Chính giải «Thánh Kinh•Khải Huyền»: Lời mở đầu

Tác giả: Bạch Ca


[Chanhkien.org] «Thánh Kinh•Khải Huyền» là dự ngôn nổi tiếng nhất, tiên tri chuẩn xác và toàn diện nhất về lịch sử nhân loại. Bởi vì nó là bộ cuối cùng của Thánh Kinh, các loại đạo lý của Thánh Kinh đều bao hàm trong đó, nên có người ví nó là “tổng trạm” của Thánh Kinh. Tác giả «Khải Huyền» là Thánh John, một trong 12 tông đồ của Chúa Jesus. Vào 2.000 năm trước, Thánh John bị lưu đày tới đảo Patmos, nơi ông được Thần lĩnh tới thiên quốc và nhìn thấy cuốn sách với bảy phong ấn; «Khải Huyền» chính là ông đã căn cứ cảnh tượng nhìn thấy và ghi lại mà thành.

«Khải Huyền» nổi tiếng bởi những lời tiên tri về ngày tàn của thế giới, về thẩm phán cuối cùng, phục sinh, v.v. Tinh thần mà nó truyền đạt đã không ngừng khích lệ các tín đồ Cơ Đốc tiến bước, cũng như duy trì tín ngưỡng của nhân loại đối với Thần mãi cho tới ngày nay. Tuy nhiên đối với cuốn điển tịch trọng yếu này, trong lịch sử vẫn chưa có ai giải khai được chân ý ẩn trong đó.

Trên thiên giới, quyển sách lịch sử với bảy phong ấn được niêm phong rất nghiêm ngặt, bởi vậy trong số chúng Thần không ai có thể mở ra xem nó. Cũng như vậy, đối với con người mà nói, «Khải Huyền» cũng bị bảy đạo phong ấn phong kín, khiến hàng trăm nghìn năm qua con người khó mà giải khai, khó mà minh bạch. Do vậy để đọc được «Khải Huyền» thì nhất định phải gỡ bỏ bảy đạo phong ấn này.

Đạo phong ấn thứ nhất: Chương tiết là bị cố ý làm xáo trộn, nhưng lịch sử xưa nay không ai dám động đến

Đã là dự ngôn, thì cũng như để người ta giải đoán câu đố chữ vậy; chỗ mê thảy đều nằm trong văn tự, nhưng để giải mê thì phải thông qua không ngừng gỡ bỏ và tổ hợp văn tự mới có thể thực sự giải mã được. «Khải Huyền» cũng như vậy, thứ tự trước sau của chương tiết là bị cố ý làm xáo trộn. Chương 22 tiết 18, 19 «Khải Huyền» nói: “Tôi cảnh cáo những người nghe những lời tiên tri trong sách này: Nếu ai thêm vào sách này điều gì, Đức Chúa Trời sẽ thêm cho người ấy những tai họa chép trong sách này“. “Nếu ai bỏ bớt lời nào trong sách tiên tri này, Đức Chúa Trời sẽ cất phần của người đó khỏi cây sự sống và khỏi thành thánh đã chép trong sách này“. Bởi thế, từ xưa tới nay, do sợ và hiểu nhầm hai câu này, nên ai cũng không dám động vào trật tự cuốn sách. Kể từ đó, xưa nay không người nào có thể giải khai chỗ mê này.

Để giải khai chỗ mê này thì chìa khóa thực ra cũng nằm trong «Khải Huyền». Chương 22 tiết 18, 19 «Khải Huyền» yêu cầu không được thêm vào, không được bỏ bớt lời, nhưng bản ý là không hề cấm thế nhân tiến hành điều chỉnh thứ tự trong đó. Ngược lại, «Khải Huyền» còn chuyên môn an bài các câu nói liên hệ hữu cơ với nhau giữa các chương tiết, lấy đó làm manh mối để khải ngộ thế nhân tìm ra trật tự đúng trong «Khải Huyền». Ví dụ, «Khải Huyền» thường dùng cách nói kiểu như “tai họa thứ nhất qua rồi, còn có hai loại tai họa sắp đến”,… để khải ngộ độc giả, nội dung tương quan với những tai họa kỳ thực không nằm tại đó. Lại như Chương 12 tiết 4 viết: “Đuôi nó quét sạch một phần ba các ngôi sao trên trời và vất chúng xuống đất. Con Rồng đứng trước mặt người phụ nữ sắp sinh con, chực ăn nuốt đứa con do nàng sinh ra“. Chương 12 tiết 7 miêu tả: “Bấy giờ có một trận chiến ở trên trời, Mi-ca-ên và các thiên sứ của ngài đánh nhau với Con Rồng. Con Rồng và các quỷ sứ của nó đánh lại“. Chiểu theo trình tự trước sau của sự kiện phát sinh, ban đầu là có trận chiến rồi con rồng đỏ mới bị đánh rớt xuống mặt đất, sau đó mới xuất hiện việc nó bức hại người phụ nữ sắp sinh con. Do đó, vị trí chính xác của Chương 12 tiết 7 là nằm trước Chương 12 tiết 4.

Chúng ta chính là căn cứ nguyên tắc không được thêm vào, không được cắt bớt, lại dựa trên liên hệ hữu cơ nội tại trong «Khải Huyền» để điều chỉnh cho đúng trật tự nội dung, từ đó triệt để giải khai chỗ mê trong «Khải Huyền». Bởi vì Chương 1, Chương 2, Chương 3 «Khải Huyền» chính là tình huống Thánh John gặp Chúa Jesus trên đảo Patmos 2.000 trước, không có gì là bí mật cả, trật tự cũng không cần phải điều chỉnh, nên chúng ta giải mã «Khải Huyền» là từ Chương 4 trở đi. Theo trật tự sắp xếp mới, bắt đầu từ Chương 4, tất cả chương tiết của «Khải Huyền» được chia làm 9 bộ phận lớn, với trật tự chương tiết mỗi bộ phận như sau:

Bộ phận thứ nhất - Thiên giới thịnh hội: 4:01, 4:02, 4:03, 4:04, 4:05, 4:06, 4:07, 4:08, 4:09, 4:10, 4:11, 5:01, 5:02, 5:03, 5:04, 5:05, 5:06, 5:07, 5:08, 5:09, 5:10, 5:11, 5:12, 5:13, 5:14

Bộ phận thứ hai - Phép tắc thế gian: 6:01, 6:02, 6:03, 6:04, 6:05, 6:06, 6:07, 6:08, 6:09, 6:10, 6:11

Bộ phận thứ ba - Vương quốc ma quỷ: 12:03, 12:07, 12:08, 12:09, 12:04, 12:10, 12:11, 12:12, 12:01, 12:02, 12:13, 12:04, 12:05, 12:06, 12:14, 12:15, 12:16, 12:17

Bộ phận thứ tư - Bức hại Thánh đồ mãn: 13:01, 13:02, 13:03, 13:04, 13:05, 13:06, 13:07, 13:08, 13:09, 13:10, 13:11, 13:12, 13:13, 13:14, 13:15, 13:16, 13:17, 13:18, 17:01, 17:03, 17:15, 17:18, 17:05, 17:02, 17:04, 17:06, 17:07, 17:08, 17:09, 17:10, 17:11, 17:12, 17:13, 17:14, 17:16, 17:17

Bộ phận thứ năm - Thụ ấn của Thượng Đế: 6:12, 6:13, 6:14, 6:15, 6:16, 6:17, 7:01, 7:02, 7:03, 7:04, 7:05, 7:06, 7:07, 7:08, 7:09, 7:10, 7:11, 7:12, 7:13, 7:14, 7:15, 7:16, 7:17

Bộ phận thứ sáu - Ngày tàn của thế giới: 8:01, 8:02, 8:03, 8:04, 8:05, 8:06, 11:01, 11:02, 11:03, 11:04, 11:05, 11:06, 11:07, 11:08, 11:09, 11:10, 11:11, 11:12, 11:13, 16:13, 16:14, 16:15, 16:16, 8:07, 8:08, 8:09, 8:10, 8:11, 8:12, 8:13, 9:01, 9:02, 9:03, 9:04, 9:05, 9:06, 9:07, 9:08, 9:09, 9:10, 9:11, 9:12, 9:13, 9:14, 9:15, 9:16, 9:17, 9:18, 9:19, 9:20, 9:21, 10:01, 10:02, 10:03, 10:04, 10:05, 10:06, 10:07, 10:08, 10:09, 10:10, 10:11

Bộ phận thứ bảy - Thưởng phạt trong thẩm phán: 11:14, 11:15, 11:16, 11:17, 11:18, 15:05, 11:19, 16:18, 16:19, 16:20, 16:21, 14:01, 14:02, 14:03, 14:04, 14:05, 14:06, 14:07, 14:08, 14:09, 14:10, 14:11, 14:12, 14:13, 14:14, 14:15, 14:16, 14:17, 14:18, 14:19, 14:20, 15:02, 15:03, 15:04

Bộ phận thứ tám - Trừng phạt vương triều Trung Cộng và người nhận ấn thú: 18:01, 18:02, 18:03, 18:04, 18:05, 18:06, 18:07, 18:08, 18:09, 18:10, 18:11, 18:12, 18:13, 18:14, 18:15, 18:16, 18:17, 18:18, 18:19, 18:20, 18:21, 18:22, 18:23, 18:24, 19:01, 19:02, 19:03, 19:04, 19:05, 19:06, 19:07, 19:08, 19:09, 19:10, 15:01, 15:06, 15:07, 15:08, 16:01, 16:02, 16:03, 16:04, 16:05, 16:06, 16:07, 16:08, 16:09, 16:10, 16:11, 16:12, 16:17, 19:11, 19:12, 19:13, 19:14, 19:15, 19:16, 19:17, 19:18, 19:19, 19:20, 19:21

Bộ phận thứ chín - Phục sinh và tân Thiên, tân Địa: 20:01, 20:02, 20:03, 20:04, 20:05, 20:06, 20:07, 20:08, 20:09, 20:10, 20:11, 20:12, 20:13, 20:15, 21:01, 21:02, 21:03, 21:04, 21:05, 21:06, 21:07, 21:08, 21:09, 21:10, 21:11-22:04, 22:05, 22:06, 22:07, 22:08, 22:09, 22:10, 22:11, 22:12, 22:13, 22:14, 22:15, 22:16, 22:17, 22:18, 22:19, 22:20, 22:21

Đạo phong ấn thứ hai: Thánh John dùng từ thô thiển, câu văn không lưu loát, người ta lý giải không được chân ý

Đọc xong «Khải Huyền», người ta rất dễ cảm thấy đây là một câu chuyện thần thoại hư cấu. Mỗi lần gỡ bỏ phong ấn, Thánh John đều bị “bốn sinh vật” gọi ông xem, ấy là bởi vì cuốn sách này chỉ có chư Phật Thế tôn mới có thể giải khai. Tuy nhiên vào thời khắc trọng yếu trên thiên thượng, Thánh John đã được lên thiên quốc tham dự thịnh hội, từ đó lưu lại cho nhân loại cuốn sách «Khải Huyền» với bảy phong ấn này. Do vậy Chương 10 tiết 10, 11 viết: “Tôi lấy cuộn sách nhỏ khỏi tay vị thiên sứ và ăn nó. Sách ấy ngọt như mật trong miệng tôi, nhưng khi nuốt vào, bụng tôi thấy đắng“. “Bấy giờ tôi được bảo, ‘Ngươi còn phải nói tiên tri về nhiều dân tộc, nhiều quốc gia, nhiều ngôn ngữ, và nhiều vua chúa’“. «Khải Huyền» là sự kiện tất thành mà chúng Thần đã định trong cuốn sách với bảy phong ấn, nội dung của nó bao gồm hiển hiện của cuốn sách với bảy phong ấn mà chư Thần đã để Thánh John thấy một bộ phận, Thánh John chỉ là dùng ngôn ngữ văn tự 2.000 năm trước để ghi lại điều mình thấy, không có cắt giảm, cũng không có phóng đại. Rất nhiều nhà nghiên cứu Thánh Kinh căn bản không minh bạch chân ý của «Khải Huyền», thường võ đoán «Khải Huyền» văn tự thô thiển, dùng từ không chính xác, câu cú không lưu loát. Kỳ thực «Khải Huyền» chính là tái hiện tại nhân gian cuốn sách lịch sử được phong ấn nghiêm ngặt! Trong đó đối tượng mà mỗi chữ chỉ đều minh xác phi thường, tuyệt đối chính xác, không hề hàm hồ. Khi chúng ta minh bạch chân ý trong «Khải Huyền» rồi, thì mới phát hiện mỗi chữ, mỗi số trong «Khải Huyền» đều không thể sửa đổi, đều là thích đáng nhất, chính xác nhất, đều có ý nghĩa đặc định nào đó.

Nếu muốn gỡ bỏ phong ấn «Khải Huyền», thì ắt phải lý giải được đầy đủ hàm nghĩa chính xác của mỗi từ, mỗi số trong đó. Ví dụ, “Chiên Con” là chỉ chung chư Phật Thế tôn, tuyệt không phải chỉ một mình Chúa Jesus, Chúa Jesus cũng là Chiên Con; “Đạo của Thần” chính là “Đạo của Thần”, tuyệt không phải là “Đạo của Đức Chúa Trời”; “các chủng tộc, các ngôn ngữ, các dân tộc, các quốc gia” tuyệt không phải là “các tộc các nơi, các dân các nước”; “ngày lễ lớn của Đức Chúa Trời” tuyệt không phải là “tiệc rượu lớn của Đức Chúa Trời”. Số chính là số, dùng để biểu thị thời gian sự kiện hoặc con số. Trong lịch sử, người ta vẫn mải mê trong trò giải số, tưởng rằng số trong «Khải Huyền» ẩn chứa rất nhiều bí ẩn và huyền cơ, lại cho rằng “666” là con số của ma quỷ, hay “1.260 ngày” có hàm nghĩa đặc thù nào đó. Thực ra “666” là số thứ tự của một cá nhân trên thiên thượng, cá nhân này có đủ trí tuệ để giải nghĩa chân ý đằng sau «Khải Huyền», chứ hoàn toàn không phải con số của ma quỷ; “1.260 ngày” chính là sự tình tại thế gian trải qua 1.260 ngày, tuyệt không thêm một ngày hay bớt một ngày, chính xác là 1.260 ngày. Do đó, khi chân chính lý giải được chân ý của «Khải Huyền» rồi, chúng ta sẽ phát hiện mỗi chữ, mỗi từ, mỗi câu trong «Khải Huyền» đều là tốt nhất, chính xác nhất, hợp lý nhất, đều là Thánh ngôn.

Đạo phong ấn thứ ba: Thường cho rằng cảnh tượng trong quyển sách với bảy phong ấn là cảnh tượng Thánh John nhìn thấy khi lên thiên giới

Văn tự trên thiên thượng với văn tự dưới hạ giới là bất đồng. Trên thiên thượng, đọc sách cũng giống như xem phim 3-D vậy. Thánh John nhìn thấy bộ thiên thư này, chính là hiển hiện của lịch sử trong cuốn sách, cũng chính là “cuốn phim” ấn định lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, không phải toàn bộ nội dung cuốn sách với bảy phong ấn đều triển hiện hết cho Thánh John xem, mà chỉ một bộ phận nhỏ trong đó, bộ phận phù hợp với quan niệm tư tưởng Cơ Đốc của Thánh John thời bấy giờ, là có thể để cho ông xem một số nội dung. Từ cuốn sách với bảy phong ấn này, Thánh John đã nhìn thấy lịch sử tương lai như “phim 3-D”, đều là sự việc tương lai sẽ xuất hiện tại thiên thượng và nhân gian; như vậy, trong đó tất nhiên liên quan tới rất nhiều cảnh tượng ở các thời gian và không gian khác nhau. Nhưng khi đọc «Khải Huyền», người ta thường có thói quen cố định «Khải Huyền» trong một cảnh tượng, đặc biệt là cố định trong cảnh Thánh John lên thiên giới (được miêu tả trong Chương 4), mà quên mất chuyển cảnh. Bởi vì hoàn cảnh không đúng, nên tất nhiên dẫn tới hiểu sai chân ý trong «Khải Huyền», thậm chí đem các vị Thần xuất hiện trong những cảnh tượng khác nhau đánh đồng với các vị Thần xuất hiện trong Chương 4.

Nếu muốn gỡ bỏ phong ấn «Khải Huyền», thì ắt phải phân biệt rõ thời gian và không gian khác nhau của các cảnh tượng hiển hiện trong cuốn sách gồm bảy phong ấn. Ví dụ, Chương 7 tiết 11 nói: “Bấy giờ tất cả các vị thiên sứ đang đứng quanh ngai, các vị trưởng lão, và bốn Sinh Vật sấp mình xuống trước ngai và thờ lạy Đức Chúa Trời“. Cảnh tượng này rất dễ làm người ta nhầm là cảnh tiếp tục Chương 7 tiết 10. Thực ra không phải, đây là khi Thánh John và chúng Thần nhìn thấy cảnh tượng tráng lệ mà bảy phong ấn hiển hiện trên thiên giới, từ đó tán tụng sự vĩ đại của Đức Chúa Trời. Lại như Chương 7 tiết 15 nói: “Do đó, Họ được ở trước ngai của Đức Chúa Trời; Họ phụng sự Ngài ngày và đêm trong đền thờ Ngài; Đấng ngự trên ngai sẽ che chở họ“. Cảnh này rất dễ làm người ta nhầm là sự việc phát sinh trong Chương 7 tiết 10, hoặc là điều Thánh John nhìn thấy trên thiên giới. Kỳ thực đều không phải, đây là một sự tình khác mà quyển sách với bảy phong ấn hiển hiện ra.

Đạo phong ấn thứ tư: Không kết hợp với bối cảnh lịch sử thời bấy giờ của Thánh John, mà chỉ hạn định trong khái niệm Cơ Đốc giáo

Các tín đồ Cơ Đốc giáo hoặc thế nhân đọc «Khải Huyền», thường không nhảy ra khỏi khái niệm Cơ Đốc giáo, hoặc các tôn giáo Tây phương như Do Thái giáo. Khi đề cập đến “Chiên Con” liền nghĩ ngay đến Chúa Jesus, khi đề cập đến “Thánh đồ” liền liên tưởng đến tín đồ Cơ Đốc, khi đề cập đến “Đức Chúa Trời” liền cho ngay là Jehovah; loại khái niệm này đã gây chướng ngại nghiêm trọng, khiến người ta không hiểu được chân ý trong «Khải Huyền».

Bình thường người ta đọc Chương 4 thì thấy giống như Thánh John đã ngẫu nhiên lên thiên giới, cảm thấy thiên giới cũng rất bình thường nhạt nhẽo, chính là thiên giới trong khái niệm của tín đồ Cơ Đốc giáo, lại cho rằng tiết lộ cuốn sách với bảy phong ấn cũng là vì Thánh John mà tiết lộ. Sự thật tuyệt không phải như vậy, thiên giới khi ấy chính là thịnh hội quần tụ chúng Thần và chư Thiên. Chương 5 tiết 11 viết: “Kế đó tôi thấy và nghe tiếng của vô số thiên sứ, hàng vạn của hàng vạn và hàng ngàn của hàng ngàn vị đang quây quần quanh ngai, hiệp với các Sinh Vật và các vị trưởng lão cất tiếng lớn“. Có hàng nghìn hàng vạn vị Thần đã đến tham dự thịnh hội gỡ bỏ phong ấn của cuốn sách với bảy phong ấn này! Không chỉ là Thần của Tây phương, mà còn có cả Thần của Đông phương. Nhưng bởi Thánh John là người Tây phương, nên chỉ hiển hiện thiên giới của Thần Tây phương cho ông. Từ xưa đến nay, người ta đọc «Khải Huyền» đều là đứng tại vị trí này. Đứng không đúng vị trí, nên ắt không lý giải được «Khải Huyền». Do đó để thực sự đọc được «Khải Huyền» thì phải hiểu rằng, cảnh tượng triển hiện cho Thánh John khi ấy chỉ là một bộ phận thiên giới, cũng chính là điều Thánh John nên nhìn thấy, tức phù hợp với tư tưởng của ông khi ấy.

Đã là liên quan đến ngày tàn của thế giới, thì «Khải Huyền» tất nhiên phải khải thị toàn thế giới. «Khải Huyền» đã là tái hiện tại nhân gian của cuốn sách với bảy phong ấn, vậy thì lịch sử mà chúng Thần định đoạt cũng không chỉ giới hạn trong lịch sử người da trắng, mà còn có lịch sử của người da đen, da vàng, v.v. Nhưng vì Chúa Jesus là chiểu theo lịch sử ấn định bởi bảy phong ấn mà đến các chủng tộc, các ngôn ngữ, các dân tộc, các quốc gia Tây phương để chuộc tội, và Thánh John cũng nằm trong đó, nên «Khải Huyền» chỉ có thể theo tư tưởng và khái niệm tín đồ Cơ Đốc khi ấy mà giảng thuật, cũng chỉ hạn định trong một số danh từ và sự việc đương thời mà tín đồ Cơ Đốc biết. Do đó, đối với lịch sử Đông phương được ghi lại trong quyển sách với bảy phong ấn, thì chỉ có thể chiểu theo trình độ hiểu biết đương thời về Đông phương của tín đồ Cơ Đốc mà nói, hơn nữa cũng không thể tiết lộ thiên cơ. Ví dụ, trước khi Chúa Jesus truyền Đạo 500 năm, Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã truyền Pháp tại Ấn Độ, lại vì thế nhân mà gánh chịu tội nghiệp, do đó Ngài cũng là “Chiên Con”. Nhưng vào thời đại của Thánh John, tín đồ Cơ Đốc hoàn toàn không có khái niệm Phật giáo của Đông phương, nên đối với họ mà nói, thì có thể ngay cả Trung Quốc cũng chưa từng nghe nói qua, chỉ biết rằng có một “mảnh đất mặt trời mọc”. Lại như nếu quyển sách với bảy phong ấn trực tiếp đem sự kiện Pháp Luân Công trong tương lai sẽ bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại hiển lộ cho Thánh John xem, thì như vậy chính là tiết lộ thiên cơ; vì thế mà sự kiện ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công có thể sẽ không phát sinh nữa, vậy là can nhiễu nghiêm trọng đối với an bài lịch sử của chúng Thần. Do vậy Thánh John khi ấy không cách nào biết được chân tướng, ông chỉ lấy những dị tượng mà mình nhìn thấy ghi lại thành «Khải Huyền» mà thôi.

Nếu muốn gỡ bỏ phong ấn «Khải Huyền», thì ắt phải vượt ra khỏi khái niệm cuộc hạn trong Cơ Đốc giáo. Thực ra trong cách dùng từ, «Khải Huyền» vẫn luôn cố ý đề tỉnh thế nhân phải vượt ra khỏi giáo điều của Cơ Đốc giáo; chỉ bởi tín đồ Cơ Đốc quá chấp trước vào Chúa Jesus, vào tình thương của Thiên Chúa mà chấp mê bất ngộ. Các giáo đồ của Phật giáo, Đạo giáo, v.v. cũng như vậy, chỉ vì chấp trước vào tình đối với Phật và Đạo mà không ngộ ra được. Ví như «Khải Huyền» thường dùng “Chiên Con” để biểu thị chư Phật Thế tôn gỡ bỏ bảy phong ấn, chứ không nói thẳng Chúa Jesus, lấy đó để khải ngộ thế nhân rằng chư Phật Thế tôn ấn định cuốn sách với bảy phong ấn không phải chỉ một mình Chúa Jesus. Còn có Phật Thích Ca Mâu Ni, v.v. đều là chư Phật Thế tôn, họ cũng giống Chúa Jesus, đều là đến thế gian để chuộc tội cho con người, để biểu hiện “Chiên Con”. Lại như «Khải Huyền» thường dùng “đấng ngự trên ngai” để biểu thị Đức Chúa Trời (Thượng Đế), lấy đó để khải ngộ thế nhân rằng Đức Chúa Trời không phải chỉ một mình Jehovah.

Đạo phong ấn thứ năm: Lý giải đối với Thượng Đế quá hạn hẹp, cho rằng Thượng Đế chỉ là Jehovah

Chương 4 tiết 2 «Khải Huyền» viết: “Lập tức tôi được ở trong Đức Thánh Linh, và kìa, trên trời có một cái ngai, trên ngai có một Đấng đang ngồi“. Tại đây, Thánh John đã nhìn thấy đấng ngự trên ngai chính là Thượng Đế Jehovah trong quan niệm Cơ Đốc giáo. Chương 20 tiết 4 «Khải Huyền» miêu tả: “Kế đó tôi thấy các ngai và những người ngồi trên các ngai, và họ được ban cho quyền xét xử“. Cũng là nói rằng trong vũ trụ không phải chỉ có một “đấng ngự trên ngai”, Đấng Chủ Tể Thiên Địa và vị Thần Tối Cao có quyền phán xét cuối cùng cũng không phải Thượng Đế mà tín đồ Cơ Đốc biết. Do đó «Khải Huyền» mới dùng “đấng ngự trên ngai” chứ không dùng “Thượng Đế” hay “Đức Chúa Trời”, lấy đó để khải ngộ thế nhân rằng Thượng Đế không phải chỉ có một mình Jehovah; Bàn Cổ cũng khai thiên tịch địa, Nữ Oa phương Đông cũng dùng đất bùn tạo ra con người, nhưng đều không phải Thượng Đế trong khái niệm người Tây phương.

Sách “Sáng Thế Ký” trong «Cựu Ước» viết: “Thuở ấy đất hoang tàn và trống không. Bóng tối bao phủ trên mặt vực thẳm. Thần của Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước“. Cũng là nói Thượng Đế trong hoàn cảnh “Thiên Địa hỗn độn, trong đó có nước” để sáng tạo ra vạn vật. “Thiên Địa hỗn độn, trong đó có nước” chính là nơi Thiên Chúa Jehovah sinh tồn. Trong Thiên Địa hỗn độn này, Thiên Chúa Jehovah không phải chỉ là một vị Thần lẻ loi tại nơi đó, mà còn có rất nhiều Thượng Đế khác giống như Jehovah. Trung Quốc cổ đại thường nói về Thiên ý, nội dung cuốn sách với bảy phong ấn cũng là Thiên ý của chúng Thần tồn tại trong thế giới ấy, tức đến từ nơi cao hơn Thượng Đế. Chương 20 tiết 11 «Khải Huyền» nói: “Bấy giờ tôi thấy một chiếc ngai trắng lớn và Đấng ngồi trên ngai đó. Trước mặt Ngài đất và trời đều biến mất, chẳng còn thấy đâu nữa“. Thượng Đế là Vua của Thiên Địa, nhưng Thiên Địa ấy lại biến mất trước mặt Thượng Đế; kỳ thực đây chính là khải ngộ thế nhân, rằng vị Thần này là ở trên Thượng Đế. Ngai của vị Thần này tuyệt không phải là ngai của Jehovah mà Thánh John nhìn thấy trên thiên quốc, do đó «Khải Huyền» mới dùng màu trắng để phân biệt.

Lịch sử mà bảy phong ấn đã định không chỉ là lịch sử nhân loại, mà còn bao gồm lịch sử thiên giới, cũng là đến từ Thiên ý bên trên Thượng Đế. Thượng Đế quan sát thấy Thiên ý này, mới chiểu theo lịch sử đã định trong bảy phong ấn để an bài các sự việc bên trong Thiên Địa của Thượng Đế. Nhưng người ta vẫn thường đánh đồng Thượng Đế với Jehovah, nên không cách nào lĩnh hội được chân ý của các sự tình phát sinh trong đó.

Đạo phong ấn thứ sáu: Không rõ an bài ngày tàn của thế giới có nghĩa là gì

Thượng Đế đã sớm biết đại hồng long (con rồng đỏ) chính là Sa-tăng, cũng sớm biết đại hồng long sẽ mê hoặc thiên giới, sau đó lại mê hoặc nhân gian. Nhưng trên thiên giới, đại hồng long lại nói xấu thiên thần Michael trước mặt Thượng Đế, vì sao? Bởi vì điều này đã được an bài. Trong mắt Thượng Đế, không có cái gọi là Chính và tà, chỉ là sự việc đã hình thành rồi, sự việc đã được ấn định trong quyển sách với bảy phong ấn. Chương 21 tiết 1 viết: “Sau đó tôi thấy trời mới và đất mới, vì trời thứ nhất và đất thứ nhất đã qua rồi, và biển cũng không còn nữa“. Thượng Đế đã tạo ra Thiên Địa, Thượng Đế cũng tạo ra con người, nhưng những lịch sử này đều trở thành quá khứ rồi, trời cũ và đất cũ sẽ bị giải thể, bị hủy diệt, bao gồm Thiên Địa hỗn độn mà Thượng Đế tồn tại cũng đối diện với hủy diệt. Sau đó, tất cả đều muốn tự cứu, bao gồm mọi chúng sinh trong phạm vi của Thượng Đế. Khi ấy, trên thiên thượng xuất hiện một vị Cứu Thế Chủ (Messiah) với năng lực vĩ đại có thể cứu vãn hết thảy nguy nan; vị Cứu Thế Chủ này đã định thời điểm cứu vãn chúng sinh tại thế gian con người trước khi trời cũ và đất cũ hủy diệt, và chúng Thần đều đã nhìn thấy. Sau đó, chúng Thần mới theo sự kiện cứu độ chúng sinh này của Cứu Thế Chủ để an bài tái tạo vũ trụ hỗn độn và tân Thiên, tân Địa, để tự cứu và cứu vãn trời cũ, đất cũ cũng như con người, cho tới hết thảy sự tình cho trời mới, đất mới trong tương lai.

Toàn bộ quyển sách lịch sử với bảy phong ấn chính là để tự cứu, là xoay quanh sự kiện Cứu Thế Chủ cứu độ thế nhân, kết thúc trời cũ đất cũ, thành tựu trời mới đất mới mà ấn định. Do đó Chương 21 tiết 5 «Khải Huyền» mới nói: “Bấy giờ Đấng ngồi trên ngai phán, ‘Này, Ta làm mới lại muôn vật.’ Ngài lại phán, ‘Hãy ghi lại những điều này, Vì những lời ấy đáng tin và chân thật’.” Đây là điều chân thật, hết thảy đều vì đổi mới, vì thành tựu tân Thiên, tân Địa. Thượng Đế sẽ tiếp tục làm Vua trong tân Thiên, tân Địa vĩnh viễn, do đó Chương 11 tiết 17 «Khải Huyền» viết: “Chúng con cảm tạ Ngài, Lạy Chúa là Đức Chúa Trời Toàn Năng, Đấng Hiện Có và Đã Có; Vì Ngài đã lấy quyền lực lớn lao của Ngài để trị vì“. Vì để mang theo vạn vật mà Thượng Đế sáng tạo trước kia đi sang tân Thiên, tân Địa, nên Thượng Đế mới định ra giao ước với con người. Con người chiểu theo giao ước để chuyển sinh luân hồi tại nhân thế, còn Thượng Đế chiểu theo giao ước để an bài Ngài được Cứu Thế Chủ cứu độ. Rồi mới có Abraham và Moses đến nói với thế nhân: Giữa Thượng Đế với con người là có giao ước, chúng được giữ tại rương đựng giao ước trong cung điện của Thượng Đế. Con người chỉ có tuân theo giao ước mới có thể được Cứu Thế Chủ cứu độ, được Cứu Thế Chủ cứu độ mới có thể có vị lai. Nhờ đó Tây phương mới có Do Thái giáo, sau đó mới có Cơ Đốc giáo; cùng lúc ấy là Tam Hoàng Ngũ Đế tại Đông phương, sau đó còn có Lão Tử, Phật Thích Ca Mâu Ni, v.v. Do Thái giáo là Thượng Đế tới nói với thế nhân về giao ước này; Chúa Jesus là tới nói với thế nhân rằng Cứu Thế Chủ sẽ vì cứu độ thế nhân mà không từ lao khổ, nhẫn chịu gánh vác; Chúa Jesus muốn để lại tham chiếu trong lịch sử, vì thế Chúa Jesus mới nói Ngài là đến để làm tròn sự việc tất thành của Thượng Đế, từ đó mới có Cơ Đốc giáo. Tam Hoàng Ngũ Đế là tới nói với thế nhân rằng phải trọng đạo đức, đây là hoạch định cơ duyên được Cứu Thế Chủ cứu độ, nhờ đó mới có văn hóa Thần truyền của Trung Quốc trong lịch sử. Lão Tử, Phật Thích Ca Mâu Ni tới thế gian chính là để nói với thế nhân rằng Cứu Thế Chủ sẽ thông qua phương thức tu luyện thành Phật, Đạo, Thần như vậy để cứu độ thế nhân, từ đó mới có Đạo giáo, Phật giáo. Không tuân thủ giao ước với Thượng Đế, thì sẽ mất đi cơ duyên được Cứu Thế Chủ cứu độ, mất đi cơ duyên có được tương lai. Nếu không thể hiểu mục đích này, thì hoàn toàn không lý giải được chân ý mà cuốn sách với bảy phong ấn muốn thông qua «Khải Huyền» để khải ngộ thế nhân.

Đạo phong ấn thứ bảy: Thường coi «Khải Huyền» là tiên tri về tận thế, mà không thấy được bản nguyện của khải thị

Người đời đọc «Khải Huyền», thường cho rằng «Khải Huyền» nói với thế nhân tương lai sẽ có ngày tận thế và đại thẩm phán trong ngày tận thế, rằng “ngày tận thế” sẽ có các chủng tai họa thế này thế kia,… từ đó vắt óc tìm xem ngày tận thế là ngày nào, ngày tận thế sẽ đến như thế nào, v.v. Thực ra đây hoàn toàn không phải bản nguyện của «Khải Huyền». Ngày tàn của thế giới, phán xét cuối cùng,… đều là «Khải Huyền» trực tiếp nói với thế nhân, nhưng nó hoàn toàn không phải chân tướng mà «Khải Huyền» muốn khải thị cho con người. Bản nguyện chân chính của «Khải Huyền» là không thể trực tiếp nói với thế nhân, nếu không thì chính là tiết lộ thiên cơ. Tất nhiên chân tướng cũng phải qua văn tự bề mặt của «Khải Huyền» mà lý giải.

Bởi vì con người là ở trong mê, nên mới dễ bị Sa-tăng mê hoặc; nếu đều biết nó là ma quỷ, thì đã không có người tin nó nữa. Chính vì con người đều không biết nó là ma quỷ, cứ nghĩ rằng nó là người, thậm chí là một người tốt, người mưu cầu hạnh phúc cho con người, nên nó mới có thể lừa người. Mà Cứu Thế Chủ đến thế gian cũng là lấy hình tượng người, nhưng có thể sẽ không phù hợp với quan niệm tư tưởng của con người đã bại hoại ngày nay, cũng giống như Chúa Jesus đã đến thế gian 2.000 năm trước. Do đó mới có người hoài nghi Ngài, thậm chí bức hại Ngài. Chỉ có người phá bỏ mê mờ, tin vào Ngài thì mới là Thánh đồ. Lịch sử cũng là như thế. Nhân loại vẫn là như thế. Nếu đều nhìn rõ người kia là ai, thì cá nhân này chính là Thần rồi, xã hội nhân loại này đã là Thần rồi. Nhưng thế gian là vì Thần mà tạo ra, ai cũng đều không thể phá cái mê này, Thượng Đế cũng không thể. Bởi vì hoàn cảnh mê này chính là chúng Thần tạo ra, cũng là Thượng Đế tạo ra, để xem người trong mê có thể ngộ Đạo được không, có thể phân biệt tà ác không, đặc biệt là có thể phân biệt ma quỷ và Cứu Thế Chủ trong thời khắc lịch sử tối hậu này hay không. Có thể phân biệt thì sẽ được cứu độ, đây chính là bản nguyện của «Khải Huyền».

Chỉ có biết được ai là Cứu Thế Chủ chân chính mà thế nhân đã chờ đợi hàng ức vạn năm qua, thì chúng sinh mới có hy vọng được đắc cứu. Đây cũng là Thần hy vọng thế nhân được khải ngộ từ «Khải Huyền», do đó mới gọi là «Khải Huyền». Nội dung cuốn sách với bảy phong ấn mà Thần triển hiện cho nhân loại thảy đều nằm trong dự ngôn này. Chỉ khi chúng ta vứt bỏ chấp trước, gỡ bỏ bảy đạo phong ấn trở ngại chúng ta lý giải «Khải Huyền», thì chúng ta mới có thể thấy chúng Thần đã dụng tâm khổ tâm như thế nào để lưu cấp «Khải Huyền» cho nhân loại. Chân chính khai mở chỗ mê trong «Khải Huyền», chân chính ngộ được chân ý trong «Khải Huyền», chân chính ngộ được chân tướng trong cuốn sách tiên tri này, thì mới có thể không bị ma quỷ Sa-tăng mê hoặc, mới nắm được hy vọng đắc cứu duy nhất của toàn nhân loại.

(còn tiếp)