Chúa Giêsu làm một cử chỉ mở đầu cho bài phúc âm hôm nay là Ngài đã liên tiếp chữa nhiều người bệnh sau sứ vụ rao giảng. Tuần vừa qua, Chúa Giêsu nói “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bởi các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư chối từ, bị giết chết và ngày thứ ba sẽ chỗi dậy”.

Chúa Giêsu đã đi khắp các nơi với các môn đệ, và sự chống đối Ngài ngày càng gia tăng. Nếu Ngài cứ tiếp tục hành động như vậy, Ngài sẽ thấy là sứ vụ của Ngài sẽ đưa Ngài đến những khổ hình và chịu chết. Tuần vừa qua Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đồng hành với Ngài; từ bỏ chính mình để vác thánh giá và theo chân Ngài. Điều đó sẽ dẫn chúng ta đến hành vi khai mở của Chúa Giêsu làm cho chúng ta hiểu rõ sứ vụ của Ngài. Thánh Luca viết: “…Người nhất quyết đi lên Giê-ru-sa-lem”. (môt cách dịch khác là “Người đanh nét mặt”) Nói cách khác nữa là Chúa Giêsu “môi miệng Ngài là tiền bạc”.

Nói khác hơn nữa là, Chúa Giêsu quyết định” đi đến nơi Ngài sẽ chịu khổ hình và sẽ bị giết. Điều Chúa Giêsu muốn các môn đệ làm gì thì chính Ngài làm trước. Chúa Giêsu quên mình, và vác thánh giá hang ngày. Từ đó Chúa Giêsu sẽ lặp đi lặp lại quyết tâm lên Giê-ru-sa-lem hàng ngày như Ngài đã mời gọi nơi mỗi người chúng ta. Lên Giê-ru-sa-lem là việc làm nghiêm túc và dứt khoát, và chúng ta được mời gọi theo Ngài.

Hành trình là một chủ đề phổ biến của nhiều tôn giáo. Theo tryền thống, trong cuộc hành trình, các tôn giáo thường đòi hỏi các tín hữu hãy bỏ lại những thói quen thế tục với những ảo tưởng an toàn vật chất trong các hỗi trợ đời sống trong từng thời điểm đổi thay. Vì sao phải thay đổi như thế, vì sao phải đến nơi xa lạ và vì sao phải chịu khó từ bỏ các đã quen để lãnh lấy cái chưa quen? Tại sao phải đi vào một con đường xa lạ đầy bấp bênh, trong khi những lối mòn quen thuộc đang ở trước mắt mình? Bởi vì chúng ta thấy được ở cuối cuộc hành trình sẽ có ánh sáng mới và đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta. Thật vậy, trong cuộc hành trình chúng ta sẽ biết thêm được những điều sẽ làm cho chúng ta cảm thấy việc chúng ta đã chọn đều đúng.

Chúa Giêsu, người hướng dẫn tinh thần chúng ta, mời gọi các môn đệ Ngài cùng đi với Ngài trên cuộc hành trình này. Khi đồng hành, Ngài sẽ tiếp tục dạy dỗ, và chỉ cho chúng ta thấy việc theo Ngài sẽ đưa về đâu. Chúa Giêsu không hứa hẹn là Ngài sẽ trả lời tất cả các câu hỏi của họ, hãy đưa một giải pháp cho những điều họ nghi ngờ. Chúa Giêsu khuyên bảo họ là hàng ngày họ phải hy sinh. Trong lúc các môn đệ không hiểu những việc gì sẽ xảy đến, họ sẽ luôn có Chúa Giêsu cùng đồng hành. Ngài sẽ sửa đổi mỗi khi họ sai đường, sẽ tha thứ khi họ lầm lỗi. Ngài sẽ giúp họ bỏ lại những tiện nghi vật chất để hành trang được nhẹ nhàng hơn. Vì thế khi họ thành công, không do kinh nghiệm mà họ có, cũng không bởi hành trang mà họ mang theo, nhưng là bởi ân huệ Chúa Giêsu ban cho những ai có tâm hồn nghèo khổ.

Ngày bắt đầu cuộc hành trình, chúng ta gặp ngay những đòi hỏi để theo chân làm môn đệ Chúa Giêsu. Sau câu chuyện ngày hôm nay, các môn đệ sẽ bắt đầu hỏi Chúa Giêsu là cần điều kiện gì để trở nên môn đệ Ngài. Bài phúc âm hôm nay nói rõ sự thật là họ còn phải học nhiều. Chúa Giêsu sẽ nói cho Gioan và Giacôbê từ bỏ những đòi hỏi tâng bốc các ông, từ bỏ sự nóng giận vì các ông bị dân Samaritano từ chối các ông và đuổi các ông đi “đến các làng mạc khác”. Đó có phải là một chuyện đáng bực tức vì bị ruồng bỏ trong đời mình không? Đấng đã dẫn dắt chúng ta trên đường đời sẽ giúp chúng ta ngày hôm nay.

Chúng ta trông thấy rõ ràng là theo Chúa Giêsu không phải là chỉ dấn thân một chút thôi. Nhưng Ngài đòi hỏi chúng ta dâng hiến trọn đời, kể các việc phải từ bỏ các mối liên hệ quan trọng. Trong phúc âm thánh Luca có những câu chuyện nhẹ nhàng về Chúa Giêsu trong lúc bệnh, tiếp người xa lạ, ăn uống với người tội lỗi. Nhưng, hôm nay Chúa Giêsu đòi chúng ta: Hãy dấn thân hoàn toàn. Nếu những điều Chúa Giêsu nói với các môn đệ về tương lai của họ làm chúng ta khó chịu thì hãy giữ đó. Chúng ta hãy suy niệm lời Chúa Giêsu và suy gẫm thử xem chúng ta đang ở vào thời kỳ nào trong cuộc đồng hành với Chúa Giêsu. Phải từ bỏ những gì, phải đánh giá lại những điều gì để đáp lại lời mời gọi đầy hứa hẹn của Chúa Giêsu “Hãy theo Ta”?

Tất cả những cuộc hành trình tôi đã đi qua đều đưa tôi trở về quê nhà. Mặc dù tôi rất vui khi đến những nơi xa lạ, gặp những người chưa quen, nhưng vẫn mong đựơc trở về chốn quen thuộc, nơi phòng tôi sống, nơi có láng giềng và có cộng đoàn quen thuộc hàng ngày. Nhưng khi đi theo Chúa GIêsu không có nghĩa là sẽ trở về lại quê nhà quen thuộc, Đi theo Chúa Giêsu là đi không trở lại, về một nơi xa lạ. Còn tệ hơn nữa là không có bản đồ để giúp chúng ta khi đến ngã ba. Tôi đã rất ngạc nhiên gặp những khúc quanh co trên con đường đời của tôi. Nhiều lần tôi đã phải nói “Tôi không ngờ tôi lại làm việc như thế này!”, hay “Tại sao tôi lại đến đây?”. Các bạn đã có lần nào nói như vậy chưa? Và có lẽ còn nói nhiều nữa là khác khi các bạn đã cùng đồng hành với Chúa Giêsu?

Các bạn đã bao giờ bị lạc trong một thành phố lạ, và phải nhờ người lạ chỉ đường cho bạn. Và đáng lẽ họ chỉ đường thì họ lại nói “theo tôi, tôi sẽ chỉ cho bạn” chưa? Bạn có đặt tin tưởng vào người đó khi đi theo họ một đoạn đường. Sự tin tưởng bạn đặt vào người đó đã giúp ích cho bạn. Bạn không còn lạc đường nữa, và đã đến nơi bằng an. Thật nghe giống như trong bài phúc âm hôm nay. Ngoại trừ chúng ta đang trên cuộc hành trình, tin tưởng và nhìn theo Đấng đã nói “Hãy theo Ta” và sẽ đưa chúng ta đến nơi chúng ta muốn.

Còn chuyện vô gia cư mà Chúa Giêsu đã nói trước cho những người theo Ngài? (… Con Người không có chỗ tựa đâu”) Phần đông ít ai bán tất cả của cải rồi lên đường dấn thân hoàn toàn hay làm lại cuộc đời để theo Chúa Giêsu. Nhưng, điều đó không có nghĩa là họ chưa có kinh nghiệm sống vô gia cư trong đời họ như từ bỏ những tiện nghi vật chất để sống một đời đơn sơ. Hay họ chọn lối sống Kitô Hữu khác hơn lối sống thường của những người quen thuộc. Hoặc bỏ ý định xây thêm phòng, mà dùng tiền và thời giờ giúp xây cất nhà cho những người vô gia cư. Phục vụ vì danh Chúa Giêsu có thể làm cho chúng ta ra khỏi nhà một hay nhiều lần trong tuần (hình thức vô gia cư) như đi thăm kẻ tù tội, giúp việc nhà xứ; gia sư cho người nhập cư, hay giúp nâng cao tay nghề cho những họ sinh nơi trường học địa phương.

Để đi theo Chúa Giêsu, có thể đòi hỏi nơi chúng ta nhiều hy sinh hơn nữa, và gặp sự chống đối, chịu khó nhọc vì đức tin. Đức tin giúp chúng ta làm môn đệ Chúa Giêsu chứ không dành cho kẻ yếu đuối. Nhưng, ngay cả những người mạnh mẽ trong chúng ta chưa chắc có thể sống đúng với những yêu cầu của Chúa Giêsu đòi hỏi nơi chúng ta? Các môn đệ đầu tiên đi theo Chúa Giêsu lên Giê-ru-sa-lem biết Ngài, cùng đi với Ngài nhưng rồi thất vọng nặng nề. Nếu chúng ta muốn đi hết cuộc hành trình thì chúng ta phải tin tưởng vào Chúa Giêsu. Chúng ta không thể tự đi một mình, vì nếu không có Chúa Giêsu nâng đỡ, chúng ta có thể đi lạc hướng. Theo Chúa Giêsu vài ngày có thể không đến nơi được và mệt nhọc, nhưng chúng ta cần nhiều nghị lực để tiếp tục cuộc hành trình cho đến cuối.

Bài đọc hôm nay và bí tích Thánh Thể giúp chúng ta lãnh nhận lương thực đi đường. Những gì chúng ta không tự mình làm được, hãy cùng làm với Chúa Giêsu. Hôm nay chúng ta lại nghe lần nữa lời mời gọi của Chúa Giêsu “Hãy theo Ta”, ngay cả ở chặng đường mới này của cuộc sống chúng ta với bao nhiêu thử thách và ngăn trở đức tin. Khi chúng ta rước lễ, chúng ta đáp lại lời mời gọi của Đấng sẽ đồng hành với chúng ta trong hành trình trước mắt.


Lm. Jude Siciliano, OP