Phong Thủy Văn Xương Tốt Tất Đỗ Đạt

Người đọc sách ở Trung Hoa, phảm muốn đỗ đạt, không thể không tính mệnh cầu văn xương, đeo khôi tinh trên người, không được ăn thịt bò. Bái Văn Xương Quân, cầu Văn Xương Vị, chiếm văn xương phòng, sửa Văn Xương phương thật nhiều cách.

- Dưới đây tác giả xin giới thiệu qua về Văn Xương Thần, cùng làm thế nào để Cầu Văn Xương Vị, sửa Văn Xương Vị, gia tăng thêm Văn Xương Khí, cùng các biện pháp Phong Thủy để bố trí phòng đọc sách, nghiên cứu sáng tạo theo tiêu chuẩn Văn Xương.


1. Thần Văn Xương

Thần Văn Xương, đương nhiên phải là Đại Thành Chí Thánh Tiên Sư Khổng Phu Tử, từ triều nhà Đường về trước, phàm là người đọc sách đều bái Khổng Phu Tử là Văn Xương Thần. Mà Hàn Dũ là đại học giả mà cũng thân đến lễ bái tại Khổng Miếu gọi là Phúc Đức Chính Thần, cho nên Hàn Dũ được người đọc sách đời sau cung kính lập “Xương Lê Từ” để thờ phụng.

Đến Tống Triều, lại có Chu Hy là người tập thành Phái Lý Học ( Tống Nho), nguyên vì sự khoa cử thi thố mà đem Tứ Thư Ngũ Kinh ( Luận Ngữ, Đại Học, Trung Dung, Mạnh Tử; Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu) giảng giải thuyết trình. Bởi lẽ các kiến giải của Chu Hy là chính xác cho nên người đọc sách thời đó không thể không tôn ông là Văn Xương Thần tức “Chu Văn Công”. Nguyên là Hoàng Đế sợ các nhà bái “Chí Thánh Tiên Sư Khổng Phu tử” rồi học thức nâng cao từ đó sẽ phê bình triều đình, liền ban quy định người thường không được tự mình xây “Khổng Miếu”, cho nên dân gian chỉ được tự mình tế bái 5 vị Văn Xương Thần sau :

- Khôi Tinh.

- Trương Á Tử.

- Tiên ông Lã Động Tân.

- Quan Công.

- Chu Y Nhân.


2. Tế Bái Văn Xương Thần Thế Nào.

Dân gian tùy thời mà đến tế bái năm vị Văn Xương hoặc Tiên Sư Khổng Tử. Người Nhật Bản vào thời nhà Đường do đọc và học tập theo “Văn Võ Điển Chương Chế Độ” của Trung Hoa cũng tế bái Khổng Tử làm Thần Văn Xương, đến tận ngày nay mỗi khi thi cử người Nhật cũng đến thắp hương tại Khổng Miếu. Đặc biệt tại các kỳ thi Đại Học, những người tham dự thường lấy các miếng gỗ hình dáng đẹp viết nguyện vọng của mình, rồi treo ở một hoặc hai bên Đại Thành Điện, sau khi thi xong thì đến để quyên góp tiền cho Miếu. Tác giả thường mỗi năm mới ( Khoảng từ mùng 1 – 5 tết ), đều đến tế bái tại Khổng Miếu. Đương nhiên đến ngày 28 tháng 9 là ngày Tết Thầy Cô (Ở Trung Quốc) có thể đem con nhỏ đến bái lạy, lại mua cho cháu một tờ giấy đỏ “Hộ Thân Hương Hỏa”, Đài Bắc cũng như Nhật Bản vào các ngày lễ Khổng Miếu đều có bán Giấy này. Mua một tờ rồi đem vào Đại thành Điện làm lễ, lại thỉnh Khổng phu Tử bảo hộ phù trì cho tương lai con cái “ Học Vấn Có Thành Tựu”, cầm tờ giấy xông trên khói hương ( Qua Lửa). Tờ giấy này có thể bỏ vào túi mang theo người hoặc kẹp vào sách học. Đối với trẻ nhỏ tờ “Khổng Tử Hương Hỏa” lúc bình thường treo tại bàn học hoặc giá sách, trên tường, đến khi thi cử, nên mang trong người vào phòng thi. Ngoài ra khi đến Khổng Miếu nhớ mua một cây bút chì mang vào tế bái ( Bút máy, bút nguyên tử, bút lông cũng được) sau này đi thi nhớ mang cây bút này theo tất trúng.


