ ?
    Chỉ duy có bậc chứng quả Alahan mới Vô Sinh được .
    Chân Lý rất công bằng , vì sao tôi gọi là Chân Lý mà không gọi là Đạo Phật ? Vì Đức Phật chỉ là bậc tìm ra Chân Lý chứ ngài không tạo ra Chân Lý , ngài hoàn toàn thụ động với chân lý . Chẳng thể cứu người chết sống lại , chẳng thể tu dùm hoặc làm cho kẻ còn Vô Minh mà thành Thánh Quả được .
    Thánh đạo tiến triển từ Tu – Đà – Hoàn , Tư – Đà – Hàm , A- Na – Hàm , Alahan
    Các tầng thành được phân ra vì không có sự trở lui . Ví dụ như từ A-Na-Hàm trở xuống thành Tư –Đà-Hàm được . Các vị sẽ chỉ có đi lên hoặc chưa lên tới mà thôi , không có trở lùi . Còn dưới Tu-Đà-Hoàn hành giả hoàn toàn còn sự trồi sụt về công hạnh .
    Để chia rẻ một tập thể , người ta sẽ phân chia giai cấp tập thể đó . Cũng như vậy người trong Phật Giáo người ta phân chia cao thấp và có luôn cả sự khinh khi . Nếu trong một tập thể đề cao sự thanh tịnh mà lại chấp nhận có luồng tư tưởng khinh khi , thì tập thể đó chỉ còn thanh tịnh vẻ bên ngoài , chứ thực chẳng còn thanh tịnh nữa .
    Người ta cho rằng Đức Phật không hướng chúng sinh giác ngộ như ngài , nên con đường mà ngài hướng đến chúng sinh là con đường hạn hẹp . Đây là cách nói như kiểu “ hàng xóm đi soi nhà mình” . Vốn dĩ họ không biết gì về Đức Phật chỉ nghe loáng thoáng rồi sau đó luận , luận rồi tự cho mình đúng , sau đó lại truyền bá lung tung, theo kiểu khinh khi người khác rồi tự đề cao mình vậy . Tuy nhiên lại rất sợ hỏi những người đã hành trị và học tập Đức Phật .
    Đức Phật có dạy cho những hàng đệ tử của ngài để được giống y hệt ngài không? Trả lời rằng có .
    Thực chất Đức Phật chỉ kể lại mà thôi . Chứ thực tế nó lại không manh tính khả thi thời bấy giờ và cho đến tận bây giờ . Vì lẽ không khả thi , nên Đức Phật không chú trọng , mà ngài chú trọng vào chính sự giác ngộ . Ngài muốn chúng sinh giác ngộ được như ngài , đó chính là giải thoát hay Niết Bàn. Vì đây chính là lợi ích cốt lõi của người trời va chư thiên .
    Thực tế Đức Phật không khác chi lắm Đệ Tử của ngài . Như đã nói lợi ích cốt lõi là thoát khổ thì như nhau rồi , ngoài ra Đức Phật còn có những ưu điểm khác biệt như là không thầy chỉ dạy , thiên nhân sư .v.v.
    Chúng ta có thể hiểu một cách nôm na rằng . Ví như trên quá trình để chứng quả Niết Bàn là quá trình một cậu học sinh học từ lớp 1 đến lớp 12 . Thì sự khác biệt ở đây của một vị Alahan Phật và một vị Alahan Thinh Văn là : Vị Thinh Văn học và đều đặng lên lớp đúng 18t ra trường . Còn vị Phật thì 1 lớp ngài học 10 năm , và mỗi năm ngài lại vừa đi làm thêm nữa , nên đến khi năm 126t ngài ra trường ngài có một số vốn kiến thức vững chắc một lực tài chính lâu bền . Ở đây Đức Phật không ngăn cấm , nếu như bạn muốn thành Phật vẫn được . Những hãy chờ đi , chờ như thế nào va bao lâu ? Tôi chưa nói đến công hạnh phải làm thông qua 10 pháp Balamat . Nếu vào năm đó vị Tỷ kheo ấy gặp Đức Phật vị này không thoát khổ được , vì nếu thoát khổ thì ngài chỉ dựa trên nền tảng của Đức Phật giáo truyền mà thành chứ không phải là một vị “ Không thầy chỉ dạy” . Rồi cho đến hiện tại đây , ngài ấy có tái sinh thành người cũng không giải thoát được vì giáo pháp của Đức Phật còn đây , ngài giải thoát rồi cũng có tuyên bố gì được đâu ? Ngài vẫn chỉ là một vị Thánh Thinh Văn bình thường . Vậy đến khi nào ? Đến khi nào Giáo Pháp này không còn nữa , nhưng xin lưu ý ngài phải đến trước Đức Bồ Tát Di Lặc . Nếu đến đích sau Đức Bồ Tát thì ngài cũng chỉ là một vị thượng thủ Thinh Văn . Vậy phải làm sao? Khi nào đến lượt ngài ? Ngài phải ngồi ở vị trí Dự Bị đến khi nào ? Không sao cả, ngài có một sự kiên nhẫn và chờ đợi , đợi khi nào không còn ai đến trước ngài thì ngài đến trước .
    Nếu như Đức Phật ép buộc đệ tử ngài “ hãy chờ đi , tất cả hãy lên hàng ghế dự bị đi” thì đây mới chính là con dường nhỏ hẹp . Tôi nghĩ các bạn cũng cảm thấy nó hẹp đến kinh khủng thế nào rồi đúng không ?
    Nhưng thực tế Đức Phật không thể nào đưa ra lời khuyên “ nhỏ hẹp “ như vậy . Ngài hướng chúng sinh hãy giải thoát , thật nhanh , thật gọn và khuyễn khích luôn vị nào muốn thành Phật .

