kết quả từ 1 tới 20 trên 22

Ðề tài: Việt Nam - một quốc gia không thể tưởng tượng được

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Việt Nam - một quốc gia không thể tưởng tượng được

    Việt Nam - một quốc gia không thể tưởng tượng được



    Giáo sư Pavel Pozner

    Là một nhà nghiên cứu về lịch sử và văn hoá Việt Nam, giáo sư Pavel Pozner khẳng định: "Nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cổ đại - từ cội nguồn cho đến thế kỷ X - đã giúp tôi hiểu rất nhiều về những gì đang diễn ra trong thế giới hiện đại...

    Dưới đây là một phần của cuộc phỏng vấn với giáo sư Pozner do tạp chí báo Tin tức Matxcơva thực hiện. Lanhdao.net xin giới thiệu để độc giả có thêm một góc nhìn tham khảo riêng về Việt Nam từ một nhà khoa học Nga.

    Việt Nam - một quốc gia không thể tưởng tượng được

    [...] Dự báo của ông về sự thần kỳ của Việt Nam có đáng thuyết phục?

    Pavel Pozner: Năm 1979, tôi đã đưa ra những dự đoán của mình về Việt Nam trong 10-15 năm sau. Evgenia Primakov (sau này là Thủ tướng Nga dưới thời Tổng thống Elsin), khi đó đang là Giám đốc Học viện của tôi (Viện Phương Đông), đã phẩy tay: "Anh là người trung cổ, anh chả hiểu cái gì trong thời buổi hiện nay hết". Nhưng những dự báo của tôi đã đúng 100%. Bởi lẽ, nếu dự báo mà không tính đến các yếu tố truyền thống và văn hóa, thì ngay cả những tính toán chính trị thông thường nhất cũng chẳng có giá trị.

    Ví dụ, anh đang lưu tâm đến một mỏ dầu nào đó của người Hồi giáo chẳng hạn. Phương án thứ nhất có thể là: anh đến và ngồi với họ trong suốt 4 ngày, uống trà, ăn cháo, cùng trao đổi về một đoạn nào đó trong Kinh Koran, rồi đến ngày thứ tư người ta sẽ hỏi anh rằng, "vậy anh cần gì". Ngay lập tức, họ sẽ lệnh cho cấp dưới phải giải quyết vấn đề. Nhưng cũng có một phương án khác: Anh đến và luôn liếc nhìn đồng hồ, nhanh chóng bắt tay vào việc cần làm. Tuy nhiên, nguyên tắc "thời gian là vàng bạc" ở đây chả có nghĩa gì, bởi vì anh hoặc là sẽ chả nhận được gì, hoặc là sẽ phải chịu một cái giá đắt gấp năm so với giá trị thực của nó.

    Cách làm như vậy chắc chắc sẽ dẫn đến thảm họa. Đây cũng chính là điều dẫn đến sự thảm bại của người Mỹ ở Việt Nam, cũng như của người Liên Xô ở Afghanistan, và hiện nay của người Mỹ đối với những thảm họa ở Afghanistan và Iraq.

    Điều gì khiến ông nghĩ rằng, sự thần kỳ của Việt Nam sẽ hơn sự thần kỳ của Trung Quốc và nó sẽ tác động đến chúng ta như thế nào?



    Người ta thường nói về sự nhảy vọt thần kỳ của Trung Quốc, nhưng hãy xem bộ phận dân chúng nào bị cuốn vào nó? Sự thật chỉ chưa đến 10% dân số (Trung Quốc) mà thôi, trong khi đại bộ phận nhân dân vẫn sống ở các làng quê. Thật khó mà kết luận rằng, mức sống ở Trung Quốc đã được cải thiện trong 20 năm trở lại đây. Điều đó có nghĩa gì đối với đại đa số người dân? Nếu như trước kia, mỗi ngày họ ăn hai bát cơm và một ít hoa quả, thì nay họ ăn ba bát và một trong số đó có thêm thịt. Đấy, chỉ thế thôi.

    Nếu biết về lịch sử Trung Quốc và lịch sử triết học Trung Quốc thì sẽ hiểu được rằng, ở đó (Trung Quốc) chưa bao giờ có và chưa từng tồn tại chủ nghĩa cộng sản. Dĩ nhiên, tôi luôn ý thức trước vấn đề mình nói, nhưng riêng với trường hợp Trung Quốc thì cần phải nhắc tới Khổng giáo. Chính đạo Khổng đã tạo dựng những tư tưởng quan trọng trong các trường phái triết học Trung Hoa cổ và các tư tưởng của đạo Phật, rồi đến chủ nghĩa cộng sản trong 100 năm trở lại đây. Văn hóa Trung Quốc "tiêu hóa" được mọi điều mới lạ của ngoại quốc. Có thời người Mông Cổ đã đến Trung Quốc và lập ra triều Nguyên, nhưng chỉ sau có 100 năm thì người Mông Cổ đã trở thành "người Trung Quốc". Một căn nguyên chính đối với sự "tiêu hóa văn hóa" là đạo Khổng, cái mà nhiều người vẫn nhầm lẫn là tôn giáo, chứ thực tế đó lại là sự giáo dục về việc tổ chức nhà nước.

    Khác Trung Quốc, Việt Nam từng bị thuộc địa hoá. Nhưng có một điều rất quan trọng rằng, họ từng là thuộc địa của Pháp. Có hai hình mẫu thuộc địa - kiểu Anh và kiểu Pháp. Nếu như người Pháp cố gắng áp đặt văn hóa của mình lên các quốc gia thuộc địa thì người Anh lại không. Ở Việt Nam xuất hiện một hiện tượng hoàn toàn đặc biệt: ngày nay, không phải giới thượng lưu ở Việt Nam, mà là đại đa số dân chúng đang hấp thụ văn hóa châu Âu. Đây chính là điều khiến họ khác người Trung Quốc về căn bản.

    Hấp thụ có nghĩa là gì ?

    Thế giới quan của người Việt mang tính mở, trong khi thế giới quan của người Trung Quốc gần như bị bịt kín. Người Việt Nam không chịu sự áp đặt về tư tưởng, mà hấp thụ nó thành các phần riêng biệt, song song, và kết quả là nền tảng tư tưởng của họ được mở rộng ra. Ở đây, tôi không nói về văn hóa truyền thống, mà nói về hệ tư tưởng xã hội. Không nghi ngờ gì, họ chào đón đạo Khổng, nhưng đạo Khổng đã trở nên phóng khoáng hơn so với khi (đạo Khổng) ở Trung Quốc. Chính điều này đã giúp cho người Việt Nam hấp thụ được văn hóa châu Âu.

    Một người Pháp từng ở Việt Nam trong chiến tranh 1945-1954 đã kể cho tôi những điều kỳ lạ. Từ hai chiến hào của người Việt và người Pháp, trong khi tất cả đang im ắng thì phía chiến hào Việt Nam có tiếng nói vọng sang: "Này, các ngài, các ngài có thuốc lá không?". Từ chiến hào Pháp, một bao thuốc được ném sang chiến hào Việt Nam. Một lúc sau từ phía Pháp lại có tiếng nói to: "Này, đồng chí, các anh có rượu không?" và từ phía Việt Nam, họ ném sang cho lính Pháp một chai rượu gạo tự nấu. Họ không hề nói với nhau về những trận bắn phá hay đau thương. Đó là cuộc chiến tranh giữa những con người tôn trọng lẫn nhau. Nhưng khi người Mỹ đến Việt Nam thì ở đó bắt đầu một cuộc chiến tranh khác hẳn. Sau chiến tranh, người Việt Nam vẫn giữ một quan hệ riêng - mang tính tình cảm - với người Pháp, còn với người Mỹ, quan hệ giữa họ gần như nguội lạnh.


    Trong suốt 40 năm, chiến tranh đã diễn ra không ngừng ở Việt Nam. Năm 1939 người Nhật tấn công Việt Nam và xâm chiếm toàn bộ đất nước. Sau đó là cuộc kháng chiến trong Thế chiến II, mà chính nhờ làn sóng này, Hồ Chí Minh đã giành được chính quyền. Năm 1945 thì bắt đầu cuộc chiến với người Pháp, đến năm 1956 thì được thay bằng người Mỹ và cho mãi tới năm 1975, người Mỹ mới rút khỏi Việt Nam. Nhưng lúc ấy lại xuất hiện Khơme Đỏ với sự ủng hộ của Trung Quốc, và năm 1979 thì diễn ra chiến tranh biên giới Việt - Trung. 40 năm! Với các đối thủ thật đáng gờm: Nhật, Pháp, Mỹ, Trung Quốc.

    Chỉ từ năm 1980, Việt Nam mới sống trong hòa bình, và đến năm 1985 thì thực sự thay đổi. Những gì diễn ra ở đất nước đó quả thật là không thể tưởng tượng được.

    Sự phát triển độc đáo của Việt Nam

    Vậy ông sẽ khuyên chính phủ chúng ta (Nga) nhanh chóng củng cố lại quan hệ với Việt Nam chăng?


    Chắc chắn rồi. Ngay từ thời trung đại Việt Nam đã là một nước quan trọng ở Đông Nam Á. Họ thống trị nơi đó. Phải rất thiển cận mới đi từ chối một căn cứ quân sự như Cam Ranh, khi mà giá thuê mỗi năm chỉ tốn của chúng ta có 1 triệu USD. Đó là căn cứ quan trọng trong khu vực. Người Việt Nam không hất cẳng chúng ta, mà người đưa ra quyết định này là Boris Nikolaevich (Tổng thống Nga Elsin) - người được Tổng thống Putin ủng hộ. Còn chuyện tại sao lại ra một quyết định như vậy, thì nói thật là tôi cũng không thể hiểu được.

    Những dự đoán của ông về sự thần kỳ Việt Nam nghe có vẻ rất nghịch lý. Trên vũ đài quốc tế chỉ có sự tham gia của Trung Quốc và Ấn Độ, chứ Việt Nam thậm chí còn không được nhắc đến trong cả sai số.

    Châu Âu luôn có khuynh hướng thích quan tâm đến những gì to tát. Trung Quốc là một quốc gia nhiều đoạn khúc, mà về nguyên tắc có thể bị chia cắt. Còn ở Ấn Độ, bước ra khỏi cửa khách sạn sang trọng bậc nhất chỉ 500 mét thôi anh có thể bắt gặp ngay một người với lối sống hoang dã. Nếu như ở đấy (Ấn Độ) cũng có khí hậu như ở nước Nga thì chắc chắn dân số của họ sẽ ít đi một nửa. Họ chỉ cần ghép hai tấm kim loại lại với nhau đã thành một túp lều, hình ảnh ấy ở ngay chính thủ đô Deli. Còn ở Việt Nam không bao giờ gặp những điều tương tự.

    Và đây, thêm một ví dụ nữa. Quận 13 ở Paris vốn dĩ xa xưa là khu vực của người Trung Quốc, ở đấy luôn tồn tại một trật tự riêng, và cảnh sát Paris thậm chí cũng không muốn can thiệp. Nhưng 30 năm trở lại đây, 3/4 các điểm buôn bán đã nằm dưới sự kiểm soát của người Việt.

    Ý ông muốn nói rằng họ còn đồng hóa và bành trướng hơn cả người Trung Quốc ?

    Tất nhiên rồi. Họ đã quen với việc phải một mình cùng lúc chống lại cả chục. Vấn đề không phải nằm ở chỗ họ chỉ có khả năng kinh doanh và duy trì các nhà hàng. Ở Việt Nam có rất nhiều người có trình độ cao.

    Phải chăng đó là kết quả của chủ nghĩa xã hội?

    Không chỉ có vậy. Nhiều người dân đã hưởng nền giáo dục Pháp trước cả khi chúng ta đến Việt Nam. Việt Nam ngày nay năng động không thể tưởng tượng được, về điều này thì tiếc rằng, rất ít người trong chúng ta biết được.

    Đầu tư vào Việt Nam - Lợi thế ảnh hưởng sang toàn khu vực

    Thế hiện nay ai đang đặt cược vào Việt Nam?


    Pháp. Điều này không được nói đến nhiều, nhưng sự hiện diện của người Pháp ở Việt Nam là rất lớn. Họ đang cố mang đến đó (ảnh hưởng) và khôi phục vị thế của mình như người Mỹ đã từng có.

    Vậy chúng ta và người Việt Nam có còn gì gần gũi nữa không?

    Cho đến nay họ vẫn cảm ơn vì những gì mà chúng ta đã làm cho họ trong chiến tranh. Họ luôn đưa ra sự so sánh song song giữa những mất mát của người Việt Nam và những mất mát của người dân Xô-viết trong chiến tranh. Tỉnh Hà Tĩnh của họ còn kết nghĩa anh em với thành phố Khatưni của Belarus, và họ vẫn nhớ điều này cho tận đến ngày nay.

    Ớ đó (Hà Tĩnh) hiện nay vẫn còn rất nhiều người biết tiếng Nga, và ở các cấp chính quyền thì có những người đã từng học ở nước Nga. Nếu hành động một cách thông minh, thì chúng ta vẫn có thể quay lại nơi đó. Nhưng chúng ta đã đi hết từ sai lầm này đến sai lầm khác mà không hiểu ra một điều đơn giản - theo quan điểm của cá nhân tôi - ai kiểm soát được Việt Nam thì người đó sẽ kiểm soát được cả Đông Nam Á.

    Vài nét về giáo sư Pavel Pozner:

    Sinh ra vào cuối Thế chiến II tại New York (Mỹ) trong một gia đình người Nga di cư, Pavel Pozner từng phiêu dạt khắp các nước trên thế giới.

    Mặc dù được sinh ra ở Mỹ, nhưng năm 1946, cha ông - từng là chủ nhiệm hãng phim MGM-International, đã bị buộc thôi việc vì bị tình nghi là gián điệp và có "cảm tình với cộng sản", đã quyết định đưa cả gia đình trở về Nga, nhưng chuyến đi đã không tới được đích mà dừng lại ở Đông Đức. Pavel đã học phổ thông tại đó.

    Tháng 12/1952, cả gia đình Pozner mới về tới Nga. Tại đây, Pavel Pozner đã tốt nghiệp đại học, rồi nhận bằng tiến sĩ lịch sử về chuyên ngành Việt Nam học và là một trong số ít những chuyên gia nổi tiếng về nghiên cứu Việt Nam ở Viện Phương Đông, thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Liên bang Nga.


    (Theo Tin tức Matxcơva, Lanhdao.net)
    Last edited by Bin571; 27-11-2009 at 09:51 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •