Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 30

Ðề tài: Kinh Thiên địa bát dương có phải Phật thuyết?

  1. #1

    Mặc định Kinh Thiên địa bát dương có phải Phật thuyết?

    HỎI:

    Tôi đọc kinh Thiên Địa Bát Dương nhận thấy nội dung kinh có rất nhiều vấn đề sai lạc so với quan điểm Phật giáo. Tuy nhiên, kinh này được ghi nhận là do Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, đời Dao Tần dịch và hiện lưu hành rộng rãi bằng kinh sách và băng đĩa, thậm chí một trang web của một tu viện Phật Giáo ở nước ngoài cũng đăng tải kinh này. (http://www.quangduc.com/mattong/06thiendia.html )Tôi kính nhờ quý Báo xác định kinh này có phải là kinh điển Phật giáo không? Nếu không thì phân tích những chỗ sai lạc với quan điểm Chánh pháp để những người mới học Phật không bị nhầm lẫn.

    ĐÁP:

    Sau khi tra cứu mục lục Đại tạng kinh Hán tạng (Phật giáo Đại tạng kinh tường tế mục lục), chúng tôi không tìm thấy kinh Thiên Địa Bát Dương (TĐBD). Mặt khác, kinh này được ghi nhận là do Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, đời Dao Tần dịch, nếu đúng thì cố nhiên kinh này có nguồn gốc Phạn bản và nội dung phải mang dấu ấn văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là phải đầy đủ ba dấu ấn Chánh pháp (vô thường-khổ-vô ngã) mới đích xác là kinh điển Phật giáo. Tuy nhiên, nội dung kinh TĐBD lại mang đậm nét tư tưởng và văn hóa Trung Hoa, nhất là quan niệm lý số, phong thủy, âm dương ngũ hành… dù có xen lẫn đôi chút tư tưởng Phật giáo.

    Ngay trong phẩm thứ nhì, Khai bày chánh kiến, kinh TĐBD đã dùng phương pháp chiết tự để luận giải chữ Nhân: “Nhân là Chân, là làm con người phải có Chân tâm, không tưởng quấy, thân này thi hành mỗi việc đều chánh trực. Cho nên, chiết tự chữ Nhân đó coi, thì chữ Phúc bên trái gọi là Chân, còn chữ Vệ bên phải kêu là Chánh, mình thường làm việc Chánh-Chân nên gọi là chữ Nhân”. Với cách giải thích về chữ Nhân bằng chiết tự như thế, chỉ có chữ Hán mới làm được và điều này không thể có trong các văn bản chữ Phạn. Rõ ràng, gán ghép điều này với ngài Cưu Ma La Thập dịch kinh TĐBD từ Phạn bản là điều hết sức khiên cưỡng.

    Cũng trong phẩm thứ nhì này, kinh TĐBD nói: “Phàm người thiện nam, tín nữ nào muốn dựng nhà cửa… hoặc rủi nhằm phương Nhật du, Nguyệt sát, tướng quân Thái tuế, cùng sao Huỳnh phan, sao Bát dĩ, Ngũ thổ địa kỳ, Thanh long bạch hổ hoặc phương Chu tước Huyền võ, Lục giáp cấm kỵ mười hai chi, mười can…” hoặc “ông Nhân Vương Bồ tát, tâm từ quảng đại… làm ra lịch số… có trực bình, trực mãn, trực thâu, trực khai, trực trừ…” (phẩm thứ ba, Vấn đề chánh đạo, sanh tử, tẩn táng) hay là: “Người đời muốn kết nghĩa hôn nhơn… phải coi trong bộ sách Lộc mạng… lấy đó kết làm quyến thuộc” (Phẩm thứ tư, Thế đề cưới gả), đây hoàn toàn là dịch lý, phong thủy và số mạng của Trung Hoa. Những điều này chẳng những không đúng với kinh điển Phật giáo mà còn xa lạ với văn hóa Ấn Độ, do vậy dễ dàng nhận ra kinh này là sản phẩm văn hóa của Trung Hoa.