    Có người cho rằng người mà giải thoát nhanh , mà không ngồi ở hàng ghế dự bị là không từ bi . Nhưng hãy nghĩ lại đi , ai đã giáo truyền cho các bạn được Chân Lý ? Đức Phật ư ? Không một mình ngài không làm được , ngài giao truyền được có mấy mươi năm mà thôi . Những vị Thánh Tăng và Phàm Tăng , thay phiên nhanh thành đạo để làm gương đó mới chính là tác nhân lớn nhất truyền Chân Lý đến tận bây giờ . Vậy thì ai từ bi hơn ai ? Kẻ trồng lúa và người phân phối đều có công như nhau mà . Người tiêu dùng mang ơn người trông lúa nhưng nên nhớ rằng muốn đến lu gạo của bạn thì phải nhờ hệ thống phân phối nữa .

    Lại có người cho rằng Đức Phật dạy cho hàng đệ tử ích kỹ . Vì chỉ biết tự lo mà chẳng biết lo dùm ai . Như đã nói Đức Phật thụ động trước chân lý . Ngài nào có tu dùm ai được đâu mà dạy đệ tử của ngài tu dùm ai đó được ? Ngài có cứu người chết sống dạy , thú thành người được đâu mà dạy cho đệ tử của ngài cứu ai như vậy được ? Đừng nên vẻ lên những điều phi lý đánh đố Đức Phật . Đức Phật chỉ làm điều có lý mà thôi .

