Gần đây, báo chí Trung Quốc rầm rộ đưa tin vụ kiện hi hữu. Bà Lưu, đã bỏ ra số tiền 850 vạn tệ (tương đương 24 tỷ đồng) để mua một chiếc giường cùng một số phụ kiện đi theo bằng gỗ sưa. Bà này kiện người bán hàng ta toà vì cho rằng, đã lừa bán cho bà chiếc giường làm bằng gỗ sưa Việt Nam chứ không phải gỗ sưa Hải Nam.
Anh Đinh Văn Tuyến, Trưởng Công an xã Thi Sơn chỉ vết đánh dấu vào thân cây sưa của lâm tặc.
Phải nói là rất đáng xấu hổ khi một nhóm nhà khoa học sang tận Trung Quốc tìm hiểu về gỗ sưa, nhằm đưa ra thông tin chính thức về công dụng của loại gỗ này, nhằm định hướng dư luận, song kết quả gần như thất bại hoàn toàn. Câu hỏi, người Trung Quốc thu mua loại gỗ này để làm gì lại càng chìm vào bí ẩn, huyễn hoặc.
Để tìm hiểu về công dụng gỗ sưa và trả lời câu hỏi, người Trung Quốc mua gỗ sưa làm gì, tôi đã nhờ hai người bạn Trung Quốc tra cứu, tìm hiểu, phiên dịch từ các tài liệu ở Trung Quốc. Hai người bạn này là Từ Vũ, Thạc sĩ truyền thông, Đại học Truyền thông Trung Quốc, hiện đang làm việc ở Đài Truyền hình Thiên Tân và Thạc sĩ văn hoá Đông Nam Á Đặng Vân (Deng Yun). Thạc sĩ Đặng Vân là người có 2 năm du học ở Việt Nam, học thêm chuyên ngành xã hội học ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Theo Ths. Đặng Vân, loại gỗ quý nhất với người Trung Quốc là gỗ sưa Hải Nam, có tên khoa học là Dalbergia odorifera T.chen, dịch ra tiếng Việt là hoàng hoa lê. Về chất lượng, đây là loại gỗ rất tốt, bền, không mối mọt, không biến hình, độ ổn định cao, nên rất thích hợp làm đồ đạc sử dụng trong gia đình.
Về hình thức, loại gỗ này có màu vàng kim, ôn nhuận, tâm gỗ có màu hồng đỏ, đặc biệt, vân gỗ không theo quy tắc nào, có lúc có hình hồ ly, có khi có hình người già, có khi lại ra hình một mái tóc dài. Nhìn các loại hình thù trên vân gỗ sưa, người ta thường liên tưởng đến những con quỷ mặt người đầy sức mạnh, ma lực, hấp dẫn.
Trong hai cuốn sách “Bác vật yếu lãm” và “Bản mục thập di” viết rằng, gỗ sưa của người Giao Chỉ, gọi là hoàng hoa lê, là loại gỗ tốt nhất (sách sử khẳng định gỗ sưa Giao Chỉ tốt nhất, còn hiện nay thì lại cho rằng gỗ sưa Hải Nam mới tốt). Gỗ đỏ mà tinh tế, sắc đỏ tím, hương dịu nhẹ, vân gỗ như mặt quỷ. Loại gỗ này thường được làm bàn ghế, giường tủ và những đồ dùng hàng ngày của vua chúa và những gia đình quyền quý. Làm đồ gia dụng, các thợ mộc phải biết tận dụng sắc màu đỏ tía quyền quý và vân gỗ kỳ lạ của nó.
Từ thời Đường, loại gỗ này đã được vua chúa ưa chuộng, làm đủ các loại giường, tủ, bàn ghế. Thời đó, ngoài vàng bạc châu báu thì vùng đất Giao Chỉ thường cống nạp cho triều đình gỗ hoàng hoa lê. Chiêm Thành, Chân Lạp cũng thường cống nạp cho triều Đường loại gỗ này.
Từ điển Baike (từ điển tra cứu lớn của Trung Quốc) viết, sưa đỏ là loại cây điển hình ở Việt Nam. Với người Trung Quốc, đây là loại cây mới, vì không có tên quốc tế chính thức. Theo thường lệ, để đặt tên cho một loại cây, loại cây đó phải có mẫu ở vườn thực vật Hoàng gia Anh quốc. Cây này không có tên trong Vườn thực vật hoàng gia Anh, nên không biết gọi thế nào. Người Trung Quốc tạm gọi nó là tử đàn hoặc Việt Nam đàn.
Người Trung Quốc dùng loại gỗ này làm đồ gia dụng. Nơi chế tác gỗ sưa nổi tiếng nhất là Tô Châu. Tại vùng này, nghề mộc đã tạo ra một trường phái gọi là “đồ gia dụng kiểu Tô Châu”, chỉ làm bằng gỗ sưa. Theo cuốn từ điển này, gỗ sưa được dùng nhiều trong các gia đình quyền quý thời Minh, Thanh.
Cuốn “Trung dược đại từ điển” viết rằng, gỗ sưa có tác dụng cầm máu, giảm đau, chống cao huyết áp, bệnh đường ruột. Cuốn “Bản thảo cương mục” thì liệt kê tác dụng của gỗ sưa: nhuận khí, không độc, có thể cầm máu, chữa bệnh tim. Từ Hải (cuốn từ điển lớn nhất Trung Quốc) ghi: gỗ sưa có tác dục hoạt huyết, giảm đau.
Các sách này cũng nói rằng, gỗ sưa chỉ dùng phối hợp với các loại dược liệu khác mới có tác dụng, nhưng lại không thấy sách nào mô tả cách chế biến.
Tuy nhiên, theo báo chí Trung Quốc, người buôn bán gỗ sưa thường nhấn mạnh rằng, gỗ sưa có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là những bệnh nan y, thậm chí trị được “bệnh âm” khi sử dụng đồ dùng gỗ sưa, nhằm nâng cao tính huyền bí và giá trị của nó. Khoa học hiện đại của Trung Quốc đã khẳng định gỗ sưa không hề có tác dụng chữa bệnh.
Theo Ths. Từ Vũ, gỗ sưa giá trị nhất phải là gỗ sưa Hải Nam. Gỗ sưa Hải Nam đắt gấp 10 lần gỗ sưa Việt Nam. Năm 2007, giá của gỗ sưa Hải Nam là 9 tỷ đồng đồng/tấn, trong khi đó, gỗ sưa Việt Nam chỉ khoảng 2 tỷ đồng/tấn. Gỗ sưa Việt Nam không có hương thơm, nhưng hoa văn lại rất giống hệt gỗ sưa Hải Nam. Chính vì thế, người Trung Quốc thu mua gỗ sưa Việt Nam để làm giả. Thậm chí, họ làm giả đổ cổ của vua chúa, sẽ bán được với giá trên trời.
Thế nên, mới có chuyện, gần đây báo chí Trung Quốc rầm rộ đưa tin vụ kiện hi hữu. Bà Lưu, đã bỏ ra số tiền 850 vạn tệ (tương đương 24 tỷ đồng) để mua một chiếc giường cùng một số phụ kiện đi theo bằng gỗ sưa. Bà này kiện người bán hàng ra toà vì cho rằng, đã lừa bán cho bà chiếc giường làm bằng gỗ sưa Việt Nam chứ không phải gỗ sưa Hải Nam.
Vụ kiện kéo dài từ năm 2008 đến nay, song vẫn chưa ngã ngũ, vì Trung Quốc chưa đủ trình độ xác định đâu là sản phẩm từ gỗ sưa Việt Nam, đâu là sản phẩm làm từ gỗ sưa Hải Nam. Hơn nữa, trong các tiêu chuẩn về gỗ đỏ của Trung Quốc, đã chia thành 8 loại, 33 chủng, song vẫn không đề cập gì đến gỗ sưa Việt Nam, để có thể đưa ra căn cứ so sánh.
Theo Ths. Từ Vũ, sở dĩ gỗ sưa đỏ ở Trung Quốc đắt như vậy, là vì, loại gỗ này thường được vua chúa, quan lại ngày xưa ưa chuộng. Chỉ những người có công lao lớn, được phong tước, mới được thưởng đồ làm từ gỗ này. Do đó, trong tâm thức người Trung Quốc, sản phẩm từ gỗ này sẽ nâng cao vị thế cho chủ nhân.
Chính vì lẽ đó, những người giàu Trung Quốc ráo riết săn lùng các sản phẩm gỗ sưa đỏ Hải Nam. Tuy nhiên, để có được một cây sưa, phải mất hàng trăm năm, mà nguồn gỗ sưa Hải Nam đã cạn kiệt, nên thương lái chuyển sang tìm kiếm gỗ sưa ở Việt Nam và đã tạo ra cơn sốt gỗ sưa kinh khủng ở Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Trên Tinh Hoa Thời Báo, có đăng quảng cáo rất nhiều loại gỗ sưa, cả của Việt Nam và Hải Nam. Vào mục rao vặt của tờ báo này, ngày 15-3-2010, có thể biết rõ giá trị của các sản phẩm từ gỗ sưa. Chiếc ấm pha trà, bé bằng nắm tay, làm từ gỗ sưa Việt Nam có giá 6 triệu đồng, bình đựng trà 10 triệu đồng… Thật choáng váng khi 2 chiếc ghế mảnh khảnh bằng gỗ sưa đỏ Hải Nam, niên đại thời Thanh, có giá tới 480 vạn tệ, tương đương 14 tỷ đồng.
Sau thời gian thị trường Trung Quốc náo loạn vì các sản phẩm từ gỗ sưa, giờ họ nhận ra rằng, các sản phẩm gỗ sưa có mặt ở Trung Quốc chủ yếu đến từ Việt Nam, chứ không phải gỗ sưa xịn Hải Nam. Chính vì thế, thời điểm này, cơn sốt gỗ sưa đã tạm lắng. Giá gỗ sưa đã rẻ hơn thời điểm đỉnh cao năm 2007 rất nhiều.


Gỗ sưa

CẤU TẠO GỖ CÂY SƯA (Dalbergia tonkinensis Prain)
Gỗ sưa (Dalbergia tonkinensis) là một trong những loại gỗ quý, hiếm ở nước ta, có giá trị kinh tế cao. Go sua thuộc loại nặng, cứng, có vân đẹp, mùi thơm đặt biệt.
Lỗ mạch có hai kích thước, phân bố phân tán, vòng và nửa vòng, có chất chứa màu nâu đỏ đến nâu vàng. Tia nhỏ và hẹp, sắp xếp thành tầng.
Trong tế bào mô mềm dọc thường có tinh thể oxalat. Cấu tạo của gỗ sưa có một số điểm khác biệt so với gỗ trắc và gỗ cẩm lai.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gỗ loài cây sưa, hay còn gọi là trắc thối, huê mộc vàng, trắc hoa trắng, có tên khoa học Dalbergia tonkinensis Prain là một trong nhiều loại gỗ quý, hiếm ở nước ta, thuộc nhóm IA trong nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Gỗ sưa thường được sử dụng để sản xuất đồ gỗ cao cấp, đồ chạm trổ, thủ công, đồ gỗ mỹ nghệ có giá trị kinh tế rất cao. Cho đến nay chưa thấy có tài liệu mô tả về cấu tạo gỗ sưa của loài cây này để nhận biết. Chúng tôi đã tiến hành giải phẫu Go sua là mẫu tiêu bản lưu trữ và các mẫu giám định do một số cơ quan, đơn vị yêu cầu và mô tả nhằm giới thiệu rộng rãi.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu gỗ sưa để nghiên cứu được lấy từ bộ sưu tập mẫu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam do Phòng Nghiên cứu Tài nguyên Thực vật rừng trực tiếp quản lý, mang số đăng ký: 2390 và một số mẫu là gỗ sưa giám định cho một số cơ quan, đơn vị trong cả nước.
Mẫu để quan sát mô tả hiển vi được hoàn chỉnh theo phương pháp của R. Wagenfuehr và (1966).
Mô tả cấu tạo được thực hiện theo Nguyễn Đình Hưng (1990).
Kết quả
Cấu tạo thô đại. Gỗ sưa có dác và lõi phân biệt. Gỗ dác có màu xám vàng nhạt.
Gỗ sua lõi có nhiều màu sắc, từ đỏ vàng đến nâu hồng, nâu hơi tím, thường có sọc màu sẫm tạo thành vân rất đẹp cả trên 3 mặt cắt.
Vòng sinh trưởng thường không rõ ràng, rộng 1-2mm. Mặt gỗ sưa mịn. Mạch gỗ đơn đến kép ngắn, có hai loại kích thước, thường phân bố không đều, từ phân tán đến nửa vòng và vòng. Trong mạch thường có chất chứa màu nâu đỏ, nâu vàng.
Gỗ sưa ở phần gốc hoặc gỗ để lâu ngày, chất chứa thường chuyển dần thành màu đen. Mô mềm dính mạch không đều, có khi phát triển thành hình cánh, hình cánh nối tiếp, hình dải rộng hẹp khác nhau, lượn sóng hoặc lệch, đôi khi làm thành với tia hình mạng lưới. Mô mềm không dính mạch phân tán và tụ hợp.
Trong mô mềm ở phần gỗ sưa lõi thường chứa chất hữu cơ màu nâu vàng, nâu đỏ. Tia Go sua nhỏ và hẹp, có cấu tạo tầng. Chiều hướng thớ lệch.
Gỗ sưa rất cứng và rất nặng. Khối lượng thể tích ở độ ẩm 12%: 0,790 – 0,910-1,003 g/cm3. Go sua có mùi thơm rất đặc biệt. Trên mặt cắt ngang phần gỗ sưa lõi vừa mới cắt ra thường thấy có vết nhựa màu nâu đùn ra
Gỗ sưa Mạch hình tròn, bầu dục, đơn và kép 2-3. Số lượng mạch /mm2 ít đến trung bình (3 đến 7 lỗ mạch). Đường kính lỗ mạch nhỏ trung bình dưới 100 m, đường kính lỗ mạch lớn đến 210 m.
Go sua Lỗ thông mạch đơn. Lỗ thông ngang trên vách mạch nhỏ.
gỗ sưa Tia nhỏ và hẹp, gồm 1-2 hàng tế bào (chủ yếu là 2 hàng), tế bào tia thường chứa nhiều chất hữu cơ màu nâu đỏ đến nâu vàng.
Go sua Tia cao trung bình 186 m, rộng trung bình 21- 25 m. Trong tế bào mô mềm dọc thường có tinh thể oxalat xếp thành dãy dọc.
KẾT LUẬN CHUNG
Trong thực tế, gỗ sưa có cấu tạo thô đại tương đối giống với gỗ trắc và gỗ cẩm lai. Kết quả nghiên cứu mô tả đã rút ra được một số đặc điểm mấu chốt khác biệt giữa chúng để phân biệt:
- Gỗ sưa có mùi thơm rất đặc biệt mà gỗ trắc và gỗ cẩm lai không có. Trên mặt cắt ngang phần gỗ lõi vừa mới cắt thường thấy có chất nhựa màu nâu đỏ đùn ra.
- Gỗ sưa chủ yếu có lỗ mạch đơn đến kép ngắn 2-3 (gỗ trắc, cẩm lai có mạch kép 5-7). Chất chứa trong mạch nhiều, màu nâu đỏ đến nâu vàng.
- Gỗ sưa Mô mền không dính mạch thường tụ hợp thành những đám, đặc biệt có chứa chất hữu cơ màu nâu đỏ đến nâu vàng.

Tham khảo” Cây Gỗ Sưa”
Chưa có một loại cây lấy gỗ nào được giá bán được tính theo kg như Sưa đỏ.
Giá thu mua hiện nay rất cao, lên đến 5 triệu đồng/kg. Một số nơi còn cao hơn.

Ngày 12/05/2012 tại tỉnh Quảng Bình đã đấu giá khúc gỗ sưa nặng 58 kg, khoảng 0,061 m3 gỗ với giá khởi điểm 750 triệu đồng. Tương đương 13 triệu/kg.