    Điều đáng lưu tâm là “tư tưởng Phật học” của kinh này. Phẩm thứ năm, Nói về tên kinh Bát Dương, giải thích tên kinh như sau: “Chữ Bát nghĩa là phân biệt rành vậy, chữ Dương nghĩa là giải tỏ cái lý Đại thừa làm Phật và rõ đặng phân rành nhơn duyên tám thức kia… Phật nói tám cái thức đó nghĩa là bề ngang, chữ Dương nghĩa là bề dọc, ngang dọc phù hiệp nhau thành ra bộ kinh giáo, nên gọi là Bát Dương”. Nhất là giải thích về đặc tính của thức A lại da: “Cái thức hàm tàng thiệt là thức thiên, chứa hết thảy các pháp, hay diễn nói ra kinh A Hàm và bộ Đại Bát Nhã Niết Bàn kinh. Còn cái thức A lại da cũng to lớn bao trùm cho nên diễn nói ra bộ Đại Trí Độ luận kinh và bộ Lăng Già luận kinh vậy”. Nhận thức về Tâm học Phật giáo như thế, rõ ràng tác giả của kinh TĐBD không mấy am tường về Phật học, nhất là Duy thức học.

    Ngoài ra, tư tưởng “tự nhiên” trong phẩm thứ sáu, Lời phú chúc cũng hoàn toàn xa lạ với Chánh pháp: “Thân này có ra cũng tự nhiên; năm vóc kia tự nhiên có đủ; trưởng đại đó tự nhiên trưởng đại; lão thành kia tự nhiên lão thành; sanh ra đó tự nhiên sanh ra; ngày chết kia tự nhiên phải chết”. Phật giáo không hề chủ trương tự nhiên mà vạn pháp do duyên sinh, lìa duyên sinh tức không phải Chánh pháp.

    Tuy kinh TĐBD có đóng góp vào việc bài trừ mê tín, chủ trương làm lành, tích phước, đề cao tụng niệm song ngôn ngữ, tư tưởng của kinh mang đậm sắc thái văn hóa truyền thống Trung Hoa, không phải là kinh điển Phật giáo. Những yếu tố Phật giáo có mặt trong kinh không chuyển tải được nội dung Chánh pháp mà chỉ là sự pha trộn khập khiễng giữa tư tưởng Phật giáo và các quan niệm về dịch lý, phong thủy, âm dương ngũ hành cùng với sự dọa dẫm, thiếu sắc thái trí tuệ và từ bi. Do vậy, hàng Phật tử không nên đọc tụng và thọ trì kinh này. (Ban TV TC GN)


    HỎI: Gần đây, xuất hiện một số kinh như Điạ Mẫu Chơn kinh, Táo Quân Chơn kinh… và được một số Phật tử tụng đọc. Kính hỏi những kinh này có phải Chánh pháp ở trong Tam tạng không? Làm sao để ngăn chặn việc lợi dụng hình Phật in trên các sách bói toán và các sản phẩm giải trí, tiêu dùng như hiện nay?


    ĐÁP: Sau khi tìm hiểu nội dung đồng thời kết hợp tra cứu Phật giáo Đại Tạng Kinh Tuờng Tế Mục Lục (Đại Chính tân tu), chúng tôi có thể khẳng định những kinh như Địa Mẫu Chơn kinh, Táo Quân Chơn kinh không có trong Thánh điển Phật giáo. Đặc biệt là nội dung, các kinh này tuy có đề cập đến một vài khía cạnh đạo đức song chỉ dừng ở cấp độ tín ngưỡng vu vơ, siêu hình, hoàn toàn không mang "ba dấu ấn" của Chánh pháp.

    Người Phật tử quy y Pháp rồi thì không quy y ngoại đạo, tà giáo. Do vậy, những kinh sách thuộc ngụy kinh, tà pháp như trên thì dứt khoát không nên đọc tụng. Chỉ trừ những người đã thâm hiểu Phật pháp hoặc những vị có trách nhiệm phải nghiên cứu, còn hàng Phật tử sơ cơ thì không nên lãng phí thời gian và nhất là không nên tụng đọc.

    Hiện tại, Giáo hội PGVN kể cả các cơ quan hữu quan Nhà nước vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn việc lợi dụng hình Phật in trên các sách bói toán và các sản phẩm giải trí, tiêu dùng vì đa phần những sản phẩm ấy được sản xuất "chui", lợi dụng lòng tin Phật để trục lợi. Vì thế trước mắt, Phật tử chúng ta chỉ sử dụng những kinh sách và các sản phẩm hợp pháp, có giấy phép xuất bản, kinh doanh; có nhà xuất bản, cơ sở sản xuất rõ ràng, được Nhà nước và Giáo hội công nhận, cho phép. (Ban TV TC GN)

    http://www.thuvienhoasen.org/phathocvandap-61.htm
    TVHS
    Lang thang trong cỏi luân hồi
    Cùng nhau suy ngẫm chuyện đời, chuyện tu
    Pháp Phật là pháp tự tu
    Xa rời nhân thế, sao tu đây người?

  2. #2

    Mặc định

    Đạo phật là đạo phương tiện. Dùng trí phàm phu khó hiểu được phương tiện bồ tát. Tùy căn bệnh sẽ có những phương thuốc điều trị khác nhau!

  3. #3
    Thành viên tích cực SPAM Avatar của hcthinh
    Gia nhập
    Apr 2010
    Bài gởi
    38,281

    Mặc định

    Tôi cũng không hiểu sao dạo này kinh Phật đâu mà lắm vậy. Lâu lâu lại thấy xuất hiện kinh này, kinh kia. Rồi mở đầu cũng có :" Như thị ngã văn.". Hay là mấy Thầy giấu hết kinh, đợi lâu lâu chúng sanh nhàm chán kinh này thì mới đem ra phổ truyền một cuốn kinh khác? hay là ai đó có chút tuệ căn ngồi soạn ra rồi lại thêm vào dòng: " Như thị ngã văn.." rồi bảo là kinh Phật??
    Rất mong nhận được phản hồi của các bạn .
    Thân.
    Hoàng Đế Spam
    Chủ Tịch Hội Đồng KHOA HỌC HUYỀN BÍ - TÂM LINH - HUYỀN THUẬT.

  4. #4
    Thành viên tích cực SPAM Avatar của hcthinh
    Gia nhập
    Apr 2010
    Bài gởi
    38,281

    Mặc định

    Tôi cũng không hiểu sao dạo này kinh Phật đâu mà lắm vậy. Lâu lâu lại thấy xuất hiện kinh này, kinh kia. Rồi mở đầu cũng có :" Như thị ngã văn.". Hay là mấy Thầy giấu hết kinh, đợi lâu lâu chúng sanh nhàm chán kinh này thì mới đem ra phổ truyền một cuốn kinh khác? hay là ai đó có chút tuệ căn ngồi soạn ra rồi lại thêm vào dòng: " Như thị ngã văn.." rồi bảo là kinh Phật??
    Rất mong nhận được phản hồi của các bạn .
    Thân.
    Hoàng Đế Spam
    Chủ Tịch Hội Đồng KHOA HỌC HUYỀN BÍ - TÂM LINH - HUYỀN THUẬT.

  5. #5
    háhà
    Guest

    Mặc định

    kinh phật là dùng để hàn ma diệt iêu đó !

  6. #6
    Lục Đẳng Avatar của batquantrai
    Gia nhập
    Mar 2010
    Nơi cư ngụ
    Hư Không
    Bài gởi
    6,518

    Mặc định

    HẢ !!!!!! HẢ !!!! HẢ !!!!! Ngạc nhiên chưaaaaaaaaaaaaaaaa. Kinh thiên địa bát Dương không có nguồn gốc minh bạch, không có tác giả và năm phát hành kinh, cũng không có giáo hội nào đứng ra xuất bản, vậy cho nên kinh này là loại kinh không thật do đức Từ Phụ Bổn Sư thuyết ra. Mà chỉ lấy râu ông này cặm qua cằm bà kia mà thôi. nếu các bạn nào có thông tin về quyền tác giả xin hảy thông báo, rất chân thành cám ơn.
    Như tảng đá kiên cố
    Không gió nào lay động
    Cũng vậy , giữa khen chê
    Người trí không giao động .
    :big_grin: :big_grin:

  7. #7
    háhà
    Guest

    Mặc định

    Mình nói kinh phật chứ có nói kinh bát dương bao giờ đâu huynh?