    Nhưng Đức Phật dạy về Bố Thí ( pháp và tài vật) rất cạn kẻ . Phải nói rằng là ngài dạy thường xuyên . Nếu hàng đệ tử của ngài biết bố thí và làm tốt thì Chân Lý mà ngài tìm ra sẽ đi xa lắm . Điều này tốt quá còn gì đúng không các bạn .
    Nhưng ngược lại Đức Phật không dạy đệ tử của ngài mong cầu sự hoặc bố thí từ người khác . Rõ rang nếu bạn nào học trong ngành Kinh Tế sẽ không có thầy nào dạy “ Bộ môn được bố thí” . Đâu phải bước ra đời làm ăn luôn mong ai đó đưa khách hàng cho bạn , hoặc tự nhiên ai đó đưa bạn vô làm , cho bạn làm Giám Đốc ? Điều này hy hữu và không đáng mong cầu. Thầy chỉ dạy các bạn về Chiến Lước , Phân tích Swot , Vĩ Mô , Vi Mô , Cách lên 1 kế hoạch ..v.v.v… Những cái này bạn không làm thì ai làm ?
    Chính vì vậy Đệ Tử của Đức Phật rất dũng mạnh ví như mãnh tướng vậy . Vào vùng đất khô cằn khó khăn không sợ hãi , tự đứng trên đôi chân của mình , còn nếu đúng vào mãnh đất màu mỡ thì sẽ làm tốt hơn . Nhưng tuy rằng chẳng mong ai giúp nhưng Đệ Tử của ngài luôn mong giúp những ai hữu duyên .
    Hay thay tư tưởng chẳng mong ai giúp mà luôn mong giúp ai phải không các bạn .
    Vậy thì tư tưởng này có ích kỹ chăng ? Tôi nghĩ nó thực tế đó chứ ? Hãy áp dụng vào cuộc sống của mình . Tôi cũng nhờ nó mà vượt lên , bắt đầu từ năm 21t tôi tìm hiểu Đức Phật và học tập ngài . Nhờ đó tôi mới thay đổi bản thân và có những bước thay đổi đáng khích lệ . Thầm biết ơn Đức Từ Phụ Thế Tôn . Mong cho giao lý của ngài đi xa và xa mãi , mọi người có thể hiểu và đạt được những ích lợi từ đó .

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  2. #2

    Mặc định

    Bài viết hay, tôi theo kịp phần nào bạn nói nhưng nên để phong chữ nhỏ cho mọi người đọc dễ hơn. Chữ to xem hơi mỏi mắt

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lucboy Xem Bài Gởi
    Bài viết hay, tôi theo kịp phần nào bạn nói nhưng nên để phong chữ nhỏ cho mọi người đọc dễ hơn. Chữ to xem hơi mỏi mắt
    Cám ơn bạn đã theo dõi , lâu rồi không viết nên sai chính tả nhiều , và chữ hơi to . Để có thời gian mình sẽ chỉnh sửa lại .
    Tâm huyết học hỏi ở Đạo Phật nói thật gọn chỉ như bài viết đó vậy . Nó giản dị nhưng mong các bạn đừng chê.
    Không biết rõ ( sắc,sắc tập khởi, sắc đoạn diệt, con đường đưa đến sắc đoạn diệt, thọ... tưởng... các hành...con đường đưa đến thức đoạn diệt). Đây gọi là vô minh .

  4. #4

    Mặc định

    Bạn để chữ quá to nên khó đọc.
    Không trên trời, giữa biển,
    Không lánh vào động núi,
    Không chỗ nào trên đời,
    Trốn được quả ác nghiệp.

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi zelda Xem Bài Gởi
    Cám ơn bạn đã theo dõi , lâu rồi không viết nên sai chính tả nhiều , và chữ hơi to . Để có thời gian mình sẽ chỉnh sửa lại .
    Tâm huyết học hỏi ở Đạo Phật nói thật gọn chỉ như bài viết đó vậy . Nó giản dị nhưng mong các bạn đừng chê.
    Sadhu! Sadhu! Sadhu!
    Lành thay lời chân thật!
    Tôi đọc bài của Zelda nhiều năm rồi. Nhưng thật hoan hỷ khi được nghe những lời chân thành này!

