Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 27

Ðề tài: Tuyển tập những lời dạy của Ngài Ajahn Chah

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Tuyển tập những lời dạy của Ngài Ajahn Chah

    Một lần nọ có một Phật tử đến chùa của Ajahn Chah và hỏi nhà sư ai là Ajahn Chah. Sư Ajahn Chah thấy người này căn cơ còn chưa được phát triển nhiều nên tự chỉ vào mình nói: “Đây, tôi là Ajahn Chah đây.” Một lần khác, có một người khác cũng đến chùa hỏi Ajahn Chah câu hỏi như vậy. Lần này, thấy người ấy có vẻ có trình độ Phật pháp cao hơn, Ajahn Chah trả lời bằng câu: “Ajahn Chah hả? Không có ai là Ajahn Chah hết.”

    Sau đây là một số những lời giảng nổi tiếng của đại sư Ajahn Chah được trích lại từ những sách đã xuất bản cũng như từ những ghi chú cá nhân của đệ tử của ngài.


    SANH VÀ TỬ

    Một cách thực tập tốt là tự hỏi mình thật chân thành, “Tại sao tôi lại sinh ra đời?” Hãy tự hỏi mình buổi sáng, buổi chiều, và buổi tối… mỗi ngày như vậy.

    Sự sanh và sự chết của ta chỉ là một. Không thể có cái này mà không có cái kia được. Kể cũng hơi khôi hài khi thấy con người ta lúc có người thân mất đi thì khóc lóc thật là sầu thảm, trong khi có ai sinh ra đời thì vui mừng phấn khởi. Đó là si mê. Tôi nghĩ rằng nếu thực sự muốn khóc, thì có lẽ nên khóc ngay khi có người sinh ra đời. Khóc ngay tại gốc rễ, bởi vì nếu không có sinh, thì sẽ không có tử. Bạn có hiểu được điều này không?

    Tại sao chúng ta sinh ra đời? Chúng ta sinh ra để sẽ không còn phải sinh ra nữa.

    Khi không hiểu về sự chết, người ta dễ bị lầm lẫn về sự sống.

    Đức Phật bảo đệ tử của ngài là A Nan hãy thấy sự vô thường, thấy cái chết ở trong từng hơi thở. Chúng ta phải biết đến sự chết, chúng ta phải chết để mà được sống. Điều đó có nghĩa gì? Chết là chấm dứt hết mọi nghi vấn, mọi thắc mắc, và chỉ ở trong hiện tại, ngay bây giờ và ở đây. Bạn không bao giờ có thể đợi đến ngày mai để chết, mà chết ngay bây giờ. Bạn có làm được điều đó không? Nếu bạn làm được, có nghĩa là bạn đã biết sự yên bình khi chấm dứt mọi nghi vấn.

    Cái chết gần gũi như hơi thở của chúng ta vậy.

    Nếu tu tập đúng cách, bạn sẽ không sợ hãi bệnh tật, cũng không nao núng khi có người chết đi. Khi bạn đến nhà thương chữa bệnh, hãy quyết trong tâm rằng nếu bệnh tình của bạn đỡ hơn thì cũng tốt, mà nếu bạn chết, thì cũng không sao. Tôi bảo đảm với bạn rằng nếu bác sĩ có nói tôi bị ung thư và có thể chết trong vòng vài tháng nữa, tôi cũng sẽ nhắc nhở bác sĩ rằng, “Hãy cẩn thận, vì cái chết cũng có thể đến với bác sĩ nữa. Vấn đề chỉ là người nào đi trước và người nào đi sau thôi.” Bác sĩ chữa bệnh nhưng không phải là chữa được cái chết hay ngăn cản cái chết được. Chỉ có Đức Phật mới là bậc lương y chữa được điều đó, vậy tại sao chúng ta không đi theo Phật mà dùng vị thuốc của Phật?

    Nếu bạn sợ hãi bệnh tật, nếu bạn sợ hãi cái chết, bạn phải quán tưởng về chúng xem chúng đến từ đâu. Vậy chúng đến từ đâu? Từ sự sinh. Vậy đừng buồn rầu khi có người chết – đó chỉ là điều tự nhiên, và người đó đã chấm dứt sự đau khổ trong kiếp sống này. Nếu bạn muốn buồn, hãy buồn khi có người sinh ra: “Ôi chao ơi! Họ lại ra nữa rồi. Rồi đây họ sẽ lại bị đau khổ, lại phải chết nữa rồi!”

    “Bậc Toàn Giác” biết rõ tất cả những hiện tượng do nhân duyên khởi đều không có thực chất, vì vậy “bậc Toàn Giác” không phan duyên theo những biến chuyển đến và đi mà vui hay buồn. Mỗi lúc vui tức là sinh ra, và mỗi lúc buồn tức là chết đi. Chết đi rồi, chúng ta lại sinh ra, và sinh ra rồi, chúng ta lại chết đi. Sự sinh ra và chết đi từ giây phút này qua giây phút khác đó là vòng quay vô tận của luân hồi vậy.


    THÂN

    Nếu thân này biết nói, nó sẽ nói với chúng ta suốt ngày là, “Bạn không phải là người sở hữu tôi đâu.” Thật ra, trong tất cả mọi thời, nó đều nói với chúng ta như vậy, nhưng đó là ngôn ngữ của Pháp, nên chúng ta không thể hiểu được thôi.

    Các duyên đều không thuộc về ta. Chúng đi theo một tiến trình tự nhiên riêng biệt. Ta không thể làm được gì để thay đổi tiến trình của thân được. Ta có thể làm đẹp nó một chút, cho nó trông hấp dẫn hơn, gọn ghẽ sạch sẽ hơn trong một thời gian, tựa như những cô gái trẻ dồi phấn thoa son và trau chuốt móng tay vậy, nhưng khi tuổi già đến, mọi người đều đồng thuyền như nhau. Đó là tiến trình của thân. Chúng ta không thể tạo cho nó một tiến trình khác được. Nhưng, cái mà chúng ta có thể cải thiện và làm đẹp được là tâm ta.

    Nếu thân ta thực sự thuộc về ta, nó sẽ phải nghe theo mệnh lệnh của ta. Nếu ta nói, “Đừng già đi,” hay “Ta cấm thân không được mang bệnh”, liệu nó có nghe lời ta không? Không! Nó chẳng để ý gì đến lời ta nói cả. Chúng ta ở trong thân này chỉ như thuê một cái “nhà”, không sở hữu nó được. Nếu ta nghĩ là nó thuộc về ta, ta sẽ đau khổ khi phải xa rời nó. Nhưng thực tế là, không có gì là một cái ngã thường hằng, không có gì là không thay đổi và vững chắc để chúng ta bám víu vào được
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  2. #2

    Mặc định

    HƠI THỞ

    Có những người từ lúc sinh ra đời cho đến lúc chết chưa bao giờ một lần biết đến hơi thở ra thở vào trong thân. Đó là họ đã sống xa rời với chính họ vậy.

    Thời gian chính là hơi thở trong hiện tại của ta.

    Bạn nói là bạn quá bận rộn để thực tập thiền. Bạn có thời gian để thở không? Thiền chính là hơi thở. Tại sao bạn có thì giờ để thở mà lại không có thì giờ để thiền? Hơi thở là thiết yếu cho đời sống. Nếu bạn thấy rằng tu tập Phật pháp là thiết yếu trong cuộc đời, bạn sẽ thấy hơi thở và tu tập Phật pháp là quan trọng như nhau.


    PHÁP

    Pháp là gì? Không có gì không là Pháp.

    Làm sao Phật Pháp dạy cho ta cách sống chân chính ? Vì Phật Pháp chỉ cho ta làm sao để sống. Phật pháp được chỉ cho ta bằng nhiều cách – có khi là ở trên những tảng đá, có khi là ở ngay trước mặt ta. Đó là những sự chỉ dạy không bằng lời nói. Muốn hiểu Pháp ta hãy lắng tâm xuống và tập quán chiếu. Khi tâm đã định rồi bạn sẽ thấy Pháp hiển hiện tròn đầy trước mắt, ngay bây giờ và ở đây. Sự trực nhận ấy không thể tìm thấy được ở một nơi nào khác, một lúc nào khác ngoài chính ngay bản thân của bạn, trong giây phút hiện tiền.

    Đầu tiên bạn phải dùng đến lý để hiểu Pháp. Khi hiểu rồi, bạn sẽ thực hành. Và khi thực hành, bạn sẽ bắt đầu nhận ra Pháp với bạn là một, và bạn sẽ nếm được niềm vui của Phật.

    Tìm Pháp nơi chính tâm của mình, bạn sẽ thấy được thế nào là chân giả trong mọi sự, thế nào là điều hòa và thế nào là không điều hòa.

    Chỉ có một biến hóa thần thông duy nhất, đó là biến hóa thần thông của Pháp. Mọi biến hóa thần thông khác đều chỉ như những trò ảo thuật đánh lừa giác quan, khiến chúng ta xa rời với điều phải đối phó trước hết là : sự liên hệ của chúng ta với đời sống, với sinh tử và giải thoát.

    Bất cứ bạn làm gì, hãy xem như có Pháp ở trong đó. Nếu bạn không cảm thấy an lạc, hãy tập nhìn vào nội tâm. Nếu bạn biết có một điều gì không tốt mà cứ làm, đó là bạn đã si mê mà tạo phiền não cho mình vậy.

    Nếu chúng ta tỉnh giác, thì tất cả đều là Pháp. Khi chúng ta thấy những con vật cố trốn chạy khỏi sự nguy hiểm, ta thấy rằng chúng cũng như chúng ta, chúng cũng đang chạy trốn khỏi sự đau khổ và muốn tìm đến nơi hạnh phúc an toàn. Chúng cũng biết sợ hãi. Sợ hãi cho đời sống của chúng, cũng y như chúng ta vậy. Khi ta thấy được chân lý trong mọi việc, ta thấy rằng mọi chúng sanh, người cũng như vật đều không khác gì nhau. Chúng ta đều là những kẻ đồng hành trong quá trình sinh, lão, bệnh, tử.

    Dù là bất cứ trong thời nào, ở nơi nào, mọi tu tập Phật Pháp cũng đều viên thành ở nơi tịch diệt. Đó là cảnh giới của mọi buông xả, không lặng và nhẹ nhàng. Đây chính là chung điểm vậy. Pháp không ở xa chúng ta, mà ở ngay nơi chúng ta. Pháp không phải là về những bậc thánh nhân trên thiên đàng hay những gì tương tự như vậy. Mà Pháp chỉ là về chúng ta, về những gì chúng ta đang làm, ngay bây giờ. Hãy tự quan sát mình. Đôi khi ta thấy vui, đôi khi thấy khổ, khi thấy thoải mái, khi lại thấy đau đớn … đó chính là Pháp vậy. Bạn có thấy được như vậy không ? Để biết được Pháp, bạn phải đọc ngay nơi những kinh nghiệm của mình.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  3. #3

    Mặc định

    Pháp Thiền của Ajahn Chah

    Cũng như các pháp Thiền khác của Phật giáo Nam Tông, có thể gọi pháp Thiền của đại đức là vipassana nhưng việc thực hành rất đặc biệt, được mô tả là "đi thẳng vào trọng tâm của Thiền Phật giáo". Pháp hành Thiền của đại đức giản dị và trực tiếp để định tâm và đạt trí huệ. Những bài thuyết pháp của đại đức đều giản dị, không cầu kỳ với những danh từ khó hiểu, có những thí dụ rất thiết thực nên đại đa số có thể hiểu và hành được, mà vẫn theo đúng Phật pháp thâm sâu. Đại đức không chọn một phương pháp cố định nào mà chỉ tùy theo hành giả mà chỉ đường lối. Có người hỏi đại đức tại sao nhiều khi những lời giảng gần như mâu thuẫn nhau thì đại đức nói "Như tôi nhìn người bước đi trên đường, nếu người đó sắp té về rãnh bên phải thì tôi nói họ phải bước qua trái, nếu người đó sắp té về rãnh bên trái thì tôi nói họ phải bước qua phải. Việc tu tập chỉ là giữ cho tâm thăng bằng, không chấp vào gì cả, cần buông xả hết."

    Đại cương pháp tu là theo dõi hơi thở ra vào cho đến khi tâm an định, sau đó quán xét sự diễn tiến của thân, tâm để thấy rõ tính cách Vô thường, Khổ, Vô ngã của chúng. Sự theo dõi, thấy biết (awareness) một cách tự nhiên về hơi thở cũng như về sự diễn tiến (sinh, trụ, diệt) của thân, tâm là điều căn bản của pháp Thiền này. Cần giữ sự hằng biết (mindfulness), tức sự thấy biết đó một cách liên tục, không bị ngoại cảnh cũng như những ý nghĩ lăng xăng làm gián đoạn.

    Theo đại đức thì đạo Phật chủ yếu là tu tâm để đạt đến giác ngộ, giải thoát. Tu tâm đây không chỉ riêng có nghĩa đơn giản là làm điều thiện, tránh điều ác, mà là nhìn thẳng vào tâm, quán xét cho kỹ để biết rõ sự hoạt động và bản tính của nó. Muốn tu tâm thì hành giả phải tự cố gắng, kiên trì chứ không có đấng thần linh nào làm thay mình được. Nhưng mỗi người có một tâm khác nhau nên cũng khó nói có một pháp nào áp dụng cho tất cả mọi người được, vì vậy đức Phật đã chỉ nhiều pháp khác nhau để mỗi người tùy căn cơ áp dụng. Như trong kinh Tứ Niệm Xứ (Pali: Satipatthana Sutta), là kinh căn bản của Thiền Nguyên thủy để phát triển Chánh Niệm và Tuệ Giải thoát, có kể đến nhiều pháp hành khác nhau chứ không định rõ một pháp riêng biệt nào. Trong bài kinh đó, nếu tìm hiểu cặn kẻ thì sẽ thấy có cả Samatha (Chỉ) và Vipassana (Quán).
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  4. #4

    Mặc định

    Điều khó khăn khi bắt đầu tu Chỉ là hành giả muốn tâm yên tĩnh để chú tâm theo dõi hơi thở nhưng những ý nghĩ không đâu vẫn ào ào nổi dậy, mặc dù có đem hết ý chí cương quyết để dẹp bỏ mà không được. Hành giả trở nên chán nản vì cái tâm "bất trị" và cho rằng không thể nào tu được. Đại đức thấy rõ điều này nên trong nhiều bài giảng đã chỉ kỹ càng.

    Điều cần trước hết là phải kiên trì tiếp tục vì tu tập lâu ngày sẽ có kết quả tốt chứ không thể muốn gì cũng cấp tốc, tức khắc. Điểm chánh là cần biết nhìn thẳng vào tâm mình để hiểu nó thì mới có kết quả được. Cái tâm chưa được luyện tập thì đặc tính tự nhiên của nó là vọng động, chạy chỗ này, chạy chỗ kia, không lúc nào ngừng. Đặc tính của tâm phàm là vậy, mình đang sống với phiền não thì tâm đó không ngừng dao động. Thấy được tánh chất của tâm phàm là vậy thì mình sẽ không thấy khổ sở và chán nản khi muốn trị nó ngay mà không được. Thấy điều đó là đã bắt đầu nhìn rõ "như thực", tức vạn vật thế nào, thấy được như vậy. Lúc đó hành giả có thể nói: "À thì ra tâm vọng tâm nó là như vậy." Hành giả sẽ không còn thấy cần phải chống đối với nó nữa.

    Sau đó hành giả chỉ cần "theo dõi" hơi thở, tức là chỉ thấy biết một cách tự nhiên, không phải chủ ý điều khiển hơi thở, cũng không phải là tập trung tư tưởng. Đại đức kể kinh nghiệm riêng: "Khi tôi không làm gì đặc biệt hết và tôi không đang hành Thiền, thì tôi thấy bình thường. Nhưng khi tôi có chủ ý là tập trung tư tưởng thì tâm trí tôi rối loạn. Mọi cố gắng để bắt buộc tâm mình an tĩnh chỉ là biểu thị sự bám chấp và mong cầu, điều đó lại càng khiến tâm rối loạn". Tâm đang rối loạn mà nay lại thêm ý muốn là mình phải trị cho nó yên lặng, chỉ làm tăng thêm sự rối loạn.

    Nói như vậy không phải là hành giả cứ ngồi yên để các phiền não tiếp tục khuấy động như trước. Chính lúc hành giả thấy rõ những cảm giác, ý nghĩ lăng xăng nổi lên và hiểu rằng chúng chỉ là trạng thái tự nhiên của tâm vọng thì sẽ thấy là chúng không có một thực thể mà chỉ là hiện tượng do duyên nào đó tạo ra thôi và do mình bám níu mà có. Thí dụ như khi đang ngồi Thiền mà có tiếng động nào đó làm mình cảm thấy bực tức, khổ sở. Thực ra tiếng động tự nó đâu có ý thức muốn gây phiền não cho hành giả. Mà chính là tâm hành giả đã tạo ra phiền não đó. Tiếng động là một hiện tượng ở ngoài, mà tâm hành giả đã thọ nhận rồi tạo ra sự bực tức. Chỉ cần coi tiếng động là tiếng động, tâm mình là tâm mình, không bám níu, không chấp vào đó thì mọi sự an bình. Biết như vậy, hành giả chỉ cần ghi nhận những ý nghĩ, cảm giác nổi lên mà không chạy theo, bám níu chúng thì tự chúng sẽ qua đi, sau đó hành giả tiếp tục chú tâm vào việc theo dõi hơi thở.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  5. #5

    Mặc định

    Tu Quán

    Khi tâm đã an định thì bỏ sự chú tâm theo dõi hơi thở và bắt đầu tu quán (vipassana). Quán rõ thân và tâm này chỉ là năm uẩn (khandhas) tức là sắc, thọ, tưởng, hành và thức hợp thành. Quán rõ các uẩn đó sinh, trụ và diệt như thế nào và thấy rõ tính cách của chúng là Vô thường, Khổ và Vô ngã (Anicca, Dukkha, Anatta). Thấy rõ được như vậy là thấy chân lý về thân và tâm, tức là đạt được trí huệ (wisdom). Nhiều người có quan niệm không đúng khi cho rằng có Định là đương nhiên có Huệ. Ngoại đạo hay tà đạo cũng đạt tới mức Định cao nhưng vẫn không đạt được Huệ. Theo pháp Thiền này, khi biết quán đúng thì hành giả thấu hiểu được bản chất của tâm, thấy rõ tâm đó vốn thanh tịnh, chỉ có những cảm giác sướng, khổ nổi lên. Vì vậy như khi hành giả cảm thấy khổ, thì chỉ cần ghi nhận có giảm giác khổ xẩy ra chứ không đồng hóa tâm mình với cảm giác đó. Hành giả không còn thấy muốn bám níu vào cảm giác nào, dù cảm giác sướng cũng vậy.