3. Tìm Văn Xương Phòng.

Văn Xương có Văn Xương của mỗi người, Văn Xương của Nhà, Lưu Niên Văn Xương, trong Phong Thủy thường nói về Văn Xương nhà ở và Văn Xương lưu niên. Văn Xương nhà ở tức dùng phép “Tử Bạch Cửu Tinh” đề bài bố, tìm cho được phương vị có 1 – 4. Nhất Bạch là một cát tinh nửa là Văn Xương, nửa là Thăng Quan; Mà Tứ Lục thì hoàn toàn là Văn Xương. Trong sách “Dương Trạch Tập Đại Thành” của Địa Lý Đại Sư đời nhà Thanh là Xan Hà Đạo Nhân rất đề cao cặp 1 – 4 là Văn Xương Tinh, xin đưa một đoạn như sau : “Phàm làm phòng đọc sách, nên tại phương nhất bạch tứ lục của bản trạch mà đặt. Trong khoảng không gian 1 – 4 lại nên mở cửa, lối đi tại phương 1 – 4 . Lưu niên thấy 1 – 4 bay đến phương ấy, cửa ấy, đường ấy là 1 – 4 đồng cung, hoặc là hoàn cung phục vị, tất chủ phát đẹp đẽ.” Phàm nhà ở khu vực nơi có sao Nhất Bạch hoặc Tứ Lục tốt nhất là đặt phòng đọc sách, mà Tứ Lục hoàn toàn là Văn Xương tuyệt đối không được đặt nhà vệ sinh, nếu không sẽ làm ô nhiễm Văn Xương. Như nhà là Tọa Bắc triều nam, tất Tứ Lục Văn Xương phương tại Đông Bắc , nếu như đã chót đặt nhà vệ sinh, thì nên ở bên ngoài cửa nhà vệ sinh treo một xâu hoặc một đóa hoa lụa để an phủ Văn Xương Thần, cũng là để Thần Văn xương không thấy mùi xú uế mà chạy mất. Hy vọng Thần Văn Xương lưu lại trên đóa hoa đó, từ đó có thể tùy thời mà giúp cho lớn nhỏ trong nhà học tập thi cử đỗ đạt. Nếu như căn cứ bản trạch mà phương vị Nhất Bạch đã làm nhà vệ sinh hoặc bếp thì không thể đặt bàn đọc sách học tập được, lúc đó chỉ còn căn cứ theo lưu niên Nhất Bạch Tứ Lục để tìm chỗ đọc sách mà thôi.


4. Bố Cục Cho Phòng Đọc Sách:

Cần tránh không quay mặt vào tường đọc sách.Phòng học nên sáng sủa lợi lộc.Trên bàn học đặt vật cát tường.Bàn học nghế ngồi nên là gỗ thiên nhiên.Dưới gầm bàn nên đặt một tấm gỗ , thảm hoặc đệm.
5. Các Vật Cát Tường Dùng Khi Đi Thi:

Cuống RốnTrẻ nhỏ sau khi sinh mấy ngày, sẽ rụng cuống rốn, nếu như giữ gìn được, đến lúc đi thi cử, mang trong mình vào phòng thi, tất tâm thần an định. Bởi vốn dĩ bà mẹ và đứa trẻ liên thông với nhau qua cuống rốn, cho nên làm thế có tác dụng tâm lý rất lớn, cũng có thể coi như đây là một tập tục dân gian, song có một điều kỳ lạ là mỗi khi con nhỏ gặp nguy cấp thường hay khóc gọi mẹ ! Có sự liên quan gì ở đây không !?

Lá Quế HoaMỗi khi đi thi đem theo một cành hoa quế tất như gặp được quý nhân giúp đỡ, sở dĩ có tục này vì người xưa thường nói người đi thi đỗ là bẻ được cành quế trên cung trăng ( rất khó khăn). Nếu như sau nhà có trồng Hoa Quế tất như có được quý nhân thường đến - có Quý Khí.

Lá BưởiLúc đi thi mang trên người mấy nhành lá bưởi, giống như được tổ tiên phù trì mà thi đỗ. Trong nhà hoặc trước mộ có trồng bưởi, đều là có ý “Giúp Đỡ Cháu Con” vậy.

Thế Anh Tổng Hợp.
http://www.hoangthantai.com