  6. #6

    Mặc định

    Người giác ngộ thì phủ đầy tro trên đầu
    Và mặt lấm đầy đất,
    Vì chúng sanh làm việc không quản nhọc
    Chính hạnh Bồ Tát của Đại Thừa
    Là chơn tủy của Thiền

    Đầu Tro Mặt Đất

    A DI ĐÀ PHẬT

    Xem thêm: http://www.thienlam.org/news/KINH/Ki...#ixzz22r9hNGzW

  7. #7

    Mặc định

    Bạn Zelda viết bài hay, nhưng có 1 chi tiết bị nhầm. Trên con đường tu đạo thành Phật, đức Thích Ca chưa bao giờ là 1 vị Bồ Tát cả, trong đạo Phật cũng không có Bồ Tát giới, đó chỉ là 1 sản phẩm tưởng tượng của riêng bọn Tàu và sau này được các nhà sư VN nhai lại mà thôi. Trong đời đức Thích Ca cũng chưa từng nhắc tên đến bất kì 1 vị Bồ Tát nào cả, Đừng để những tư tưởng bành trướng, lừa đảo của bọn Tàu mãi ám ảnh chúng ta. Hãy nghiên cứu kĩ nguồn gốc và các mốc thời gian phát triển của đạo Phật, chỉ có người VN là mãi tin theo các tư tưởng của người Tàu thôi, ảnh hưởng của 1000 năm đô hộ mà cộng thêm 2 thế kỷ phong kiến bị áp bức nữa. Nếu tu mà đòi làm Bồ Tát thì chỉ có mà tu hú vì chìa khóa của sự thành công chính là hạnh độc cư.

  8. #8

    Mặc định

    Tội thay!
    Thiên đường hữu lộ vô nhân vấn
    Địa ngục vô môn hữu khách tầm.

    Nói cho nhiều, tưởng ta đây giỏi, tới khi tắt thở mê man, không biết đi đâu về đâu, sợ hãi cuồng loạn, xuống vạc dầu ôm cột lửa cháy kêu gào than khóc đáng thương xót thay...

  9. #9

    Mặc định

    Bao đại nhân là 1 nhân vật của người Tàu nên phải bảo vệ người Tàu đến cùng là phải rồi. Người Tàu luôn coi mình là trung tâm của thế giới, là nhất là đại còn kẻ khác chỉ là tiểu mà thôi, chỉ có người Tàu mới có đủ phẩm chất, trí tuệ và đạo đức nên mới xứng đáng được truyền thụ Phật giáo ĐẠi thừa. Tất cả các vị Phật (chỉ trừ Ngài Thích Ca), các vị Bồ tát, 128 vị Tổ thiền tông, 64 vị tổ mật tông và mấy vị tổ tịnh độ tông đều là người Tàu cả. Vậy xin hỏi Bao đại nhân tại sao ngoài VN ra ko có nước nào khác theo tư tưởng Đại thừa của người Tàu? Có phải do ảnh hưởng của 1000 năm ách đô hộ + 1000 năm áp bức phong kiến ko? hay tại các nước khác toàn người ngu và ko đủ đạo đức nên ko đủ duyên để được truyền thụ Đại Thừa? Cái này bên Đại thừa vẫn nói do căn cơ thì phải nhỉ. Mà Bao đại nhân có biết Phật Giáo đại thừa xuất hiện vào thời gian nào? do ai khởi xướng ko? thử trả lời câu hỏi đơn giản đó xem có tí kiến thức gì về Phật Giáo ko đã nhé. Mọi người nên cảnh giác trước âm mưu của bọn Tàu và tay sai của chúng như ngài Bao đại nhân nhé. Bây giờ cái gì người VN ta cũng bắt trước người Tàu cả, từ phong tục tập quán, lễ tết, giỗ chạp, xem tướng số, tử vi, ngày giờ tốt xấu, dựng nhà, cất mồ mả, lại còn cả một nền Phật giáo Đại thừa hoành tráng nữa chứ. 2000 nghìn năm bị nô lệ về tư tưởng quả là một thời gian quá dài đã tạo 1 nghiệp lực quá lớn và sâu rộng nên người ta ko đủ lí trí mà phân tích cho kĩ đúng sai.