    Chỉ cần ghi biết có một cảm giác hiện ra, biết cảm giác đó sẽ theo luật vô thường là nó đến rồi sẽ biến đi, đồng hóa với nó là chuốc lấy khổ, vì vậy chẳng bám mà cũng chẳng cần diệt nó. Thông thường chúng ta thấy điều nào hay thì giữ lại, nhưng tu Thiền thật sự là dù điều hay, điều dở cũng bỏ hết. "Cuối cùng thì phải ném đi hết. Nếu điều nào sai, ném đi; điều nào đúng, cũng ném luôn." Khi đã đạt Huệ thì thấy rõ tất cả những điều như sướng/khổ, yêu/ghét, vui/buồn, phải/trái, hơn/thua .... đều chỉ là những cảm giác, có tính cách Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã nên đều đáng buông xả hết.

    Pháp Thiền này là: "Trước hết, biết chú tâm theo dõi hơi thở là tu Giới (Sila), theo dõi hơi thở cho đến khi tâm định là tu Định (Samadhi), quán thấy hơi thở có tính cách Vô thường, Khổ và Vô ngã và không còn tham luyến gì là tu Huệ (Panna)". Tu được Giới, Định, Huệ là đã tu Bát Chánh Đạo (Eightfold Path), là con đường Giải thoát. "Người nào tu hành và đạt được chân lý này thì người đó sẽ thành Phật." Đại đức nói thành "Phật" là thành "người giác ngộ" (One Who Knows), danh từ này thường được nhắc nhở nhiều lần.

    Đại đức cũng giảng: "Thấy Thiên nhiên (Nature) là thấy Pháp, thấy Pháp là thấy Thiên nhiên. Pháp là Thiên nhiên, cho nên không có gì mà không phải là Pháp." "Tâm là Pháp" (The mind is Dhamma) Thiên nhiên đây có nghĩa là tất cả các sự vật về vật chất cũng như về tinh thần. Vì vậy tu hành là biết rõ tâm này, cũng là biết các Pháp.

    Việc tìm tòi, học hỏi kinh điển chỉ là phương tiện để biết tâm này thôi. Tại mỗi khóa Thiền, đại đức thường yêu cầu các thiền sinh dẹp bỏ tất cả sách vở, dù là kinh điển, để chỉ chú tâm vào việc tu tập, quán xét, tìm hiểu tâm mình. Đại đức không bác bỏ kinh điển, mà chỉ muốn cho chúng ta không nên quá chú tâm vào việc tìm hiểu kinh điển mà không chú ý tới việc thực nghiệm tu hành. Những điểm căn bản của giáo lý vẫn thường được đại đức nhắc nhở nhưng không quá chi tiết về những từ ngữ cao xa, bóng bẩy hay huyền bí. "Sự hiểu biết do hành Thiền với một tâm an tịnh khác xa với sự hiểu biết do học hỏi."... "Đừng đọc sách! Hãy đọc ngay tâm mình. "... "Phật pháp không phải là ở trong sách. Nếu muốn thực sự thấy lời Phật dạy thì đừng tìm ở trong sách. Hãy quán xét ngay chính tâm mình. Quán xem các cảm giác đến và đi, các ý nghĩ đến và đi. Đừng bám níu vào bất cứ cái gì. "

    Tuy vậy chúng ta cũng nên nhớ là nếu có may mắn được gặp những vị thầy chân chánh, như Ajahn Chah, thì việc bớt đọc kinh điển mới có thể được, còn nếu không được gặp thầy hoặc gặp những thầy tà, ngoại đạo mà không chịu học tập kinh điển thì không khỏi lầm đường, lạc lối.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  6. #6

    Mặc định

    Tóm tắt

    "Yếu chỉ của việc tu hành rất là giản dị, không cần phải giải nghĩa dài dòng. Buông xả mọi điều yêu và ghét, mọi sự vật thế nào thì chỉ coi chúng như vậy. Đó là tất cả kinh nghiệm của bản thân tôi. Đừng cố để trở thành một cái gì. Đừng biến đổi mình thành một cái gì. Đừng coi mình như một người đang hành Thiền. Đừng muốn trở thành người giác ngộ. Khi ngồi, chỉ biết ngồi, khi đi chỉ biết đi. Không bám chấp vào bất cứ gì. Không chống chọi lại bất cứ gì." Lời giảng mới nghe thì thật khó hiểu nhưng đã biểu lộ sự thâm sâu pháp Thiền của đại đức. Khó hiểu vì người nào khi tu hành cũng muốn thành công, đạt được mục đích nào đó và cũng hiểu là khi tu thì phải bỏ những tật xấu, lỗi lầm xưa nay để được cái gì cao quý hơn. Nhưng theo những lời giảng đó thì đại đức cho rằng tu như vậy là sai lầm cả sao.

    Tuy vậy nếu coi kỹ thì thấy những lời đó không sai lạc với lời dạy của đức Phật trong kinh 'Bốn mươi hai chương': "Cúng một trăm người thiện không bằng cúng một người trì năm giới. .... Cúng một trăm triệu đức Phật, không bằng cúng một vị vô niệm, vô trụ, không tu, không chứng."(Chương 11) 'Không tu' là không thấy có gì để mình trở thành, 'không chứng' là không thấy có gì để chứng. Kinh Pháp Hoa, thuộc Đại thừa, chỉ rõ tất cả chúng sinh đều sẵn có Tri kiến Phật, tức Phật tánh, không phải là tu hành rồi mới có. Mà nói sẵn có thì đâu có phải khi tu là được, là đắc gì. Nhưng hiểu như thế thì những người không tu hành hoặc lười biếng tu hành có cớ vin vào đó để không tu thì thật là hết sức sai lầm. Những lời nói cao xa đó thật ra là dành cho những người đã tu hành tới mức cao mà tự mãn cho như thế là mình đã chứng đắc rồi. Còn thấy có "mình" tức còn chấp Ngã, thấy có "chứng đắc" tức còn chấp Pháp, như vậy chưa thể nói là tới chỗ cứu cánh được. Chúng ta chưa đạt được tới mức đó thì chỉ nên biết con đường sẽ tới là như vậy, nhưng nay thì phải tiếp tục tu từng bước một.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  7. #7

    Mặc định

    Trích vài bài pháp ngắn của Ajahn Chah:

    ... Dù chúng ta cảm nhận thế nào về đời sống của chúng ta, thì cũng đừng tìm cách thay đổi sự vật. Thay vào đó, chúng ta chỉ quán xét và biết chúng như vậy. Khi có Khổ mà biết đó là Khổ thì cũng thấy con đường thoát Khổ. Tất cả các pháp Thiền đều có giá trị là phát triển sự hằng biết (mindfulness). Điều cần thiết là dùng sự hằng biết để thấy được chân lý ẩn kín. Với sự hằng biết đó chúng ta theo dõi các ham muốn, thích và ghét, hạnh phúc và đau khổ, khi chúng hiện ra trong tâm. Thấy được chúng Vô thường, Khổ và Vô ngã, chúng ta buông xả chúng. Như vậy, trí huệ sẽ thay thế vô minh, trí biết sẽ thay thế nghi hoặc.

    ... Khi đang ngồi Thiền mà tâm bị xao lãng thì ngừng lại và chú tâm trở lại. Lúc đầu, khi muốn chú tâm vào một chỗ thì tâm lại kéo mình đi nơi khác. Nhưng đừng kềm chúng hoặc bực bội về chúng. Chỉ cần ghi biết thôi và để mặc vậy. Tiếp tục như vậy. Samadhi (tâm định) sẽ tự nó đến. Khi tiếp tục tu tập thì có lúc thấy hơi thở như ngừng lại, nhưng đừng có sợ hãi, đó chỉ là cảm nhận ngừng lại.

    ... Trong lúc ngồi Thiền có khi thấy những hiện tượng khác thường hoặc những hình ảnh lạ lùng -- gọi là Nimitta (tướng) -- như thấy hào quang, thiên thần hoặc Phật hiện ra. Khi thấy vậy thì quay lại nhận xét tình trạng tâm mình lúc đó ra sao. Đừng nên quên điểm chánh này. Hết sức chú ý. Đừng mong muốn những hình ảnh đó hiện ra hoặc không hiện ra nữa. Quán xét những hình ảnh đó, đừng để chúng lôi kéo đi. Coi chúng không phải là tâm mình, chúng cũng chỉ có tính cách vô thường, khổ và vô ngã. Đừng coi chúng quá quan trọng. Nếu chúng không biến đi thì tiếp tục chú ý vào hơi thở. Tất cả chỉ là ảo ảnh, do tâm tạo ra, khiến mình ưa thích, bám níu hoặc sợ sệt.

    ... Nhiều khi mình muốn bắt cái tâm phải yên lặng, và chính sự cố gắng đó lại làm cho tâm rối loạn thêm. Chúng ta cần tập để buông xả tất cả lòng ham muốn, dù là ham muốn giác ngộ. Có như vậy chúng ta mới được giải thoát.

    ... Chúng ta không thể mong có được tâm an tĩnh ngay khi mới khởi công hành Thiền. Chúng ta phải để cho tâm tự do nghĩ ngợi, mặc nó hoạt động theo đặc tính của nó, chỉ cần quan sát nó và không phản ứng theo nó.

    ... Theo như tôi thấy, tâm như là một điểm, trung tâm của vũ trụ, còn những trạng thái của tâm thì như những người khách tới ở đó trong một thời gian ngắn hoặc dài. Cần tìm hiểu những người khách đó cho kỹ. Làm quen với những hình ảnh họ gợi ra, những câu chuyện họ bày ra để lôi kéo mình theo họ. Nhưng đừng rời khỏi cái ghế mình đang ngồi, chỉ có một cái ghế thôi. Nếu mình tiếp tục ngồi chắc chắn và không rời ghế, để tiếp đón những người khách đó khi họ đến, mà vẫn giữ vững sự thấy biết để đổi tâm mình thành 'Người giác ngộ', người tỉnh giác, thì những người khách đó sẽ không còn tới nữa. (Đoạn này có thể được so sánh với kinh Lăng Nghiêm: khi đức Phật có đặt vấn đề là chúng sanh "không thành đạo Bồ Đề là do những phiền não khách trần mê hoặc" thì làm thế nào được khai ngộ, thì ông Kiều Trần Như trả lời "do con ngộ được hai chữ khách trần mà thành chánh quả" (đoạn VII). Việc phân biệt được chủ và khách là điều quan trọng trong việc tu hành. Những người khách họ đến rồi họ đi đó là việc tự nhiên không thể tránh được, chỉ cần mình không để họ làm chủ, chi phối, lôi kéo mình theo là đủ).
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  8. #8

  9. #9

    Mặc định

    Đại sư Ajahn Chah sinh ngày 17-6-1918 trong một ngôi làng nhỏ, gần thị trấn Ubon Rajathani, Đông Bắc Thái Lan. Sau khi hoàn tất các chương trình giáo dục căn bản, ngài vào chùa tu học ba năm trước khi trở về đời sống cư sĩ để giúp ba mẹ trong nghề nông. Năm 20 tuổi, ngài quyết định trở lại đời tu sĩ, và năm 1939 thọ giới tỳ kheo. Ngài học Phật Pháp và ngôn ngữ Pali. Năm năm sau, khi cha bệnh nặng và chết, ngài đã suy nghĩ sâu hơn về luật vô thường. Năm 1946, ngài bỏ cách học đó, và đi du tăng khất thực.
    Ngài đi bộ khỏang 400 km tới Miền Trung Thái Lan, ngủ trong các cánh rừng và khất thực qua các làng mạc. Ngài về ngụ ở một tu viện, nơi bộ Luật Tạng được học và khảo sát kỹ càng. Nơi đây, ngài được nghe về Đại sư Ajahn Mun Bhuridatto, vị được kính trọng như một đại thiền sư. Ngài mới đi bộ tiếp, về hướng Đông Bắc để tìm thiền sư này.
    Vào lúc đó, ngài Ajahn Chah đã tinh thông kinh điển, về các giáo lý về giới, định, tuệ nhưng không biết cách nào đưa tất cả kinh điển giáo pháp vào tu tập. Thiền sư Ajahn Mun mới dạy ngài rằng giáo pháp thì quá nhiều, nhưng trọng tâm thì rất đơn giản. Với sự tỉnh thức đã thiết lập, nếu thấy được rằng vạn pháp sinh khởi ngay trong tâm, thì ngay đó chính là con đường thiền quán chân thực (With mindfulness established, if it is seen that everything arises in the heart-mind… right there is the true path of practice). Pháp môn cô đọng và trực tiếp này đã đổi hẳn cách tu của Ajahn Chah. (LND. Câu vừa rồi là dịch sát nghĩa, để giữ ngôn ngữ Nam Tông. Để dùng ngôn ngữ Bắc Tông, có thể dịch như sau: khi đã ngộ rồi, sẽ thấy vạn pháp mọi thứ núi sông đất trời thực sự đều trong tâm mình… ngay đó là đạo vậy. Xin dè dặt ghi để đối chiếu.)

    Trong bảy năm kế tiếp, ngài Ajahn Chah tu tập theo truyền thống nghiêm ngặt của Lâm Truyền (Forest Tradition), lang thang qua các miền quê, tìm các nơi vắng lặng để thiền tập. Ngài sống trong các khu rừng đầy cọp dữ, rắn độc, nghĩa trang.

    Năm 1954, ngài được thỉnh về lại quê. Ngài về ở cánh rừng gần đó, có tên Pah Pong. Bất kể tình hình gian nan thiếu lương thực, nơi ở thiếu tiện nghi, bệnh sốt rét dễ lây, thiền sinh từ các nơi tìm về ngày càng đông. Tu viện này bây giờ có tên Wat Pah Pong, và sau này nhiều chùa chi nhánh đã được dựng lên khắp thế giới. Ngài viên tịch năm 1992. Một số sách của ngài được phổ biến trong nhiều ngôn ngữ và đã trở thành cẩm nang thiền quán tại nhiều nơi trên thế giới.
    Phần thuyết giảng sau đây được trích ra từ một thời vấn đáp giữa đại sư Ajahn Chah và một nhóm học trò nói tiếng Anh tại tu viện Wat Gor Nork trong mùa kiết hạ năm 1979.

    Hỏi: Khi thầy dạy về giá trị thiền quán, có phải thầy đang nói về hành vi ngồi và suy nghĩ về các chủ đề đặc biệt – thí dụ như ba mươi hai cơ phận cơ thể?

    Trả lời: Không nhất thiết khi tâm thực sự vắng lặng. Khi sự vắng lặng đã được thiết lập đúng đắn, thì đề tài quán niệm đúng đắn trở thành hiển nhiên. Khi thiền quán là “Chân Thực” thì không có phân biệt vào chuyện “đúng” và “sai”… Bạn không cần ngồi đó, suy nghĩ: “Ô, cái này như thế đó, và cái đó như thế này”… Đó là hình thức thô sơ của thiền quán. Thiền quán không chỉ là chuyện suy nghĩ mà là cái chúng ta gọi là “thiền quán trong lặng lẽ”. Trong khi làm các việc [thời khóa] hàng ngày, chúng ta tỉnh thức khảo sát bản chất thực của hiện hữu xuyên qua so sánh. Đây là kiểu thô sơ của sự khảo sát, nhưng nó dẫn tới cái thực.

    Hỏi: Khi thầy nói về quán niệm thân và tâm, chúng con có thực sự sử dụng suy nghĩ hay không?

    Trả lời: Lúc khởi đầu, chúng ta cần sử dụng suy nghĩ, mặc dù sau đó chúng ta đi vượt qua nó. Khi chúng ta đang thiền quán chân thực, tất cả các suy nghĩ nhị nguyên đều ngưng bặt; cho dù chúng ta cần khảo sát một cách nhị nguyên để khởi đầu. Thực vậy, tất cả suy nghĩ và suy niệm đều sẽ ngưng bặt.

    Hỏi: Thầy nói rằng sẽ phải có đủ định lực (samadhi, tam muội, sự vắng lặng) để thiền quán. Vậy sự vắng lặng bao là nhiêu?
    Trả lời: Cần vắng lặng đủ để có sự hiện diện của tâm.
    Hỏi: Thầy có ý muốn nói là an trú với cái ở đây và bây giờ, không nghĩ ngợi gì về quá khứ và tương lai?
    Trả lời: Suy nghĩ về quá khứ và tương lai thì được chứ, nếu bạn hiểu những chuyện này thực sự là gì, nhưng bạn đừng để bị chúng chụp bắt lấy. Hãy đối xử với chúng y hệt như bạn đối xử với bất cứ gì khác. Khi bạn thấy suy nghĩ chỉ như là suy nghĩ thì đó là trí tuệ. Hãy nhận thức rằng tất cả chúng chỉ là cái gì đó sinh ra và sẽ biến đi. Hãy đơn giản thấy mọi thứ như chúng là – nó là cái mà nó là – tâm là tâm – nó không là bất cứ thứ gì hay bất cứ ai trong tự thể. Hạnh phúc chỉ là hạnh phúc, khổ đau chỉ là khổ đau… Khi bạn thấy như vậy, bạn sẽ vượt qua mọi ngờ vực.

    Hỏi: Con vẫn còn chưa hiểu. Có phải thiền quán chân thực là y hệt như suy nghĩ?

    Trả lời: Chúng ta sử dụng suy nghĩ như một công cụ, như hành vi để biết sự sinh khởi, bởi vì công năng của thiền quán thì ở trên và vượt qua tiến trình suy nghĩ; nó dẫn chúng ta tới chỗ không bị mê vọng bởi sự suy nghĩ. Bạn nhận ra rằng tất cả hành vi suy nghĩ chỉ là chuyển động của tâm, và cũng [nhận ra rằng] hành vi biết thì không sinh ra và không diệt đi. Bạn nghĩ gì về tất cả chuyển động này khi chúng ta gọi nó là “tâm” xuất phát ra. Điều chúng ta nói về cái gọi là tâm – tất cả các hành vi – chỉ là cái tâm của thói quen đời thường. Nó không phải chân tâm. Cái gọi là thật [chân] là cái ĐANG LÀ, nó không sinh khởi và không biến mất. Dù vậy, tìm cách hiểu những điều này chỉ bằng cách nói về chúng thì không xong đâu. Chúng ta cần thực sự khảo sát tính vô thường, tính bất như ý (khổ) và tính vô ngã; nghĩa là, chúng ta cần sử dụng suy nghĩ để quán niệm về bản chất của thực tại đời thường. Cái sẽ xuất sinh từ công việc đó chính là trí tuệ – và sự rỗng vắng không tánh. Ngay cả, cho dù vẫn còn hành vi suy nghĩ, về bản chất nó vẫn là rỗng lặng

    Hỏi: Làm cách nào chúng ta tới giai đọan này của chân tâm?
    Trả lời: Tất nhiên, việc bạn làm là với cái tâm mà bạn sẵn có. Hãy thấy rằng tất cả những gì sinh khởi đều bất định. Hãy thấy rằng thực sự không có chỗ nào để nắm giữ bất cứ thứ gì cả bởi nó đều rỗng vắng. Khi bạn thấy những thứ [niệm] sinh khởi trong tâm như chúng là chúng thì bạn sẽ không phải làm việc với sự suy nghĩ nữa. Bạn sẽ không ngờ vực tí nào nữa trong những chuyện này. Để nói về “chân tâm” và vân vân, có thể có một cách dùng tương đối để giúp chúng ta dễ hiểu. Chúng ta đã phát minh ra tên gọi để thuận tiện cho việc học hỏi nghiên cứu, nhưng thực sự bản tánh của hiện hữu chỉ là cách [mà] chúng là. Chúng ta thấy trong tâm mình: hình tướng, cảm xúc cảm thọ, ký ức hồi niệm, sự suy nghĩ, suy niệm, thực sự, chúng không hiện hữu trong cách mà chúng ta giả thiết như chúng là. Chúng chỉ là cái tâm của thói quen đời thường. Ngay khi các niệm sinh khởi là chúng đã biến mất, chúng không thực sự hiện hữu trong chính nó.
    Trong kinh có kể một chuyện về Ngài Xá Lợi Phất khảo sát một tỳ kheo trước khi cho thầy này rời chúng để tu hạnh đầu đà. Ngài hỏi thầy rằng thầy sẽ trả lời ra sao nếu có ai hỏi: “Cái gì xảy ra cho Đức Phật sau khi Ngài viên tịch?” Vị tỳ kheo trả lời: “Khi sắc, thọ, tưởng, hành và thức sinh khởi, chúng biến mất liền đi thôi”. Ngài Xá Lợi Phất ưng thuận, cho đi.
    Nhưng thiền tập không chỉ là chuyện nói về sự sinh khởi và sự diệt đi. Bạn phải thấy nó, chính bạn phải thấy. Khi bạn ngồi, hãy đơn giản thấy cái đang thực sự xảy ra. Đừng theo cái gì hết. Thiền quán không có nghĩa là bị kẹt trong sự suy nghĩ. Sự suy nghĩ của một trong Thánh Đạo thì không phải y hệt như sự suy nghĩ của thế gian. Nếu bạn không hiểu một cách đúng đắn về thiền quán thì khi bạn càng suy nghĩ là lúc bạn càng hoang mang.

    Lý do mà chúng ta nêu lên điểm thiết lập tỉnh thức là vì chúng ta cần thấy rõ ràng cái đang xảy ra. Chúng ta phải hiểu các tiến trình của quả tim chúng ta. Khi sự tỉnh thức như thế và hiểu biết như thế hiện hữu thì mọi chuyện được giải quyết. Tại sao bạn nghĩ rằng người nào hiểu Đạo sẽ không bao giờ có hành động [khởi] từ giận dữ hay mê vọng? Nguyên do cho những thứ này sinh khởi chỉ đơn giản là không có gì ở đó [nữa]. Chúng đến từ nơi nào thế? Sự tỉnh thức đã bao trùm hết mọi thứ rồi.

    Hỏi: Có phải thầy đang nói về cái tâm được gọi là Bản Tâm (Original Mind)?
    Trả lời: Các bạn nói thế là nghĩa gì?
    Hỏi: Có vẻ như là thầy đang nói về cái gì khác bên ngòai cái thân-tâm quen nói (ngũ uẩn). Có cái gì khác không? Thầy gọi nó là gì
    Trả lời: Không có bất cứ cái gì hết, và chúng tôi không gọi nó là cái gì hết – đó là tất cả những gì có với nó! Hãy buông bỏ, hãy chấm dứt mọi thứ với nó thôi. Ngay cả cái đang biết cũng không lệ thuộc vào bất cứ ai, cho nên hãy chấm dứt hết với mọi thứ đó! Ý thức không phải là một cá nhân, không phải một hữu thể, không phải một tự ngã, không phải một cái gì khác, cho nên hãy chấm dứt với nó đi – hãy chấm dứt với mọi thứ! Khi bạn thấy rõ ràng như thế này, thì mọi chuyện xong xuôi hòan tất.
    Hỏi: Chúng ta có thể không gọi nó là “Bản Tâm”?
    Trả lời: Bạn có thể gọi nó như thế, nếu bạn cứ muốn thế. Bạn có thể gọi nó là bất cứ gì bạn thích, để tiện cho hiện thực quy ước. Nhưng bạn phải hiểu điểm này đúng đắn. Điều này rất quan trọng. Nếu chúng ta không sử dụng những quy ước đời thường thì chúng ta sẽ không có chữ nào hay khái niệm nào để khảo sát cái hiện thực thực tại – Pháp (Dhamma).
    Hỏi: Mức độ bao nhiêu cho sự an định vắng lặng (chỉ) mà thầy đang nói ở giai đọan này? Và phẩm tính nào của tỉnh giác (quán) cần tới?
    Trả lời: Bạn không cần suy nghĩ kiểu như thế. Nếu bạn không an định đúng mức thì bạn sẽ không có thể đối phó với những câu hỏi này chút nào. Bạn cần có đủ sự ổn định và sự tập trung để biết cái gì đang xảy ra, đủ để cho sự trong sáng rõ ràng và sự hiểu biết sinh khởi.
    Bạn cần đủ sự vắng lặng an định của tâm để không còn bị kẹt trong lưới ngờ vực. Nếu bạn tu tập, bạn sẽ hiểu những chuyện này. Sẽ tốt đẹp để nói, nếu việc đối thoại giúp ích cho thiền quán, nhưng nó sẽ không chỉ cho bạn con đường mà các pháp thực sự là. Pháp (Dhamma) này không được hiểu bởi vì có ai đó nói với bạn về nó, mà bạn phải tự thấy hay tự chứng ngộ lấy.
    Cứ đơn giản buông xả hết mọi thứ, và hãy biết rằng đó là việc bạn đang làm. Bạn không cần luôn luôn kiểm soát chính mình, lo lắng về những chuyện như “Có bao nhiêu định lực” – nó sẽ luôn luôn là sức định vừa đúng. Bất cứ thứ gì sinh khởi trong khi bạn thiền tập, hãy buông nó đi; hãy biết rằng tất cả chúng đều là bất định, vô thường. Hãy nhớ thế! Tất cả chúng đều bất định. Hãy kết thúc với tất cả chúng. Đó là Con Đường sẽ dẫn bạn tới cội nguồn – Bản Tâm của bạn.)
    Ajahn Chah
    Cư sĩ Nguyên Giác dịch
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  10. #10

    Mặc định

    Khi thực hành, bạn hãy tự quan sát mình, cứ thế dần dần trí tuệ và tri kiến sẽ tự phát sinh. Nếu bạn ngồi thiền mà muốn được thế này, thế kia thì tốt hơn nên dẹp đi đừng ngồi thiền nữa. Đừng kỳ vọng hay mang thêm một ý tưởng gì vào việc thực hành của bạn. Hãy xếp vào kho mọi ý niệm hay tư kiến của mình.

    Khi thực hành bạn dẹp bỏ tất cả ngôn từ, biểu tượng, dự định, kế hoạch, v.v. Có thế bạn mới tự mình thấy được chân lý, vì chân lý không ở đâu xa, nó khởi sinh ngay tại đây. Tôi đã học giáo pháp qua kinh điển trong những năm đầu tiên. Lúc ấy, khi có thì giờ tôi thường đến nghe những học giả, những bậc thầy thuyết giảng, cho đến khi sự học hỏi này biến thành chướng ngại nhiều hơn là hỗ trợ, tôi mới ngưng học. Thực ra tôi đã không biết cách nghe giáo pháp, vì tôi không nhìn vào bên trong.

    Các bậc thiền sư này đã nói đến chân lý bên trong chính mình. Khi thực hành tôi bắt đầu hiểu rõ là nó nằm ngay trong chính tôi. Một thời gian sau, tôi thấy rằng các thiền sư này đã thực sự thấy rõ chân lý, và nếu tôi đi theo con đường của các ngài, tôi sẽ gặp những gì mà các ngài đã nói đến; và lúc đó tôi sẽ có thể nói, "Vâng, các ngài nói đúng. Còn gì nữa đâu?" Khi tôi kiên trì thực hành, tôi thấy quả đúng như vậy.

    Nếu bạn thích ở trong Giáo Pháp thì hãy xả bỏ, hãy để mọi chuyện diễn biến tự nhiên theo nó. Chỉ thuần học lý thuyết mà không thực hành thì chẳng khác nào "bỏ hình bắt bóng." Không cần học hỏi nghiên cứu nhiều. Nếu bạn dựa vào những điều căn bản và thực hành theo, bạn sẽ tự mình thấy giáo pháp.

    Tâm lý học Phật giáo

    Một hôm có một nữ giảng sư về môn Siêu Hình Phật Giáo đến thăm Ngài Ajahn Chah. Bà giảng sư này dạy định kỳ ở Bangkok về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) và Tâm Lý Học Phật Giáo. Trong lúc nói chuyện với Ngài Ajahn Chah, bà giải thích cặn kẽ tầm quan trọng của sự hiểu biết Tâm Lý Học Phật Giáo đối với mọi người. Bà cũng cho biết là những học sinh của bà đã gặt hái được nhiều lợi ích khi học hỏi với bà. Bà hỏi Ngài Ajahn Chah có đồng ý với bà về tầm quan trọng của một kiến thức như thế không?

    Ngài Ajahn Chah gật đầu đồng ý:

    -- Vâng, rất quan trọng.

    Hết sức hân hoan, bà hỏi tiếp là Ngài có chịu để cho học trò của Ngài học Vi Diệu Pháp không?

    -- Vâng, dĩ nhiên.

    Bà lại hỏi là Ngài muốn học trò Ngài học ở đâu và cuốn sách nào tốt nhất.
    Ajahn Chah đưa tay chỉ vào quả tim mình, nói:
    -- Ở đây. Chỉ chỗ này thôi.


    Học hỏi và kinh nghiệm

    Chúng ta hãy nói đến sự khác biệt giữa việc Nghiên Cứu Giáo Pháp và Áp Dụng Giáo Pháp Vào Thực Hành. Chân Giáo Pháp phải học hỏi là: Tìm một con đường để thoát khỏi sự bất xứng ý của đời sống và đạt được hạnh phúc, bình an cho chính mình cùng tất cả chúng sinh.

    Khi tâm an tịnh tức là nó đang ở trong điều kiện bình thường. Khi tâm di động thì tư tưởng hình thành. Hạnh phúc hay đau khổ là một phần của tâm hoạt động này. Bất an và tham ái cũng được hình thành như thế. Nếu bạn không hiểu rõ chuyển động này, bạn sẽ săn đuổi đàng sau tư tưởng hình thành mãi, và trở thành nạn nhân của nó.

    Thế nên Đức Phật dạy chúng ta hãy quan sát hoạt động của tâm. Theo dõi tâm di chuyển, chúng ta có thể thấy được những đặc tính căn bản của nó. Đó là vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Bạn nên tỉnh thức và quan sát những hiện tượng tâm lý này. Bằng cách này bạn có thể học được tiến trình của nhân duyên. Đức Phật dạy rằng: Vô minh là nhân phát sinh ra hành nghiệp và mọi hiện tượng. Hành nghiệp hay sự "chủ ý" này phát sinh ra Thức và Thức lại là nhân của Thân và Tâm. Đó là tiến trình của Nhân duyên.

    Khi bắt đầu nghiên cứu Phật Giáo, chúng ta thấy lối dạy theo truyền thống kinh điển đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Nhưng khi tiến trình đã diễn ra bên trong chúng ta, chúng ta mới thấy rõ tầm quan trọng của sự thực hành. Những kẻ chỉ học pháp học mà không thực hành không thể nào theo kịp sự mau lẹ của tiến trình này.

    Dĩ nhiên tiến trình của tâm được kinh điển hệ thống hóa và mô tả rõ ràng, nhưng kinh nghiệm vượt ra ngoài sách vở học hỏi. Sách vở không thể cho bạn biết "đây" là kinh nghiệm của si mê phát sinh, "đây" là những cảm giác phát sinh từ tác ý, "đây" là một loại tâm đặc biệt, "đây" là những cảm giác về sự khác biệt của thân và tâm. Cũng như khi bạn trèo cây và bị rơi xuống đất. Bạn không thể nào biết được là bạn đã rơi bao nhiêu thước, bao nhiêu tấc. Bạn chỉ biết bạn rơi xuống đất và thấy đau mà thôi. Không sách vở nào mô tả điều này.

    Sách vở nghiên cứu Giáo Pháp được hệ thống hóa và làm cho rõ ràng, nhưng thực tế không chỉ đi theo một lối đi đơn giản. Bởi thế, chúng ta phải dùng trí tuệ sâu xa của chúng ta để nghiệm xem cái gì đã khởi sinh trong tâm kẻ giác ngộ. Kẻ giác ngộ hiểu biết qua kinh nghiệm của họ rằng tâm không phải là Ta, của Ta, không phải là Tự Ngã của ta. Khi nói cho chúng ta biết tên của các loại Tâm và Tâm Sở, Đức Phật không muốn chúng ta dính mắc vào ngôn từ. Ngài chỉ muốn chúng ta thấy tất cả đều vô thường, khổ và vô ngã. Ngài dạy hãy buông bỏ tất cả. Khi các pháp phát sinh ra hãy chánh niệm, biết chúng. Tâm thực hiện được sự ghi nhận, giác tỉnh này mới là tâm được huấn luyện đúng cách
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  11. #11

    Mặc định

    Khi Tâm bị khuấy động thì nhiều loại tâm, tâm sở: tư tưởng, phản ứng, v.v., được hình thành và nẩy nở liên tục. Chỉ để chúng thế, tốt cũng như xấu. Đức Phật chỉ dạy đơn giản: "Vất bỏ hết." Nhưng đối với chúng ta thì cần phải nghiên cứu tâm mình để biết làm thế nào để có thể vất bỏ chúng.

    Nếu nhìn những yếu tố của tâm, chúng ta sẽ thấy tâm đi theo một tiến trình nhân quả tự nhiên: tâm sở như vậy, tâm sinh và diệt như vậy, v.v. Chúng ta có thể thấy ngay trong sự thực hành của chúng ta: Khi chúng ta có Chánh Kiến và Chánh Niệm thì Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, theo sau. Người Giác Ngộ thấy rõ từng yếu tố của Tâm. Người Giác Ngộ chẳng khác nào một ngọn đèn. Nếu có Chánh Kiến, tức là có sự hiểu biết đúng thì tư tưởng và những yếu tố khác cũng đúng, chẳng khác nào khi thắp đèn thì ánh sáng sẽ phát sinh. Nhờ nhìn sự vật với Chánh Niệm, Chánh Kiến sẽ phát triển.

    Khi quan sát cái mà ta gọi là Tâm, chúng ta chỉ thấy sự kết hợp của các yếu tố tâm khác nhau mà không có Tự Ngã. Vậy thì ta ở đâu? Cảm giác, ký ức, tất cả năm uẩn của Thân và Tâm đang dời chỗ như lá cuốn theo cơn gió... Chúng ta sẽ khám phá ra điều này khi chúng ta hành thiền.

    Thiền chẳng khác nào một khúc gỗ: Minh sát và suy xét ở một đầu, an tịnh và định tâm ở đầu kia. Nhặt khúc gỗ lên cả hai đầu đều lên cùng một lúc. Đầu nào là Thiền Minh Sát (Thiền quán)? Đầu nào là Thiền Định (Thiền chỉ)? Chỉ có tâm mà thôi!

    Bạn không thể nào tách rời Định Tâm và Minh Sát. Chúng chẳng khác nào một trái xoài, lúc còn xanh thì chua, rồi chín thì ngọt, nhưng vẫn là trái xoài. Cái này sinh trong cái kia. Không có cái đầu tiên thì không có cái thứ hai. Những từ ngữ như vậy chỉ là sự chế định để thông đạt. Chúng ta đừng dính mắc vào danh từ. Nguồn gốc của chân trí tuệ là thấy những gì ở bên trong chúng ta. Chỉ có loại học hỏi này có điểm cuối và là loại học hỏi về chân giá trị.

    Sự an tịnh ở giai đoạn đầu tiên của Định Tâm phát sinh từ sự thực hành "Nhất Tâm." Nhưng khi sự an tịnh ra đi, chúng ta lại đau khổ, vì chúng ta đã dính mắc vào nó. Đạt được sự định tâm không phải là điểm cuối vì pháp hành cấu tạo và đau khổ vẫn còn hiện hữu.

    Thế nên, Đức Phật lấy sự Định Tâm, sự an tịnh này để quán xét thêm nữa. Ngài đi tìm sự thật của vấn đề cho đến khi không còn dính mắc vào sự an tịnh nữa. An tịnh chỉ là một trong vô số những hình thành của tâm, nó chỉ là một chặng trên con đường. Còn dính mắc vào sự an tịnh tức là còn dính mắc vào sự sinh thành và hiện hữu. Bởi vì khi an tịnh chấm dứt, dao động lại bắt đầu khởi lên và bạn sẽ bị dính mắc nhiều hơn nữa.

    Đức Phật tiếp tục xem xét sự sinh thành và hiện hữu để tìm ra nơi chúng phát sinh. Khi chưa tìm ra được sự thật của vấn đề, Ngài dùng tâm mình quán xét thêm, xem xét mọi yếu tố của tâm, tìm xem chúng đã phát khởi như thế nào. Dầu có an tịnh hay không, Ngài vẫn tiếp tục xem xét cho đến khi Ngài hiểu rõ rằng: tất cả những gì Ngài thấy, tất cả năm uẩn của Thân và Tâm, giống như một thỏi sắt nóng đỏ. Khi thỏi sắt còn đang nóng đỏ, bạn có thể tìm được điểm nguội nào trên đó để sờ tay vào chăng? Năm uẩn cũng như vậy -- nắm chỗ nào cũng bị phỏng cả. Bởi thế, không nên dính mắc, dù đó là sự an tịnh hay định tâm đi nữa. Không nên nói rằng sự bình an tĩnh lặng là "Tôi" hay "Của Tôi". Nghĩ rằng "Tôi" hay "Của Tôi" sẽ phát sinh ảo tưởng đau thương về Tự Ngã -- thế giới của Tham Ái và Si Mê, tức là một miếng sắt nóng đỏ khác. Trong lúc thực hành chúng ta thường có khuynh hướng nắm giữ (chấp thủ), coi những kinh nghiệm đạt được là "Tôi" hay "Của Tôi." Và bạn nghĩ "Tôi an tịnh" hay "Tôi dao động", "Tôi tốt" hay "Tôi xấu", "Tôi hạnh phúc" hay "Tôi đau khổ". Sự dính mắc này là nguyên nhân của "Sinh thành" và "Hiện hữu". Khi hạnh phúc chấm dứt, đau khổ xuất hiện. Khi đau khổ chấm dứt, hạnh phúc xuất hiện. Bạn sẽ thấy chính mình không ngừng phân vân giữa thiên đàng và địa ngục. Đức Phật thấy rõ điều kiện của Tâm là vậy, và Ngài hiểu đó là nguyên nhân sinh thành và hiện hữu. Tâm ở trong điều kiện đó nên sự giải thoát không hoàn thành được. Ngài bèn lấy những kinh nghiệm đó và quán xét chân tướng của chúng: Do có nắm giữ (chấp thủ) nên có Sanh và Tử. Trở nên hân hoan là sanh; trở nên thóai chí là tử. Có chết nên có sống. Sinh và Tử từ thời điểm này đến thời điểm kia, kế tục nhau không dứt, như một guồng bánh xe kéo chỉ quay không ngừng.

    Đức Phật thấy rõ cái gì do tâm sinh ra cũng đều tạm bợ, là những hiện tượng có nhân duyên, thực sự trống rỗng. Khi ánh sáng trí tuệ này phát sinh, Ngài xả bỏ tất cả, không nắm giữ gì nữa và chấm dứt đau khổ. Bạn cũng vậy, phải hiểu những vấn đề này đúng theo chân lý. Khi hiểu rõ sự vật đúng theo chân tướng của nó, bạn sẽ thấy rằng những yếu tố tạo thành tâm thường đánh lừa bạn. Tâm chẳng có gì cả, không sinh ra cũng không chết đi. Nó tự do, chiếu sáng, chói lọi, rực rỡ, và không gì làm bận rộn nó cả. Tâm trở thành bận rộn chỉ vì nó hiểu sai và bị mê mờ bởi những hiện tượng có điều kiện này -- đó là ý tưởng sai lầm về Tự Ngã. Thế nên, Đức Phật muốn chúng ta nhìn vào tâm mình xem thử lúc đầu có cái gì. Thật ra chẳng có gì cả. Sự trống rỗng này không sinh và diệt theo hiện tượng. Khi chứa đựng điều tốt, nó không trở nên tốt. Khi tiếp xúc việc xấu nó cũng không trở nên xấu. Tâm trong sạch biết những đối tượng này một cách rõ ràng--biết rằng chúng không có bản chất.

    Khi tâm của thiền sinh an trụ như vậy, sẽ không có hoài nghi nữa: Có trở thành không? Có sinh không? Khỏi cần hỏi ai! Quan sát những yếu tố của Tâm, Đức Phật để chúng tự nhiên và trở thành người tỉnh thức trước chúng. Ngài chỉ nhìn với tâm xả. Những điều kiện dẫn đến Sinh không còn hiện hữu ở Ngài. Với trí tuệ hoàn toàn của Ngài, Ngài gọi chúng là Vô thường, Khổ và Vô ngã. Bởi thế nên Ngài trở thành người hiểu biết chắc chắn. Người hiểu biết chắc chắn hay giác ngộ thấy sự vật theo chân lý, không hạnh phúc hay đau khổ theo những đổi thay của điều kiện. Đó là chân bình an, vô sinh, vô lão, vô bệnh, vô tử, không tùy thuộc vào nhân quả hay điều kiện, vượt ra ngoài hạnh phúc và khổ đau, thiện và ác. Không còn cái gì để nói đến, không còn điều kiện nào để cải thiện nữa.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  12. #12

    Mặc định

    Sưu tầm các lời dạy khác :


    Phần đông chúng ta đã quen thói trốn tránh ngay khi một vấn đề vừa xuất hiện, ta thấy rất khó sống cùng với nó, khó quan sát nó thôi, không phải diễn dịch, không phải chê bỏ hay so sánh, không tìm cách biến đổi nó hay chen xen vào đấy bằng cách này hay cách khác. Việc này đòi hỏi một sự chú ý trọn vẹn; nhưng với chúng ta thì có gì nghiêm trọng để cho ta chú tâm trọn vẹn đâu. Chúng ta sống thiển cận và chúng ta dễ tự mãn với những lối ứng đáp dễ dàng, với những phản ứng cấp thời. Ta muốn lãng quên đi các nỗi khó khăn của ta, dẹp nó qua một bên để bắt sang việc khác. Chỉ khi vấn đề đụng chạm ta một cách mật thiết, chẳng hạn như lúc xảy ra một cái chết nào đó hay việc hết nhẵn tiền bạc, hay chỉ khi chồng hoặc vợ bỏ lìa xa lánh mình – chỉ bấy giờ thì vấn đề mới trở thành cơn khủng hoảng. Nhưng ta không hề để cho một khủng hoảng đích thực nào phát sinh được trong đời ta, ta luôn luôn né tránh dẹp bỏ nó bằng những sự giải thích, bằng những danh từ, bằng bao phương thức di biệt để thúc thủ tự vệ.

    Chúng ta đã biết thế nào là một vấn đề chứ. Đó là một sự thể mà ta không thâm nhập tận cùng, đến chốn đến nơi. Chưa hiểu được trọn vẹn, tức là sự thể ấy không được tháo gỡ, nó cứ trở đi trở lại mãi mãi và mãi mãi. Muốn hiểu được nó, ta phải cần hiểu được những mâu thuẫn – những mâu thuẫn cực độ, cũng như các mâu thuẫn thường ngày – của bản thể ta: ta nghĩ một đằng và ta làm đi một ngả, ta nói một điều này mà tâm cảm của ta lại khác hẳn đi.cái xung đột xảy ra giữa kính trọng và khinh bỉ, giữa tính lỗ mãng và sự lễ độ. Một đằng khi tâm ý hung hăng, ngạo nghễ, mà đằng khác thì lại ra trò khiêm cung. Các ngài hẳn biết vô số những mâu thuẫn của ta, những mâu thuẫn hữu thức hay tiềm tàng, vậy thì chúng phát sinh như thế nào?
    …Xin các ngài, như tôi vẫn hay nói xin các ngài đừng nghe người này thôi, mà các ngài hãy nghe cả tâm niệm của chính các ngài nữa; các ngài hãy quan sát sự vận dụng tác hàng các phản ứng của các ngài, các ngài hãy ý thức các ứng đáp của các ngài khi một câu hỏi vừa đặt ra, để các ngài tự hiểu biết chính mình cho chín chắn hơn nữa.
    Thế thường, mỗi khi gặp vấn đề, ta muốn biết cách thức gì để giải quyết chúng, cách gì để đối phó chúng, làm sao thắng ngự chúng làm sao rứt bỏ chúng, hay cách gì để giải quyết chúng.
    Tôi không hề lưu tâm mảy may gì với tất cả những thứ ấy. Đây tôi chỉ muốn biết do đâu mà các vấn đề xuất hiện, vì nếu tôi tìm thấy được gốc rễ của chỉ nội một vấn đề thôi, hiểu được rõ rệt căn nguyên của nó theo đuổi nó chí tận chỗ tột cùng của nó, thì tôi tất hiểu rõ được cả thảy mọi vấn đề. Nếu biết cách xem xét độc nhất một vấn đề nào cho toàn triệt thì tôi sẽ có thể hiểu được mọi vấn đề phát hiện trong tương lai.
    Vậy các vấn đề tâm lý xuất hiện cách nào? Ta hãy xem xét chỗ này trước, vì ta biết rằng chúng làm bại hoại mọi hành vi động tác trong cuộc sống. Chỉ khi ta hiểu được và giải trừ chúng ngay trong khoảnh khắc vừa phát hiện mà không ghi nhớ lưu chuyển chúng đến giờ phút kế tiếp hay đến ngày kế tục thì ta mới có thể thu nhận mỗi hoàn cảnh mới mẻ một cách tươi nhuận và sáng suốt. Cuộc sống của ta là một tràng gồm toàn những thách thức xúc sự và những phản hồi ứng đáp, và tất cả chúng ta phải ứng phó mỗi xúc sự một cách trọn vẹn, bằng không thì mỗi khoảnh khắc mới sẽ đem lại cho ta những vấn đề mới khác nữa. Các ngài hiểu chứ? Chỉ một điều đáng để tôi lưu tâm thôi, đó là được tự do, đó là không có những vấn đề – những vấn đề về Thượng đế, về tính dục: không có bất cứ vấn đề về bất cứ điều gì. Nếu Thượng đế trở thành một vấn đề cho tôi, thì Thượng đế không đáng cho tôi phải tìm tòi, vì muốn tìm thấy khám phá coi ra chằng có một cái gì ấy khả dĩ gọi là Thượng đế, một thực thể tối thượng vượt qua sự so lường của tưởng niệm thì tâm thức tôi phải cần được trong suốt, bất nhiễm, chẳng bị một vấn đề nào ngăn ngại cả.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  13. #13

    Mặc định

    Bỡi lẽ đó nên ngay từ lúc đầu tôi đã nói rằng tự do là một điều cần thiết. Có người bảo với tôi rằng chính Karl Marx – thượng đế của những người cộng sản – cũng có viết rằng con người phải được tự do. Theo tôi, tự do lại là điều tuyệt đối cần thiết – tự do ngay từ đầu, đến giữa, cho đến chỗ cuối cùng – và tự do bị phủ nhận đi nếu tôi đeo mang một vấn đề sang qua ngày mai. Thế có nghĩa là chẳng những tôi phải tìm thấy coi nó xuất hiện như thế nào, mà còn cho biết làm sao xoá bỏ nó trọn vẹn, xoá bỏ như chặt phắt nó đi, cho nó không còn tái diễn, cho nó đừng kéo dài lê thê, cho tôi khỏi nghĩ nhớ tới nó nữa để hòng mai kia mốt nọ tìm thấy giải đáp. Nếu tôi mang chuyển nó sang qua ngày mai, tức đấy là tôi tạo đất cho nó mọc gốc châm rễ, rồi việc cắt tỉa vấn đề lại thành ra là một vấn đề khác nữa. Vậy tôi phải cương quyết tức thời chặt đứt để nó được hoàn toàn dứt bặt.

    Các ngài đã thấy rõ sự thể là vậy. Dù vấn đề về vợ con hay về việc thiếu hụt bạc tiền hoặc về Thượng đế, dù bất về vấn đề gì, ta phải tìm xem nó xuất hiện thế nào và làm sao chấm dứt nó tức khắc.
    Điều tôi nói đây không vô lý đâu. Tôi đã dẫn giải với các ngài một cách rõ ràng, minh bạch, chỗ cần thiết phải chấm dứt các vấn đề và đừng kéo dài chúng ngày này sang ngày nọ. Các ngài có hỏi chi về mấy điều vừa nói hay chăng?
    Hỏi (H): Tôi không hiểu tại sao ngài nói rằng tiền bạc không phải là một vấn đề?
    Krishnamurti (K): Tiền bạc là một vấn đề cho nhiều nhiều lắm. Tôi không hề bảo tiền bạc không phải là một vấn đề. Tôi nói vấn đề là một điều mà ta không hiểu được trọn vẹn, dù về tiền bạc, về tính dục, về Thượng đế, về những mối tương giao của ngài với vợ, với một người thù ghét ngài – bất luận về sự việc gì. Nếu tôi mắc bệnh, hay tôi thiếu hụt tiền bạc, thì điều ấy trở thành một vấn đề tâm lý rồi. Có khi những tham muốn tính dục cũng trở thành vấn đề nữa. Đây chúng ta đang xét coi các vấn đề tâm lý xuất hiện thế nào, chứ không xét coi phải xử sự thế nào với mỗi trường hợp đặc biệt. Ngài hiểu đấy chứ? Tuy thế, quả thực là giản dị!
    Ngài biết chăng, ở Đông phương có những kẻ lìa bỏ thế gian rồi lê chân từ làng này sang làng khác với một cái bát ăn xin. Những người gọi là giai cấp Bà Là Môn ở Ấn Độ từ bao thế kỷ nay đã lập thành cái phong tục là người nào lìa bỏ thế gian phải được tôn kính, được cho ăn cho mặc. Đối với người ấy, dĩ nhiên tiền bạc không thành là vấn đề rồi. Nhưng đây tôi không bào chữa gì cho cái phong tục ấy đâu! Tôi chỉ muốn dẫn giải rằng phần đông chúng ta vốn có vô số những vấn đề có tính cách tâm lý. Không phải ngài có những vấn đề tâm lý như vậy, chẳng những về tiền bạc, mà cả về việc tình dục hay về Thượng đế, hay về những mối tương giao của ngài với người khác? Chẳng phải ngài không bận tâm lo lắng muốn biết coi ngài có được người này kẻ nọ thương yêu hay không sao? Thí dụ như tôi có ít tiền quá và tôi muốn có nhiều thêm, thì việc ấy trở thành một vấn đề. Tôi lấy đó làm lo phiền và trong tâm tôi dấy sinh xao xuyến, hoặc tôi hoá ra đố kỵ ganh ghét vì ngài có nhiều tiền hơn tôi chẳng hạn. Những điều đó bóp méo nhận thức của ta đi và đó là điều chúng ta đang nói đến. Chúng ta đang tìm xem những khổ tâm đó xuất hiện như thế nào. Thiết tưởng tôi đã nói điều ấy khá rõ ràng rồi – hay ngài muốn tôi nói thêm cho rõ nữa?
    Dĩ nhiên, một vấn đề xuất hiện khi nơi tôi có cuộc mâu thuẫn. Nếu không có mâu thuẫn ở một giai tầng nào hết, tất chẳng có vấn đề gì cả. Nếu tôi không có tiền, tôi sẽ làm việc, tôi sẽ đi ăn xin, tôi sẽ vay mượn – tôi sẽ làm một việc gì đó vậy thôi và điều đó sẽ không là một vấn đề.
    H: Nhưng nếu ngài không làm được gì cả thì sao?
    K: Ngài muốn nói gì: ngài không thể làm gì được hết ấy ư? Nếu ngài có được một kỹ thuật gì hay một tri thức gì có tính cách chuyên môn, thì ngài trở thành thế này hay thế khác. Nếu ngài không làm gì khác được, thì ngài đi gánh đất vậy, cũng xong.
    H: Đến độ tuổi nào đó, một người không thể làm việc gì nữa hết.
    K: Thì kẻ ấy có tiền bảo kê bảo hiểm cho tuổi già.
    H: Không, người đó không có tiền bảo kê nào cả.
    K: Thì hắn chết vậy, và không có vấn đề gì nữa. Nhưng vấn đề này không phải là vấn đề của chính bà, thưa bà?
    H: Đó không phải là vấn đề của chính tôi.
    K: Vậy thì bà nói là nói về một người nào khác, thế thì ta lạc đề rồi. Ở đây, chúng ta nói về chính bà, với tư cách là một con người có những vấn đề, chứ không nói về một người thân thuộc hay một thân hữu nào khác.
    H: Người đó không còn ai ngoài tôi để lo cho người. Có thế nào tôi đến nghe ngài và lại cho người ấy khổ sở?
    K: Thì bà đừng đến vậy.
    H: Nhưng tôi lại muốn đến.
    K: Thế thì bà chớ lấy đó làm thành một vấn đề.
    H: Có phải ngài bảo rằng tâm thức vốn có thể vượt lên trên một hoàn cảnh rắc rối hay bực dọc, như việc thiếu tiền bạc đây chẳng hạn?
    K. Không phải thế. Ngài thấy chăng, ngài đã trả lời trước tôi bằng cách lo tìm giải quyết một vấn đề. Ngài muốn biết coi ngài nên xử sự thế nào với vấn đề, mà tôi thì chưa nói tới việc đó. Tôi chỉ mới đặt vấn đề ra đấy mà thôi, chứ chưa nói đến cách giải quyết nó. Khi ngài nói rằng tâm thức phải vượt lên trên vấn đề hay khi ngài hỏi người bà con hoặc người bạn tuổi già và không có tiền bạc kia phải làm sao, thì ngài có nhận thấy ngài đang làm gì đấy chăng? Ngài chỉ trốn tránh sự kiện hiện thực… Xin đợi cho một phút! Ngài hãy nghe tôi chút đã. Đừng chấp nhận, cũng đừng gạt bỏ điều tôi nói, ngài hãy chỉ nghe thôi. Ngài không chịu nhìn nhận sự kiện hiện thực rằng vấn đề ấy là vấn đề của chính ngài, chứ chẳng phải vấn đề của một người nào khác. Nếu ngài quyết giải quyết nó xong như một con người, ắt ngài sẽ giúp hay không giúp được người kia, tùy trường hợp, cho họ giải quyết vấn đề của họ. Nhưng hễ ngài xen vào các vấn đề khác và tự hỏi mình: "Tôi phải làm gì đây?", thế là ngài tự đặt mình vào một hoàn cảnh vô phương giải đáp, và như vậy, việc ấy dĩ nhiên thành là một mâu thuẫn… Không biết ngài có hiểu tôi rõ hay không
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  14. #14

    Mặc định

    H: Tôi dốt nát do vì một bệnh tật phát sinh lúc tôi còn bé, và điều này đã là một vấn đề lớn lao cho tôi trong suốt đời tôi. Làm sao tôi giải quyết nó đây?

