Cho đến nay không có tư liệu lịch sử nào ghi chép về phép tu của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên từ Những Vần Thơ Ngoại Cảm, được cho là câu chuyện kể của Công chúa Lê Oanh Vàng, chúng ta có thể tìm hiểu đôi nét về phép tu của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

1. NGUYỄN BỈNH KHIÊM CÁO QUAN ĐI TU

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585), đỗ tiến sĩ năm 1535, đời nhà Mạc, được phong làm Tả thị lang Đông các Học sĩ. Vì ông đỗ Trạng nguyên và được phong tước Trình Tuyền hầu nên dân gian gọi ông là Trạng Trình.

Nguyễn Bỉnh Khiêm làm quan cho nhà Mạc được 7 năm, sau đó ông xin cáo quan năm 1542 khi đó ông vừa tròn 50 tuổi, cái tuổi được gọi là Ngũ Thập Tri Thiên Mệnh.

Nguyên nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm từ quan, theo sử sách ghi rằng do ông dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua Mạc nghe nên xin cáo quan. Nhưng sau khi đọc những lời tâm sự của Nguyễn Bỉnh Khiêm chúng ta được biết nguyên nhân sâu xa hơn, là do Nguyễn Bỉnh Khiêm còn nặng ân nghĩa với nhà Lê, và ngán ngẩm cảnh đua tranh quyền lực của quan lại, gây ra cảnh nhồi da xáo thịt và nỗi khổ cho dân chúng thời chiến tranh Lê Mạc.

Nguyễn Bỉnh Khiêm về quê nhà xã Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay là xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, dựng Trung Tân Quán là nơi đàm đạo thơ văn và xây dựng Bạch Vân Am để ngày ngày tụng kinh niệm Phật.

Ngoài ra Nguyễn Bỉnh Khiêm có một khả năng thiên phú về nghiên cứu tâm linh: nho, y, lý, số … Trong thời gian ở Bạch Vân Am cũng là thời kỳ thịnh vượng nhất cho ông, nhờ nghiên cứu sách Thái Ất Thần Kinh do Hoàng Đình Ái trao tặng, và có nhiều thời gian để ông nghiên cứu chuyên sâu về thế giới vô hình. Từ đây, ông đã đúc kết thành Sấm Trạng Trình rất chính xác và nổi tiếng, đến nay vẫn chưa ai giải mã được đầy đủ những lời tiên tri của ông.

Thương dân nên phải ra đi
2280. Lòng tôi chẳng có phụ thì nhà Lê,
Tính toan khó cả trăm bề
Phò Lê đánh Mạc nặng nề cho dân,
Theo Mạc là đứa bất nhân
Phụ tình tấm mẳn lỗi phần phu thê,
Vì nàng nòi giống Vua Lê
Phụ đi thì tội nặng nề khó dung
Lỡ bề báo hiếu báo trung
Chẳng nên trung hiếu thì tùng cơ thiên,
Tu cho dứt não tan phiền
2290. Hầu xem Thái Ất Thần Tiên chỉ đường
Tu cho thoát kiếp đoạn trường
Tu cho thấy rõ con đường Bồng Lai
Nếu không phủi kiếp đọa đày
Trả vay vay trả biết ngày nào xong,
Nàng coi hầu tước thong dong
Có ai sống mãi trần hồng này chăng
Dù cho tên tuổi bủa giăng
Trăm năm thì cũng mãn căn cõi trần
Lưu truyền oan nghiệt oán ân
2300. Chung quy rồi cũng đem thân ra mồ,
Nước non có mấy cơ đồ
Máu xương nhân loại đắp tô sơn hà
Đây rồi một kiếp người ta
Tội gây nghiệp quả trả ba bốn đời.
. . .
Khiêm rằng: non nước Nam giao
Vẫn còn nhiều kẻ anh hào hăng say,
Mạc trào này chẳng anh tài
Không tôi xã tắc lấy ai đỡ đần
Đình Ái ngài cũng lui chân
2320. Thì là nhà Mạc lần lần suy vong,
Đó là Trời cũng chiều lòng
Hậu Lê con cháu giống giòng trung hưng,
Thân tôi là kẻ trầm luân
Nên tu giải thoát chớ đừng gây thêm
Cầu Trời sóng lặng gió êm
Cầu cho trăm họ mỏng mềm thương nhau,
Bề nào tôi cũng lòng đau
Nhồi da xáo thịt mòn hao người hiền
Lòng tôi nào phải tư riêng
2330. Những điều xét kỹ nên phiền mà đi,
Trần là tục lụy hay chi
Cười đây khóc đấy nhiều khi lo lường
Tôi về ngồi tỉnh Hải Dương
Đọc kinh Thái Ất cho tường Cơ Thiên,
Xin nàng dinh nội ở yên
Khá nuôi Thái Tử thành niên mới là.
. . .
Nói rồi liền bước chân lui
Vai mang Thái Ất đi xuôi lên đường,
Mười hôm đến tỉnh Hải Dương
Lập am tu niệm dầu hương luận đàm
Biển đề là Bạch Vân Am
Đêm ngồi đọc sách ngày làm ruộng nương,
Ngọ về ngồi nguyện ngũ hương
2380. Cầu cho trăm họ mười phương thuận hòa.

2. MINH SƯ CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM LÀ AI ?

Thật khó nói rằng Nguyễn Bỉnh Khiêm đi tu vì căn số hay vì hoàn cảnh?

Xét về hoàn cảnh, thì ông đang đường đường chính chính là quan cao chức trọng của triều đình, được vua kính cẩn tin dùng, được vua cấp bổng lộc đầy đủ, và ban cho một dinh thự riêng rộng rãi, thoáng mát.

Việc ông cáo quan đi tu, gắn bó hơn 40 năm ở Bạch Vân Am, nửa đời người nương cửa Phật, thì có lẽ do cung mệnh của Nguyễn Bỉnh Khiêm phải có sao Thiên Không rồi, người có sao Thiên Không ở mệnh thì luôn chọn con đường tu hành.

Một chi tiết khá thú vị, luôn luôn Nguyễn Bỉnh Khiêm có minh sư xuất hiện đúng lúc cần thiết. Minh sư của Nguyễn Bỉnh Khiêm là thầy Bửu Sơn Kỳ Hương, ngài đã tu luyện đắc lục thông. Khi Hoàng Đình Ái vâng lệnh vua Mạc đi tìm đưa Nguyễn Bỉnh Khiêm trở về Thăng Long, chính ngài minh sư đã xuất hiện, giữ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở lại Bạch Vân Am.

Từ ngày ta bỏ vợ nhà
Năm này tính đã hơn ba năm rồi!
Nghĩ thương năm ả vô hồi
Nghĩ duyên tấm mẳn đứng ngồi đã lâu
Vốn người ý hiệp tâm đầu
5600. Cả nhà thuận thảo chẳng câu la rày,
Ta vào tu ở am mây
Nghĩ thương năm ả thân gầy vóc teo
Nhớ thương ta cũng khó theo
Đàng đi qua suối qua đèo cam go.
Đình Ái nghe nói liền dò
Biết lòng Tiết Chế muốn lo trở về
Nên chàng cứ việc vào đề
Muốn bưng Quốc Trạng gánh về trào ca
Nên dùng kinh sách văn hoa
5610. Tam cang hiếu thuận luận qua một hồi
Luận mòn nghĩa lý nói dồi
Nói cho Quốc Trạng phải hồi về dinh.
Bỉnh Khiêm nghe mãi động tình
Để tôi sắm sửa hồi kinh lai trào,
Các tiểu hãy khá cùng nhau
Trồng cây cày ruộng đào ao xây hồ
Ta về thăm viếng kinh đô
Các ngươi giữ việc Nam mô cho thường.
Phúc đâu lại thấy Kỳ Hương
5620. Cụ già thong thả ngoài đường bước vô,
Quốc Công xem thấy liền phô:
Cụ đâu lạ mặt mà vô am này?
Bửu Sơn mới nói như vầy:
Ta đây vốn thiệt là thầy Kỳ Hương
Ta người mây nước bốn phương
Dắt dìu sanh chúng thoát đường bể mê,
Non Tiên cảnh Phật muốn về
Phải nên dứt nghiệp trần mê mới mầu,
Nếu ham vào các ra lầu
5630. Ham danh ham lợi quên câu Di Đà,
Biển trần đã thoát chân ra
Sao còn muốn trở về nhà mà chi?
Đình Ái con quá ngu si
Thầy trao Thái Ất con đi tầm người
Sao con chẳng có vẹn mười
Người tu con bảo cho người quy ninh?
Quốc Công, Đình Ái cả kinh
Đồng quỳ xuống lạy mà xin tu hành:

Con là một kẻ chúng sanh
5640. Bấy lâu mong muốn tu hành thoát mê
Non Tiên cảnh Phật muốn kề
Không về dẫn lối nẻo về Ma ha
Nên con muốn trở về nhà
Xin Thầy thứ lỗi con mà xin tu,
Từ nay cho đến thiên thu
Dù bao ngàn kiếp cũng tu cùng Thầy
Từ con vào ẩn am mây
Xem Kinh Thái Ất của Thầy truyền ban
Lòng con chưa thấy mở mang
5650. Cũng thông việc trước cũng toàn việc sau,
Nhưng mà dạ mãi rạt rào
Nhớ quê nhớ vợ nhớ bao bạn bè
Nhớ nơi trướng gấm màn the
Nhớ nem chả phụng, nhớ ve rượu tàu
Nhớ đai nhớ mão quý cao
Nhớ áo cẩm bào lại nhớ cẩm đôn,
Nên con ngơ ngẩn tâm hồn
Nhờ Thầy mở cửa khai môn con vào.

Đình Ái cúi lạy thì thào:
5660. Thầy sai con ở bên Tàu qua đây
Hẹn nhau tại nước non này
Con còn đen tối nhờ Thầy mở mang
Dẫn con về chốn Tây An
Thầy trò ta sẽ hưởng nhàn non Tiên.

Bửu Sơn ông mới nói liền:
Ngươi là con quỷ khắp miền giao du
Tu sao cho được mà tu
Tiền khiên túc trái nó bu quanh mình,
Khó mà giữ giới trì kinh
5670. Nào duyên nào nợ nào tình viễn vông
Số người sáu kiếp lộn vòng
Nợ nhà thêm nợ tang bồng nước non
Chừng nào sáu kiếp làm tròn
Lang thiên cảnh cũ ta còn chừa cho,
Mới đây người đã bày trò
Không ta Bạch sĩ chẳng lo hồi trào.

3. THẦY BỬU SƠN KỲ HƯƠNG LÀ AI ?

Khi đi sâu tìm hiểu về phép tu của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng tôi nhận thấy rất nhiều điều nhiệm màu, và nhận ra rằng con đường tu thiền của Phật Giáo đã mang lại những phép nhiệm màu đó. Bên cạnh đó là sự ẩn hiện của thầy Bửu Sơn Kỳ Hương. Vậy thầy Bửu Sơn Kỳ Hương là ai? Chúng ta được biết ngài tu luyện đạt lục thông, có khả năng thấu thính (nghe) và thấu thị (nhìn), và khả năng xuất du hồn bất cứ lúc nào. Mới nghe tưởng chuyện viễn tưởng, nhưng thực ra là những điều có thật, được phân tích nghiên cứu nhiều trên TGVH của chúng ta. Chúng tôi còn đang tiếp tục đi tìm tư liệu về thầy Bửu Sơn Kỳ Hương.

Đình Ái cúi lạy thì thào:
Bạch Thầy! Thầy ở nơi nào mà nghe?
Bửu Sơn mới nói nè nè:
5680. Lựa là tận mắt mới nghe sao mà
Nơi nào thì cũng có ta
Có cây có cỏ có mà Bửu Sơn
Chỗ nào ta cũng đặt chân
Ngươi đừng gạn hỏi thiệt hơn chuyện nào!
Số ngươi phải đọa trần lao
Tội làm kiếp trước kiếp sau phải đền
Tiền cừu hậu hận há quên
Một bên đi trả một bên đến đòi.
Bỉnh Khiêm ghé lại mà coi
5690. Bửu Sơn ông kể rẽ ròi rõ ra
Làm người trong cõi Ta bà
Tu là cội phúc tình là dây oan,
Kiếp người như ánh nhoáng quang
Nên tu giải thoát cho an linh hồn
Người khôn nghe ít cũng khôn
Người mê nói mãi mà hồn vẫn mê,
Đã tu tu trót vẹn bề
Lại còn muốn trở lộn về môn nha
Tình chung ràng buộc ái hà
5700. Đời đời kiếp kiếp chẳng qua luân hồi,
Bao phen sóng dập gió dồi
Ngửa nghiêng thân xác vẫn ngồi trần lao
Giận thương thương giận rạt rào
Chẳng tầm nẻo đạo thanh cao nhiệm mầu.
Bỉnh Khiêm nghe dạy cúi đầu:
Bạch Thầy con hiểu nhiệm mầu rồi a
Nhờ Thầy khai rõ Ma ha
Con đà thấy rộng hiểu xa nẻo đường
Không còn lo nghĩ nhớ thương
5710. Không còn ràng buộc tư lương ái tình
Cũng không nặng gánh gia đình
Con coi mây nước đinh ninh như nhà
Con nhìn thiên hạ gần xa
Cũng như mấy vợ quê nhà khác chi,
Bạch Thầy con đã thông tri
Nhờ Thầy chỉ rõ trong khi thân trần
Con còn mang lấy xác thân
Nhờ Thầy cảm hóa hiểu phần oai linh
Nhưng còn trong nghiệp chúng sinh
5720. Làm chi có ích dân tình nước non.

4. PHÉP TU CHUYỂN NGHIỆP

Lý thuyết cơ bản của nhà Phật vẫn là Nhân Quả, và Luân Hồi. Như lời thầy Bửu Sơn Kỳ Hương đã chỉ dạy cho Nguyễn Bỉnh Khiêm và Hoàng Đình Ái.

Nhờ Thầy chỉ giáo cho con
Con xin vâng dạy làm tròn khúc nôi
Hầu sau thoát kiếp luân hồi
Khỏi đeo khổ ải khỏi nhồi ốm đau?
Bửu Sơn ông muốn nói mau:
Bá niên tiền hậu từ nào con thông
Thiên cơ con đã nằm lòng
Lúc này con đoạt Lục thông phép Thầy
Tai nghe mắt thấy đủ đầy
5730. Lòng con muốn thế nay Thầy phải ban,
Am Vân con phải ở an
Nhuần Kinh Thái Ất mở mang đạo mầu
Phải ghi Sấm Trạng ngàn câu
Phải ghi lịch sử từ đầu nhà Lê
Con ghi cho rõ các bề
Ngàn năm lưu dấu để về hậu lai
Thiên cơ sấm ký trăm bài
Khi xong Thầy đến chọn ngày về Tiên,
Nay con đã dứt nghiệp duyên
5740. Lòng con đã hết não phiền phải chăng
Trí nhàn biên Sấm đủ văn
Cho trong lê thứ tầm căn tu hiền
Tu cho dứt nghiệp tiền khiên
Tu cho thân hết ưu phiền đắng cay.
Còn phần Đình Ái hôm nay
Việc đời gánh vác chờ ngày chuyển luân
Tại người xưa quá lẫy lừng
Nay Thầy cứu rỗi cho luân chuyển hoài
Ít lâu bỏ xác đầu thai
5750. Thì Thầy cũng đến dạy ngay tu hiền,
Cứ luôn sáu lượt triền miên
Sau Thầy sẽ dẫn về Tiên con à.
Nói rồi ông mới lui ra
Bỉnh Khiêm Đình Ái mới là chạy theo
Nhìn sang ngó trước quạnh heo
Ra đàng thì lại vắng teo không người.
Đình Ái vui vẻ nói cười
Thầy ta vốn thiệt là người Phật Tiên
Mới đây ra đó mất liền
5760. Vậy thì Bạch sĩ ở yên am này
Lo mà quét dọn am mây
Nhang đèn hoa quả phòng Thầy hạ san
Tôi về phục lệnh Thánh Hoàng
Nói rồi Đình Ái ra đàng đi dong.

5. PHÉP TU CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM ĐẮC CHÁNH QUẢ

Bỉnh Khiêm ở lại Hải Dương
Nhang đèn cung thỉnh Kỳ Hương trở về
Bửu Sơn bước đến cười hề:
Con đà hết nợ trần mê đã rồi,
Lang Thiên cảnh cũ quy hồi
Vợ con năm ả về ngôi trước ngày,
Riêng con đọa đến ngày nay
Nên thầy đi tới hôm nay rước về,
Con nên sắm sửa hương huê
9270. Nhang đèn cung thỉnh Phật về rước con!
Bỉnh Khiêm nghe lệnh làm tròn
Ngọc Hoan nghe nói khóc ngon ròng ròng.
Khiêm rằng: con chớ mủi lòng
Khi thầu bỏ xác con không than phiền
Phải nên vui vẻ tự nhiên
Xác thầy tống táng để yên sau chùa
Sau này con có làm vua
Giữ lòng lương thiện bốn mùa nghe con!
Muốn cho bình trị nước non
9280. Lánh xa tửu sắc mới còn giang biên,
Hậu phi chọn kẻ lương hiền
Chớ đừng chọn sắc ngửa nghiêng đài thành,
Thầy truyền trăm sách để dành
Con đừng cho Trịnh tung hoành chi tiêu,
Thầy cùng Bảo Ngọc công nhiều
Mười năm biên dịch bao nhiêu sách này
Khi thầy nhẹ gót về tây
Đình Ái có trở lại đây hỏi rành
Con rằng thầy bịnh chẳng lành
9290. Thuốc thang không giảm mới đành quy tiên.
Bửu Sơn rằng: hết sự duyên
Con nằm ngay thẳng thầy liền độ cho
Nay thầy đi đến rước trò
Con đà thoát tục lại lo việc trần.
Bỉnh Khiêm nghe dạy ân cần
Nghiêng mình nằm thẳng tay chân lên giường
Cũng nhờ phép của Kỳ Hương
Xác trần Khiêm bỏ Tây Phương lai hồi
Lang Thiên đã sẵn vị ngôi,
9300. Ngọc Hoan nhìn mãi một hồi thở ra:
Lạ thay chẳng thấy lão già
Khi không mà lại thầy ta chết rồi,
Người đời như thế thì thôi
Nên lo chôn cất cho rồi vẹn xong.
Ngọc Hoan là kẻ sáng thông
Khắc bia để Phật Huỳnh Long thoát trần
Sau này lưu lại muôn dân
Xác Huỳnh Long Phật về phần thiên thai,
Cả chùa hương khói thoảng bay
9310. Ngọc Hoan các tiểu tối ngày dâng hương,
Mùi hương thấu đến mười phương
Am mây thoang thoảng mùi hương nực nồng
Đêm nhìn mộ Nguyễn Huỳnh Long
Hào quang thoảng nhẹ từ trong đến ngoài.