  10. #10

    Mặc định

    Tội lỗi quá bạn ơi.
    Giờ hình ảnh vãng sanh hay video vãng sanh rất nhiều, nếu bạn chịu nhìn nhận vấn đề thì bạn sẽ suy nghĩ khác.
    Last edited by kimdailienhoa; 30-08-2012 at 03:17 PM.

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thich Thi Chieu Xem Bài Gởi
    Vậy xin hỏi Bao đại nhân tại sao ngoài VN ra ko có nước nào khác theo tư tưởng Đại thừa của người Tàu?
    Đây những nước Nhật Bản (chỉ số IQ rất cao), Hàn Quốc, Tây Tạng người ta cũng ngu si kém trí chăng?
    http://daitangkinhvietnam.org/phat-g...ia-chau-a.html
    Tư tưởng Bồ-tát bắt đầu ảnh hưởng trong các tông phái Phật giáo Ấn Độ vào những năm cuối của vương triều A-dục (Ashoka). Không lâu sau đó, khi Phật giáo Đại thừa phát triển, tư tưởng nhập thế này đã nhanh chóng ảnh hưởng mạnh mẽ khắp Ấn Độ và truyền rộng đến các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Tạng, Việt Nam…

    Theo truyền thống Đại thừa, có vô lượng Bồ-tát thị hiện trong nhiều hình tướng và chủng tộc, trong nhiều không gian và thời gian để cứu giúp chúng sanh đang bị đọa đày trong cảnh khổ đau. Và Bồ-tát Địa Tạng là một trong những vị Đại Bồ-tát như vậy, bậc rất được kính ngưỡng trong truyền thống Phật giáo Bắc tông ngày nay.

    Danh hiệu của Ngài nguyên ngữ tiếng Phạn là Bodhisattva Ksitigarbha, phiên âm tiếng Hán là Địa Tạng Bồ-tát. Theo kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện, trong vô lượng kiếp về quá khứ, Bồ-tát Địa Tạng đã phát đại thệ nguyện vào chốn địa ngục để cứu độ chúng sanh, nguyện rằng đến khi nào không còn chúng sanh trong địa ngục thì Ngài mới thành tựu vô thượng Bồ-đề. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã khen ngợi hạnh nguyện cao đẹp này và dạy rằng, nếu ai biên chép kinh này, tôn tạo tranh tượng, lễ bái cúng dường Bồ-tát Địa Tạng thì được công đức rất lớn; nhờ công đức này, thân bằng quyến thuộc, kẻ còn người mất, đều được an vui.

    Và từ đó, tín ngưỡng tôn tạo tranh tượng và lễ bái cúng dường Bồ-tát Địa Tạng đã hiện diện tại Ấn Độ, Trung Á, Tây Tạng, ảnh hưởng rộng khắp Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, và trở thành tín ngưỡng chung của người dân Nhật Bản.

    Tại Ấn Độ, tín ngưỡng Bồ-tát Địa Tạng xuất hiện khoảng đầu thế kỷ thứ VI TL, đầu tiên tại Uttar Pradesh, dần dần được khắc họa vào tranh tượng Mạn-đà-la theo truyền thống Phật giáo Mật tông. Trong tranh tượng Man-đà-la của tám vị Đại Bồ-tát tìm thấy tại Kalinga (nay gọi là Orissa), phía đông Ấn Độ, Bồ-tát Địa Tạng được khắc họa ở vị trí hướng Đông cùng với Bồ-tát Di Lặc thân cận một bên đức Bất Động Như Lai. Bồ-tát Địa Tạng cũng được kính ngưỡng trong cộng đồng Tăng-già và cư sĩ tại phía Nam Ấn Độ từ thế kỷ thứ VIII, được thể hiện qua tranh tượng tại các quần thể hang động Phật giáo Ajanta và Ellora.

