Vì sao ‘Cọp chúa’ Đức thất trận trước T-34 Liên Xô?

Cập nhật lúc 58 PM, 01/08/2012

Cho đến nay, giới nghiên cứu vẫn băn khoăn day dứt vì sao xe tăng Đức “khủng” hơn, có hỏa lực mạnh gấp bội lại bị thua trước xe tăng T-34 của Liên Xô được sản xuất với công nghệ lạc hậu hơn.




Xe tăng chủ lực T-34 của Hồng quân Liên Xô


Có một điều rõ ràng là quân đội Đức quốc xã đã hoàn toàn bất ngờ trước lối đánh “giáp lá cà”, “một đổi một” của lực lượng xe tăng Liên Xô. Không những thế, người Đức còn phạm một sai lầm chết người là “lấy chất lượng bù số lượng” và không lường trước được tiềm lực công nghiệp quốc phòng khổng lồ của Liên Xô, Mỹ.

Quân Đức mất trắng 1.200 xe tăng tại “Vòng cung Kursk”

Trong chiến dịch “Vòng cung Kursk” kéo dài từ ngày 5/7 đến 23/8/1943 có trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới.
Trên một trận tuyến chỉ có 600 km ở phía trước và hai bên vòng cung Kursk (chiếm không quá 14% tổng độ dài mặt trận Xô-Đức), Quân đội Đức Quốc xã đã tập trung 950.000 quân, 2.928 xe tăng, 9.467 trọng pháo, hơn 2.200 máy bay. Phía Liên Xô có 1,3 triệu quân tham chiến, cùng với 3.600 xe tăng, 20.000 pháo cối và 2.792 máy bay.

Ngoài xe tăng hạng trung T-34 được sử dụng phổ biến, mỗi quân đoàn xe tăng Liên Xô đều có từ 1 đến 2 tiểu đoàn được trang bị xe tăng hạng nặng IS-1 có tính năng không thua kém xe tăng “Tiger I” của Đức.



Xe tăng "Tiger I" của Đức quốc xã


Ngày 10/7/1941, trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới đã mở màn và kéo dài suốt 3 ngày trên cánh đồng Prokhorovka ở phía Nam của “Vòng cung Kursk”. Chặn đánh hai quân đoàn xe tăng hùng mạnh gồm hơn 500 chiếc của quân đội Đức Quốc xã là Quân đoàn xe tăng cận vệ 5, với vỏn vẹn 135 xe tăng các loại. Trước chiến thuật “đánh giáp lá cà”, “một đổi một” của Quân đoàn xe tăng cận vệ 5, hai quân đoàn xe tăng 48 và 2 SS đã bị mất tới gần 100 xe tăng.

Sau đó, Hồng quân Liên Xô đã tung vào trận Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 còn nguyên vẹn với khoảng 500 xe tăng, trong đó có 118 xe tăng IS-1 của Quân đoàn xe tăng 10.




Xe tăng hạng nặng IS-1 "khăc tinh của Tiger I.


Các xe tăng IS-1 lần lượt hạ từng chiếc “Tiger I” của Đức bằng pháo nòng dài 85 mm từ cự ly 1.000 m. Pháo 88 mm của Tiger I bất lực trước vỏ thép dày từ 90 đến 120 mm của loại xe tăng này.

Trong ba ngày, hai bên đã tung vào trận trên 1.200 xe tăng và pháo chống tăng tự hành. Đến tối 12/7, xe tăng Đức phải tháo chạy, sau khi bị mất 320 xe tăng. Trong trận đấu tăng lớn nhất lịch sử trên cánh đồng Prokhorovka, quân đội Liên Xô mất khoảng 400 chiếc xe tăng.

Tổng cộng, trong chiến dịch Vòng cung Kursk, Hồng quân Liên Xô bị mất hơn 1.500 xe tăng và quân Đức mất khoảng 1.200 chiếc. Các sư đoàn xe tăng 3, 9, 12 (Đức) đã bị xóa sổ.

Do phải rút lui, quân Đức “mất trắng” 1.200 xe tăng, trong khi Hồng quân Liên Xô kịp thời sửa chữa được 600 xe tăng bị hư hỏng nhẹ trên chiến trường.

Đây là trận thảm bại lớn nhất của lực lượng tăng, thiết giáp Đức quốc xã.

Sai lầm chết người: “Lấy chất lượng bù số lượng”

Để tăng cường sức chiến đấu cho quân đội, nền công nghiệp chiến tranh của Đức tìm cách nâng cấp vũ khí, cải tiến phương tiện chiến tranh. Trong các sư đoàn xe tăng, cơ giới Đức trên chiến trường Xô-Đức đã xuất hiện các loại xe tăng hạng nặng “Tiger” (cọp), “Panther” (báo đen) và pháo tự hành “Elefant” (voi) đều thuộc loại hiện đại nhất.



Xe tăng Tiger II "Cọp chúa"


Thế nhưng, ngay từ mùa hè năm 1942, bộ máy công nghiệp quốc phòng Đức đã bại trận, nếu xét về lĩnh vực sản xuất xe tăng, xe thiết giáp.

Sau khi tấn công Liên Xô theo “Kế hoạch Barbarosa” năm 1941, Bộ Tổng tham mưu quân đội Đức quốc xã đã nhanh chóng nhận ra rằng các xe tăng kiểu III và IV của họ bị lép vế trước xe tăng T-34 của Hồng quân Liên Xô.



Xe tăng III của Đức quốc xã không phải là đối thủ của T-34


Tháng 6/1941, hai tập đoàn công nghiệp Đức đã bắt tay nghiên cứu chế tạo loại xe tăng hạng nặng mới với số thứ tự VI và mang tên “Tiger” (con cọp) và đã mắc sai lầm nghiêm trong khâu chọn hướng ưu tiên. Cả hai tập đoàn này đều thiên về chế tạo loại xe tăng hạng nặng hiện đại để chiếm ưu thế trước xe tăng hạng trung T-34 của Liên Xô.

Cả hai mẫu thiết kế xe tăng mới của Đức quốc xã được đưa ra thử nhiệm hồi đầu năm 1942 đều được trang bị pháo 88 mm – một loại pháo gắn trên xe tăng có uy lực nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Hệ thống chuyển động của cả hai mẫu xe tăng thử nghiệm này phức tạp hơn nhiều so với hệ thống chuyển động của xe tăng T-34 vốn dựa theo thiết kế của Anh năm 1924.

Chỉ có điều người Đức đã bỏ qua một thực tế quan trọng là: Trên chiến trường, vũ khí đơn giản ít hỏng hóc còn quan trọng hơn vũ khí phức tạp hay bị trục trặc; vỏ bọc thép của xe tăng thon vát ít bị dính đạn pháo chống tăng hơn loại xe tăng có vỏ thép dày hơn nhưng lại “vuông thành sắc cạnh”.



Ba trong 4 chiếc Tiger I thử nghiệm đầu tiên đã bị T-34 tiêu diệt vì quá
cồng kềnh. cơ động kém


Trong số 4 chiếc xe tăng “Tiger” (con cọp) đầu tiên được đem ra thử lửa, có 3 chiếc bị xe tăng T-34 tiêu diệt do bị trục trặc động cơ hoặc kém cơ động vì quá cồng kềnh.

Sau thất bại này, Đức quốc xã cho ra đời loại xe tăng Panther V (báo đen) , có ưu thế vượt trội so với xe tăng T-34. Xe tăng Panther V không “vuông thành sắc cạnh” và có hệ thống chuyển động đơn giản hơn, chắc chắn hơn.



Panther V, "xe tăng tốt nhất Chiến tranh thế giới thứ II".


Chỉ có điều, do thiết kế phức tạp, mãi đến tháng 1/1943, chiếc xe tăng Panther V sản xuất hàng loạt đầu tiên mới được xuất xưởng. Mặc dù xe Panther V (báo đen) là xe tăng tốt nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng đến giữa năm 1945 (khi Đức đầu hàng đồng minh), chỉ có 6.000 xe tăng loại này được xuất xưởng. Trong cùng thời gian, Liên Xô đã sản xuất được gần 60.000 xe tăng T-34 và tung ra chiến trường.



Xe tăng M-4 Sherman của Mỹ: Không phải là đối thủ của Tiger I
nhưng lại có tới 50.000 chiếc, áp đảo về số lượng.


Trong khi đó Mỹ cũng sản xuất hàng loạt loại xe tăng M-4 “Sherman”, được trang bị một khẩu pháo cỡ 75 mm khá hiện đại. Về mặt kỹ thuật, M-4 “Sherman” thua xa Panther V và dễ bị làm mồi cho pháo 88 mm của xe tăng Đức.



Xe tăng M-26 Pershing tương đương với "Cọp chúa" Tiger II.


Thế nhưng, chỉ trong vòng một khoảng thời gian khá ngắn ngủi, quân đội Mỹ đã được trang bị tới 50.000 chiếc xe tăng M-4 “Sherman”. Không những thế, hồi đầu năm 1945, người Mỹ lại tung vào chiến trường 2.000 chiếc xe tăng hạng nặng M-26 “Pershing”, có tính năng tương đương với loại xe tăng “Tiger II” hiện đại nhất của quân Đức.

“Nước xa không cứu được lửa gần”

Giữa lúc quân Đức quốc xã đang bị dồn ép trên khắp các chiến trường trong năm 1944, thay vì sản xuất hàng loạt các loại xe tăng Panther V đã được kiểm chứng trên chiến trường, Hitler lại ra lệnh cho ngành công nghiệp quân sự Đức nghiên cứu sản xuất các loại xe tăng mới “khủng” hơn nữa. Đó là loại xe tăng Loewe VII (sư tử) nặng 91,4 tấn và loại xe tăng khổng lồ Maus VIII (con chuột) với trọng lượng tới 188 tấn.



Siêu xe tăng E-100 chỉ là miếng mồi béo bở của quân đồng minh.thắng trận.


Hitler cũng ra lệnh nghiên cứu chế tạo 3 siêu xe tăng mang mã số E-50, E-75 và E-100, Kết quả là không một mẫu “siêu xe tăng” nào được sản xuất hàng loạt và trở thành miếng mồi béo bở cho các nước đồng minh thắng trận vào lúc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.



Minh Bích (Welt.de, Wikipedia