  8. #8

    Mặc định

    Các huynh đang xài các phương tiện ngoại đạo như điện thoại, xe cộ, ti vi, internet...vì những thứ này không có trong kinh sách phật! chấp chi kinh này kinh kia nhỉ?

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Minhsonngocly Xem Bài Gởi
    Các huynh đang xài các phương tiện ngoại đạo như điện thoại, xe cộ, ti vi, internet...vì những thứ này không có trong kinh sách phật! chấp chi kinh này kinh kia nhỉ?
    Internet giúp người trong vũ trụ biết có đạo Phật và kinh điển Phật , nó chẳng qua chỉ là phương tiện thôi. Nhưng kinh bát dương thì có khác do TQ chế ra , làm sai lệch đi giáo lý của Phật đà.Cái phương tiện nầy rất cần phân biệt.

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

  10. #10
    12212012
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Minhsonngocly Xem Bài Gởi
    Các huynh đang xài các phương tiện ngoại đạo như điện thoại, xe cộ, ti vi, internet...vì những thứ này không có trong kinh sách phật! chấp chi kinh này kinh kia nhỉ?
    không có các phương tiện đó sẽ gây khó khăn những người hữu duyên với phật pháp đấy

    Trích dẫn Nguyên văn bởi 12212012 Xem Bài Gởi
    Lúc mới học giảng kinh, học theo thầy. Trước kia chúng tôi học tập rất khổ sở, vì sao? Không có máy thâu âm, không có máy thâu hình, thầy giảng kinh toàn phải chép tay, phải dựa vào bút ký, khá là khó nhọc. Thường bị ghi sót, làm sao ghi hoàn toàn được? Ghi sót thì làm sao? Hỏi bạn đồng học, không có đồng học nào chẳng ghi sót một câu, bởi thế mấy đồng học hợp lại chỉnh lý bút ký. Các đồng học chúng tôi lúc mới đầu giảng kinh, thảy đều dựa theo lời giảng của thầy Lý, phúc giảng, phúc tiểu tòa, đều xuất thân từ phương pháp ấy.


    Tôi nhớ năm 1977, tôi đến Hương Cảng giảng kinh Lăng Nghiêm lần thứ nhất, bản chú giải tôi dùng làm cơ sở là bản Lăng Nghiêm Kinh Giảng Nghĩa của pháp sư Viên Anh, tham khảo bản Lăng Nghiêm Kinh Trực Giải của Tôn Trọng Hà. Trong thời gian giảng kinh có một ngày gặp được pháp sư Diễn Bồi, Ngài có không ít tín đồ tại Hương Cảng, thuê bao cả một xe du lịch, đi ngắm phong cảnh Hương Cảng, kéo cả tôi cùng đi. Suốt buổi ở trên xe, tôi kể chuyện giảng kinh, Ngài rất cảm khái nói: “Chúng ta đều xuất thân từ giảng tiểu tòa!” Ngài chỉ vào tôi bảo: “Tịnh Không! Ông cũng chẳng ra ngoài lệ đó. Ông cũng xuất thân từ giảng tiểu tòa!” Không sai chút nào! Học tăng được huấn luyện từ Phật học viện chẳng thể thượng tòa thuyết pháp, người thật sự có thể thăng tòa, giảng được đều xuất thân từ giảng tiểu tòa.

    Bởi thế, giảng tiểu tòa do tôn giả A Nan là người thứ nhất khởi đầu, kết tập kinh tạng, phúc giảng. Phương pháp này truyền mãi đến ngày nay. Nay tôi dạy học trò, dạy học viên thuộc Bồi Huấn Ban ở Tân Gia Ba đều dùng phương pháp này. Hiện tại rất thuận tiện, nay có băng thâu hình, có băng thâu âm, quý vị có thể nghe đi nghe lại không ngừng, chép thành bài giảng. Thời chúng tôi rất nhọc nhằn, hết sức nhọc nhằn, chẳng có thứ gì hỗ trợ cả, phải dựa vào ký ức, phải dựa vào bút ký rất cực nhọc. A! Bây giờ hết giờ rồi!
    Bài trên được trích trong bài giản trong link này

    http://www.tgvh.net/diendan/showthread.php?t=16518

  11. #11

    Mặc định

    KINH THIÊN ĐỊA BÁT DƯƠNG hoàn toàn là do phật thuyết, có trong đại tạng số 2897. Do Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, đời Dao Tần dịch Vì vậy không thể nói là do người đời bịa đặt ra được.
    Last edited by 123456789; 31-07-2010 at 08:52 AM.
    Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm dạy: "NẾU QUÊN MẤT TÂM BỒ ĐỀ MÀ TU CÁC PHÁP LÀNH, ĐÓ LÀ NGHIỆP MA."
    HT Tuyên Hóa dạy "Nơi nào có Kinh Hoa Nghiêm thì nơi đó có đức Phật."

  12. #12

    Mặc định

    mình có suy nghĩ giống 123456789. nhà mình cũng có 1 cuốn kinh Kim cương thọ mang và Kinh Bát Dương, đây kphải là cuốn kinh mới, đã có từ lâu đời, cuốn tại nhà mình giữ đc in tái bản từ năm phật lịch 2518 (1990)

  13. #13

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi 123456789 Xem Bài Gởi
    KINH THIÊN ĐỊA BÁT DƯƠNG hoàn toàn là do phật thuyết, có trong đại tạng số 2897. Do Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập, đời Dao Tần dịch Vì vậy không thể nói là do người đời bịa đặt ra được.
    câu trả lời hay nhất,mình hoàn toàn đồng ý với 123...
    thật sự không phải lâu lâu xuất hiện kinh mới mà là do phạn âm cổ phức tạp ít người thông hiểu nên ít thầy dịch,mà có thầy nào dịch thì cũng dịch thành chữ hán cỗ ,xong mới chuyển thể thành việt văn,với lại trước giờ vn chú trọng tịnh độ,thiền tông...Với lại mật tông thù thắng thần thông nhiều nhà nước việt nam cũng không cho lưu hành và chủ yếu là rất ít người tu mật mà kinh mật cũng hiếm nên ít người biết,đến biết cũng chẳng có để đọc thì dụ như hai bô kinh Đại Nhật và Kim Cang Đảnh ai cũng biết nhưng làm gì có mà tu tập,nếu có thì cũng chỉ có những bản tóm lược chứ làm gì có bản full toàn tập để học,thật ra không phải không có nhưng hiện nay chúng sanh chưa hội đủ duyên nên kinh ẩn,đến khi đủ duyên tự nhiên sẽ hiện thôi mấy bộ kinh khác cũng vậy,mình thì may mắn đã được đọc sơ qua và nhìn thấy hai bộ kinh Đại nhật và kim cang đảnh toàn tập hiện nay vẫn còn hai bộ kinh đó tại nhà một cư sĩ(xin được giấu)
    :praying:2OM AH HUM:praying:2

  14. #14

    Mặc định kinh....

    Phật kêu ông Vô-Ngại nói: “ Bằng có thiện-nam tín nữ nào, trợ giúp người đời diễn nói kinh nầy, mình cùng người cho rõ thấu cái lý thiệt tướng, thông ngộ chỗ thậm-thâm huyền-diệu ấy, thời liền biết được nguyên lý của Tâm-mình, Tâm-Phật, Tâm-pháp, sở dĩ mình hiểu biết được vậy rồi, thì tự nhiên mình được tánh trí-huệ, lại được sáu căn thanh tịnh .

    Sáu căn thanh tịnh là :

    1._ mắt thường thấy các vật sắc-chất mỗi loại số nhiều vô cùng, nhưng mà ngoài mắt vừa thấy, thì thần trí-huệ ở trong đã phân biệt được rằng: các sắc chất ấy nó thuộc về chỗ không mà ra, cái không kia nó thành ra vật sắc này, hiểu nổi cái sắc đây, thì đủ biết cả ngũ-uẩn, cái thọ, cái tưởng, cái hành, cái thức, cũng thuộc về lý không, tức thị là đức Diệu-Sắc-Thân Như-Lai .

    2._ Tai thường nghe các tiếng nói, mỗi thứ tiếng nhiều vô cùng, nhưng lỗ tai vừa nghe, thì trí-huệ đã phân biệt được, những tiếng ấy đều thuộc về chỗ không, mà cái không nầy cũng là tiếng nói, tức là đức Diệu-Âm-Thinh Như-Lai .

    3._ Mũi thường ngửi các mùi trầm hương, mỗi mùi hương nhiều vô cùng, nhưng lỗ mũi vừa bắt mùi, thì trí-huệ đã phân biệt được các mùi hương ấy, thuộc về chỗ không, mà cái không nầy hóa ra trầm hương, ấy thiệt đức Hương-Tích Như-Lai .

    4._ Lưỡi thường nếm các mùi trong đời, cay đắng chua ngọt v.v... nhiều vô cùng, nhưng cuống lưỡi vừa nếm, thì trí-huệ đã phân biệt được những mùi ấy đều thuộc về không, vì cái không tức thị là mùi đời, ấy thiệt đức Pháp-Hỉ Như-Lai .

    5._ Thân thường biết các vật chi nó xúc-chạm, mà vật xúc-chạm nhiều vô cùng, và khi ngoài thân vừa xúc- chạm, thì trí-huệ đã phân biệt được các vật xúc-chạm ấy thuộc về chỗ không, mà cái không nầy toàn là xúc- chạm, ấy là đức Trí-Thắng Như-Lai .

    6._ Ý con người thường tư-tưởng phân-biệt mỗi việc không cùng, bởi vậy nhờ có thêm trí-huệ, cho nên phân biệt được muôn pháp chi cũng đều thuộc về chỗ không, vì trong cái không đó, nó có hiện bày ra muôn pháp, tức là đức Pháp-Minh Như-Lai .

  15. #15

    Mặc định

    nè kinh này là do phật thuyết đó mấy bác . nhà mình có nè của 1 vị thầy đã mất và mình là người nhận nguyên đống kinh đó .
    nhưng cuốn kinh có tới 2 loại gộp chung trong 1 cuốn đó tên là :
    kinh kim cang thọ mạng và kinh bát dương

    trong kinh có nói nơi để kinh có chữ thiên theo giử thì phải .
    nhưng chẳng hiểu sao mình tụng được 3 biến , quyển kinh để đó mất tiêu rồi :broken_heart: mốt đi ra tiệm in ra 1 quyển về để dành tụng khi cần
    mất quyển kinh đó tiếc lắm , lục tìm tung cả đống sách chẳng thấy để mà trì cho đủ 7 - 21 biến
    Last edited by daikimvuong1; 28-02-2012 at 10:57 PM.
    ráng tu để chết .
    đừng để chết rồi mà không có tu .

  16. #16

    Mặc định

    Này đạo hữu, phàm là kinh ghi đúng lời phật dạy thường sẽ có 3 nội dung chính, còn không phải ắt là tà ma mạo muội
    Một là khi đọc nhắc nhở cho ta nhớ rằng tiêu chí đạo đức của đạo phật là "không làm khổ người, khổ mình, khổ chúng sanh"
    Hai là khi đọc luôn chỉ rõ ràng con đường giải thoát chúng sinh khỏi khổ ải tới nơi an vui hạnh phúc không gì bằng diệt trừ tam độc, rửa sạch nội tâm đi theo đúng con đường từ dễ lên khó là giới-định-tuệ
    Ba là khi đọc hoàn toàn là việc thật, cảnh thật, không có dị đoan, mê tín, một con người miễn là đầy đủ tri giác thì hoàn toàn có thể tiếp nhận và thực hiện được, không có khó khăn, không có mệt nhọc và hiểu quả sẽ thấy được liền ngay lập tức, để từ đó phát tín tâm để tu hành giải trừ khổ não

  17. #17

    Mặc định

    Nếu bạn chủ topic đã đọc quyển kinh TDBD rồi thì cũng biết hậu quả của việc tuyên truyền zới mọi người đây khôg phải là một bộ chơn kinh rồi chứ.Kính gửi tới người có ý kiến kinh TDBD 1 lời ggóp ý nhỏ mang thiến ý.Nếu chúng ta biết chắc đúng hãy nói chứ đừng như câu nói Nhiệt tình +ngu dốt =hoá hoại.nhưng dù sao ta đều biết người đó có ý tốt và có lòng nhiệt tình vì đã góp ý kiến của mình.

  18. #18

    Mặc định

    Bổ sung bài vjết.xin lỗi mọi người.Nếu bạn chủ topic đã đọc quyển kinh TDBD rồi thì cũng biết hậu quả của việc tuyên truyền zới mọi người đây khôg phải là một bộ chơn kinh rồi chứ.Kính gửi tới người có ý kiến kinh TDBD không phải pộ chơn kinh 1 lời ggóp ý nhỏ mang thiện ý.Nếu chúng ta biết chắc đúng hãy nói chứ đừng như câu nói Nhiệt tình +ngu dốt =hoá hoại.nhưng dù sao ta đều biết người đó có ý tốt và có lòng nhich tình vì đã góp ý kiến của mình.

  19. #19
    micronbmt
    Guest

    Mặc định

    địa mẫu chơn kinh à

  20. #20

    Mặc định

    Đây không phải là kinh Phật thuyết, là tà đạo trá hình nhằm huy hoại chánh pháp, tôi không biết ông Phật nào các vị xem âm dương ngũ hành, dạy các vị xem ngày giờ tốt xấu, tôi chỉ biết có ông Phật Thích Ca Trong Kinh Di Giáo, trước khi vào Niết Bàn, đức Phật đã ân cần dặn dò khuyến nhắc các thầy Tỳ kheo, các thầy nên ghi nhớ, sau khi tôi diệt độ, các thầy không được: … “Xem tướng lành dữ, trông xem sao hạn, xem xét thạnh suy, coi ngày đoán số, đều không nên làm…” Dù đã có lời răn nhắc của Phật, nhưng tệ trạng tập tục nầy từ xưa tới nay cũng vẫn còn tiếp diễn và chưa biết đến bao giờ mới thật sự chấm dứt!
    Tin vào âm dương ngũ hành xem quẻ đoán ngày tốt xấu hoàn toàn đi ngược lại với luật nhân quả.
    Tín Đạo chứ không tín Người Hành Đạo.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Quán Tự Tại bồ tát thuyết Phổ Hiền Đà la ni kinh
    By Cầu Trí Bát Nhã in forum Đạo Phật
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 03-08-2011, 10:56 PM
  2. Phật thuyết nhất thiết danh hiệu Như Lai Đà La Ni kinh
    By Cầu Trí Bát Nhã in forum Đạo Phật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 04-04-2010, 10:22 AM
  3. Phật Thuyết Kinh Vạn Phật
    By Cầu Trí Bát Nhã in forum Đạo Phật
    Trả lời: 75
    Bài mới gởi: 03-03-2010, 06:18 AM
  4. Phật Thuyết Kinh Vu Lan
    By vodanhtb in forum Đạo Phật
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 04-09-2009, 02:25 PM
  5. Phật Thuyết Quán Vô Lượng Thọ Kinh
    By khang in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 20-07-2008, 09:12 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •