KINH THÁNH TỐI THẮNG ĐÀ RA NI

Hán dịch: Pháp Sư Thí Hộ
Việt dịch: Sa Môn Thích Viên Đức


Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại tinh xá Ngu-mi-nẵng thuộc đại thành Tinh-tả trong nước Ba-ra-bát-đa, qua mãn hạ ngày 20 tháng 9.

Bấy giờ có một vị Tỳ-khưu gọi là Phược-dã-khư-nẵng ra khỏi đại thành Tinh-tả, đi đến thành Chi-na cách nhau bốn do-tuần. Ở giữa đường, Tỳ-khưu này thấy một vị đại nhân, thân lớn ba trượng, mặt dài bốn thước. Nhận biết đây là Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát, vị Tỳ-khưu liền quỳ dài đảnh lễ, chắp tay dưới chân Bồ-tát mà bạch rằng: “Tại sao ngài hiện thân đến đây? Chắc có nhân duyên chi?”

Bồ-tát đáp rằng: “Ðúng vậy, đúng vậy! Này Tỳ-khưu, trong cõi Diêm Phù Ðề này, các chúng sanh đang có bịnh khổ. A-tu-la, Ca-lâu-la …vv ở một phía trên Tu-di Sơn Vương cùng chư Thiên giao chiến với nhau, vì vậy cho nên trong hư không, ánh sáng của mặt trời, mặt trăng không còn chiếu soi được. Thiên nhân bị bại trận, Tu-la đắc thắng. Bấy giờ, các quỷ thần nhân đó khởi lên các tai ách hoặc hóa hiện hình dạng nữ nhân để não loạn chúng sanh, sinh ra các tật bịnh; hoặc đầu đau, bụng đau, tai mắt mũi đau, hoặc sanh ung thư, rơm sảy, lôi lịch (ghẻ chùm, nhọt chùm), bịnh trĩ, bịnh lậu, lác, hủi, ghẻ nhọt, ghẻ hòm, hoặc bịnh sốt rét, hoặc sốt rét phát làm cữ hoặc cách một ngày, hai ngày, ba ngày, hoặc bốn ngày cho đến tất cả ác bịnh, bịnh phong, bịnh hàn, bịnh đàm, bịnh ấm; ở trong cõi Diêm Phù Ðề giáng đại phong vũ, hoặc lạnh, hoặc nóng, hoặc hạn hoặc lụt. Ngũ cốc không đơm bông kết trái được, nhân dân đói khát, ở trong đó hết thảy đều chết yểu. Lại hiện cọp, beo, sư tử, sói, thú dữ xâm tổn hữu tình; các loài quỷ dữ cướp đoạt tinh khí của người… những nạn như vậy tranh nhau ép ngặt.”

Lúc bấy giờ khi nói lời ấy rồi, đại nhân bảo vị Tỳ-khưu rằng: “Ta nay có Thánh Tối Thắng đà-ra-ni, thêm lớn căn lành, hay trừ các ác. Nếu lại có người phát tâm thanh tịnh dùng hương hoa cúng dường Tam Bảo và các hiền thánh, trong bảy ngày đêm thanh khiết trai giới tụng đà-ra-ni này thì các nạn ấy liền được tiêu trừ.”

Ðà-ra-ni rằng:

NAM MÔ BÀ GA QUA TÔ QUI MA LA BÚT ĐI GAM BÌ RA GA RƠ CHI TA RÀ CHÁT SÌ DA, TA THA GA TA DA, TA ĐI DA THA, QUI MA LA GA RƠ CHI TÊ, QUI MA LA DÔ NI SẾ, À LA GA TÊ SÔ HA

NAM MA SA RƠ QUA NÌ QUA RA NA QUI SÌ KAM BÌ NA, TA THA GA TA DA, TA ĐI DA THA, GA GA NA CA RI, GA GA NA SĂM BÀ QUÊ, GA GA NA CÌ RẬT TI TÊ SÔ HA

NAM MÔ A BA RÀ CHI TA GÀ MI NA TA THA GA TA DA, TA ĐI DA THA, A MÀ TỜ MA HÌ SÔ HA

NAM MÔ MA NA SÌ TAM BÀ SÌ DA TA THA GA TA DA, TA ĐI DA THA, MA NA QUI SÚT ĐÊ, BÁT ĐỜ MÊ SỜ QUA RI, BÁT ĐỜ MA SĂM BÀ QUÊ, CING CA RI HI TĂM CÀ RƠ DÊ SÔ HA

NAM MÔ SA RƠ QUA BÚT ĐA BÔ ĐI SÁT TOA NẰM, NAM MÔ À RỜ DA MĂM CHU SƠ RÌ DA, TA ĐI DA THA, CHA DÊ CHA DÊ RA MA TI, HÊ MA HÌ, MA HÀ MA HÌ SÔ HA

NAM MÔ À RỜ DA A QUA LÔ CI TÊ SOA RA DA BÔ ĐI SÁT TOA DA, TA ĐI DA THA, GA GA NA A ĐỜ DÊ, GA GA NA SĂM BÀ QUÊ, GA GA NA MA ĐƠ DÊ, GA GA NA QUI CƠ RÀN TÊ, Ê HI DÊ HI SÔ HA

