Các Phương Pháp Thuốc Trị Thương

1. Huyệt Bách hội (còn có tên là Bá hội):

Nếu bị đánh trúng mà não tủy không bị phá, tức là chỉ sinh chứng đau đầu, chóng mặt, đổ lửa, ói mửa, hoặc đi đứng khó khăn...v...v... thì có thể dùng phương thuốc này chữa trị :

Xuyên khung 2 chỉ
Đương quy 2 chỉ
Xích thược 8 phân
Thăng ma 8 phân
Phòng phong 8 phân
Hồng hoa 4 phân
Nhũ hương (khử dầu) 4 phân
Trần bì 5 phân
Cam thảo 2 phân

Cộng làm 2 tể, cho rượu và nước lạnh mỗi thứ nữa chén, sắc lấy nữa chén. Uống lúc thuốc còn nóng.

--------------------------

2. Hai huyệt Thái âm và Thái dương (còn gọi là Thượng Mệnh Môn):

Khi bị đánh trúng dể sinh ứ máu, để lâu sẽ sinh biến chứng rất nguy hiểm. Dùng toa thuốc sau đây để chữa trị :

Đương quy 1 chỉ rưởi
Hồng hoa 5 phân
Hoàng thị 5 phân
Bạch chỉ 5 phân
Thăng ma 5 phân
Quật hồng 5 phân
Kinh giới 8 phân
Nhục quế 8 phân
Xuyên khung 8 phân
Cam thảo 2 phân

Dùng rượu trắng (càng lâu năm càng tốt) pha với nước tiểu trẻ em, mỗi thứ một chén, sắc lên còn một chén và uống. Hốt 7 thang, uống liên tục 7 ngày.
__________________
--------------------------------------------------------------------------------

3. Hai huyệt Hồng Đường (còn gọi là Tả Hửu Tàng Huyết Huyệt):
Bị đánh trúng nặng có thể gây trọng thương mà chết. Nhẹ thì gây gối loạn thị giác, tổn hại đến gan và mật. (vì thuộc Thái Âm, Thái Dương kinh và thông vào gan, mật). Dùng cả hai thang thuốc sau đây:

a. Ngũ hổ tán:

Đại hoàng 8 phân
Mao trúc, Tiết hỏi 5 phân
Tùng trạch thán 5 phân
Kim chuyên 1 chỉ

Sao lên rồi tán nhỏ, sau đó pha với rượu trắng mà uống mỗi ngày một lần (rượu càng lâu năm, công hiệu càng mạnh).

b. Sau 6 tiếng đồng hồ thì uống thang thứ nhì:

Linh tiên 1 chỉ
Quế chi 1 chỉ
Xuyên khung 1 chỉ
Xuyên đoạn 1 chỉ
Đào nhơn 1 chỉ
Trần bì 8 phân
Cam thảo 3 phân"
Đương quy 1 chỉ rưởi

Đổ 3 chén nước vào sắc còn một chén, uống lúc thuốc còn nóng.
__________________


--------------------------------------------------------------------------------

4. Huyệt Mệnh mạch tức là Tả Ưng Song Huyệt (còn gọi là Tả Thượng Huyết Hải):

Thuộc kinh túc dương minh vị, chủ Can kinh (gan) và thông với tim qua tĩnh mạch. Đây là một yếu huyệt quan trọng (Thượng Huyết Hải = biển máu trên) nên khi bị trọng thương sẽ đau đớn vô cùng, gây khó thở, nhức đầu...v...v...(Nặng hơn thì chết). Tạm thời hãy uống thang thuốc sau đây liên tục trong 7 ngày:

Quy vỹ 1 chỉ rưởi
Tử thảo 1 chỉ rưởi
Tô mộc 1 chỉ rưởi
Hồng hoa 1 chỉ rưởi
Nhục quế 1 chỉ rưởi
Trần bì 1 chỉ rưởi
Chỉ xác 1 chỉ rưởi
Thạch hộc 5 phân
Cam Thảo 5 phân

Làm thành tể uống mỗi ngày 3 tể. Dùng rượu trắng lâu năm pha với nước tiểu trẻ em mà uống với thuốc.
__________________


--------------------------------------------------------------------------------

5. Huyệt Mạch tông, tức Hữu Ưng Song Huyệt (còn gọi là Hữu Thượng Huyết Hải):

Thuộc kinh túc dương minh vị, làm chủ khí thuộc Phế kinh (Phổi), khi bị trọng thương khiến tổn hại thần kinh vùng ngực và tĩnh mạch, gây rối loạn tim...v...v... Để lâu ngày (3 ngày sau khi bị thương) sẽ gây biến chứng rất nghiệm trọng và rất khó chữa trị. Dùng thang thuốc sau đây uống ngay sau khi bị thương:

Quy vỹ 1 chỉ
Đào nhơn 1 chỉ
Xuyên đoạn 1 chỉ
Ký nô 1 chỉ
Hồng hoa 1 chỉ
Chỉ xác 2 phân
Cam thảo 2 phân
Cốt toái bổ 5 phân
Ngẫu tiết 5 phân
Sơn Dương huyết 3 phân

Đổ một chén nước, một chén rượu trắng, sắc còn một chén rồi uống liên tục 7 ngày (Chú ý: Sơn Dương Huyết để riêng ra đừng sắc chung, chỉ sắc các vị thuốc kia, sau khi sắc xong rồi mới uống chung với Sơn Dương Huyết)
__________________


--------------------------------------------------------------------------------

6. Huyệt Đàm Đột (còn gọi là Cửu Vỹ Huyệt):

Là huyệt thuộc mạch Nhâm, còn có tên là "Hắc Hổ Du Tâm", khi bị đánh trúng khiến khí huyết bị bế tắt và thần kinh bị tê liệt tạm thời mà bất tỉnh nhân sự, sau đó sẽ bị đau đớn khi thở, hoặc bị khó thở, mỗi khi thở phải ráng lấy hơi từ bụng..... Nếu bị cao thủ nội gia đánh trúng sẽ làm chấn thương động mạch ở bụng, tĩnh mạch tim, gan, mật gây ứ máu, để lâu ắt phải chết. Phải dùng thuốc để giải cứu hoạt huyết ngay nếu bị ói máu :

Đương quy 1 chỉ
Xuyên khung 1 chỉ
Hồng hoa 1 chỉ
Đại phục bì 1 chỉ
Cốc toái bổ 1 chỉ
Kịnh giới 8 phân
Hạnh nhân 8 phân
Tử thảo 8 phân
Tô diệp 8 phân
Mộc nhĩ thán 5 phân
Đăng tâm 19 sợi

Trừ Mộc nhĩ thán ra, hãy đổ tất cả các vị thuốc ở trên vào cùng 1 chén nước, một chén rượu, sắc xuống còn một chén (nữa chén càng tốt). Thuốc sắc xong rồi mới uông chung với Mộc nhĩ thán.
__________________



--------------------------------------------------------------------------------

7. Huyệt Huyền Cơ (còn có tên là Phiên Đột và Nhủ căn)


Là yếu huyệt thuộc kinh túc dương minh vị, làm chủ Can kinh (gan). Vì nằm gần tim nên còn được gọi là Hạ Huyết Hải. Khi bị đánh trúng, nhẹ thì khí huyết và hô hấp bị rối loạn, đầu óc mê muội, nặng thì sẽ gây sốc nặng đến tim gây xuất huyết. Nếu bị cao thủ nội gia đánh trúng, có thể bị thổ huyết mà chết ngay. Nếu bị nhẹ thì có thể dùng thang thuốc sau đây :

Hồ tôn trúc căn 5 phân
Thiên căn cẩm lượng thụ căn 5 phân
Liên căn sư tử thảo 5 phân
Cận thiêm thụ căn 5 phân
Thiên kiều mạch căm 5 phân

5 vị này sao lên, tán bột, hòa vào rượu trắng (phải được hâm nóng) rồi uống. Nếu bị ói thì dùng 1 muỗng nước cốt gừng (khương chấp), pha chung vào rượu mà uống với thuốc. Nên nhớ kỹ là khi sắc thuốc và hâm rượu, kỵ hâm bằng dầu. Chỉ nên dùng than và củi, nếu dùng củi thì cũng phải tránh dùng các loại củi có chất dầu... Kỵ ăn uống đồ nguội lạnh, phải hâm nóng trước khi dùng. Sau 7 ngày uống thuốc, nếu không bị biến chứng gì khác thì bịnh sẽ lành.
__________________


--------------------------------------------------------------------------------

8. Huyệt Phế Miêu (còn gọi là Hoa Cái).

Nằm giữa hai huyệt Toàn Cơ (ở trên) và Trung Đình (ở dưới), được coi là nắp vung của ngũ tạng và Tâm khẩu thượng nên là một đại huyệt quan trọng, nếu bị đánh trọng thương rất khó chữa trị. Nhẹ thì ngực thường bị đau nhói, ho khan liên tục và thân nhiệt tăng giảm thất thường, cơ thể nóng rang y như bị sốt nặng, nếu để lâu ngày dể sinh biến chứng đến ngũ tạng.

Quy vĩ 1 chỉ 3 phân
Hồng hoa 8 phân
Trần bì 8 phân
Hạnh nhơn 8 phân
Bạch giới chỉ 8 phân
Mộc dược (đã khử dầu) 4 phân
Độc hoạt 5 phân
Thạch hộc 5 phân
Tô diệp 5 phân
Cam thảo 5 phân
Tim đèn 19 sợi

3 chén nước, sắc còn một mà uống tạm thời. Và ngâm thuốc với rượu trắng (lâu năm càng tốt) sau 30 ngày thì uống được.
__________________



--------------------------------------------------------------------------------

9. Huyệt Cự khuyết (còn có tên là Phản Hồn):

Thuộc mạch Nhâm, là huyệt mộ của Tim. Đây là một tử huyệt quan trọng vì thông với nắp đóng, mở của tim (valve) nên có tên là tỏa tâm thông khiếu. Nếu bị cao thủ nội gia đánh trúng, ắt chết ngay vì gây chấn động trực tiếp vào tim. Nhẹ thì gây tổn thương đến gan và mật.

Uống ngay Sơn dương huyết, hoặc ngũ hổ tán (sẽ viết sau), sau đó dùng than thuốc sau đây chữa trị:

Đào nhơn 5 hột
Hồng hoa 8 phân
Bạch giới tử 1 chỉ
Trần bì 1 chỉ 2 phân
Chỉ xác 1 chỉ 2 phân
Khương hoạt 1 chỉ 2 phân
Quy vĩ 1 chỉ 2 phân
Nhục quế 1 chỉ 5 phân
Tô mộc 1 chỉ 5 phân
Xích thược 5 phân
Cam thảo 2 phân

Dùng nửa nước nửa rượu (mỗi thứ 2 chén), sắc còn một chén mà uống. Mỗi ngày một thang liên tục 7 ngày.
__________________


--------------------------------------------------------------------------------

10. Huyệt Khí Hải (nằm ngay bên trên Huyệt Đan Điền)

Thuộc mạch Nhâm, là huyệt thông với các đại huyệt vùng bụng tạo thành bể chứa khí âm dương, ở nam giới thì Khí Hải và Đan Điền là nơi phát sinh và nuôi dưỡng tinh khí, vì vậy đây là một yếu huyệt. Nếu bị trọng thương ở Khí Hải và Đan Điền, nặng thì chết trong 3 ngày, nhẹ thì gây tổn thương đến vách bụng, tĩnh / động mạch và sườn, gây ứ máu...cơ thể mất đi sự linh hoạt, đại tiểu tiện bị khó khăn (có thể bị bí nếu bị thương nặng)...

a. Cấm gần nữ sắc, tức không phóng dục.

b. Dùng thang sau đây:

Uy linh tiên 1 chỉ 3 phân
Quy vĩ 1 chỉ 3 phân
Đổ trọng 1 chỉ 3 phân
Xuyên khung 1 chỉ
Tang bì 1 chỉ
Xuyên ngưu tất 1 chỉ
Đại phục bì 1 chỉ
Lưu kỳ nô 1 chỉ
Hồng hoa 5 phân
Cam thảo 3 phân

Ngâm vào nước tiểu trẻ con (đồng tiện) trước, sau đó sao lên cho ráo. Xong rồi đổ thuốc vào nồi, dùng 2 chén rượu, 2 chén nước, sắc còn một chén, uống thuốc chung với ngũ tễ.

Chú ý:

Khi nạn nhân bị đánh trọng thương vào các đại huyệt ở phía trước mình, hãy quan sát môi miệng, móng tay móng chân của nạn nhân xem có bị trở bầm đen hay không (?), con mắt có bị đứng tròng (hoặc bị lạc thần) hay không (?), và sờ nắn xem gân cốt có bị co rút, cứng ngắt hay không (?)....v...v.... Nếu không thấy các triệu chứng ở trên thì tức là nạn nhân bị thương không nặng lắm, có thể chữa trị được. Ngược lại nếu nạn nhân bị các triệu chứng như trên thì rất khó cứu chữa kịp thời...

(Nhiều sĩ quan của quân lực VNCH trong thời gian ở tù cải tạo, bị bọn cán bộ đánh đập tàn nhẫn vào vùng ngực và bụng, gây tổn thương đến các đại huyệt phía trước mình...lại không được chữa trị đàng hoàng cho nên đã chết dần chết mòn rất thê thảm...phần đông họ đã bị chết một hoặc hai năm sau khi bị thọ thương...

Các huyệt vị quan trọng trên mặt, đầu và sau đầu phần đông đều là yếu huyệt, nếu bị cao thủ nội gia đánh trọng thương có thể chết ngay tại chổ, nếu bị thương nhẹ dù là không chết cũng rất khó chữa trị.
__________________


--------------------------------------------------------------------------------

Các yếu huyệt phía trước mặt gồm: Bách Hội; Thần Đình; My Tâm; Thái Dương và Thái Âm; Tả Hửu Nhĩ Môn; Tình Minh; Nhân Trung; Nhân Nghênh, v....v....

Các yếu huyệt sau đầu gồm: Tả Hửu Tàng Huyết Huyệt; Á huyệt; Não Hộ; Ngọc chẩm cốt; Phong Trì; v....v...

Các yếu huyệt sau lưng (Đốc Mạch) gồm: Linh Đài; Phế Du; Quyết Âm Du; Tâm Du; Thận Du; Mệnh Môn; Tả Hửu Chí Thất (còn gọi là Chí Đường); Khí Hải Du; Vĩ Lư (còn gọi là Hậu Hải Để, hoặc Đôn Cổ Vỹ Tiêu);...v....v...

Nói chung là phần lớn các huyệt vị thuộc Nhâm Đốc nhị mạch đều là các đại huyệt quan trọng, nếu thọ thương thì hãy tìm thầy chữa trị ngay, đừng để lâu ngày sinh biến chứng mà chết dần chết mòn...(Ngoài ra còn rất nhiều tử huyệt quan trọng khác nhưng vì nằm ở những vị trí khó bị đánh trúng nên tôi xin phép không liệt kê ra).

Nếu bị thương vào các yếu huyệt đã nói ở trên mà chưa có biến chứng gì nguy hiểm thì hãy dùng các thang thuốc sau đây chữa trị:

1. Tổng quát:

Xuyên Khung 2 chỉ
Quy Vĩ 3 chỉ
Huyền Hồ 2 chỉ
Mộc Hương 2 chỉ
Thanh Bì 2 chỉ
Ô Dược 2 chỉ
Đào Nhơn 2 chỉ
Viễn Chí 2 chỉ
Tam Lăng 1 chỉ 5 phân
Bồng Truật 2 chỉ
Toái Bổ 2 chỉ
Xích Thược 2 chỉ
Tô Mộc 2 chỉ

Bỏ vào nồi đất, 3 chén nước, sắc xuống còn nữa chén, sau đó pha với rượu trắng mà uống mỗi ngày (rượu có độ thẩm thấu cao nên dùng để dẫn thuốc nhanh hơn). Nếu đại tiện bị bí thì gia thêm Sanh quán 2 chỉ. Nếu tiểu tiện bị bí thì gia thêm Xa Tiền Tử 3 chỉ. Nếu miệng và hàm bị cứng thì gia thêm Hậu Phác 2 chỉ; Sa Nhơn 2 chỉ.
__________________


--------------------------------------------------------------------------------

2. Gia giảm:

Hồng Chí (khử dầu) 1 chỉ 5 phân
Kỳ Nô 3 chỉ
Nhục Quế 1 chỉ 5 phân
Quảng Bì 2 chỉ
Hương Phụ 2 chỉ
Đỗ Trọng 2 chỉ
Đương Quy 2 chỉ
Huyền Hồ 2 chỉ
Sa Nhơn 2 chỉ
Ngũ Gia Bì 3 chỉ 5 phân
Ngũ Linh Chi 2 chỉ
Sanh Bồ Hoàng 2 chỉ
Chỉ Xác 1 chỉ 5 phân

Bỏ vào nồi đất, 3 chén nước, sắc xuống còn nữa chén, sau đó pha với rượu trắng mà uống mỗi ngày (rượu có độ thẩm thấu cao nên dùng để dẫn thuốc nhanh hơn). Thang này công dụng cũng giống như thang ở trên, vì vậy dùng thang nào cũng được.
__________________


--------------------------------------------------------------------------------

3. Đan Dược Trị Nội Thương:

Phi Long Đoạt Mệnh Đan:

Xuyên Khung (sao với rượu) 3 chỉ
Ngũ Linh Chị (sao với dấm) 3 chỉ
Tiền Hồ (sao vàng) 3 chỉ
Thanh Bì (sao với dấm) 3 chỉ
Ngũ Gia Bì (ngâm với nước tiểu) 1 lượng
Nguyệt Thạch 1 lượng
Xuyên Bối 4 chỉ
Chỉ Xác (sao với tiểu mạch bì) 3 chỉ
Phỉ Tử (sao vàng) 3 chỉ
Bồ Hoàng (nửa sống nửa chín) 2 chỉ
Nguyên Hồ (sao với dấm) 4 chỉ
Tự Nhiên Đồng (nướng dấm) 8 chỉ"
Tam Lăng (sao với dấm) 4 chỉ
Phi Chu Sa 3 chỉ
Tang Ký Sinh (sao) 3 chỉ
Trầm Hương 3 chỉ
Huyết Kiệt 8 chỉ
Tần Bồng (sao với rượu) 3 chỉ
Hoài Nhơn (khử bì) 5 chỉ
Bồng Truật 5 chỉ
Khương Hoạt (sao) 3 chỉ
Địa Miết (tẩy rượu) 8 chỉ
Mộc Hương (phơi sớng 6 chỉ
Quảng Bì (sao) 4 chỉ
Ô Dược (sao) 3 chỉ
Đương Quy (cứu rượu) 6 chỉ
Phá Cố Chỉ (dầm muối) 4 chỉ
Chế Thai Cốt 5 chỉ
Sao Cát Căn 3 chỉ
Xạ Hương 1 chỉ 5 phân
Đỗ Trọng (sao muối) 4 chỉ
Quật Hồng 3 chỉ
Nhục Quế (khử bì) 3 chỉ
Sa Nhơn (khử xác) 2 chỉ
Thổ Cẩu (khử ruột cứu dấm) 3 chỉ
Tô Mộc 4 chỉ

(Dùng Thai Cốt lấy Hầu Cốt mà hóa)

Tổng cộng 36 vị thuốc, chế cho tinh hảo, nhỏ mịn, rồi trộn với một chén sửa bò tươi, hòa trộn cho thật đều, sau đó đem sấy cho thật khô. Trử vào keo hoặc hủ kín.

Nếu bị trọng thương thì mỗi ngày uống 3 chỉ sau khi ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ. Nhẹ thì uống 1 chỉ rưỡi. Nên uống với rượu để thuốc mau thấm.

Sau khi ăn cơm chiều thì hãy uống thang thứ nhì sau đây:

Thố Ti Tử 1 chỉ
Nhục Quế 1 chỉ
Lưu Kỳ Nô 1 chỉ
Hồ Hoàng 1 chỉ
Đỗ Trọng Thán 1 chỉ
Nguyên Hồ Sách 1 chỉ
Thanh Bì 1 chỉ
Chỉ xác 1 chỉ
Hương Phu Tử 1 chỉ
Ngũ Linh Chi 1 chỉ
Quy vĩ 1 chỉ
Súc Sa Nhơn 1 chỉ
Ngũ Gia Bì 1 chỉ 5 phân
Quảng Bì 2 chỉ

2 chén nước, 2 chén rượu, sắc còn một chén mà uống lúc còn nóng.
__________________




--------------------------------------------------------------------------------

Tử Kim Đan:

Nhũ Hương 5 chỉ
Mộc Dược (khử dầu) 5 chỉ
Mộc Nhĩ Thán 6 chỉ
Đại Hoàng 4 chỉ
Địa Miết 6 chỉ (dùng rượu đốt viên gạch lên mà khử chân và đầu)
Huyết Kỵ 5 phân
Xạ Hương 3 phân
Toái Bổ 5 chỉ
Ô Dược 6 chỉ
Quy Vỹ (tẩm rượu) 5 chỉ
Ma Bì 4 chỉ
Tự Nhiên Đồng 5 chỉ (đốt dấm 7 lần)
Bồn Liêu 1 lượng

Tán tất cả các vị thuốc trên thành bột, trộn đều với nhau và bỏ vào keo đóng kín. Khi bị thương thì mỗi ngày uống 3 phân với rượu. (nên pha rượu với nước tiểu trẻ con uống sẽ tốt hơn)
Nếu bị thương mà thổ huyết thì chỉ nên uống 2 phân mà thôi.
Phụ nữ đang bị băng huyết chỉ nên uống 1 phân 5 ly.
Thuốc này không thể uống nhiều, mỗi ngày chỉ uống một lần, và uống thật nhiều nước trong ngày.
__________________



--------------------------------------------------------------------------------

Đoạt Mệnh Tiếp Cốt Đan:

Địa Miết 5 chỉ
Tự Nhiên Đồng 2 chỉ (nướng dấm 7 lần)
Nhũ Hương 1 chỉ 5 phân
Mộc Dược 1 chỉ 5 phân (khử dầu)
Huyết Kỵ (phơi kỷ) 2 chỉ 5 phân
Cổ Tiền 1 chỉ 5 phân (đốt dấm 7 lần)
Hồng Hoa 2 chỉ
Toái Bổ 2 chỉ (dùng nước tiểu trẻ con để rửa sạch lông)
Ma Bì Căn (sao lên) 2 chỉ
Quy Vĩ 2 chỉ (tẩm kỷ với rượu)
Mật Ong 1 lượng

Bỏ chung hết vào, tán nhuyễn như cám, trộn mật ong và vo thành nhiều viên nhỏ, dựng vào keo lọ đóng kín. Nếu bị trọng thương mà hơi thở yếu ớt, hãy uống 1 phân 2 ly với rượu hâm nóng.



--------------------------------------------------------------------------------

Địa Miết Tử Kim Đan:

Huyết Kiệt 8 chỉ
Nguyệt Thạch 8 chỉ
Xuyên Đoạn (sao muối) 3 chỉ
Ngũ Gia Bì (chế với đồng tiện) 5 chỉ
Xuyên Ngưu Tất (đốt với rượu) 5 chỉ
Xạ Hương 4 phân
Tự Nhiên Đồng (đốt dấm) 8 chỉ
Chế Thai Cốc 3 chỉ
Địa Miết (chế rượu) 5 chỉ
Thổ Cẩu (chế rượu) 5 chỉ
Bối Mẫu 3 chỉ
Tô Mộc 3 chỉ
Ô Dược (sao lên) 5 chỉ
Nguyên Hồ (sao với dấm) 5 chỉ
Hương Phụ (chế rượu) 4 chỉ
Thanh Mộc Hương 4 chỉ
Dương Quy (sao rượu) 5 chỉ
Đào Nhơn 5 chỉ
Quảng Bì 3 chỉ
Linh Tiên (sao rượu) 5 chỉ
Trạch Lan 3 chỉ
Tục Tùy Tử (khử dầu) 2 chỉ 5 phân
Ngũ Linh Chỉ 3 chỉ (sao dấm cho khô)

Nghiền thành bột nhuyễn, cất vào keo lọ. Khi bị nội thương thì mỗi lần uống 3 chỉ với rượu. Nhẹ thì uống 1 chỉ.
__________________




TOA THUỐC TẨM TAY (THẬP VỊ LUYỆN QUYỀN)

(Tẩm tay khi luyện Thiết Sa Chưởng)

1. Đại Hoàng : 2 lượng
2. Bạch Đậu Khấu : 2 lượng
3. Long Não : 2 lượng
4. Quế Chi : 2 lượng
5. Sương truật : 2 lượng
6. Tiểu hồi hương : 2 lượng
7. Sanh xuyên ô : 4 lượng
8. Sanh thảo ô : 4 lượng
9. Sanh mã tiền : 4 lượng
10. Huyết kiệt : 1 lượng

Tất cả ngâm với 7 lít rượu trắng, trong một chiếc khạp hay bình thủy tinh đậy kín, để trong 30 ngày thì dùng được.

Chỉ thoa bóp ngoài da, không thể uống được

Theo Thư Viện Tòan Cầu