    K: Cả thảy các ngài đều quá đỗi lo toan tìm cho được những giải pháp, có phải thế không? Nhưng tôi lại không như vậy. Tôi rất tiếc. Ngay ở buổi đầu của những cuộc đàm đạo này, tôi đã nói rằng tôi không để tâm lo giải quyết những vấn đề gì của các ngài, cả của tôi nữa. Tôi không phải là người trợ giúp cho các ngài. Chính ngài là thầy của mình, là giới luật của mình. Các ngài đến đây để tìm học chứ không phải đến để nhờ ai chỉ cho các ngài phải làm thế này và đừng làm thế khác. Không phải đến đây để biết coi phải xử sự thế nào đối với trường hợp một người liệt bại, hay nghèo túng, hay dốt nát, đại loại như thế, đại loại như vậy. Các ngài đến đây để chính mình tự tìm học những vấn đề mà các ngài đang có, chứ không phải đến đây để được tôi dạy bảo… Vậy xin các ngài đừng đặt tôi sẽ thành là một đức thầy, một đạo sư, và tôi sẽ cộng thêm cái mớ ngu xuẩn trục lợi ấy vốn đã có trong thế gian này rồi. Vậy các ngài và tôi, chúng ta đến đây để tìm học, không phải để được ai dạy dỗ. Chúng ta tìm học không phải bằng việc nghiên cứu, bằng kinh nghiệm, mà bằng tỉnh thức, bằng cách hoàn toàn nhận thức chính bản thể mình. Thế thì những tương giao giữa chúng ta có khác hẳn với tương giao giữa sư và đệ. Người nói đây không phải đang dạy dỗ gì các ngài, cũng chẳng đang bảo các ngài những gì phải làm – nếu thế thì đủ là quá đỗi khờ dại non nớt.

    H: Khi ta không thể nhận thấy được tất cả những gì hàm ngụ trong một vấn đề, thì làm sao ta vào tận gốc rễ và giải quyết nó?

    K: Tất cả các ngài đều nôn nóng gấp rút muốn biết phải làm gì đến nỗi các ngài không cho tôi có thời giờ vào sâu đề tài. Xin các ngài hãy nghe trong đôi phút vậy. Đây tôi không bảo cho các ngài phải làm những gì về các vấn đề của các ngài, tôi đang dẫn giải phải tìm học cách nào, tìm học là gì, và rồi các ngài sẽ tìm thấy ra rằng khi nào có thể thâm nhập được vào việc học như vậy thì vấn đề tự chấm dứt. Nhưng nếu các ngài cứ đòi kẻ khác đưa cho các ngài một giải pháp, thì các ngài hoá ra như đứa trẻ vô trách nhiệm để cho người điều khiển, để rồi các ngài sẽ gặp xiết bao nỗi khó khăn thêm lên. Nói thế quá rõ ràng và giản dị rồi, vậy xin các ngài một lần này thôi, các ngài hãy ghi lấy cho minh bạch trong tâm trí. Chúng ta đến đây để mà tìm học, không phải để được phó thác cho ký ức những gì ta đã được nghe; nhưng với những lối nhái đi lặp lại ấy, ký ức không xuất khởi được sự giải trừ các vấn đề. Chỉ có sự trưởng thành may chăng là sự vận hành của việc tìm học đây thôi. Dùng cái sở tri, dùng sự ghi chép vào ký ức, để giải quyết những vấn đề của con người, xuất phát từ sự thiếu trưởng thành và chỉ khiến gia tăng thêm nhiều những vấn đề bằng cách tạo tác thêm những sự qui thuận công thức ước lệ mới khác.

    Muốn giải quyết một vấn đề, đó chỉ là muốn lo trốn tránh nó thôi, có phải thế không? Tôi không thâm nhập nó, tôi không xem xét nó, không thăm dò thám hiểm nó, không hiểu được nó, tôi không nhận biết cái đẹp của nó hay cái xấu của nó, hay chỗ thâm sâu gì của nó cả. Mối bận bịu lo lắng duy nhất của tôi là giải quyết nó cho kỳ được, là dẹp nó qua một bên cho rồi đi. Cái ý muốn nôn nóng này khiến ta giải quyết một vấn đề nhưng đã không hiểu được nó, đích thị đó là một sự trốn tránh, và dĩ nhiên lại trở thành một vấn đề thêm nữa. Mọi trốn tránh đều kết liễu ra như thế hết.

    Thí dụ như tôi có một vấn đề và tôi muốn hiểu được nó cho trọn vẹn. Tôi không muốn trốn tránh nó, tôi không muốn cứ bàn suông nói suông, tôi không cần phải đem ra nói với ai hết. Tôi chỉ muốn một việc độc nhất là hiểu được nó mà thôi. Tôi không cần hỏi ai để cho họ bảo tôi phải làm gì với vấn đề này. Tôi thấy rằng chẳng một ai bảo cho tôi được, và nếu có ai bảo tôi và tôi chấp nhận những lời họ dạy bảo, thì đó là một cách hành động ngu xuẩn và phi lý. Vậy tôi phải tìm học chẳng để ai dạy, và trong khi xem xét trường hợp hiện tiền này tôi cũng không lấy những gì tôi học được ở các vấn đề trước đem chen xen vào đấy. Ồ! Các ngài không nhận thấy cái đẹp trong sự việc ấy sao kìa!

    Ngài biết thế nào là sống trong hiện tại không? Không. Tôi e rằng không. Sống trong hiện tại là tuyệt không có mảy may liên tục nào cả. Nhưng chúng ta sẽ nói điều này trong dịp khác.

    Đây tôi có một vấn đề mà tôi muốn hiểu nó được tạo thành do những gì. Để tìm học vấn đề này, tôi không thể đem xen tạp vào đó những kỷ niệm của quá khứ để giải quyết nó vì ở đây tôi đứng đối diện trước một sự việc mới lạ, tôi phải xem xét nó một cách tươi nhuận chứ không phải bằng những ký ức chết cứng, ngu xuẩn. Sự việc đây vốn linh hoạt, vậy tôi phải xét nó trong chỗ hiện tiền linh động của nó, và yếu tố thời gian tất phải được gác dẹp đi hoàn toàn.

    Tôi muốn biết coi những vấn đề tâm lý xuất hiện thế nào. Như tôi đã nói, tôi muốn hiểu được toàn cơ cấu bản nguyên của nó để do đó tôi thoát ly khỏi sự cấu tạo ấy, để mà tôi biết xử sự cách nào đối với tiền bạc, với vấn đề tính dục, với sự thù ghét, với tất cả những gì có liên hệ trong đời. Làm như thế, ý tôi muốn nói là bằng cách tìm thấy các vấn đề xuất hiện như thế nào chứ không phải bằng cách tìm cách giải quyết chúng, thì tôi sẽ không dấy tạo thêm những vấn đề tâm lý nữa. Ngài hiểu kịp ý tôi chứ? Không một ai bảo cho tôi biết những vấn đề xuất hiện thế nào: chính tôi phải tự hiểu lấy điều ấy.

    Trong khi khai phá thâm nhập vào bên trong tâm tư, xin các ngài cũng thâm nhập vào tự tâm các ngài, chứ đừng chỉ nghe những danh từ của tôi. Nếu không nhìn xem ở tự tâm mình, và nếu các ngài không vượt qua lên trên những danh từ, tất những danh từ không trợ giúp chi cho các ngài được; chúng sẽ chỉ là một sự trừu tượng, chứ chẳng phải là một thực tại. Mà thực tại là chính cái cơ vận hành khám phá nội tại, chứ chẳng phải sự dẫn khởi ngôn từ dùng về cơ sở vận hành ấy. Điều này minh bạch chứ?

    Theo tôi, như tôi đã nói, tự do là điều tối ư quan trọng. Nhưng nếu không thông minh ắt không hiểu được tự do, và sự thông minh chỉ có thể nảy sinh là khi ta đã hiểu được trọn vẹn nguyên lai, căn cội của các vấn đề. Tâm thức phải nhanh nhẹn, chú ý, tâm thức phải mẫm cảm tột độ, để giải trừ ngay khi vấn đề vừa phát sinh. Bằng chẳng vậy, hẳn không có tự tại đích thực, mà chỉ có cái tự do manh mún bề ngoài, không giá trị gì. Không khác gì như kẻ giàu kia tự cho là mình tự do. Trời đất ơi! Kẻ ấy chỉ là nô lệ cho rượu chè của hắn, cho dục tình của hắn, cho sự tiện nghi của hắn, cho cả tá sự vật. Và kẻ nghèo nói: "Tôi tự do vì tôi không có bạc tiền", thì lại có bao nhiêu vấn đề khác nữa. Vậy tự do, và việc duy trì sự tự do ấy, không thể chỉ là một sự việc trừu tượng được, cả hai tâm thái đều thiết yếu cho mỗi người ở chỗ mình là một con người vì chỉ khi ta tự do, ta mới có thể yêu thương. Làm sao có thể yêu thương gì được nếu ta tham vọng, thèm muốn, ganh đua, tranh chấp?
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  15. #15

    Mặc định

    Xin các ngài chớ nên chấp thuận. Thế là các ngài chỉ giao cho một mình tôi làm hết mọi việc đấy thôi.

    Tôi không biết gì với việc giải quyết một vấn đề, cũng không màng đi tìm kiếm ai khả dĩ giúp tôi giải quyết nó. Không một sách vở, một bậc tôn sư, một giáo hội, một linh mục hay một vị cứu thế nào có thể bày vẽ cho tôi cách thức gì để giải quyết vấn đề cả. Chúng ta đã từng chơi cái mửng ấy trong mấy nghìn năm rồi và chúng ta vẫn còn mang nặng đầy những vấn đề. Đi nhà thờ, đến xưng tội, lo cầu nguyện, những thứ ấy không hề giải quyết được các vấn đề gì cả. Các vấn đề sẽ cứ gia tăng, như ta đang nhận thấy hiện giờ. Vậy, hỏi chứ các vấn đề xuất hiện thế nào?

    Như tôi đã nói, hễ ở tự tâm không còn mâu thuẫn, thì chẳng còn vấn đề. Mà cuộc mâu thuẫn nội tại tất hàm ý có cuộc xung chướng giữa các ý muốn, có phải thế không? Nhưng một ý muốn, tự nó, vốn chẳng bao giờ mâu thuẫn. Mà chính những món vật – đối tượng – của ý muốn mới dấy sinh mâu thuẫn với nhau. Do vì tôi họa được mấy bức tranh hay do vì tôi viết vài cuốn sách, hoặc do vì chút việc tầm phào nào tôi làm được, tôi phát sinh ý muốn được danh vọng, tiếng tăm. Rồi hễ không ai biết danh tôi, là tôi lâm vào trạng huống mâu thuẫn và lấy đó làm điều khổ sở. Tôi sợ sự chết chẳng hạn – cái chết mà tôi không hiểu nổi – rồi trong cái tôi gọi là tình thương lại phát sinh mâu thuẫn. Thế là tôi nhận thấy rằng thật ra các ý muốn là căn cội của những mâu thuẫn, nhưng không phải chúng, mà chính những đối tượng của chúng mới có tính cách mâu thuẫn. Nếu tôi cố gắng thay đổi hay gạt bỏ những đối tượng của các ý muốn của tôi bằng cách bám vào một đối tượng nào trong đó và loại trừ tất cả mọi đối tượng khác. Giải quyết như vậy lại trở thành một vấn đề nữa, vì tôi phải chống kháng, xây dựng lên bức tường ngăn cách đối lại mọi sự khác. Thế thì tôi không nên lo thay đổi hay giảm bớt những đối tượng của các ý muốn, mà phải nhận hiểu chính những ý muốn ấy.

    Các ngài có thể tự hỏi rằng các ý muốn có những tương quan gì với các vấn đề tâm lý. Chúng ta vừa thấy rằng không phải chính những ý muốn, mà là những đối tượng của các ý muốn, hay những mục tiêu tương khắc của chúng đã dấy sinh ra những mâu thuẫn cùng những xung chướng nội tại, và có ra công cố gắng để chỉ muốn duy một điều thôi thì quả là vô ích. Ông linh mục kia có thể nghĩ rằng ông ta chỉ mong chứng đạt Thượng đế mà thôi, nhưng ông lại cưu mang vô số những thèm khát mà ông không ý thức. Vậy ta cần phải hiểu bản chất của các ý muốn chứ chẳng nên chỉ ưng lo kiểm soát hay phủ nhận chúng. Hết thảy các kinh điển tôn giáo đều bảo phải tận diệt chúng, đều bảo không nên có những ý muốn, điều ấy thực là ngô nghê. Ta phải hiểu các ý muốn xuất hiện ra sao và cái gì làm cho chúng được liên tục, chứ không phải tìm cách chấm dứt chúng. Thật sự nhận thấy các ý muốn xuất hiện ra sao, thì rõ là khá giản dị: trước tiên có nhận thức, tiếp xúc, cảm giác – dù không tiếp xúc cũng vẫn có cảm giác – rồi từ đó bắt đầu nẩy sinh ra ý muốn. Chẳng hạn tôi thấy một chiếc xe hơi: đường nét của chiếc xe, hình thể của nó, vẻ đẹp của nó lôi kéo hấp dẫn tôi, và tôi muốn được chiếc xe ấy. Tuy nhiên, huỷ diệt các ý muốn, tức là không còn ý thức cảm nhận được gì nữa cả. Chứ hễ tôi vừa ý thức cảm nhận thì tôi đã kẹt vào vòng tiến trình của ý muốn rồi. Tôi thấy một vật gì đẹp, một người đàn bà đẹp, hay những sự thể gì khác đại loại như thế, thì các ý muốn liền phát sinh; hoặc tôi thấy một người hết sức thông minh và chân chính, tôi muốn giống được như người ấy. Do nhận thức nảy sinh có cảm giác, và do cảm giác nảy sinh thành ý muốn. Sự kiện này này không có gì là rắc rối cả. Sự phức tạp bắt đầu là khi có tư tưởng xen vào: tôi tưởng nghĩ đến chiếc xe kia, đến người đàn bà nọ hay đến người mà tôi muốn mình được giống như thế, và do cái tưởng niệm này, ý muốn liền được liên tục vậy. Bằng không thì không có liên tục gì cả: tôi có thể nhìn chiếc xe hơi mà không muốn nó. Ngài hiểu điều tôi nói chứ? Nhưng hễ tôi vừa lưu tâm tưởng nghĩ chút gì đến chiếc xe ấy, là ý muốn liền được liên tục và sự mâu thuẫn liền dấy khởi lên.

    H: Có ý muốn không đối tượng chăng?
    K: Điều đó không có được; không có ý muốn trừu tượng.
    H: Vậy thì ý muốn luôn luôn dính liền với một đối tượng chứ? Nhưng ban nãy ngài bảo rằng chúng ta cần phải tỏ hiểu cơ vi của chính ý muốn chứ đừng xem xét đối tượng của nó.
    K: Thưa ngài, tôi đã trình bày ý muốn xuất hiện thế nào, và bày rõ là do tưởng niệm mà khiến cho ý muốn được liên tục.
    Nhưng chúng ta phải tạm ngừng ở đây đi. Chúng ta sẽ tiếp tục trong những lần nói chuyện tới.
    Ngày 14 tháng 7 năm 1964

    Có sự khác nhau rõ rệt giữa thông đạt và thông cảm. Khi ta thông đạt, ta san sẻ chia sớt những lý tưởng bằng những danh từ khả ái hoặc khả ố, bằng những biểu tượng, bằng những cử chỉ, và những ý tưởng ấy có thể được thông diễn trên bình diện ý thức hệ hay diễn giải tùy theo các sắc thái đặc thù, các tính khí, theo những qui định tâm thức của mỗi người. Nhưng thông cảm thì khác hẳn. Trong ấy không có sự san sẻ chia sớt, cũng không có sự diễn giải những ý tưởng. Dù có hay không có ngôn từ trao đổi, niềm thông cảm vẫn trực tiếp kết liền ta với điều ta quán sát, và mỗi người tự thông cảm với tinh thần và tâm tư của chính mình. Chẳng hạn, thông cảm phát sinh với một cội cây, một trái núi hay một dòng sông. Không biết có bao giờ các ngài yên ngồi dưới một tàng cây và thật sự thử thông cảm với nó hay chăng. Đây không phải là đa tình hay đa cảm gì cả. Ta tiếp xúc trực chỉ với cội cây ấy. Ở đó có sự mật thiết lạ lùng của sự tương liên. Để có mối thông cảm như vậy, cần có sự tịch lặng, cần có niềm tịnh định sâu mầu; các thần kinh, cả thể xác đều an nhàn ung dung: cả trái tim hầu như ngừng đập. Bấy giờ thì chẳng có diễn giải chi cả, chẳng có thông đạt gì hết, không có san sẻ chia sớt chi cả. Cội cây không phải là chính ngài mà ngài cũng không đồng hoá với cội cây: thuần chỉ hiện có niềm cảm khái mật thiết ấy với nhau trong chỗ thâm sâu tịch lặng mà thôi. Không biết các ngài có bao giờ thử nghiệm xem thế hay không. Hôm nào ngài thử vậy coi, khi tâm thức ngài đã dứt ba hoa bép xép, dứt bay nhảy đó đây khắp chỗ, khi tâm thức ngài không chìm đắm trong những cuộc độc thoại của nó để nhớ những công việc đã làm hay những công việc còn phải làm. Quên lãng đi tất cả, ngài hãy thử thông cảm với một trái núi, với một ngọn suối, với một người nào, với một cội cây, cùng với sự vận hành của cuộc sống chẳng hạn. Việc ấy đòi hỏi một cảm độ tịch mịch phi thường, với một sự chú tâm đặc biệt – đây không phải là việc tập trung, mà là một sự chú ý thơ thới và thoải mái.
    Vậy hôm nay tôi muốn cùng thông cảm với các ngài về những điều chúng ta vừa nói bữa trước. Bữa đó chúng ta nói về tự do và phẩm chất của nó. Tự do không phải là một lý tưởng, không phải là một điều gì xa xăm, tự do không phải là một suy niệm, suy niệm chỉ là cái thuyết của một thủ tục bị tù hãm. Chỉ có tự do khi tâm thức không còn bị bất cứ một vấn đề nào tổn hại. Khi tâm thức bị mắc vướng như vào một vấn đề nào, thì nó không thể thông cảm được với tự do, nó cũng không sao nhận thức được phẩm chất phi thường của tự do nữa.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  16. #16

    Mặc định

    Phần đông thế nhân đeo mang nhiều vấn đề và rốt lại rồi thành quen với chúng; họ quen với chúng và chấp nhận chúng như thành một phần cuộc sống của mình. Nhưng không phải vì mình chấp nhận chúng hay quen thuần với chúng mà các vấn đề đã được giải quyết cho đâu: nếu ta khượi đi cái lớp vỏ bề mặt là chúng lộ ra đấy mãi, như cái mụt nhọt đang làm mủ. Thế nhưng phần đông người đời sống trong tâm trạng ấy – cứ liên miên chấp nhận hết vấn đề này qua vấn đề khác, hết nỗi khổ này qua nỗi khổ khác, liên miên bất tận; họ thất chí, âu lo, tuyệt vọng và họ cứ ỳ ra chịu nhận hết.

    Nếu chỉ chấp nhận các vấn đề và sống mãi với chúng, dĩ nhiên là ta có giải quyết gì chúng đâu. Ta có thể tưởng rằng chúng đã được lãng quên hay cho rằng chúng không còn quan trọng; nhưng chúng vốn quan trọng vô cùng, vì chúng tổn hoại tâm trí, vì chúng bóp méo sự nhận thức và huỷ diệt sự minh mẫn. Nếu ta đeo mang một vấn đề, thì nó thường choán hết cuộc sống của ta đi. Có thể đó là một vấn đề tiền bạc, về dục tình, hay về việc dốt nát của mình, hay việc tự thực hiện bản thân, việc muốn lừng tiếng nổi danh. Bất cứ nó là vấn đề gì, nó cũng cứ rút rỉa mình đến nỗi gặm mòn cả bản thể, và mình nghĩ rằng hễ giải quyết nó được ắt là thoát khỏi hết mọi khổ sở. Nhưng khi mà tâm thức vẫn hẹp hòi và nhỏ nhen, dù nó có tìm lo giải quyết vấn đề riêng tư của nó, tách rời với cơ vận hành toàn bộ của cuộc sống, thì cái tâm thức ấy không tự giải thoát được bao giờ vì mỗi vấn đề đều dính líu liên quan với một vấn đề khác, chỉ xem xét nội một vấn đề độc nhất mà thôi và lo giải quyết manh mún thôi thì quả là hoàn toàn vô ích không khác gì như lo trồng trọt, một góc ruộng thôi mà tưởng rằng mình đã trồng trọn cả thửa ruộng. Ta phải trồng toàn cả thửa ruộng, ta phải xem xét mỗi vấn đề đưa tới, vì như hôm trước tôi đã nói, chỗ quan trọng không phải là giải quyết vấn đề, mà quan trọng là phải hiểu nó, dù có phải chịu đau khổ, khắc nghiệt, khẩn cấp và thúc bách thế nào đi chăng nữa.

    Nói như vậy chẳng phải tôi có ý cố chấp hay cả quyết gì, nhưng tôi thiết nghĩ cái việc âu lo bận bịu với một vấn đề thôi, việc ấy chỉ chứng tỏ một tâm thức nhỏ nhen, và một tâm thức ti tiện mà cứ mải tìm giải quyết vấn đề riêng tư của nó, tất nhiên không bao giờ thoát được vấn đề. Cái tâm thức ấy có thể lẩn tránh bằng đủ hết mọi cách, có thể trở lên chua chát và cay cú yếm thế, hoặc trôi lăn vào tuyệt vọng, nhưng tâm thức ấy không bao giờ hiểu được tất cả ý nghĩa của cuộc đời.

    Vậy nếu muốn nhận biết bản chất của các vấn đề, ta phải chăm lo toàn cả cơ sở xuất xứ của chúng, chứ không phải chỉ lo duy một trường hợp nào riêng biệt, vì dù trường hợp này có thế nào, có rắc rối, có khắc nghiệt, hay thúc bách thế nào đi chăng nữa nó cũng vẫn liên quan với tất cả mọi vấn đề khác. Thế nên quan trọng không phải là xem xét vấn đề ấy ở chỗ cục bộ manh mún, điều này là một điều rất đỗi khó khăn. Khi gặp một vấn đề khẩn cấp, khổ sở, dây dưa thì phần đông chúng ta nghĩ rằng cần phải giải quyết nó riêng rẽ, chứ không lưu tâm xem xét toàn bộ cơ cấu của tất cả những vấn đề. Ta xét nghĩ về vấn đề đó một cách cục bộ manh mún, nhưng cái tâm thức manh mún đích thị là cái tâm thức ti tiện nhỏ nhen; cái tâm thức ấy là tâm thức trưởng giả không phải trong ý nghĩa xấu, mà dùng đó để chỉ rõ thực trạng của tâm thức; tâm thức ấy nhỏ nhen tầm thường khi nó muốn giải quyết riêng rẽ một vấn đề nào của nó. Kẻ nào đang bị sự ganh ghét thiêu đốt, thì muốn hành động ngay tức thời, muốn làm một việc gì, muốn xoá bỏ sự ganh ghét hay ra tay trả thù. Nhưng cái phiền não đặc biệt ấy vốn liên quan sâu xa với nhiều vấn đề khác nữa. Vậy ta phải xem xét toàn bộ cơ cấu của các vấn đề, chứ không phải chỉ lo xem xét riêng một phần nào trong đó.

    Mỗi khi có những vấn đề này thì phải hiểu minh bạch rằng nơi đây chúng ta không lo tìm giải pháp cho một vấn đề nào cả. Như tôi đã lưu ý các ngài rồi, đi tìm giải pháp tức là trốn tránh vấn đề. Sự trốn tránh này có thể êm dịu hoặc đau đớn, có thể đòi hỏi một khả năng trí thức hay những tài năng gì đó, nhưng dù thế nào cũng thế, đó vẫn là trốn tránh thôi. Nếu chúng ta muốn giải phóng, muốn dứt hết tất cả những bức bách áp lực trong các vấn đề của ta, cho tâm thức chúng ta được tịnh định và sáng suốt – vì chỉ trong tự do mới được vậy – thì công việc đầu tiên của chúng ta là đừng lo giải quyết các vấn đề ấy, mà phải hiểu chúng. Hiểu quan trọng hơn giải quyết nhiều lắm. Sự thông hiểu không phải là khả năng hay sự tinh xảo lanh lợi của tâm thức đã thu hoạch nhiều trí thức chi ly phân tích và biết áp dụng những trí thức ấy vào một vấn đề nào nhất định: mà hiểu là thông cảm được với vấn đề. Thông cảm với vấn đề không phải là tự đồng hoá với nó. Như tôi đã nói, muốn thông cảm với một cội cây, một con người, một dòng sông, một cái đẹp phi thường của thiên nhiên, tất mình phải được một niềm thanh thản lắng dịu nào đó, phải có cảm thức tách biệt ra, tách xa hẳn với các sự vật.

    Vậy điều chúng ta tìm học ở đây chính là thông cảm với vấn đề. Nhưng các ngài có nhận hiểu chỗ khó khăn ấy hay không? Mỗi khi có sự thông cảm với bất cứ điều gì, thì tâm niệm về "tự ngã" đã vong bặt. Khi ngài thông cảm với người ngài yêu thương – với vợ, với con, khi ngài cầm tay một người bạn, trong khoảnh khắc ấy – nếu đó chẳng phải là một tình cảm, một cảm giác giả tạo mà người ta gọi là tình thương, mà là một cái gì khác hẳn, một cái gì linh động, mãnh liệt, chân thật – thì lúc ấy toàn cả cơ vị của "tự ngã" đều bặt vong với cả cái tiến trình tư niệm của nó. Cũng thế, thông cảm với một vấn đề có ngụ ý rằng có một sự bất đồng hoà lúc quán sát. Bấy giờ, toàn thân xác, cả óc não và thần kinh – toàn cả thân tâm đều ngừng nghỉ. Trong tâm trạng đó, ta có thể quán sát vấn đề mà không tự đồng hoá, và chỉ trong tâm trạng ấy mới hiểu thấu được vấn đề.

    Kẻ tự nhận là nghệ sĩ có thể họa một cội cây hay viết một bài thơ về cội cây, nhưng tôi e họ không thật sự thông cảm với cội cây. Trong trạng thái thông cảm, tuyệt không có diễn dịch, không có ý thông đạt, không lo tìm những cách thức diễn đạt. Dù ta có tìm cách hay không tìm cách phô diễn một thông điệp bằng những danh từ, ghi vào một bức tranh bằng vải hay khắc bằng đá gì đi nữa, việc ấy kể ra không quan trọng là bao; nhưng hễ ta vừa mống ý diễn bày, muốn xuất đầu lộ diện, muốn đem mình ra bán với buôn, muốn danh vọng tăm tiếng, vân vân, thì ngay lúc ấy sự quan trọng của cái ngã liền xen vào guồng tác động. Hiểu trọn vẹn một vấn đề, tức là thông cảm với vấn đề. Bấy giờ ta thấy rằng vấn đề không quan trọng gì, mà quan trọng là cái tâm thông cảm ấy thôi, và ta không cấu tạo vấn đề gì nữa hết. Nhưng nếu không thông cảm được vây, nếu ta cứ vị ngã duy kỷ tập trung vào chính mình thôi, lo tìm các diễn đạt riêng tư hay lo toan những mục tiêu gì đại loại cũng trẻ con như thế ấy – thì đó là mình tự dấy cho mình thêm lắm vấn đề thôi.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  17. #17

    Mặc định

    Như hôm trước đây tôi đã nói, để hiểu một vấn đề – bất cứ vấn đề nào – ta phải hiểu toàn bộ tiến trình của những dục vọng. Con người vốn tự mâu thuẫn nơi tâm lý tức tự mâu thuẫn trong hành động của họ. Họ nghĩ một điều này và họ lại làm một điều khác. Họ sống trong tâm trạng tự mâu thuẫn, nếu không vậy thì họ chẳng có vấn đề gì cả. Mà sự tự mâu thuẫn xuất hiện là khi ta không hiểu bản chất các dục vọng. Để sống tuyệt không xung chướng mảy may gì cả, ta phải hiểu cơ cấu và bản chất của các dục vọng: đừng dồn ép chúng, đừng kiểm soát chúng, đừng huỷ diệt chúng, cũng đừng thuận chiều theo chúng, như phần đông chúng ta hay làm. Nói thế không có nghĩa là ta ngủ gật đi, hôn trầm đi và chỉ giữ việc chấp thuận cuộc sống với tất cả những truỵ đồi của nó, mà nói thế là tự mình phải nhận thấy rằng mọi xung đột xung chướng, dưới bất cứ hình thức nào, như là những cuộc gây gổ trong gia đình, trong làng nước hay trong xã hội, đều tổn hại tâm thức, khiến cho tâm thức lu mờ và vô cảm giác.
    Như tôi đã nói rồi, một dục vọng tự nó không phải là một trạng thái mâu thuẫn – mà chính các đối tượng của những dục vọng và những phản ứng của chúng với các đối tượng tạo ra mâu thuẫn. Sở dĩ dục vọng lại được liên tục là khi tâm niệm tự đồng hoá theo nó đó thôi.
    Muốn quán sát tất nhiên phải có mẫn cảm: nào mắt, nào tai, toàn bản thể phải linh động, tuy nhiên tâm thức vẫn phải tịnh định. Thế là ta có thể nhìn một chiếc xe đẹp, một người đàn bà đẹp, một toà nhà rực rỡ hay một nét mặt tươi tắn, khôn ngoan: ta có thể quán sát mỗi sự thể ở ngay thật tướng và giữ theo chân kiến ấy. Nhưng thói thường thì chính tâm niệm xen vào tự đồng hoá với dục vọng khiến cho dục vọng có được sự liên tục.
    Điều quan trọng là quán sát mà không xen tư niệm vào. Nhưng các ngài chớ nên lấy điều đó làm một vấn đề. Các ngài chớ bảo: "Làm sao tôi quán sát được, làm sao tôi thấy biết và cảm nhận được mà không cho tư niệm xen vào?". Nếu tự ngài ý thức được toàn cả tiến trình của những dục vọng, ý thức mâu thuẫn phát sinh giữa các đối tượng của chúng, và ý thức chỗ liên tục mà tư niệm đem đến cho dục vọng – nếu ngài nhận thấy toàn bộ máy móc cơ vi ấy tác dụng, thì ngài sẽ không đặt câu hỏi ấy làm gì?
    Muốn tập lái xe, nhờ người ta cắt nghĩa về lý thuyết thôi, không đủ: ta phải ngồi vào cầm tay lái, vặn mở máy, sử dụng mấy cái thắng, tìm học toàn việc lái xe. Cũng vậy muốn nhận biết sự vận hành vô cùng tế nhị của tư niệm và của dục vọng, tất nhiên ta không thể chỉ biết nội có một việc nhờ người dẫn giải cho thôi, ta còn phải quán sát nó, tự mình trực tiếp tìm học nó, như vậy cần phải mẫn cảm, biết nhiếp dẫn thật tinh vi mới được.
    Tôi đã nói rằng đây không chỉ lo giải quyết những vấn đề mà phải hiểu chúng. Chúng chỉ xuất hiện khi nào có mâu thuẫn, có xung dột, mà mọi xung đột đều ngụ hàm sự cố gắng, phải không? Cố gắng để thành công, cố gắng để trở thành, cố gắng để thay cái này cho ra cái khác, cố gắng để tìm thấy điều kia và lìa bỏ điều nọ. Các sự cố gắng như thế luôn luôn bắt nguồn ở một dục vọng nào đó mà tư niệm đem đến sự liên tục. Vậy ta cần phải tìm học toàn bộ tiến trình ấy là thế nào, tìm học chứ chẳng phải lo nhờ một diễn giả chỉ dạy chi, cậy nhờ như vậy tuyệt nhiên không có chút giá trị gì hết. Điều ta nghe ở máy điện thoại có thể nó dễ chịu hay khó chịu, chân thật hay hoàn toàn ngu xuẩn và hư nguỵ: nhưng chính cái điều mà ta nghe được mới là đáng kể, chứ kể chi cái dụng cụ kia đâu. Phần đông người đời đặt sự quan trọng vào dụng cụ. Các ngài chớ tưởng rằng dụng cụ sẽ chỉ dạy các ngài được điều gì: tôi thường nhắc mãi cái thứ mê muội đặc biệt ấy. Các ngài đến đây để tìm học, các ngài đang nghe, chẳng phải nghe người nói thôi, mà nghe chính mình. Các ngài thông cảm với tự tâm mình, các ngài đang quán sát, để nhận rõ hành tung tác động của các dục vọng và sự nảy sinh của các vấn đề. Như vậy là các ngài thâm nhập tự thâm tâm thiết cận của mình và ta chỉ cảm nhận sâu xa tự tâm là khi ta tự quán thật tịnh định, không phải tự bảo mình rằng: "Tôi phải nhận rõ cơ cấu của nó cho kỳ được mới nghe", để rồi sinh vọng động và lao chao táy máy lên. Đây các ngài đang tìm xem một vấn đề xuất hiện cách nào và xem tư niệm kéo dài vấn đề bằng cách giúp sự liên tục cho một dục vọng đặc biệt như thế nào. Vậy nơi đây chúng ta sẽ tìm học xem một vấn đề nảy sinh ra sao và vấn đề chấm dứt ra sao – không phải bằng cách mất thời giờ suy tưởng vấn đề đó, mà bằng cách là chấm dứt nó ngay tức thời.
    Dù với bất cứ một vấn đề nào, chính tư tưởng của ta gia cho nó sự liên tục. Nếu ngài nói với tôi một điều hợp tai, tư niệm tôi liền tự đồng hoá với cái vui tai ấy và muốn ở miết trong đó; thế rồi tôi xem ngài như người thân hữu và muốn thường gặp ngài. Nhưng nếu ngài nói với tôi một lời gì thoá mạ, thì sao? Thì tôi cũng gia cho nỗi phiền giận của tôi được sự liên tục bằng cách tưởng nghĩ đến nó. Điều ngài nói với tôi đó có lẽ là đúng thật, nhưng tôi không vừa ý nên tôi tránh ngài đi, hay tôi muốn tấn công lại ngài. Đó là sự vận hành tạo tác những vấn đề và chúng cứ còn tiếp diễn đấy mãi.
    Thiết tưởng nói thế đã khá rõ ràng. Ta giúp sự liên tục cho điều nào mà ta suy tưởng thường xuyên. Hẳn các ngài thừa biết những tư niệm rối loại của các ngài về gia đình, những kỷ niệm vui thích và những thất vọng của ngài về chính bản thân, chúng trở đi trở lại mãi và như vậy tức là chúng hiện tồn liên tục đấy hoài. Nhưng nếu các ngài bắt đầu nhận hiểu toàn bộ tiến trình ấy mà tự mình tìm học bản chất của cái liên tục ấy, thì ngay khi vấn đề vừa xuất hiện ra, các ngài có được sự thông cảm hoàn toàn với nó, vì tư niệm không chen vào, và do đó, vấn đề liền chấm dứt tức khắc. Các ngài có nghe kịp chăng?
    Thưa các ngài, ta lấy một vấn đề thông thường: muốn cảm thấy mình được an toàn, an ninh. Đó là một trong những nhu cầu của con người mà căn nguyên là ở thú tính. Một sự an toàn an ninh nào về vật chất, dĩ nhiên là cần thiết rồi. Ta phải có một chỗ để ở và phải biết lát nữa đây ăn cơm ở đâu – trừ ra ở Đông phương là nơi có thể thản nhiên nhận lấy sự bất an vật chất để lê chân từ làng này qua làng khác, vân vân. Thực là may hay chẳng may, ta không làm được thế ở xứ này, ta dễ bị bỏ tù vì tội lây lất lang thang với bao cái rắc rối dính liền theo đó…
    Ở thú vật, ở đứa bé, đứa trẻ con, nhu cầu an toàn về thể chất rất là mạnh mẽ. Nhưng nhiều người trong chúng ta lại muốn có sự an ninh tâm lý: trong những gì ta làm, suy tưởng và cảm nhận, ta đều muốn có sự an ninh, sự chắc chắn. Bởi thế nên ta phát khởi cái tâm thức quá đỗi tranh chấp, bởi thế nên ta ganh ghét, tham cầu, đố kỵ, hung bạo, bởi thế nên ta quá đỗi lo toàn về những điều tuyệt đối không quan trọng gì cả. Cái nhu cầu quyết liệt về sự an ninh tâm lý ấy, vốn hiện hữu từ mấy triệu năm rồi mà chúng ta vẫn không bao giờ tự hỏi xem sự thực của nó nằm ở đâu. Chúng ta đã chấp nhận cho rằng chúng ta cần phải có an ninh tâm lý trong những cuộc tương giao với gia đình, với vợ hay chồng, với con cái, với của cải, với cái ta gọi là Thượng đế. Ta phải có sao cho được sự an ninh mới nghe, bất cứ với giá nào.
    Mà đây tôi muốn thông cảm với nhu cầu an ninh tâm lý kia, vì đó đích thực là một vấn đề. Đối với phần đông chúng ta, không cảm thấy mình được an ninh tâm lý, là hỏng chân thất thế, là loạn trí hay trở nên ngơ ngác quái gở lập dị rồi. Ta có thể nhận thấy cái nhìn ngơ ngác quái gở đó trên vẻ mặt của nhiều người. Tôi muốn khám phá xem nhu cầu an ninh này thật sự do đâu mà ra, vì chính sự tham cầu này mà giữa những cuộc tương giao nhân sinh mới dấy khởi lòng ganh ghét, lo âu, thù hằn, cảnh khổ sở mà phần đông chúng ta đang sống. Cứ mong cầu sự an ninh ấy từ hàng triệu năm đã trước nhiễm quá đỗi như vậy rồi, làm sao tâm thức ấy có thể khám phá được bản chất đích thực của nhu cầu kia? Dĩ nhiên nếu tôi muốn khám phá thì tôi phải hoàn toàn thông cảm với nhu cầu ấy. Tôi không muốn nhờ ai dạy cho tôi: như vậy là dại dột – tôi phải tự mình tìm học. Tôi phải khai phá, phải nhận biết nhu cầu an ninh ấy, phải hoàn toàn mật thiết với nó, bằng không tôi không thể nào biết được rằng có hay không cái mà người ta gọi là sự an toàn, an ninh. Chắc chắn đây là vấn đề chính yếu cho phần đông chúng ta. Nếu tôi tìm thấy rằng không có an toàn an ninh gì cả, thì tôi không còn tạo tác ra những vấn đề gì nữa, có phải thế không, vì bấy giờ tôi đứng ra ngoài những cuộc đấu tranh tìm cầu an ninh: hành động của tôi trong các cuộc tương giao với người khác trở thành khác hẳn. Nếu vợ tôi muốn bỏ tôi, thì cứ bỏ, tôi sẽ không lấy đó làm một thảm kịch, tôi sẽ không thù oán ai cả, tôi sẽ không ganh ghét, đố kỵ, nóng giận gì ai cả, vân vân
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  18. #18

    Mặc định

    Tôi thấy bây giờ các ngài nghe tôi rất chú ý. Chắc là vì các ngài quen thuộc với khía cạnh vấn đề này hơn tôi. Cứ riêng tôi thì tôi không muốn làm sự an ninh trở thành một vấn đề. Tôi không muốn tạo tác vấn đề gì hết, dù về kinh tế, xã hội, tâm lý hay về cái gọi là tôn giáo. Tôi thấy rất rõ ràng mỗi vấn đề đều khiến mình hoá ra hôn trầm, vô cảm, và chỉ có cái tâm thức hết sức mẫn cảm mới là thông minh. Và do vì nhu cầu an trú rất đỗi sâu đậm và mãnh liệt nơi mỗi chúng ta đây, cho nên tôi muốn biết coi quả có hay không có sự an ninh an toàn. Nhưng biết được điều ấy là việc rất khó khăn, vì chẳng những từ khi ta còn thơ bé, mà từ cả hồi khởi thỉ xa xưa kia, con người luôn luôn cảm thấy cần được an ninh, an toàn trong việc làm, trong tư tưởng, trong xúc cảm, trong tín ngưỡng, trong những tình cảm ái quốc, trong gia đình, trong của cải tài sản. Chính bởi thế mà ký ức, cùng những truyền thống tập tục, tất cả toàn bộ ấy của quá khứ, đã giữ một vai trò quyết định trong cuộc đời chúng ta.
    Mà mọi kinh nghiệm lại đều tăng gia cảm ý tìm cầu an ninh, an toàn của tôi thêm. Các ngài hiểu chứ? Mỗi một kinh nghiệm đều được ghi vào ký ức, cộng thêm vào mớ tích luỹ sẵn có từ trước.
    Kinh nghiệm tích trữ ấy trở thành cái hậu trường thường trực trong suốt cả đời tôi, và tôi lấy hậu trường ấy để sống những kinh nghiệm mới, thành thử mỗi kinh nghiệm mới này cộng thêm vào hậu trường ký ức kia, tôi nương vào đó để cảm thấy mình an toàn, an trú. Vậy tôi phải nhận thức cái tiến trình qui định trước nhiễm lạ lùng ấy của tôi. Không phải cố lo giải toả thoát ra sự qui định tâm thức kia của tôi, mà phải thông cảm với nó từ phút này đến phút khác. Bấy giờ tôi mới có thể nhận thức được tham vọng cầu an, để không lấy điều ấy làm thành một vấn đề.
    Nói thế rõ ràng chứ? Các ngài muốn hỏi thêm gì không?
    H: Không có thông cảm được vì tâm thức đeo mang gánh nặng của tự ngã.
    K: Thưa ngài, tôi hỏi ngài một câu: thông cảm là gì? Khi tôi hỏi ngài câu ấy, cái gì phát hiện trong tâm thức ngài? Toàn bộ tâm thức qui định của ngài liền vận dụng và ngài mới trả lời; nhưng thật sự ngài đã không nghe câu hỏi. Từ trước ngài từng đã có hay không có nghĩ về điều ấy. Có lẽ ngài có dịp nào nghĩ đến, hay đã đọc ít nhiều về điều ấy trong sách vở và nay ngài lặp lại những gì ngài đã đọc, nhưng ngài không thật sự nghe câu tôi hỏi. Khi có ai bảo ngài: "Hãy thử thông cảm với một cội cây", thì dĩ nhiên là nếu việc ấy có phần nào hứng thú cho ngài, trước tiên ngài phải hiểu rõ điều ấy nó như thế nào trước đã: ngài đến ngồi dưới một tàng cây, hay bên bờ sông hoặc cạnh trái núi hoặc ngài chỉ nhìn vợ hay con. Thông cảm nghĩa là gì? Nghĩa là tuyệt đối không có sự ngăn cách chướng ngại của tư niệm giữa người năng quán với đối tượng sở quán. Người năng quán tất không tự đồng hoá với cội cây, với con người, với dòng sông, với trái núi, với trời mây gì cả; tuyệt chẳng có ngăn ngại gì hết. Nếu có một tự ngã, với sự phức tạp của những tư niệm và của những mớ bận tâm của nó khi nó nhìn cội cây, thì chẳng có thông cảm gì được cả. Thông cảm với một người nào hay với một vật gì, tất phải có khoảng cách, phải có sự im lặng, thân thể, những thần kinh, trí và tâm, toàn bản thể, phải được tịnh định, phải như như bất động hoàn toàn. Ngài đừng hỏi: "Làm sao bất động?". Ngài chớ nên làm sự im lặng hễ cơ vận một vấn đề. Cứ nhận thấy rằng hễ cơ vận của tư niệm hay tác động thì tất nhiên không có cảm thông gì hết… nhưng thế không có nghĩa là phải ngủ gật hôn trầm!
    Chắc ngài chưa từng làm thế bao giờ. Ngài không hề có thông cảm gì với vợ, với chồng, với con cái, với những kẻ mà ngài ngủ, thở, ăn, sống cuộc đời mình cùng chung với họ, có lẽ ngài cũng chưa bao giờ thông cảm với chính mình. Nếu là người Công giáo, ngài đi nhà thờ và tiếp nhận cái mà người ta gọi là Thánh Thể, nhưng có phải là cảm thông thánh thể đâu. Tuân hành như vậy quả là thiếu sự trưởng thành lắm vậy!
    Khi nói thông cảm với thiên nhiên, với núi non, hay thông cảm lẫn nhau giữa người với người, thì phần đông chúng ta đều không biết đó là gì, liền cố tưởng tượng. Ta suy luận về điều ấy rồi bảo: "Chính cái tự ngã đã ngăn ngại sự thông cảm". Xin ngài đừng lấy đó làm một vấn đề khác nữa. Ngài đã có nhiều vấn đề quá rồi. Xin ngài hãy lắng nghe thôi. Đây, ngài đang thông cảm với tôi và tôi thông cảm với ngài. Tôi đang nói chuyện với ngài, và muốn nhận hiểu tôi, ngài cứ lắng nghe thôi. Nghe là chú ý mà không cố gắng, trong đó các thần kinh đều được an nghỉ ung dung. Khỏi cần phải tự nhủ: "Tôi phải lắng nghe đây", rồi cứ mà cứng đơ co quắp và làm căng thẳng những dây thần kinh của mình. Nghe nói có nghĩa là lắng nghe thoải mái ung dung, lặng lẽ, khả dĩ đón nhận những điều mà người nói đang muốn tỏ bày. Điều mà người ấy nói có thể là một điều hoàn toàn ngu xuẩn, hay có thể là một thực tại, và muốn biết rõ, tất phải lắng nghe – nhưng việc lắng nghe dường như là việc rất khó khăn cho ngài. Ngài không lắng nghe đâu, tận nơi tâm trí ngài, ngài đang cãi lẽ với tôi, tạo dấy lên một hàng rào toàn rặt những tiếng những lời.
    Chỗ quan trọng ở đây là tự thông cảm với chính mình một cách dịu hoà và tự tại, để có thể theo dõi mỗi cử động của những tư niệm cùng những tình cảm của mình, y như theo dõi ngọn suối cỏn con vậy: nhận thấy mỗi sự vận hành của tư niệm, mỗi sự chuyển biến của tình cảm, tịnh không màng sửa đổi gì trong đó, tịnh không bảo rằng nó phải hay quấy, tịnh không có những phê phán trưởng giả, ngớ ngẩn, ti tiện nào cả. Cứ quan sát thôi, và do sự quan sát ấy, khi mà ta không tự đồng hoá với một tư niệm nào cả, với một tình cảm nào cả (dù vui thích hay buồn phiền) thì ta mới thấy rằng ta vốn có thể thông cảm với chính mình vậy.
    Phần đông chúng ta muốn được an ninh tâm lý, gắng sức tìm sự an ninh ấy, bởi thế mà gia đình trở thành ác mộng, vì ta lợi dụng gia đình một cách kinh tởm để an định cho kỳ được sự an ninh bản thân. Kế đó lấy quốc gia làm chỗ an ninh cho ta, và ta liền dấn thân lao đầu vào những việc ái quốc xuẩn động. Trong thể chế gia đình, hẳn chẳng có gì là ác hại cả, chỉ khi ta lợi dụng gia đình làm chỗ an ninh, tâm lý cho ta, thì gia đình mới thành cái thuốc độc giết người.
    Muốn sợ điều ấy ta phải thông cảm với lòng tham cầu muốn được an toàn an ninh, cái lòng sở cầu ăn sâu bén rễ quá đậm trong lòng ta rồi. Nó trở đi trở lại mãi dưới xiết bao hình thức: chẳng những trong gia đình thôi, mà cả trong những kỷ niệm và trong sự áp chế hay ảnh hưởng tương sinh trong các cuộc tương giao giữa người với người. Ta nhớ lại những sự việc nào trong các cuộc tương giao ấy khả dĩ làm ta vui thích, sự việc nào đã làm cho ta ít nhiều hy vọng hay ít nhiều bảo đảm gì đó, và ta ẩn náu trong các kỷ niệm ấy. Còn có sự an ninh của việc lanh lợi tháo vát của sở học kiến thức, lại có sự an ninh qua tài năng: ta biết vẽ, ta biết chơi đàn, hoặc ta có một khả năng nào khác.
    Khi ta thông cảm với lòng ham muốn xui khiến tìm cầu sự an ninh, và khi ta nhận thấy chính lòng ham muốn kia đã dấy sinh những sự mâu thuẫn ở nội tâm, vì tuyệt nhiên chẳng có gì trên đời này, kể cả chính bản thân ta đây nữa, chẳng có gì là an toàn, an ninh cả, vừa khi mình nhận thấy ra điều ấy (chẳng phải nhờ ai chỉ bảo cho) và khi mình đã giải quyết trọn vẹn vấn đề rồi, thì mình đã thoát ngay vòng mâu thuẫn, và do đó mà thoát cả sự sợ hãi.
    Nói thế đã đủ cho hôm nay chứ?... không biết có bao giờ các ngài từng được lặng lẽ nơi tự tâm chăng. Khi bước trên đường phố thì tâm thức được hoàn toàn tịch lặng, ta quan sát, ta lắng nghe, mà không tư niệm gì cả. Khi ta cầm lái xe, ta nhìn con đường, nhìn những cây cối, nhìn các xe đang qua qua lại lại, đó là quán sát mà không nhận biết, mà không có sự vận dụng tác động của tư nhiệm. Tư niệm cần vận hành tác động thì nó càng tiêu mòn tâm thức, nó không chừa chỗ cho tính hồn nhiên ngây thơ và chỉ có tâm thức hồn nhiên mới có thể nhận thấy được thật tại.
    16 tháng Bảy 1964
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  19. #19

    Mặc định

    http://www.youtube.com/watch?v=lefKB...feature=g-vrec

    Như tôi đã nói, những sự so sánh, những sự xung đột xung chướng, những sự tranh đua, chẳng những tổn hại ta thôi, mà còn dấy sinh ra sợ hãi nữa. Mà sợ hãi là cả bóng đêm hắc ám, trong ấy không sao có được tình mến yêu, tỏ ngộ, tình thương. Muốn nhận biết sợ hãi là gì, ta hãy tự hỏi coi có bao giờ ta đối diện với sợ hãi hay không, hay ta chỉ có cái ý niệm về sợ hãi thôi, mà như vậy thì khác hẳn. Phần đông chúng ta mắc trong lưới rập của một ý niệm, của một ý kiến, của một phán đoán, của một so lường về sợ hãi, chứ không hề bao giờ tiếp xúc thẳng với sự kiện sợ hãi đó. Đó là chỗ ta cần nhận hiểu ở bề rộng như ở bề sâu thẳm.
    Chẳng hạn như tôi sợ rắn. Trước đây một thời gian tôi có thấy một con rắn và tôi hoảng sợ lên, rồi kinh nghiệm ấy còn lưu lại trong tâm thức tôi nơi ký ức. Rồi đây tôi dạo chơi vào một buổi chiều hôm, và ký ức tôi lại phát động tạo tác ra, khiến tôi sinh sợ gặp phải rắn. Thế là cái ý niệm về sợ hãi quả là bền dai, mạnh mẽ hơn chính là sự kiện tự thể. Thế nghĩa là gì? Nghĩa là chúng ta không hề bao giờ tiếp xúc với ý niệm của ta về sợ hãi đấy thôi. Các ngài hãy quán sát mình trực chỉ xem. Rồi các ngài sẽ thấy ra rằng những ý niệm của ta dấy khởi các sự vật, quả không thể nào xoá bỏ đi một cách giả tạo được. Các ngài cần tự hứa phải gặp thẳng sự việc không qua ý niệm, nhưng rồi không thể được. Trái lại, nếu thật sự ngài thấy đích xác rằng ký ức và dấy niệm vốn ngăn ngại ngài không cho trực chỉ thông cảm được với sự kiện – sự kiện sợ hãi, sự kiện ganh ghét, sự kiện tử vong gì đó – các ngài sẽ thấy ra rằng giữa ngài hiện lên những tương quan khác hẳn giữa ngài với sự kiện.
    Đối với phần đông chúng ta, ý niệm rất trọng hệ hơn hành động. Không bao giờ chúng ta hành động trọn vẹn cả. Luôn luôn ta hạn cuộc hành động bằng một ý niệm, bằng cách thích ứng hay diễn dịch sự hành động thể theo một công thức một khái niệm, do đó tất nhiên nào có hành động gì đâu, hay đúng hơn, hành động như vậy quá đỗi bất tức, dấy sinh thêm lắm vấn đề. Nhưng hễ ta nhận chân sự thể lạ lùng ấy, là hành động liền trở nên mãnh liệt phi thường, vì hành động ấy không còn lo phụ họa theo một ý niệm.
    Sợ hãi không phải là một sự trừu tượng, luôn luôn sợ hãi liên quan với một điều gì. Tôi sợ sự chết, sợ dư luận, sợ mình không khả ái, sợ mình không được thiên hạ biết đến, sợ không thành công, vân vân. Danh từ sợ hãi đâu phải là sự kiện sợ hãi: danh từ chỉ là biểu tượng của sợ hãi mà thôi; mà đối với phần đông chúng ta, biểu tượng lại trọng hệ hơn sự kiện, cả trên bình diện tôn giáo lẫn ở mọi bình diện khác. Thế nhưng có thể nào chúng ta thoát ly khỏi những diễn tả, những biểu tượng, những ý niệm, để quan sát mọi sự việc mà không phải diễn dịch, thậm chí cũng không tự bảo là mình phải lo quán sát nữa? Không dấy một niệm gì về sự việc ấy?... Nếu ta tiếp xúc một sự kiện với sẵn một ý niệm về sự kiện đó, thì thật ra, ta chỉ tiếp xúc với những ý niệm mà thôi. Điều quan trọng là phải nhận hiểu rằng khi ta quán sát một sự kiện xuyên qua một ý niệm, thì ta không thông cảm mảy may gì với sự kiện ấy. Nếu ta muốn cùng thông cảm, thì ý niệm tất nhiên phải hoàn toàn giải trừ mới được.
    Đây chúng ta hãy từ đó mà tiến tới xem rồi sẽ đến đâu. Sự kiện là ngài sợ cái chết, sợ những gì người nào đó sẽ nói, sợ rất nhiều việc. Khi ngài không xét sự kiện ấy xuyên qua một khái niệm, một ký ức, thì thế nào? Thì trước hết, tất nhiên không còn sự phân cách với đối tượng sở quán. Căn nguyên của sự phân cách đã bị xoá bỏ, và tức nhiên ngài liền trực chỉ tiếp xúc với cái cảm giác mà ngài gọi là sợ hãi ấy. Cái "tự thể của ngài" với những ý kiến của nó, những ý niệm, những phán đoán, những trốn tránh, những khái niệm, những ký ức gì đó của nó, cả thảy đều vong bặt, và chỉ còn có mỗi một "cái đó" mà thôi.
    …Việc chúng ta đang cùng làm đây rất đỗi khó khăn, không phải là một cuộc mua vui tiêu khiển. Tôi cảm thấy khi rời khỏi trại này hôm nay, có thể ta thoát ly toàn triệt sâu thẳm khỏi sự sợ hãi – để mà làm một con người đúng nghĩa.
    Vậy đây ta đối diện với một sự kiện, sự kiện là cảm giác hay sự lo ngại mà ta gọi là sợ hãi. Sự kiện này do một ý niệm dấy sinh. Ngài sợ sự chết chẳng hạn (tôi lấy đấy để làm tỉ dụ). Cứ thói thường, thì cái chết không phải là một sự kiện đối với ngài, mà chỉ là một ý niệm. Sự kiện này chỉ xảy ra cho ngài trong khoảnh khắc là ngài sắp chết mà thôi. Ngài đã chứng kiến nhiều cái chết và tin chắc rằng chính ngài cũng sẽ chết, sự việc ấy trở thành một ý niệm, dấy sinh lên niềm sợ hãi nơi tâm thức ngài. Chính xuyên qua cái ý niệm này ngài xét về cái chết, như vậy tức là ngài không tiếp xúc trực chỉ với cái chết. Thế là có một khoảng cách giữa người năng quán với đối tượng sở quán đấy rồi. Chính trong khoảng cách ấy tư tưởng xuất hiện, mà thoả thuận là dấy niệm, là đặt ra thành lời, là ký ức đứng ra chống đối với sự kiện. Nhưng hễ chỗ cách khoảng ấy không có, nghĩa là hễ tư tưởng bặt vong – tức hễ vong bặt thời gian – là ngài liền sống trọn vẹn với sự kiện, thì bấy giờ chính cái sự kiện hành sử ngài, chứ chẳng phải ngài hành sử nó.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  20. #20

    Mặc định

    Mong các ngài nhận rõ mấy điều đó… hay điều ấy có khó hiểu chăng, giữa một buổi mai nóng bức thế này?...
    Các ngài thấy đấy chăng, tôi nghĩ rằng sống với một sự sợ hãi, bất cứ thứ nào, quả là "ác hại", nếu tôi dùng được danh từ này. Ác Hại, là sống với sự sợ hãi, vì sợ hãi dấy sinh hận thù, sợ hãi làm thiên lệch tư tưởng và tổn hại cả cuộc sống. Vậy tuyệt đối người tu hành cần phải hoàn toàn thoát ly khỏi sợ hãi, cả ở ngoại cảnh lẫn trong nội tâm. Đây hẳn tôi không nói cái phản ứng hoát nhiên của thân xác tìm phương tự bảo vệ, vì đó là cuộc phản ứng tự nhiên. Thường nhiên bỗng dưng ta gặp phải một con rắn, tất nhiên ta phải nhảy sang để tránh xa: đó chỉ là một bản năng tự vệ ở thể xác, và nếu không có cái bản năng ấy thì đúng là bất thường rồi. Nhưng cái ý cầu chỗ an trụ nơi tâm nội, tức về mặt tâm lý, bất cứ ở giai tầng nào của bản thể ta, đều nuôi lớn sự sợ hãi. Vậy ta có thể nhận thấy rằng cốt yếu tâm thức đừng bao giờ làm môi trường để nuôi lớn mầm mống sợ hãi.
    Nếu chú tâm nghe kỹ những điều vừa nói hôm nay, thì các ngài đã hiểu rằng sự sợ hãi không hề trú tại hiện tiền, mà luôn luôn trú ở vị lai. Sự sợ hãi do tư tưởng đề khởi: tưởng niệm về những gì có thể xảy đến ngày mai, hay lát nữa. Thế là sợ hãi, tư tưởng và thời gian, đồng hành với nhau, và nếu ta muốn hiểu sợ hãi và tiến vượt quá nó, tất nhiên ta phải hiểu tư tưởng và thời gian vậy. Mọi tư tưởng có tính cách so sánh tất phải dứt bặt, dứt bặt hết mọi ý hướng động niệm cố gắng – trong đấy hàm có cái ý tranh đua, có sự tôn thờ thành công, có cái ý muốn trở thành một nhân vật. Khi toàn bộ tiến trình ấy được nhận hiểu, tức ta không còn những xung chướng nơi tâm thức, có phải thế không? Tức tâm thức không còn vướng mắc trong trạng thái tổn hại, vì nó có thể xét thẳng sự sợ hãi thay vì làm môi trường chấp chứa dung dưỡng sợ hãi. Sự thoát ly ấy quả là cốt yếu cho kẻ muốn hiểu được thế nào là diệu tác.
    Đối với phần đông chúng ta, cuộc đời là cả một thói quen buồn tẻ trong ấy không có gì thật sự mới mẻ, vì hễ cái mới nào vừa phát sinh, thì ta cứ tống nhập nó vào những tập quán của ta liền. Chẳng hạn một họa sĩ khởi sự một bức hoạ; trong một khoảnh khắc ngắn ngủi vốn phát hiện một cái gì mới mẻ, nhưng nó lại vội vàng thoáng đi; rồi nào vui thích, nào đau khổ, nào những ước vọng gì đó: tất cả thứ ấy đều thành thói quen và nhàm chán. Cuộc phấn đấu triền miên như vậy rất ít ý nghĩa. Ta cứ mãi lo tìm cầu những cái mới lạ. Về xinê, về hội họa, ta muốn một cái gì đó mà không thể đem diễn dịch bằng những phạm trù quen thuộc. Ta ước tìm được một ngón gì, một kỹ thuật gì tiểu xảo, khả dĩ thoả mãn được ý ta muốn tự phô bày – nhưng rồi cả thảy đều rơi trong buồn chán, trong xấu xí, trong nỗi chê nhàm, vì ta không thoát khỏi cái tâm thức cảm nhận: vừa gặp cái mới thì ta tri nhận nó liền và ta chôn nó lẫn vào cái cũ. Tiến trình tri nhận, đối với phần đông chúng ta, vốn vô cùng trọng hệ, vì tư tưởng luôn luôn chỉ tác dụng trong môi trường của điều quen thuộc.
    Hễ ta vừa nhìn nhận một điều gì, thì điều ấy không còn mới lạ nữa. Các ngài hiểu kịp chăng? Sự giáo dục của ta, kinh nghiệm của ta, cuộc sống hằng ngày của ta, tất cả toàn là một tiến trình tri nhận, toàn một sự lặp lại liên miên, gia sự liên tục cho cuộc sống của ta. Rồi với tâm địa vướng phải tiến trình ấy, ta muốn biết coi có hay không có cái mới: ta muốn biết có hay không có một Thượng đế. Nhưng chính điều quen thuộc khiến ta sợ hãi điều xa lạ, thế rồi ta tự nhủ: "Tôi phải khám phá điều xa lạ, phải nhìn ra nó và đưa nó vào điều quen thuộc". Cuộc truy tầm của ta cốt yếu là như thế đó, ở hội họa, ở âm nhạc, ở mọi địa hạt: truy tầm cái mới để diễn dịch nó bằng những cái cũ.
    Thế nhưng tiến trình nhìn nhận và diễn dịch đó, tức những tác động và những tác phẩm đó, nào phải là diệu tác đâu. Tuyệt đối không thể phô diễn điều xa lạ. Cái mà người nào đó có thể diễn tả được, thì nó là sự diễn dịch hay sự tri nhận về những gì mà người đó tự gọi cho là điều xa lạ. Vậy tự các ngài phải tìm thấy thế nào là diệu tác, bằng không thì cuộc sống của các ngài sẽ trở thành đời sống nhàm chán thường nhật, không thay đổi gì, không chuyển hoá chi, khiến ngài rất chóng nhàm chán. Sáng tạo là sự vận hành của chính sự sáng tạo, chứ không phải là việc diễn dịch sự vận hành của chính sự sáng tạo, chứ không phải là việc diễn dịch sự vận hành vào một bức tranh, vào âm nhạc, vào trong một quyển sách hay trong những cuộc quần sinh giao tiếp.
    Vả lại, chúng ta chấp chứa nơi ta hằng bao triệu năm những ký ức, những bản năng, và cái mống tâm thúc đẩy khiến ta vượt khỏi đi hết tất cả cùng phát tự ở trong tâm thức ta nữa. Xuất xứ từ hậu trường của quá khứ ấy, phát sinh lên cái ý muốn tri nhận được cái mới, nhưng cái mới lại là một cái gì khác hẳn – là tình thương – và cái tâm thức đang sa lầy trong tiến trình của cái cũ mà đi tìm nhìn nhận cái mới, tất nhiên chẳng tri nhận được gì cả.
    Đây là một trong những điều hết sức khó diễn tả, tuy nhiên tôi muốn trao truyền cho các ngài, nếu được, vì cái tâm thức mà không ở trong trạng thái diệu tác này, tất nó vẫn làm tổn hại mãi. Tâm trạng ấy xuất thế, vĩnh cửu. Nó không so sánh, không ích dụng, không một mảy may giá trị gì đối với sự hành động, các ngài không thể sử dụng nó để tô vẽ mấy bức họa tầm phào của các ngài được, để viết những bài thơ bài phú. Nhưng không có nó, lại quả chẳng có chi là tình thương được hết. Cái tình thương của ta được biết đây, toàn là ganh ghét thôi, cái tình thương của ta trú trong tường lũy của hận thù, của lo âu xao xuyến, của thất vọng, của khổ sở, của bao đối nghịch xung chướng vậy, đâu có gì trong đó mà gọi là tình thương được. Tình thương tự vạn cổ vẫn mới lạ, không thể tri nhận được nào. Đã chẳng bao giờ trụ tại một thể tướng, tất nhiên tình thương là tâm thái có tính cách tột độ vô sở định. Và chỉ trong tình thương ấy ta mới hiểu được thực tại phi thường gọi là sự sáng tạo diệu tác kia – tức là Thượng đế, nếu ngài không đặt cho nó một danh xưng gì khác nữa. Kẻ đã hiểu được các giới hạn của cái đã biết và tất nhiên thoát ly với cái đã biết, chỉ cái tâm thái ấy mới là cái tâm thái sáng tạo diệu tác, trong tâm thái ấy tuyệt chẳng có yếu tố tổn hại suy đồi nào cả.
    Các ngài muốn hỏi thêm chăng về mấy điều vừa nói hôm nay?
    H: Sự nhận thức mình có ý chí cá thể, phải chăng là nguyên nhân của sợ hãi?
    K: Chắc vậy. Nhưng ngài hiểu thế nào là "cá thể"? Ngài có phải là một cá thể không? Ngài có một thể xác, một tên tuổi, một trương mục ở ngân hàng; nhưng nếu nội tâm ngài bị trói buộc, bị tàn phế, bị hạn cuộc, thì ngài có là một cá thể được không? Cũng giống như thiên hạ, ngài bị qui định trước nhiễm đấy, có phải thế không? Và tất cả điều xuất sinh từ cái cùng hạn cuộc là sự qui định trước nhiễm của ngài mà ngài gọi là cá thể ấy, hết tất cả: nào những khổ phiền của ngài, nào những thất vọng của ngài, những ganh ghét của ngài, những sợ hãi của ngài. Sự thể hạn hẹp và manh mún ấy, với cái linh hồn cá thể, với cái ý chí của nó, và tất cả cơ lộn xộn đảo điên nhỏ nhen của nó, ngài lấy đấy làm hãnh diện lắm. Chính với cái ấy ngài muốn khám phá Thượng đế, khám phá chân lý, khám phá tình thương, ngài không khám phá như thế được đâu. Tất cả những gì ngài làm được là nhận thức cái manh mún của chính mình đấy, vì bao đấu tranh của nó, và nhận thấy rằng cái manh mún ấy không bao giờ trở thành được cái toàn thể. Cây căm dù có làm gì đi chăng nữa, nó không thể thành được bánh xe. Vậy cần phải tự vấn tâm mình để hiểu được cuộc sống phân biệt, hẹp hòi, hạn cuộc, cái gọi là cá thể ấy.
    Điểm quan trọng trong tất cả mọi điều này, không phải là ý kiến của ngài hay ý kiến của tôi, mà quan trọng là tìm thấy sự thực. Và để phát thấy sự thực, tâm thức phải không sợ hãi, tâm thức phải rỗng rang trút bỏ khỏi sự sợ hãi đến độ nó được hoàn toàn ngây thơ. Chỉ từ lòng ngây thơ thì sự sáng tạo mới phát hiện được
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 112
    Bài mới gởi: 21-05-2019, 08:28 AM
  2. Bí ẩn cuộc sống sau khi chết!!! (Tổng hợp)
    By dc_bac in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 22
    Bài mới gởi: 17-12-2012, 11:36 AM
  3. Vòng tái sinh
    By TuTam in forum Thông thiên học
    Trả lời: 16
    Bài mới gởi: 08-07-2012, 03:10 PM
  4. Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 31-05-2012, 12:09 AM
  5. Năng lực trí tuệ - chương 7
    By phúc minh in forum Mật Tông
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 25-05-2011, 10:07 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •