lại tiếp tục bốc tẽmin chia sẻ với các bác
Khổng Giáo, Một Triết Lý về Cách Xử Thế

Thạc Sĩ Đỗ Văn Phúc


Khổng giáo, một cái tên rất thông thường để gọi của Nho giáo, là một triết lý đã đóng vai trò chỉ đạo trong đời sống chính trị xã hội của Trung Hoa trong hơn 25 thế kỷ qua. Nó đã chiếm một chỗ đứng rất quan trnọg, và được xem như là một tọn giáo ở Trung Hoa cũng như tại nhiều nước Á Châu khác. Nếu hỏi người dân Trung Hoa theo đạo gì, 80 phần trăm sẽ trả lời họ theo Không Giáo. Nhưng thực ra, Khổng giáo là một hệ thống những giáo điều chính trị và xử thế, vì đối tượng của Khổng giáo là “người” và mối quan hệ giữa những “người” trong xã hội. Lester Mondale, trong cuốn sách “The Enduring Humanism of Confucianism,” đã viết: “Đối với Khổng Tử, trước hết là “nhân loại”, và mối quan tâm đầu tiên của ông đối với nhân loại là cuộc sống.” (p. 34)
Triết lý Nho học xuất hiện tại Trung Hoa rất lâu trước thới đại của Không Tử. Nó đã kết tạo nên một truyền thống văn hoá trong quá khứ, mà Khổng tử đã thú nhận rằng ông chỉ kể lại chứ không sáng tác gì mới “Ngã thuật nhi bất tác”
Chữ “NHO”, trong hán tự là sự kết hợp của hai chữ ‘Nhân” và ‘Nhu’ (người và sự cần thiết). Nho có nghĩa là một người mà xã hội cần đến. Một nhà Nho trước hết là một người có trí, có đức độ, và tài ba để nắm giữ vai trò then chốt trong việc cai trị đất nước và duy trì đạo đức cũng như trật tự xã hội.
Khổng Tử, người được dân chúng Trung Hoa tôn vinh và gọi là “Vạn thế sư biểu” (bậc thầy của muôn đời), là người đầu tiên đã hệ thống hoá những tư tưởng tản mạn của Nho học và thiết lập nên một trường phái triết học tại Trung Hoa. Sự nghiệp của ông đặt trọng tâm vào việc ba phạm trù chính: phục vụ trong chính quyền, giáo dục dân chúng, và truyền bá văn hoá cổ truyền cho hậu thế. Ông có nhiều tham vọng chính trị nên đã đi chu du các nước để tìm một cơ hội áp dụng lý thuyết chính trị của mình. Vào thời ông, nước Trung Hoa đang ở vào một giai đoạn hỗn loạn nghiêm trọng: Hoàng đế nhà Chu mất quyền kiểm sóat các chư hầu, các giá trị xã hội và trật tự bị đảo lộn, và chiến tranh thì đang chờ lúc để bùng nổ. Không một vị vua chư hầu nào chịu áp dụng các cải cách xã hội chính trị do ông chủ xướng.
Vô cùng thất vọng, Khổng Tử trở về quê nhà và hiến mình cho sự nghiệp giảng dạy và hiệu đính lại các tài liệu xưa.
Triết lý Nho học được bao gồm trong bộ “Tứ Thư” và “Ngũ Kinh”.
Bộ Tứ thư gồm có: Luận Ngữ (Lun Yu), Đại Học (Ta Shueh), Trung Dung (Chung Yung), và Mạnh Tử (Meng Tsu). Bộ Ngũ Kinh gồm có: Dịch Kinh (I Ching), Thư Kinh (Tzu Ching), Thi Kinh (Shi Ching), Lễ Kinh (Li Ching), và Xuân Thu (Chun Ch’iu).
Từ trong hai bộ sách trên, chúng ta sẽ tìm thấy những đề tài chính như sau: các nguyên tắc đạo đức, các mối quan hệ xã hội, và nghệt thuật cai trị.
Khổng Tử ít nói về Thương Đế, thần linh và thế giới bên ngoài cuộc sống, vốn là mối ưu tư quan trọng hàng đầu của các tôn giáo. Ông tij vào số mệnh. Theo ông “Thiên Mệnh” quyết định sự thành bại của con người. Danh từ Thiên mệnh có thể được dịch là mệnh trời hay một là quyền lực siêu nhiên điều khiển tất cả mọi sự luân chuyển của vũ trụ.
Trong tác phẩm “Confucianism”, hai ông Chiu Chai và Windberg Chai nhận định rằng: “Rõ rang Khổng Tử quan tâm đến sự quan trọng vĩ đại của nhân loại, nhấn mạnh đến đời sống con người trong thế gian chứ không phải về cuộc sống vĩnh hằng bên kia thế giới. Điều này giải thích tại sao không hể coi Khổng Tử là một nhà tiên tri về tôn giáo, như nhiều người vẫn thường gọi; và tại sao giáo điều của ông còn tồn tại đến ngày nay như một triết lý về xử thế, khác hnẳ với ác tôn giáo nhu Phật giáo, Thiên Chuá giáo hay Hồi giáo.” (p. 33)
Giáo dục đạo đức là phần quan trọng nhất trong Khổng Giáo. Khổng tử chia nhân thế ra làm ba hạng người: Thánh Nhân, Quân Tử và Tiểu Nhân. Thánh Nhân là những người vô cùng đạo hạnh từ bẩm sinh, rất hiếm hoi trong nhân thế. Đại đa sốn là hạng tiểu nhân, nhưng trong đó có một phần có thể trở thành Quân Tử nhờ sự học hành, cải thiện và tư chế bản thân.
Khổng Tử nói nhiều đến hạng Quân Tử hơn hai thành phần kia. Đâ chính là mẫu mực nhà Nho như đã nió trong phần giới thiêu đầu bài. Theo ông, nhà Nho được ví như một cơn gió, mà quần chúnh là những ngọn cỏ. Cỏ sẽ ngã theo chiều thổi của ngọn gió. Một nhà Nho phải có một ý chí mãnh liệt để gieo mầm đạo lý trong thế gian. Muốn làm được thế, nhà Nho phải tuần tự thực hiện các bước sau: Cách Vật, Trí Tri, Tu Thân, Tề Gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ. Trong diễn trình nêu trên, Tu Thân là bước quan trọng nhất.
Một nhà Nho tu than bằng cách học hỏi và hoàn thiện 5 đạo hạnh:
• Nhân (Jen). Nhà Nho phải độ lượng và thương người, thương yêu và tôn kính cha mẹ và các bậc trưởng thượng, yêu thương đồng bào. Đó là nền tảng của xã hội. Nhân là nguyên tắc cao cả nhất trong các mối quan hệ giữa con người với nhau.
• Nghĩa (Yi). Một nhà Nho phải là một người công chính. “Nếu Nhân là con tim, thì Nghĩa là cách sống.” (Mạnh Tử). Nghĩa là một điều kiện đạo đức tuyệt đối và không điều kiện. Nhà Nho phải thực hành điều tốt đẹp cho mọi người mà không nghĩ đến tư lợi; nếu kông thì ông ta chỉ là một người thấp kém vì hành vi của ông ta không còn là công chính nữa.
• Lễ (Li). Là các lễ nghi mà nhà Nho phải tôn trọng. Khổng Tử coi Lễ nghi là phương tiện để tạo dựng nên những phong cách và thái độ đối với người khác cũng như đối với những thần linh. (Chai, 42)
• Trí (Chih). Theo Khổng Tử, nhà Nho là người khôn ngoan, hiểu biết điều đúng, điều sai. Đối với bản than phải biết nhận sai lầm, đối với tha nhân phải biết tôn trọng ý kiến khác biệt. Nhà Nho phải cứng rắn nhưng không để tranh chấp xảy ra. Sẵn sang phục vụ nhưng không bị mua chuộc; có cái nhìn rộng rãi với mọi việc mà không về huà vì phe nhóm.
• Tín (Hsin). Nhà Nho phải thành tâm, làm cho mọi người tin mình qua ý nguyện chân thành của mình. Tín được xem là mtộ vũ khí tâm lý để thu phục nhân tâm.
Ngoài ra, nhà Nho phải giữ “Tam Cương” là ba giềng mối để duy trì trật tự xã hội. Tam Cương là làm vua phải cư xử cho ra vì vua, làm tôi phải cư xử theo cách bề tôi; làm cha, làm con, chồng vợ, phải cư xử đúng vai vế của mình.” (Sách Luận Ngữ). Ba giềng mối này được gọi là thuyết “Chính Danh” tức là xác định cho đúng danh xưng, địa vị của từng người trong xã hội. Ông ta sẽ có những trách nhiệm và nhiệm vụ và cư xử cho thật xứng đáng. phải These Three Bonds are known as the Doctrine of Cheng Ming. Cheng means rectification; Ming means name. Cheng Ming is rectification of names. A person is given a title or a name according to his position in the society. He has certain responsibilities and duties so he must behave properly in accordance with what the name of his position implies.
Hai chữ Chính Trị trong hán tự có ý nghĩa rất khác với chữ chính trị của Tây Phương. Chính trị theo nghĩa Đông phương là làm cho đúng, cho ngay thẳng. Một quân vương phải cai trị nhân dân với long thương yêu và chân thành để tránh phải dung đến quyền lực bằng mọi giá. Vị vua phải biết cách điều hành trị quốc làm sao cho kọi người vui hưởng nền công lý.
Theo Khổng Tử, các quan và dân chúng phải tuyệt đối trung thành với quân vương, bất kể đó vị minh quân hay hôn quân., bởi vì quyền lực của vua là do mệnh trời ban cho. Mạnh Tử - một hiền triết kế tục sự nghiệp của Khổng Tử trong sự nghiệp truyền bá Nho Học – đã không đồng quan điểm trên. Mạnh Tử cổ vũ cho việc nổi loạn chính đáng để hạ bệ những hôn quân. Theo ông, khi môt triều đại đi đến hồi suy yếu do hôn quân và bị lật đổ, thì coi như không còn giữ được mệnh trời nữa. Đây là một quan điểm rất tiến bộ trong thời đại của Ông.
Nghệ thuật cai trị cũng được Khổng Tử viết trong các sách, mà không khác mấy với các giáo điều và nguyên tắc về đạo đức vừa nói trên.
Kể từ khi nước Trung Hoa thống nhất và thiết lập nến quân chủ đầy uy quyền, Khổng giáo trở thành một hệ thống triết lý chủ đạo và một vũ khí đầy hiệu năng để củng cố quân quyền cũng như duy trì trật tự xã hội. Nó cũng từng trải qua những phát triển, chấn chỉnh, và được tái định trong thế kỷ thứ 10. Từ đó, Khổng giáo được dạy chính thức trong các trường học toàn nước Trung Hoa. Sauk hi Mao Trạch Đông cướp chính quyền năm 1949, đảng Cộng Sản Trung Hoa đã phát động chiến dịch Đại Cách Mạng Văn Hoá để tiêu diệt Nho giáo và thay thế bằng lý thuyết Cộng Sản. Nhưng trong hơn50 năm qua, đã chứng minh rằng chủ nghĩa Cộng sản không có khả năng thay thế Nho giáo bởi Nho Giáo đã thấm nhuần vào trong mọi lãnh vực đời sống của người dân Trung Hoa.
Ngày nay, Khổng giáo trở nên quen thuộc với thế giới tây phương. Ngoại trừ những điều được coi là có tính chất phong kiến và lỗi thời, triết lý Nho giáo – sau khi được nhuận chính do sự thay đổi của hoàn cảnh – vẫn còn đáng trân trọng và bền vững. Khổng giáo vẫn cón là kim chỉ nam cho những ai muốn đem tài sức mình phụng sự những mục tiêu cao quý cho xã hội, đem lại an bình cho nhân loại, cổ vũ lòng trung tín giữa bạn bè, và tình cảm yêu thương trân trọng của những người trẻ dành cho các bậc trưởng thượng.