    Bằng con đường Tơ lụa, Phật giáo Đại thừa Ấn Độ đã truyền đến các nước Trung Á. Tại đây, Phật giáo đã ảnh hưởng sâu rộng vào cộng đồng xã hội, và trong nhiều thế kỷ, tư tưởng Phật giáo đã đóng vai trò chủ đạo trong đời sống tâm linh của người dân mà ngày nay phần lớn là tín đồ Hồi giáo này. Những tranh tượng còn lại, cho thấy vào thế kỷ thứ VIII, Bồ-tát Địa Tạng được mô tả với hình dáng Tăng sĩ Phật giáo. Một số tác phẩm văn học Phật giáo bằng tiếng Khotan tìm thấy, có niên đại vào thể kỷ thứ VIII, cũng đã tôn xưng danh hiệu Bồ-tát Địa Tạng. Điều ấy cho biết, tín ngưỡng Bồ-tát Địa Tạng đã phổ biến tại các nước Trung Á trễ nhất là vào thế kỷ thứ VIII TL. Và người ta tin rằng, Ngài thường hiện thân cứu giúp những thương nhân hay lữ khách khi gặp hoạn nạn trên lộ trình xuyên qua con đường Tơ Lụa đầy hiểm nguy và gian khổ này. Ngày nay, Phật giáo tại các nước Trung Á đã suy tàn, tín ngưỡng Bồ-tát Địa Tạng cũng không còn nữa, chỉ còn lại những di tích cổ xưa luôn có thể bị đập phá bởi những người Hồi giáo cực đoan.

    Phật giáo truyền vào Trung Quốc dưới triều đại nhà Hán, khoảng nửa cuối thế kỷ thứ I TL. Sau đó, nhiều du tăng Ấn Độ và Trung Á lần lượt đến truyền giáo tại Trung Quốc. Từ thời Tam Quốc (nửa cuối thể kỷ thứ III TL) đến hết thời kỳ Nam Bắc Triều (cuối thế kỷ thứ VI), đất nước Trung Quốc luôn bị chia cắt và chiến tranh, dân chúng thường xuyên sống trong trong tình trạng hoảng loạn và chịu cảnh áp bức. Trong những hoàn cảnh như vậy, người dân rất cần đến sự bảo hộ và cứu giúp của những vị Bồ-tát như Bồ-tát Địa Tạng. Tùy thuận ước vọng của dân chúng, vào khoảng đầu thế kỷ thứ V, tín ngưỡng Bồ-tát Địa Tạng đã được hiện diện tại Trung Quốc. Và đến khoảng đầu thế kỷ thứ VII, tín ngưỡng này đã phổ biến rộng khắp trong quần chúng Phật tử. Vâng theo lời dạy của đức Phật trong kinh Địa Tạng Bồ-tát Bổn Nguyện về công đức tôn tạo hình tượng và lễ bái cúng dường Bồ-tát Địa Tạng, Phật tử và những người tín tâm đã khắc tạo hàng ngàn bức họa và pho tượng trên những vách đá tại nhiều thánh tích Phật giáo, mà nổi tiếng nhất là quần thể hang động Long Môn và Đôn Hoàng. Bồ-tát Địa Tạng thường được khắc họa trong hình dáng Tăng sĩ Phật giáo Bắc tông, mình khoác cà-sa, tay cầm minh châu và thiền trượng.

