Cách đây hơn 2500 năm . Đức Phật đã tìm ra con đường giải thoát khỏi khổ , ngài nhận ra rằng thế gian ( vật chất , cảm thọ , trí nhớ , hạnh động hay tạo tác , và biết ) là khổ . Rồi từ đó ngài tìm ra nguyên nhân để có sự khổ(tái sinh) chính là vô minh và con đường để thoát khỏi vô minh là Tám Chặng Đường phải đi mà người ta nói là Thánh Đạo Tám Ngành.

Sự khổ bao hàm cả về tâm lý và vật lý . Đức Phật dạy đưa đến sự chấm dứt 2 cả cái khổ này .
Khổ về vật lý như là bệnh tật , đói , no , tiêu , tiểu tiện .v.v.v.
Khổ về tâm lý : Muốn mà không được là khổ , bực tức là khổ , cô đơn cũng khổ .v.v.
Nói chung 2 thứ khổ trên là Khổ Đế cả thôi .

Đức Phật chúng ta tìm ra con đường chấm dứt sự khổ . Nhưng thực tế đến khi ngài chứng quả Niết Bàn trở thành một bậc Alahan đầu tiên thì ngài vẫn còn cái khổ về vật lý , tuy rằng cái khổ về tâm lý đã cắt đứt rồi . Vì sao ? Vì tấm thân tứ đại còn đây , ngũ uẩn còn đây . Chúng nó chỉ là không còn lý do tái tục sau khi bậc Alahan viên tịch mà thôi . Nhưng thân tứ đại này nào có chết đâu .

Vậy nên ở bậc thánh Alahan có 2 Niết Bàn . Đó là Niết Bàn Dư Y và Niết Bàn Vô Dư Y .
Niết Bàn Dư Y thì như đã nói các bậc thánh còn chịu khổ về vật lý mà thôi . Đến khi các ngài viên tịch rồi thì do thân tứ đại , trí nhớ , sự biết , mọi hành động , sự cảm thọ đều chẳng còn tái sinh lên nữa thì chẳng có sự khổ vật lý nữa . Chấm dứt mọi sự khổ chính là như vậy đó .

Có người do thân kiến quá nặng . Khi nghe đến đoạn này thi lo sợ , nghĩ rằng ôi ta tu tập cho đến khi thành bậc Thánh thì “ hết “ hay sao ? Đáng sợ quá , lo sợ quá , ta đi tìm một pháp môn tu khác để có được sự vĩnh hằng , hoặc là sự sung sướng vĩnh cữu khác thôi .

Vì do không thấu triệt về Khổ Đế ( sự thật là có khổ chứ chẳng phải là không khổ đâu) . Nên con người ta luôn mong cầu sự bất tử , sự trường tồn của ( sắc , thọ , tưởng , hành , thức) . Chính do sự tầm cầu đó nên họ mãi mãi muốn chạy theo luân hồi không dứt ra đươc. Ôi lẽ thường nếu luân hồi không có vị ngọt thì chúng sinh nào có đuổi theo đâu . Cũng ví như các loại ma túy vậy , nếu không phải vi cảm giác sướng đó thì người ta đâu có dại gì chích cái thứ đó vào người đâu .
Nhưng bên cạnh đó người trí biết rõ đằng sau các vị ngọt đó là sự thống khổ . Biết rõ rằng sau khi hết thuốc rồi khổ thế nào và thèm thuốc nó khổ ra sao .
Khi còn là Bồ-tát, trước lúc chứng Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác, Thế Tôn tự hỏi: "Cái gì là vị ngọt? Cái gì là sự nguy hiểm? Và cái gì là sự xuất ly của sắc?" (Tương tự đối với thọ, tưởng, hành và thức).
Bấy giờ Thế Tôn tự nghĩ:
"Do duyên sắc, lạc hỷ sanh. Cái ấy là vị ngọt của sắc. Vô thường, đau khổ, biến hoại của sắc là sự nguy hiểm của sắc. Sự nhiếp phục dục, tham, đoạn tận dục, tham đối với sắc là sự xuất ly của sắc" (Tương Ưng Bộ Kinh III, tr. 34).
(Tương tự đối với thọ, tưởng, hành và thức).
Thế Tôn đã dạy tiếp, cho đến khi nào Thế Tôn chưa biết rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của sắc, thọ, tưởng, hành và thức thì Thế Tôn chưa tuyên bố Thế Tôn đã chứng Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. (Theo Tương Ưng Bộ Kinh III, tr. 34 - 35).
Sự hiểu rõ vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của Năm uẩn ở trên không phải là sự thông hiểu bằng tri thức thuần túy, mà phải bằng trí tuệ thể nhập.
Hầu hết chúng ta đều có thể nhận ra dễ dàng vị ngọt của sắc, thọ, tưởng, hành và thức bằng cách sống với nó, hoặc bằng trí tuệ quán sát cuộc sống chung quanh mình. Nhưng chúng ta biết còn rất ít về sự nguy hiểm của Năm uẩn, lại càng biết rất ít về sự xuất ly khỏi Năm uẩn. Cần phải có nhiều công phu tu tập, phải Thiền quán sâu xa, thâm trầm về tính Vô ngã, Vô thường, Hoại diệt và Khổ đau của các pháp, ta mới thấy rõ khía cạnh nguy hiểm của chúng.
Từ chỗ thấy rõ nguy hiểm ấy, chúng ta mới khởi niệm tinh cần để yếm ly, ly tham. Sau khi đoạn tận dục, tham, ta mới thấy rõ sự xuất ly khỏi Năm uẩn .
Rồi lại có người hiểu lầm cho rằng “ Diệt Đế là Đoạn Kiến “ . Với suy nghĩ một chúng sinh còn Vô Minh mà chết rồi hết sinh . Suy nghĩ đó mới là đoạn kiến . Tham sân si đầy đủ còn tham quá thân ngũ uẫn này có buông ra đâu mà nó hết sinh kia chứ ?
Chỉ duy có bậc chứng quả Alahan mới Vô Sinh được .
Chân Lý rất công bằng , vì sao tôi gọi là Chân Lý mà không gọi là Đạo Phật ? Vì Đức Phật chỉ là bậc tìm ra Chân Lý chứ ngài không tạo ra Chân Lý , ngài hoàn toàn thụ động với chân lý . Chẳng thể cứu người chết sống lại , chẳng thể tu dùm hoặc làm cho kẻ còn Vô Minh mà thành Thánh Quả được .
Thánh đạo tiến triển từ Tu – Đà – Hoàn , Tư – Đà – Hàm , A- Na – Hàm , Alahan
Các tầng thành được phân ra vì không có sự trở lui . Ví dụ như từ A-Na-Hàm trở xuống thành Tư –Đà-Hàm được . Các vị sẽ chỉ có đi lên hoặc chưa lên tới mà thôi , không có trở lùi . Còn dưới Tu-Đà-Hoàn hành giả hoàn toàn còn sự trồi sụt về công hạnh .
Để chia rẻ một tập thể , người ta sẽ phân chia giai cấp tập thể đó . Cũng như vậy người trong Phật Giáo người ta phân chia cao thấp và có luôn cả sự khinh khi . Nếu trong một tập thể đề cao sự thanh tịnh mà lại chấp nhận có luồng tư tưởng khinh khi , thì tập thể đó chỉ còn thanh tịnh vẻ bên ngoài , chứ thực chẳng còn thanh tịnh nữa .
Người ta cho rằng Đức Phật không hướng chúng sinh giác ngộ như ngài , nên con đường mà ngài hướng đến chúng sinh là con đường hạn hẹp . Đây là cách nói như kiểu “ hàng xóm đi soi nhà mình” . Vốn dĩ họ không biết gì về Đức Phật chỉ nghe loáng thoáng rồi sau đó luận , luận rồi tự cho mình đúng , sau đó lại truyền bá lung tung, theo kiểu khinh khi người khác rồi tự đề cao mình vậy . Tuy nhiên lại rất sợ hỏi những người đã hành trị và học tập Đức Phật .
Đức Phật có dạy cho những hàng đệ tử của ngài để được giống y hệt ngài không? Trả lời rằng có .
Thực chất Đức Phật chỉ kể lại mà thôi . Chứ thực tế nó lại không manh tính khả thi thời bấy giờ và cho đến tận bây giờ . Vì lẽ không khả thi , nên Đức Phật không chú trọng , mà ngài chú trọng vào chính sự giác ngộ . Ngài muốn chúng sinh giác ngộ được như ngài , đó chính là giải thoát hay Niết Bàn. Vì đây chính là lợi ích cốt lõi của người trời va chư thiên .
Thực tế Đức Phật không khác chi lắm Đệ Tử của ngài . Như đã nói lợi ích cốt lõi là thoát khổ thì như nhau rồi , ngoài ra Đức Phật còn có những ưu điểm khác biệt như là không thầy chỉ dạy , thiên nhân sư .v.v.
Chúng ta có thể hiểu một cách nôm na rằng . Ví như trên quá trình để chứng quả Niết Bàn là quá trình một cậu học sinh học từ lớp 1 đến lớp 12 . Thì sự khác biệt ở đây của một vị Alahan Phật và một vị Alahan Thinh Văn là : Vị Thinh Văn học và đều đặng lên lớp đúng 18t ra trường . Còn vị Phật thì 1 lớp ngài học 10 năm , và mỗi năm ngài lại vừa đi làm thêm nữa , nên đến khi năm 126t ngài ra trường ngài có một số vốn kiến thức vững chắc một lực tài chính lâu bền . Ở đây Đức Phật không ngăn cấm , nếu như bạn muốn thành Phật vẫn được . Những hãy chờ đi , chờ như thế nào va bao lâu ? Tôi chưa nói đến công hạnh phải làm thông qua 10 pháp Balamat . Nếu vào năm đó vị Tỷ kheo ấy gặp Đức Phật vị này không thoát khổ được , vì nếu thoát khổ thì ngài chỉ dựa trên nền tảng của Đức Phật giáo truyền mà thành chứ không phải là một vị “ Không thầy chỉ dạy” . Rồi cho đến hiện tại đây , ngài ấy có tái sinh thành người cũng không giải thoát được vì giáo pháp của Đức Phật còn đây , ngài giải thoát rồi cũng có tuyên bố gì được đâu ? Ngài vẫn chỉ là một vị Thánh Thinh Văn bình thường . Vậy đến khi nào ? Đến khi nào Giáo Pháp này không còn nữa , nhưng xin lưu ý ngài phải đến trước Đức Bồ Tát Di Lặc . Nếu đến đích sau Đức Bồ Tát thì ngài cũng chỉ là một vị thượng thủ Thinh Văn . Vậy phải làm sao? Khi nào đến lượt ngài ? Ngài phải ngồi ở vị trí Dự Bị đến khi nào ? Không sao cả, ngài có một sự kiên nhẫn và chờ đợi , đợi khi nào không còn ai đến trước ngài thì ngài đến trước .
Nếu như Đức Phật ép buộc đệ tử ngài “ hãy chờ đi , tất cả hãy lên hàng ghế dự bị đi” thì đây mới chính là con dường nhỏ hẹp . Tôi nghĩ các bạn cũng cảm thấy nó hẹp đến kinh khủng thế nào rồi đúng không ?
Nhưng thực tế Đức Phật không thể nào đưa ra lời khuyên “ nhỏ hẹp “ như vậy . Ngài hướng chúng sinh hãy giải thoát , thật nhanh , thật gọn và khuyễn khích luôn vị nào muốn thành Phật .

Có người cho rằng người mà giải thoát nhanh , mà không ngồi ở hàng ghế dự bị là không từ bi . Nhưng hãy nghĩ lại đi , ai đã giáo truyền cho các bạn được Chân Lý ? Đức Phật ư ? Không một mình ngài không làm được , ngài giao truyền được có mấy mươi năm mà thôi . Những vị Thánh Tăng và Phàm Tăng , thay phiên nhanh thành đạo để làm gương đó mới chính là tác nhân lớn nhất truyền Chân Lý đến tận bây giờ . Vậy thì ai từ bi hơn ai ? Kẻ trồng lúa và người phân phối đều có công như nhau mà . Người tiêu dùng mang ơn người trông lúa nhưng nên nhớ rằng muốn đến lu gạo của bạn thì phải nhờ hệ thống phân phối nữa .

Lại có người cho rằng Đức Phật dạy cho hàng đệ tử ích kỹ . Vì chỉ biết tự lo mà chẳng biết lo dùm ai . Như đã nói Đức Phật thụ động trước chân lý . Ngài nào có tu dùm ai được đâu mà dạy đệ tử của ngài tu dùm ai đó được ? Ngài có cứu người chết sống dạy , thú thành người được đâu mà dạy cho đệ tử của ngài cứu ai như vậy được ? Đừng nên vẻ lên những điều phi lý đánh đố Đức Phật . Đức Phật chỉ làm điều có lý mà thôi .

Nhưng Đức Phật dạy về Bố Thí ( pháp và tài vật) rất cạn kẻ . Phải nói rằng là ngài dạy thường xuyên . Nếu hàng đệ tử của ngài biết bố thí và làm tốt thì Chân Lý mà ngài tìm ra sẽ đi xa lắm . Điều này tốt quá còn gì đúng không các bạn .
Nhưng ngược lại Đức Phật không dạy đệ tử của ngài mong cầu sự hoặc bố thí từ người khác . Rõ rang nếu bạn nào học trong ngành Kinh Tế sẽ không có thầy nào dạy “ Bộ môn được bố thí” . Đâu phải bước ra đời làm ăn luôn mong ai đó đưa khách hàng cho bạn , hoặc tự nhiên ai đó đưa bạn vô làm , cho bạn làm Giám Đốc ? Điều này hy hữu và không đáng mong cầu. Thầy chỉ dạy các bạn về Chiến Lước , Phân tích Swot , Vĩ Mô , Vi Mô , Cách lên 1 kế hoạch ..v.v.v… Những cái này bạn không làm thì ai làm ?
Chính vì vậy Đệ Tử của Đức Phật rất dũng mạnh ví như mãnh tướng vậy . Vào vùng đất khô cằn khó khăn không sợ hãi , tự đứng trên đôi chân của mình , còn nếu đúng vào mãnh đất màu mỡ thì sẽ làm tốt hơn . Nhưng tuy rằng chẳng mong ai giúp nhưng Đệ Tử của ngài luôn mong giúp những ai hữu duyên .
Hay thay tư tưởng chẳng mong ai giúp mà luôn mong giúp ai phải không các bạn .
Vậy thì tư tưởng này có ích kỹ chăng ? Tôi nghĩ nó thực tế đó chứ ? Hãy áp dụng vào cuộc sống của mình . Tôi cũng nhờ nó mà vượt lên , bắt đầu từ năm 21t tôi tìm hiểu Đức Phật và học tập ngài . Nhờ đó tôi mới thay đổi bản thân và có những bước thay đổi đáng khích lệ . Thầm biết ơn Đức Từ Phụ Thế Tôn . Mong cho giao lý của ngài đi xa và xa mãi , mọi người có thể hiểu và đạt được những ích lợi từ đó .

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.