NAM MÔ À RỜ DA SA MA BƠ TA BA ĐƠ RA SÌ DA TA THA GA TA DA, TA ĐI DA THA, HÊ BÀ ĐỜ RI, MA HÀ BÀ ĐỜ RI, A MỜ RẬT TA BÀ ĐỜ RI, QUI GA TA RA CHA, MA HA QUI GA TA RA CHA SÔ HA

NAM MA À RỜ DA QUI MA LA CÌ RỜ TI TA SÌ DA TA THA GA TA DA, TA ĐI DA THA, A NI CÌ RỜ TI TA SA RƠ QUA CHÍT T NI RƠ BÌ, QUA CHƠ RA SĂM BÀ QUÊ, QUA CHƠ RA BÌ ĐA CA RI SÔ HA

NAM MA SA RƠ QUA BÚT ĐA BÔ ĐI SÁT TOA NẰM, TA ĐI DA THA, CÊ TA CA LA BI CHOA LA NÌ DÊ SÔ HA

CHÂM BÀ NI SÌ TAM BÀ NI MÔ HA NI BUN ĐA RÌ CÀ DA SÔ HA

MÔ HA ĐÀN TÊ, ĐAM BÀ NÌ DÊ SÔ HA

ĐÙ RA QUI ĐÙ RÌ DÊ SÔ HA

LAM BA CHU ĐÀ DA SÔ HA

LÔ CI CA LÔ CÔ TA RÀ DA SÔ HA

A CHƠ NHÀ NA QUI SỐT ĐÀ NÌ DÊ SÔ HA

ĐÀ TU CÀ RỜ DÊ SÔ HA

MÊ GÀ SÌ BÔ TA NÀ DA SÔ HA

BƠ RA HƠ MÊ GƠ RA HÀ DA SÔ HA

SA RƠ QUA CA RƠ MA A BÌ SÍT CỜ TÀ DA SÔ HA

SA RƠ QUA ĐU KHA U BA SAM MÀ DA SÔ HA

Lúc bấy giờ, đức Văn-thù-sư-lợi nói Thánh Tối Thắng đà-ra-ni này rồi, lại dạy vị Tỳ-khưu rằng: “Các ông y nơi nghi tắc chánh pháp này, mỗi ngày chí thành phát tâm thanh tịnh cúng dường bảy vị Tỳ-khưu, Tam Bảo và các hiền thánh. Ðầu hôm chia phần hộ-ma đốt lửa sáng hay trừ tai nạn, mau được tiêu tán. Nếu có kẻ trai lành, người gái tín nào đối với chánh pháp này mà thọ trì đọc tụng, vì kẻ khác mà lưu truyền rộng rãi, hết thảy các bịnh đều được trừ lành.”

Ðức Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát lại dạy vị Tỳ-khưu rằng: “Ông nay lắng nghe Thánh Tối Thắng đà-ra-ni này có đại minh lực, rộng lợi chúng sanh ở cõi Diêm Phù Ðề, nơi các cõi nước thành ấp tụ lạc xứ xứ lưu chuyển, khiến các chúng sanh nghe học thọ trì. Nếu kẻ trai lành, người gái tín nào hay đối với kinh này mà đọc tụng một biến thì bịnh khổ bản thân mau được lành hẳn. Nếu đọc tụng hai biến thị vợ con nam nữ có bịnh thảy đều được trừ lành. Nếu tụng ba biến thì tất cả bà con quyến thuộc có bịnh thảy đều được trừ lành. Nếu tụng bốn biến, nhân dân một cõi nước có bịnh khổ thảy đều được trừ lành. Nếu tụng năm biến thì hết thảy nhân dân trong nước của quốc vương và các tiểu quốc độ đều được an vui, không có tật bịnh.”

Ðức Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát lại dạy rằng: “Nay chánh pháp này với sự lợi ích rộng lớn của nó rất là hi hữu. Hãy mau mau lưu truyền khiến các hữu tình được những công đức như trên. Nếu đối với kinh này mà sanh lòng khinh mạn, không thọ trì đọc tụng, không vì kẻ khác diễn nói lưu truyền, trong cõi nước đó tất cả chúng sanh không được nghe, không được học, thì người đó mắc tội như tội ngũ nghịch. Vậy cho nên, này Tỳ-khưu, đối với Thánh Tối Thắng đà-ra-ni, nên kính tin thọ trì không khiến quên lãng. Chư Thiên và A-tu-la, Càn-thát-bà ở chỗ Tu-di Sơn Vương kia đều bị ta điều phục khiến cho chúng sanh tại Diêm Phù Ðề được đại an lạc.”

Lúc bấy giờ, đức Văn-thù-sư-lợi nói pháp này rồi thoạt nhiên biến mất. Tỳ-khưu Phược-dã-khư-nẵng nghe nói lời ấy rồi, tâm thân đại hoan hỉ, tín thọ phụng hành.