    Đến đầu thế kỷ thứ VIII, nhân gian truyền nhau rằng, Bồ-tát Địa Tạng hóa hiện thành thái tử Triều Tiên Kim Kiều Giác, xuất gia tu Phật, rồi vân du sang Trung Quốc, tại núi Cửu Hoa, hóa hiện thần lực nhiếp độ quần sanh. Và từ đó về sau, Cửu Hoa Sơn trở thành đạo tràng của Bồ-tát Địa Tạng. Từ khi Bồ-tát Địa Tạng ứng hiện tại Cửu Hoa Sơn, niềm tin về sự cứu độ của Ngài trong lòng Phật tử ngày càng sâu rộng. Khách từ phương xa hành hương đến, chiêm bái và cầu nguyện tại Cửu Hoa Sơn ngày càng đông. Rồi theo thời gian, vì nhu cầu tu tập của Tăng Ni cũng như Phật tử, hàng trăm tự viện được xây dựng trên dãy núi kỳ vĩ này. Cửu Hoa Sơn hưng thịnh nhất vào đầu và giữa triều đại nhà Thanh và suy giảm từ cuối nhà Thanh trở về sau... Ngày nay, dù không còn hưng thịnh như xưa, nhưng Cửu Hoa Sơn vẫn là một trong bốn đỉnh núi linh thiêng của Phật tử Trung Hoa, và là điểm đến của nhiều khách du lịch, cả người Trung Quốc lẫn người nước ngoài.

    Từ Trung Quốc, Phật giáo truyền đến Triều Tiên. Qua ngõ triều tiên, Phật giáo truyền vào Nhật Bản đầu thế kỷ thứ VI TL. Trước khi Phật giáo truyền đến Nhật Bản, người dân nơi đây phần lớn tin theo Thần đạo. Họ tôn thờ nhiều vị thần linh. Khi Phật giáo phát triển, dân chúng Nhật Bản đã lưu truyền nhiều câu chuyện về Bồ-tát Địa Tạng như là hiện thân của vị Bồ-tát chăm lo và cứu giúp những người bất hạnh và khổ đau. Họ tin rằng, Ngài luôn bảo hộ những lữ khách đi đường, phụ nữ có thai, người lính cứu hỏa… đặc biệt trẻ em bất hạnh.

    Ngài luôn hiện thân để bảo vệ trẻ em bị ngược đãi, bạo hành trong gia đình và xã hội. Với những trẻ thơ bất hạnh yểu mạng, Ngài thường đến bên bờ sông Nại Hà, dòng sông mà tín ngưỡng dân gian Á Đông tin là linh hồn phải đi qua trước khi vào điện Diêm La nghe Diêm vương phán xét tội hình, an ủi và che chở các em. Nhiều người tin rằng, những trẻ em yểu mạng, vì thương nhớ cha mẹ và người thân, linh hồn các em thường ở lại bên bờ Nại Hà nhặt những viên đá cuội xây lâu đài và thành quách để tưởng đến người thân. Các em rất khổ sở vì nhớ cha, nhớ mẹ và nhớ anh chị, Bồ-tát Địa Tạng thường đến bên các em vỗ về, an ủi và cùng các em nhặt đá xây thành, giúp các em tích tạo công đức, và đưa các em qua sông Nại Hà. Nhiều người khác lại tin rằng, các em có tội bất hiếu vì khiến cha mẹ và người thân đau buồn, nên các em bị hình phạt bên bờ Nại Hà, bị qủy dữ hiếp đáp, và Bồ-tát Địa Tạng thường hiện thân cứu giúp các em, đưa các em qua dòng sông Nại Hà.

    Vì tôn thờ Bồ-tát Địa Tạng là vị Bồ-tát bảo vệ trẻ em, nên phần lớn tranh tượng của Ngài thường biểu hiện giống và liên quan đến trẻ thơ. Có tranh tượng, khuôn mặt Ngài trông giống trẻ em, rất ngây thơ, hồn nhiên. Có tranh tượng, trên tay Ngài bồng một em bé, dưới chân lại có vài ba em bé khác đang níu kéo Tăng bào và thiền trượng của Ngài. Và tượng Ngài thường được tôn thờ bên những dòng sông, con suối. Hằng năm, người dân Nhật Bản thường tổ chức lễ tưởng nhớ công ơn của Ngài dành cho trẻ thơ vào ngày 24 tháng 7 AL. Ngày nay, tín ngưỡng Bồ-tát Địa Tạng đã trở thành tín ngưỡng chung của Phật giáo và dân gian.

    Phật giáo Tây Tạng theo truyền thống Mật thừa, mà truyền thống này, ngay tại Ấn Độ, đã tôn xưng và lễ bái Bồ-tát Địa Tạng như là một trong tám vị Đại Bồ-tát thân cận với năm vị Đại trí Như Lai biểu hiện qua dạng Mạn-đà-la. Trong kết cấu Mạn-đà-la của Tám vị Đại Bồ-tát, tuy có vài thay đổi vị trí tọa vị của ngũ phương Phật và các vị Bồ-tát, nhưng trong Mạn-đà-la được biết nhiều, thường mô tả Bồ-tát Địa Tạng thân cận với đức Bất Động Như Lai (A-súc-bệ Phật). Tổng thể Mạn-đà-la này, về hình thức, thường mô tả đức Đại Nhật Như Lai (Tỳ-lô-giá-na Phật) tọa vị trung ương. Trong khi bốn Đại trí Như Lai là Bất Động Như Lai, Bảo Sanh Như Lai, A-di-đà Như Lai, Bất Không Thành Tựu Như Lai tọa vị bốn phương Đông, Nam, Tây, Bắc; và có tám vị đại Bồ-tát: Địa Tạng, Di-lặc, Kim Cang Thủ, Hư Không Tạng, Quan Thế Âm, Văn Thù Sư Lợi, Trừ Cái Chướng và Phổ Hiền thân cận sát bên. Theo truyền thống Mật tông, Mạn-đà-la được thể hiện qua tranh tượng biểu trưng cho vũ trụ và năng lực của vũ trụ. Dạng hình của nó thường là hình tròn hoặc hình vuông. Ngày nay, Mạn-đà-la là đối tượng thiền quán và lễ bái phổ biến trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng và các nước theo Mật tông.

    Qua nhiều thế kỷ, những người con Phật đã tôn tạo tranh tượng Bồ-tát Địa Tạng trong nhiều hình dáng khác nhau theo tín ngưỡng, văn hóa của mỗi quốc gia. Nhưng tất cả Phật tử đều có chung niềm tin sâu sắc về hạnh nguyện độ sanh của Ngài. Hạnh nguyện cứu giúp chúng sanh đang chịu nhiều khổ đau của Bồ-tát Địa Tạng cần được tiếp nối và phát huy sâu rộng trong hành động và việc làm của người con Phật, hầu mong góp phần mang đến an vui hơn và hòa bình hơn cho nhân loại.
    Last edited by Bao Đại Nhân; 30-08-2012 at 03:27 PM. Lý do: Tín ngưỡng bồ tát Địa Tạng tại 1 số quốc gia Châu Á

  12. #12

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thich Thi Chieu Xem Bài Gởi
    Tất cả các vị Phật (chỉ trừ Ngài Thích Ca), các vị Bồ tát, 128 vị Tổ thiền tông, 64 vị tổ mật tông và mấy vị tổ tịnh độ tông đều là người Tàu cả. Vậy xin hỏi Bao đại nhân tại sao ngoài VN ra ko có nước nào khác theo tư tưởng Đại thừa của người Tàu?
    Cả đức Avalokiteshvara nữa chăng cũng là người Trung Quốc?
    Cả Lạt ma Dawa Drolma nữa chăng cũng là Đại thừa của người Tàu?
    http://www.thegioivohinh.com/diendan...d.php?t=147955

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 06-09-2012, 08:52 PM
  2. Họ Ngô và những chặng đường tìm nguồn cội
    By Bin571 in forum Ngoại cảm - Khả năng đặc biệt
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 18-10-2011, 10:04 AM
  3. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 12-09-2011, 12:11 PM
  4. Cội nguồn truyền thừa. ( Thiền học )
    By Đặng Minh Tiến in forum Âm nhạc, Media
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 02-08-2011, 03:36 PM
  5. CỘI NGUỒN VĂN HÓA VIỆT
    By damquangvinh in forum Đạo Mẫu,Đạo Tứ phủ
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 02-04-2011, 03:14 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •