kết quả từ 1 tới 2 trên 2

Ðề tài: Nguồn gốc mật tông

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Nguồn gốc mật tông

    Mật Tông

    HT. Thích Thiện Hoa


    http://www.thientinhmat.net/images/news/pbt5.jpg

    1. Duyên Khởi Lập Tông

    Tôn này thuộc về Ðại-thừa, thờ Ðức Ðại Nhựt Như Lai (Tì Lô Giá Na) làm giáo chủ. Ngài Kim Cang Bồ Tát đích thân chịu làm lễ quán đảnh, kế thừa pháp mầu nhiệm của Ðức Ðại Nhựt Như Lai, vì thế cho nên tôn này gọi là Mật Tôn hay Chơn ngôn tôn (lời dạy chơn thật mầu nhiệm, bí mật).

    Ngài Kim Cang Bồ tát truyền cho Ngài Long Thọ; Ngài Long Thọ truyền cho Ngài Long Trí; Ngài Long Trí truyền cho Ngài Thiện Vô Uý Tam tạng và Ngài Kim Cang Trí Tam tạng.

    Vào đầu đời Ðường, hai Ngài Vô Uý và Kim Cang sang Trung Hoa, rộng truyền bí pháp Mật tôn.

    Ngài Vô Uý truyền cho Ngài Nhất Hạnh Thiền sư. Ngài Nhất Hạnh Thiền sư sớ thích kinh Ðại Nhật làm cho giáo nghĩa của Mật tôn được rõ rệt ở Trung Hoa. Còn Ngài Kim Cang Trí thì truyền giáo pháp cho Ngài Bất Không Tam tạng. Ngài sau này truyền cho Ngài Huệ Quả Hòa thượng, Ngài Huệ Quả truyền cho Ngài Không Hải là một Ðại sư người Nhật. Ngài Không Hải về sau trở thành vị tổ Mật tôn ở Nhật.

    Mật tôn có nhiều phái:

    a) Mật tôn ở Trung Hoa

    b) Mật tôn ở Nhật thường gọi là Ðông mật

    c) Mật tôn ở Tây tạng tức là Lạt ma giáo, hay là Tạng Mật.

    Kinh điển của Mật tôn.- Tôn này nương vào hai bộ kinh lớn làm cội gốc bộ kinh đại Nhật và kinh Kim Cang Ðảnh. Nếu kể thêm ba bộ kinh Tô tất địa, Du ký và Yếu lược niêm tụng, thì thành ra năm bộ kinh về Mật tôn.

    Ðức Ðại Nhựt Như Lai, (hay Tỳ Lô Giá Na) là thế nào? Như chúng ta đã thấy ở đoạn đầu, Tôn này thờ Ðức Ðại Nhựt Như Lai, (hay Tỳ Lô Giá Na) làm Giáo chủ và Ngài Kim Cang Bồ Tát (tức Ngài Kim Cang Tát Ðỏa) băng phương pháp quán đảnh đã nhận lãnh pháp mầu nhiệm của Ðức Ðại Nhựt Như Lai để truyền thừa Tôn này.

    Nhưng Ðức Ðại Nhựt Như Lai, (hay Tỳ Lô Giá Na) là thế nào?

    - Như chúng ta thường nghe nói Phật có 3 thân là: Pháp thân, Báo thân và Ứng thân.

    1. Pháp Thân, hay từ tánh thân là pháp giới chơn tịnh của các đức Như Lai, làm sở y bình đẳng cho Báo thân và Ứng thân; Pháp Thân tức là thể tánh thân tịnh có đầy đủ công đức, thật tánh bình đẳng của hết thảy các pháp.

    2. Bảo Thân, hay thọ dụng thân, là thân của các Như Lai do thành tựu công đức tu hành trãi qua ba đại kiếp mà được.

    3. Ứng Thân, hay biến hóa thân, là thân chư Phật do trí thành sở tác mà biến hóa ra thành vô lượng thân, ứng theo căn cơ của chúng sanh mà hóa độ. Như đức Phật Thích Ca là ứng thân của Phật trong cõi Ta-bà này. Vậy đại Nhựt Như Lai (hay Tỳ Lô Giá Na), không phải là đức Phật Thích ca như một số người lầm tưởng, mà chính là pháp thân Phật.

    Theo các tôn phái khác thì pháp thân không có hình tướng, không thuyết pháp chỉ báo thân và ứng thân, như đức Phật Thích Ca mới có hình tướng và nói pháp.

    Theo Mật tôn thì có chia ra làm hai loại giáo pháp; Hiển giáo và Mật giáo.

    Những lời dạy của ứng thân Phật, như đức Phật Thích Ca thì tủy theo căn cơ của mỗi chúng sanh mà chỉ dạy, tức là pháp môn quyền thiệt hay là Hiển giáo.

    Còn Mật giáo là những pháp môn mầu nhiệm, bí mật mà chỉ những vị đại Bồ tát, nhờ trí huệ sáng suốt, mới cảm thông, họ lãnh được của pháp thân Phật, như Ngài Bồ tát Kim cang Tát đỏa, nhờ quán đảnh mà thừa tiếp pháp mầu nhiệm của Ðức Ðại Nhựt Như Lai, (hay Tỳ Lô Giá Na).

    Tóm lại, Mật tôn thuộc về Mật giáo. Vị Giáo chủ bí mật là Ðức Ðại Nhựt Như Lai, (hay pháp thân Phật). Còn vị sơ tổ của tôn này là Ngài Bồ tát Kim cang Tát đỏa là vị Bồ tát đã chép lại kinh Ðại Nhựt và kinh Kim Cang Ðảnh.

    II. Tôn Chỉ Và Giáo Lý Căn Bản.

    1. Lục đại: Mật tôn chủ trương Lục đại là chơn thật thể của vũ trụ. Lục đại đà: địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, không đại và thức đại. Lục đại là bản nguyên của các tánh năng sinh (sinh ra), năng lưu (lưu xuất ra).

    Trong lục đại thì năm đại trước thuộc về vật, đại cuối cùng (thức đại) thuộc về tâm. Sau đại này mỗi mỗi đều dung thông, không ngăn ngại, thâu nhiếp lẫn nhau, làm nhân làm duyên cho nhau mà sinh ra các pháp.

    Lục đại bao hàm 3 phương diện:

    Thể đại, tức là bản thể chung cùng của vũ trụ.

    Tướng đại, tức là hình tướng của sự vật và chúng sanh.

    Dụng đại, tức là ngôn ngữ, động tác, cong dụng của mỗi sự vật.

    Vũ trụ vạn hữu không có cái gì ra ngoài thể đại, tướng đại, dụng đại.

    Thể, tướng, dụng là chúng ta dùng trí lực chia chẽ ra như thế để dễ quán sát; chứ thực ra ba phương diện ấy không thể rời nhau, không thể tồn tại riêng rẽ được. Ngoài thể đại, thì tướng đại và dụng đại cũng không thể có được; ngoài tướng đại thì thể đại và dụng đại cũng không thể có được. Vì vậy xét một phương diện thì rõ được cả ba.

    Như chúng ta đã thấy ở đoạn trên: sáu đại dung thông, thâu nhiếp lẫn nhau, và ba phương diện: thế, tướng , dụng cũng không thể rời nhau, nên vũ trụ vạn hữu, mặc dù muôn hình vạn trạng, rộng lớn vô biên, vẫn có lý dung thông vô ngại, châu biến khắp tất cả. Cái đó gọi là lý tánh hay chơn như. Lý tánh hay chơn như là nồng cốt của sự tướng nhưng nếu không có sự tướng, thì chơn như hay lý tánh cũng không thể biểu dương được. Lý tánh và sự tướng là hai khía cạnh tịnh và động của nhất như. Nói tóm lại, có lý tức có sự, có sự tức có lý. Lý tánh của vũ trụ vạn hữu cũng tức là Phật tánh. Như vậy, Phật tánh đều sẵn có trong mọi chúng sanh, trong mọi hình thức.

    Muốn chứng ngộ Phật tánh, muốn thể nhập chơn như, trước tiên phải quan sát sự tướng, sự tướng có thể gồm trong bốn loại sau đây tức là bốn Mạn trà- la.

    2.- Bốn Mạn trà- la: Mạn trà- la nghĩa là tròn trịa đầy đủ, rộng lớn không lường. Bốn pháp Mạn trà- la, hay gọi tứ Mạn tưởng đại, là bốn tướng rộng lớn, đầy đủ của bản thể do sáu đại mà biến hiện ra. Bốn pháp Mạn trà- la là:

    đại Mạn trà- la.- nghĩa rộng là thân của các loài hữu tình trong mười pháp giới, là sắc tướng của môn pháp trong vũ trụ, các sắc tướng của môn pháp trong vũ trụ, y theo lục đại mà hiện.

    Nghĩa hẹp là chỉ cái sắc tướng trang nghiêm của Phật, Bồ tát được thể hiện trong các pho tượng chạm trổ, tô vẽ.v.v...

    Tam muội gia Mạn trà- la.- nghĩa rộng là hết thải các cơ khí trong vũ trụ, những vật dụng thường ngày của chúng sanh, hay rộng hơn nữa là cái đặc tánh riêng biệt của mỗi pháp, núi, sông, cây cỏ...nghĩa hẹp là chỉ những vật mà Phật và Bồ tát thường cầm như hoa sen, ngọc bửu châu, cành dương liễu để tiêu biểu cho lời thề nguyện hay cái đặc tánh thù thắng riêng của quý Ngài trong việc cứu độ chúng sanh.

    Pháp Mạn trà- la. -nghĩa rộng là hết thảy âm thanh, lời nói, hình ảnh, tên gọi, ký hiệu trong vũ trụ. Nghĩa hẹp là chỉ cho những chủng tử hay chơn ngôn của các đức Phật hay Bồ tát. Chủng tử ở đây tức là chữ cái. Chữ tiêu biểu cho bản thể của Phật và Bồ tát, như chủng tử của đức Ðại Nhựt Như Lai (đọc là A), chủng tử của Ngài Kim Cang Tát đỏa (đọc là Hùm). Còn chơn ngồn tức là Mật chú, và danh hiệu của Phật, Bồ tát cùng tất cả văn nghĩa trong các kinh điển.

    Yết ma Mạn trà- la:- Yết ma là cử động làm các sự nghiệp. Vậy nghĩa rộng của Yết ma Mạn trà- la là chỉ cho hết thảy động tác của chúng sanh và môn vật. Nghĩa hẹp là chỉ cho hết thảy oai nghi động tác của chư Phật và Bồ tát để làm các sự nghiệp độ sinh.

    Bốn Mạn trà- la này đồng thời tồn tại, đã có một Mạn trà- la, tức phải có ba Mạn trà- la kia. Bốn Mạn này Phật, Bồ tát và chúng sanh đều có. Bốn mạn của Phật không lìa bốn mạn của chúng sanh; bốn mạn của chúng sanh không lìa bốn mạn của Phật. Vì thế, kinh thường gọi là bốn mạn không lìa nhau.

    III. Phương Pháp Tu hành

    Cũng như các tôn phái khác trong Phật Giáo, sự tu hành của Phật tôn có hai phương diện: Sự và Lý, hay nói theo danh từ của Mật tôn là Giáo tướng và Sự tướng.

    Sự tướng là tất cả những thực hành như tụng chú, kết ấn, cúng dường, lập đàn ...Tất cả những thực hành ấy phải theo đúng khuôn phép nhất định, chứ không thể dùng ý riêng mà làm càn được.

    ''Giáo tướng'' là tất cả những ý nghĩa sâu xa mầu nhiệm mà chư Phật và Bồ tát đã rút ra trong sự tướng để dạy chúng ta.

    Người tu hành phải học tập và thực hành cả hai phương diện ấy, không được thiên bỏ bên nào. Không học giáo tướng thời không lãnh hội được ý nghĩa của sự tướng để làm cho đúng. Không học sự tướng thì hết thảy đều là nói suông. Giáo tướng thì có thể nương theo kinh điển mà học hỏi; còn sự tướng thì phải có các bậc A xà lê, tức các vị truyền đạo của Mật tôn, truyền cho mới biết được.

    Ngoài sự tu hành thường ngày, phương pháp tu hành trọng yếu của Mật tôn là Tam mật.

    Tam mật là phương pháp tu hành mầu nhiệm dựa trên thân. Ngữ, ý. Tam mật gồm có: Thân mật, ngữ mật (khẩu mậy ) và ý mật.

    Như trên đã nói , chúng sanh và đức Như Lai đều có sáu đại làm thẻ, bốn pháp Mạn tà la làm tướng, không sai khác. Vậy Như Lai và chúng sanh thì thể tướng mật. Như đức Ðại Nhựt Như Lai đều có tam pháp giới là thân mật, hết thảy tiếng tăm là ngữ mật. Cái thức lớn bao khắp tất cảlà ý mật. Còn chúng sanh , thì tay băý aán là thân mật, miệng niệm chơn ngôn là ngữ mật, tâm chuyên vào tam-ma-địa (thiền định) là ý mật.

    Nhưng Phật và chúng sanh khác nhau ở tịnhvà nhiễm, ngộ và mê, giải thoát và ràng buộc. Vậýc muốn được như Phật , phải tu hành theo phép tam mật. Nhờ tay bắt ấn mà tịnh được thaan nghiệp, miệng niệm chơn ngôn mà tịnh được khẩu nghiệp, trs quán tưởng đức Ðại Nhựt Như Lai mà dẹp được vọng tưởng, ý nghiệp được thanh tinh. Sự tu hhành tam mật có thể chia làm hai giai đoạn lớn.

    Giai đoạn đầu gọi làtam mật gia trì. Trong giai đoạn này, sau khi hành-giả đã làm chủ được thân, ngữ, ý rồi thìtâm thủy ( tâm vắng lặng như nước đứng yên ) cả mình được ánh sáng mầu nhiệm của Ðịa Nhựt Như Lai chói rọi vào, tức là "Gia"; Và tâmthùyminh cùng cảm chịu, thu nhận được ánh sáng mầu nhiệm ấy tức là "Trì". Một bên thì "Gia", một bên thì"Trì", hai bên thừa tiếp nhau nên gọ là Tam mật gia trì.

    Giai đoạn thứ hai gọi là Tam mật du già. Khi giai đoạn Tam mật gia trì đã thuần thục, thì ánh sángcủa đưc Ðại Nhựt Như Lài là ánh sáng ttrong tâm thủy của hành-giả hiệp nhau ( du già) không sai không khác, thì gội là "Tam mậu du già". Ðến đây tức là công phu tu hành hữu tướng tam mật đã thành tựu .

    IV. Quả Vị Tu Chứng

    Hành-giả sáu khi đã thành tựuTam-mật hữu tướng, thông suốt được ýnghĩa mầu nhiệmcủa bốn mạn-trà-la, thì nhất cử, nhaạt động đều rập khuốnđung theo oai nghi của Phật , làm lợi lạc cho chúng sanh một cách tự nhiên, có làm tất cả mọi việc lợi ích mà như không làm. Ðó tức là vô tướng tam mật.

    Ðến độ vô tướng tam mậtthì mọi hành vi cử động đều tòan là ấn cả, hết thãy lời nói đều là chú và chơn ngôn, hết thãy ý nghĩ đều là diêu quán cả. Do đó mà trong kinh có câu nói sau đây để hình dung hạng người đã chứng được vô tướng tam mật: "mỡ miệng ra tiếng, chơn ngôn diệt tội; dơ tay động chân, đều thành mật ấn; theo việc khởi niệm, diệu quán tự thành".

    Ðó cũng là ý nghĩa của bốn chữ"tức thân thành Phật "; nghĩa là hiện đời thành Phật .

    V. Kết Luận

    Sự lợi ích tu về Mật tôn, đến khi kết quả cùng tộtcũng đồng một mục đích như các pháp môn khác; nghĩa là ba nghiệp thanh tịnh. Thaan ngồi trì chú, tay bắt ấn, nên thân không làm các việc tội ác, vì thế mà thân nghiềp được thân tịnh (thân mật). Miệng đọc thần chú, nên miệng không nói các điều tội lỗi, vì thế mà khẫu nghiệp được thanh tịnh (nhữ mật). Tâm tưởng chú hoặc quán tưởng những chữ thần chú, nên tâm không nghĩ tưởng những điều tội lỗi, vì thế nên ý nghệp được thanh tịnh ( ý mật) Kinh chép: "Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương".nghĩa là:nếu ai ba nghiệp chướng thanh tịnhthì được về tây phương đồng ở với Phật .

    Trì chú có rất nhiều lợi ích, như trì chú vãng sánhẽ nhỗ sạch hết gốc rễ của nghiệp chướngvà được sanh về Tịnh độ (bạt nhứt thế nghiệp chướng căn bản, đắc sanh Tịnh độ Ðà-la-ni); trì chú lăng nghiêm sẽ được tiêu trừ các oan gia nghiêp chướng và tình ái-dụcnặng nề từ nhiều kiếp trước, như ông A-nan và bà Ma-Ðăng-Già ( xin quý vị xem quyển Ðại cương Lăng nghiêm về đoạn nói lớiich trì chú Lăng nghiêm); trì chú phổ am sẽ tiêu trừ được phục thi cốt khí các yêu tinh quỷ quái trong gia trạch; triều ttrì Ngủ bộ chú hay Ðaị bi thập chú sẽ được phước huệ tăng long, tùy tâm hành-giả cầu như thế nào, sẽ được mãn nguyện như thế ấy.

    6.- Pháp Hoa Tông Hay Là Thiên Thai Tông

    I. Duyên Khởi Lập Tông

    Thiên thai tôn được khởi xướng từ Bắc tế. Do Ngài Huệ văn Thiền sư dựa vào bộ tríd độ luận mà lập ra pháp ''Mhứt tâm quan quán''. Pháp quán này được truyền cho Ngài Nam Nhạc Huệ Tự Thiền sư. Ngài Huệ Tự lại truyền cho Ngài Trí Giả ở núi Thiên Thai. Ngài Trí Giả là một bậc đại sư , y theo kinh pháp hoa, bổ yúc thêm cho pháp ''Mhứt tâm quan quán'' được hoàn bị và lâop thành một tôn pháp có uy thế ở núi Thiên Thai. Dooó mới có tên là Thiên Thai tôn (hoặc gọi Pháp hoa tôn). vị đại đệ tử của Ngài Trí Giả là Ngài Chương An Ðại sư ghi chép lại những lời của Thầy, làm ra nhiều bộ luận có giá trị, để làm cơ sở cho Thiên Thai tôn, như bộ Pháp hao huyền nghĩa, Pháp hoa văn cú, Ma ha chỉ quán. từ Ngài Chương An, giáo nghĩa củ tôn này được hoằng truyền mãi cho các vị Ðại đệ tử, thứ tự như sau: Ngài Trí Oai, Ngài Huệ Oai, Ngài Huyền Minh Và Ngài Trạm Nhiên.

    Ðến đời Ngài Trạm Nhiên, cũng gọi là kinh Khê tôn giả, giáo-lý và tôn chỉ của Thiên Thai tôn lại được rộng truyền và thêm nhiều thanh thế, vì Ngài Trạm Nhiên là một vị cao tăng, học rộng, biết nhiều, bổ túc thêm các bộ luận căn bản của tôn được hoàn bị, tù Ngài Trạm Nhiên về sau, đời nào cũng có những vị đệ tử có tài đứ rộng truyền giáo nghĩa của tôn này.

    Kinh sách của Thiên Thai tôn rất nhiều, trong số này có thể lựa ra ba bộ sách lớn làm căn bản cho tôn này là: Pháp hoa huyền nghĩa, Pháp hoa văn cú, Ma hoa chỉ quán. ngoài ra có thể thêm năm bộ nhỏ, tuy không quan trọng bằng ba bộ trên, nhưng củng rất cần thiết cho người tu học là: Quán âm huyền nghĩa, Quán âm nghĩa sớ, Kim quang kim huyền nghĩa, Kim cang minh văn cú và Quán kinh sớ.

    II. Tôn Chỉ Và Giáo Lý Căn Bản

    Cũng như các tôn phái khác trong Phật Giáo, Thiên thai tôn không đi ra ngoài giáo-lý căn bản của đức Phật. Ðó là: ''Chư pháp duy nhứt tâm''. Cái công lớn nhất của Thiên thai tôn là làm sáng tỏ giáo-lý trên bằng một phương-pháp diễn dịch rất là minh bạch tinh vi.

    Sao gọi là ''Chư pháp duy nhứt tâm''?. Theo Thiên thai tôn thì ngoại tâm không có các pháp , ngoài các pháp không có tâm. Tâm tức là nhất thiết pháp, nhất thiết pháp ấy là tâm. Hai cái không phải là khác, nhưng cũng không phải là một. Tâm bao trùm tất cả. Tâm tức là chúng sanh, tâm cũng tức là Bồ tát, Phật. sinh tử cũng ở nơi tâm ấy.

    Nhưng làm sao để nhận chân được những phương diện của tâm, mà mới nghe qua hình như là trái ngược, mâu thuẩn với nhau.

    Muốn thấy được toàn diện của tâm, người quan sát phải đứng nhiều khía cạnh, nhiều quan điểm khác nhau mà nhìn:

    -nếu chúng ta đứng về phương diện truyệt đối mà xét sự vật (hay nói theo danh từ nhà Phật, đứng về phương diện chơn đế), thì thấy sự vật trong vũ trụ, không có một sự vật gì nó đứng vững một mình và tồn tại, mọi vật không có thể tự riêng biệt, mọi vật đều do nhân duyên mà thành. Cái ''có'' của sự vật là một cái có tạm bợ giả dối, ''có '' mà cũng như ''không ''. Ðứng về phương diện tuyệt đối mà xét thì không có một pháp nào là tuyệt đối cả. Cho nên gọi là ''không''.

    Nhưng nếu đứng về phương diện tương đối mà xét (hay nói theo danh từ nhà Phật, đứng về phương diện tục đế), thì không thể bảo mọi pháp là hoàn toàn ''không '' được. Trước mắt chúng tánh, đành rành có đủ mọi vật, và mỗi vật có một giới hạn, một đời sống riêng biệt, sao lại bảo là hoàn toàn ''không ''? Cho nên đứng về phương diện đối đãi, thì mọi vật không thiếu một vật gì.

    Ðứng về phương diện tuyệt đối, thì vạn pháp là ''không ''?; Ðứng về phương diện tương đối thì vạn pháp là ''có''. '' Không'' và ''có '' đấy là hai phương diện của tâm. Lấy phương diện này mà bỏ phương diện kia, hay trái lại lấy phương diện kia mà bỏ phương diện này, đều là thiên chấp, thiếu sót. Một giáo lý hoàn toàn là phải chấp nhận cả hai phương diện ấy. Ðó là trung đạo. Phải là trung đạo, mới có thể tuyên bố: ''Tâm là nhứt thiết pháp, nhứt thiết pháp là tâm; tâm là sanh tử luân hồi, mà cũng là Niết bàn tịch tịnh''.

    Như thế tâm có đầy đủ các tánh: thiên và ác, tịnh và bất tịnh, Phật và chúng sanh. Trong cỏi sanh diệt vô thường, vẫn có cái lý bất sanh bất diệt; trong cỏi ta ba, vẫn có cảnh giưói củ Phật. đó là ý nghĩa của câu '' pháp môn tánh cụ'' nghĩa là bản tánh bao giờ cũng có đủ các pháp, như lành và dữ, tịnh và bất tịnh...Do có đủ các pháp, nên hành động như thế nào thì kết quả như thế ấy. Muốn thành Phật, còn muốn làm chúng sanh thì tạo nhơn chúng sanh. Chúng sanh muốn thành Phật chỉ nhứt trừ ác nghiệp và chuyển lại tu thiện nghiệp

    Và cũng vì có đủ các pháp, nên trong mỗi pháp giới là sáu loại phàm phu (Ðịa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Tu la, Nhơn, Thiên) và bốn thánh bậc (Thanh văn, Duyên giác, ồ tát và Phật).

    Do chủ trương: ''pháp môn tánh cụ'', và mỗi pháp giới đều có đủ mười pháp giới, nên quan niệm tu hành của Thiên thai tôn cũng lạc quan hơn các tôn phái khác. Ơí trong pháp giới nào cũng dù tối tăm, khổ sở bao nhiêu cũng có thể tu hành và thành tựu được. Như thế không cần từ bỏ một cảnh giới này, cầu sanh vào một cảnh giới khác mới có thể tu hàng và thành Phật.

    III. Phương Pháp Tu Hành

    Phần chủ trương của Thiên thai tôn như đã trình bày ở trên, có phần lạc quan và dễ dàng: trong cảnh giới hiện tại có đủ cảnh giới phàm và thánh muốn thành Phật, Bồ tát thì cứ gieo nhơn (tu hành) thành Phật, Bồ tát. Ðó là nói về lý thuyết. Nhưng trong thực hành không phải dễ dang như thế.

    Trước tiên, chúng ta phải nhận định hoàn cảnh thực tế của chúng sanh là một hoàn cảnh bị che phủ rất nhiều mê lầm, hay nói theo thuật ngư nhà Phật thì là ''chướng'' hay ''hoặc''. Dứt trừ được những 'chướng'' hay ''hoặc'' ấy là công việc chính của người tu hành. Nhưng muốn dứt trừ những tên giặc nguy hiểm ấy, trước tiên phải tìm hiểu tướng trạng, hành tung, phạm vi họat động của chúng ta như thế nào đã. Những chướng ngại, mê lầm hay những hoặc nói trên nhiều vô số, nhưng có thể phân chia làm ba loại, từ cạn đến sâu, từ hẹp đến rộng. Ðó là kiến tư hoặc, trần sang hoặc và vô minh hoặc.

    3.- Vô minh hoặc: Chử vô minh nghĩa chung là mê lầm. Mê lầm cũng có niều bậc cạn và sâu, hẹp và rộng, thô thiển và vi tế. Hàng Tiểu-thừa cũng dùng chữ vô minh, mà hàng Ðại-thừa cũng dùng chữ vô minh. Nhưng vô minh theo quan niệm của Tiểu-thừa là sự mê lầm che lấp không cho chúng sanh thấy được cái cội gốc của đau khổ, phiền não, nguyên nhân của sanh tử luân hồi. Còn theo nghĩa của Ðại-thừa và đặc biệt của Thiên thai tôn là sự mê lầm che lấp chơn lý thật tướng của Trung đạo. Vô minh hoặc ở đây có một nghĩa bao quát rộng rãi như thế, nên cũng gọi là giới ngoại đạo hoặc; và chỉ có hàng Bồ tát mới dứt trừ được , nên cũng gọi là biệt hoặc.

    Ðối vị với ba hoặc này, Thiên thai tôn lập ra ba pháp quán là: Không quán, Giả quán và Trung quán.

    Ba Pháp Quán: Ba pháp này nguyên Ngài Tuệ Văn rút từ những phẩm kệ trong bộ Trung luận của Ngài Long Thọ Bồ tát mà lập ra. Phẩm kệ ấy như sau:

    Nhân duyên sở sanh pháp

    Ngã thuyết thức thị không

    Diệc danh vi gỉa danh

    Diệc thị trung đạo nghĩa.

    (các pháp do danh duyên sanh, nên tánh bảo là không, mà cũng là giả danh, đó cũng là nghiã lý của Trung đạo).

    Ðối với Thiên thai tôn thì ba pháp quản này là phần nòng cốt trong sự tu hành. Nếu không thực hành ba pháp quán này thì không làm sao thành tựu được . ba pháp quán này, như trên đã nói; Không quán, Giả quán và Trung quán.

    1.- Không quán: Không quán là đứng về phương diện chơn đế mà quan sát sự vật. Theo chơn đế thì các pháp là không, nhưng chúng sanh vì mê lầm không rõ, chấp là có thật. Do đó mà có kiến thức hoặc, và cứ mãi quay cuồng trong sanh tử luân hồi của tam giới. nay phải dùng Không quán mà phá trừ sự mê lầmchấp trước trên, cắt đứt tất cả tình chấp (trừ kiến và tư hoặc) mới thoát khỏi sanh tử luân hồi.

    2.- Giả quán: Giả quán là đứng về phương diện tục đế mà quan sát sự vật. Các Phật tuy không và không sở đắc nhưng đứng về thế tục mà nhìn, thì thấy bản tánh vốn đủ các pháp , muôn hình vạn trạng, không thiếu một pháp nào. Giả quán này có thể dứt trừ được trần sang hoặc, vì hành giả biết rằng hoặc tuy nhiều như cát bụi, nhưng đều là giả cả, nên không lo sợ trước số nhiều ấy, và cứ tâm phát nguyện độ sanh khắp tất cả.

    3.- Trung quán: Trung quán là đứng về phương diện trung đế để quan sát các pháp. Trung đế hay đệ nhất nghĩa đế là sự thật đúng đắn nhất, không gì hơn, sự thật trung chánh, tóm thâu bao gồm tất cả sự thật khác. Khi đứng về chơn đế hay tục đế mà quan sát sự vật thì không phải là không đạt đến sự thật; nhưng sự vật ấy mới chỉ được vén lên ở một khía cạnh nay hay một khía cạnh khác mà thôi. Và những sự thật ấy, nếu không có trung quán, thì trở thành mâu thuẩn, đối chọi nhau. Nhờ Trung quán mà nhìn cùng một lần cả hai khía cạnh Có và Không, mới nhận chân được rỏ ràng các pháp không phải chơn mà cũng không phải tục, tức chơn, tức tục, dung thông cả hai, không có chướng ngại. Pháp quán này sẽ trừ được vô minh hoặc một cách rốt ráo, cùng tột.

    Ba pháp quán này có tể thực hành bằng nhiều lối:

    Hoặc quán theo thứ lớp, hết Không đến Giả đến Trung. Lỗi quán này gọi là quán ba đế về lối cách lịch, thứ đệ, hay về biệt tướng, hay biệt giáo.

    Hoặc quán theo lối thông tướng. Theo lói sau nay thì quán một đế mà ba đế đều đủ, ba tức là một. Thí dụ: quán pháp Không thời hết thãy đều Không; Giã, Trung cũng đều Không; quán pháp Giã, thời hết thảy đều Giả; Không , Trung cũng đều Giã; quán pháp Trung, thời hết thảy đều Trung; Không; Giả cũng đều Trung.

    Hoặc quán theo lối Viên dung; nghĩa là đầy đủ, Dung nghĩa là dung hòa. Theo pháp qúan này, thì dùng một tâm mà đồng thời tu ba pháp quán, nghĩa là trong một tâm niệm mà ba pháp quán đều đủ và không ngăn ngại nhau. Quán như thế gọi là ''nhất tâm tam quán'', một pháp quán của viên giáo. Nhất tâm tam giáo là pháp quán vi diệu nhất. nhờ pháp quán này mà hành giả trực nhận được trong một lúc nhiều khía cạnhcu tâm ( mà cũng tức là vạn pháp ), rõ ràng như khi chúng ta soi vào gương, mà vừa nhận thấy được ánh sáng của gương (dụ cho không), những bóng phản chiếu trong gương (dụ cho trung). Ba thứ: ánh sáng, bóng phản chiếu và thể tánh của gương đều đầy đủ, đều thể hiện cùng một lúc mà vẫn viên dung, không trở ngại nhau. Cái lý ba đế viên dung là đức tánh sẵn có trong mười pháp giới, không một sự vật, một pháp gì, là không viên dung cả ba đế, cho nên thông thường gọi là: '' Một cảnh ba đê ú''.

    Hành giả khi quán thuần thục, sẽ đi đến kết luận sau đây:

    Chân như, Tâm và Vật, quan hệ mật thiết như tánh ướt, nước và sóng. Chân như dụ cho tánh ướt, Tâm dụ cho nước , Vật dụ cho sóng. Ngoài tánh ướt không có nước; ngoài nước không có sóng. Ngoài chân như không có tâm, ngoài tâm không có vật. Chân như, Tâm và Vật không rời nhau, mà cũng không phải là một, mà cũng không khác.

    IV.- Quả Vị Tu Chứng

    Như trên đã nói, do sự khám phá của ''Nhất tâm tam quán'', Thiên thai tôn có một quan niệm lạc quan về sụ tu chứng. Thật vây, khi đã nhận rõ chân-như nằm ngay trong sụ vật, phàm, thánh không hai, uế độ tức tịnh độ, thì hành giả không cần phải cầu sanh ở một cảnh giới thanh tịnh nào khác mới tu hành được, cũng không cần phải tu hành lâu đời, lâu kiếp mới thành Phật được. Ngay trong hiện tiền, nếu hiểu rõ được nghĩa lý của Trung đạo và khởi công tu luyện thì cũng là Phật rồi. Âúy là ý nghĩa của Thiên thai tôn đã đề xướng trong chủ trương ''Lục tức Phật''.

    1.- 'Lục tức Phật, gồm có: Lý tức Phật, danh dự tức Phật, quán hạnh tức Phật, Tương trợ tức Phật, Phần chứng tức Phật, Cứu kính tức Phật.

    a) Lý tức Phật: Lý tức là nghĩa lý. Hiễu rõ được nghĩa lý của Ðức-Phật đã dạy trong câu '' Chúng sanh vốn đủ Phật tánh , cùng các đức Như Lai không hai không khác''; hay trong câu: ''Hết thảy chúng sanh đều là Phật''; hiểu rõ được lý ấy tức là Phật.

    b) Danh tự tức Phật: Danh tự ở đây tức là những kinh điển, hay những lời thuyết pháp mà mình đã học hay đã nghe được, và đã hiểu được thông suốt rằng: ''Hết thảy các pháp đều là Phật pháp ''. Danh tự tức Phật nghĩa là lãnh hội được lý tánh của vũ trụ, vạn hữu qua kinh điển, văn tự tức là Phật.

    c) Quán hạnh tức Phật: Quán hạnh là quán tưởng. Hạnh là tu hành, hành động; nói một cach tổng quát: quán hạnh tức Phật nghĩa là thực hành đúng theo lời Phật dạy tức là Phật.

    d) Tương trợ tức Phật: Chử tương trợ ở đây có nghĩa là trong lúc mình tu hành, tuy chưa có thể thực chứng được lý tánh , nhưng tâm mình đã được yên lặng, nơi lý đã mường tượng như tuồng đã chứng được, nên gọi là tương trơ ủtức Phật. đến đây tức là Phật thập tín, thuộc về nội phàm (phàm phu trong nọi giáo).

    e) Phần chứng tức Phật: Theo Thiên thai tôn, thì vô minh như là tấm màn dày đặc, gồm có 41 lớp; mỗi khi nhờ công phu tu hành, phá được một lớp, tức là chứng được một phần Trung đạo. Ðó là ý nghĩa của phần chứng tức Phật. đến nay tức là đã lên đến các bậc Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa và Ðẵng giác.

    f) Cứu cánh tức Phật: Cứu cánh tức là đạt đến bực cuối cùng, chứng được chổ mầu nhiệm cực điểm, nghĩa là đến bực Diệu giác, Chủng trí đều viên mãn. Ðến đây tức là đến bực Diệu giác hay Phật.

    chúng ta nên nhớ rằng ''Lục tứ Phật'' này có phân biệt Lý và Sự khác nhau. Về lý thì mới bắt đầu bước lên bực thứ nhất và vị đã đến từng bực thứ sáu, đều bình đẳng như nhau, không hơn không kém, vì thể tánh vẫn là một và mọi chúng sanh đều là Phật. cái Lý này đem lại cho hành giả và sự phấn khởi, trên đường tu hành, không sanh lòng chán nãn, không buồn trách mình chậm thành đạo quả mà thối tâm.

    Nhưng về sự thì vị thứ cao thấp đều có trật tự, kẻ mới tu hành và vị đã chứng quả Phật, không thể như nhau và ngang nhau được. Người tu hành hiểu rõ như thế mới không sanh lòng tăng- thượng-mạn, tự xưng là Phật là Thánh trên bước đường tu hành của mình.

    Về Sự thì chỉ những vị đã đạt đến bực thứ sáu, tức là bực Cứu-cánh, mới đúng danh nghĩa là Phật, vì chỉ có Phật mới có đủ ba Trí, ba Ðức.

    2.- Ba trí: Ba trí tức là Nhất-thiết -trí, Ðạo-chủng-trí và Nhất-thiết-chủng-trí.

    Nhất-thiết-trí: Trí này rõ biết hết thảy các pháp đều không sanh; biết rỏ danh, tướn các pháp của nội tâm và ngoại cảnh, biết rõ không có ngã và ngã-sở. Trí này các bậc tu theo Tiểu-thừa, sau khi đã chướng quả đều có được. Còn theo Thiên Thai tôn thì do tu Không quán mà có được.

    Ðạo-chủng-trí: Trí này rỏ biết nhất thiết pháp đều là Có nhưng có một cách giả dối, do nhân duyên hòa hợp mà thành. Cái trí ở trên (nhất thiết trí) chỉ thông suốt được các pháp không sanh. Chứ không phân biệt được các pháp do duyên khởi. Vì không rỏ được nguyên nhân sanh-khởi, các pháp như thế, nên không thể dùng đạo pháp của các Ðức-Phật để phát khởi các giống lành cho hết thảy chúng sanh, và không dám phát nguyện rộng lớn cứu độ chúng sanh. Vậy phải có Ðạo-chủng-trí này mới phá tan được trần-sa-hoặc, có tâm dũng-mãnh để cứu độ chúng sanh. Trí này chỉ có các bậc Bồ Tát mới có được, và do Giả-quán mà thành.

    Nhất-thiết-chủng-trí: Trí này rõ biết được hết thảy pháp đều là trung đạo, biết được đạo pháp của các Ðức-Phật và hết thảy nhơn-chủng (chủng-tử khi tạo nhơn) của các loại chúng sanh, phá tan được vô-minh hoặc, thông-suốt thật-tướng của các pháp. Trí này tức là trí của Phật, do thành tựu Trung-quán mà có.

    Chứng được ba trí trên này là nhờ tu ba pháp quán: không, giả, trung. Vì ba pháp quán này có cách-lịch, viên-dung khác nhau, nên khi chứng được ba trí cũng có thứ lớp và không thứ lớp khác nhau. Ba trí có thứ lớp, nghĩa là thành-tựu tuần-tự từ Nhất-thiết-trí, đến Ðạo-chủng trí, cuối cùng đến Nhất-thiết-chủng trí.

    Ba trí không thứ lớp tức là ba trí đồng thời thành-tựu, do tu pháp ''Nhất tâm viên quán''.

    Ðoạn văn sau đây, trong bộ Ma-Ha-Chỉ quán có thể tóm tắt một cách đầy đủ ý nghĩa của ba trí nói trên:

    '' Trí-huệ Phật soi rõ lý Không, như chổ nhận thấy của bực Tiểu-thừa, gọi là Nhất-thiết trí. Trí huệ Phật soirõ lý Giả, nhưng sự nhận thấy của các bực Bồ Tát, gọi là Ðạo-chủng trí. Trí-huệ soi rõ cả lý Không, Giả, Trung, thông suốt thật tướng các pháp, gọi là Nhất-thiết-chủng trí ....Ba trí do một tâm đồng thời tu ba pháp quán mà thành, biết rõ ba cảnh bất-tư-nghị, trí ấy do tu quản mà đặng, nên gọi là trí. Trí ấy cũng tức là Phật-trí.

    3.- Ba đức: Kết quả tu chứng của Thiên-thai tôn, không phải chỉ có được ba Trí mà còn được ba Ðức nữa. Chữ ''Ðức'' ở đây không phải hiểu theo nghĩa thông-thường ở trên thế-gian, mà là Ðức của cảnh-giới Niết-bàn, nghãi là có đầy đủ thường, lạc, ngã, tịnh. Ba đức ấy là:

    a). Ðức Pháp-thân: Pháp tức là khuôn phép đúng với chơn-tướng của vũ-trụ. Các Ðức-Phật nhờ nương theo khuông phép ấy mà tu hành thành Phật, thể chứng được chơn-tướng vũ-trụ, cho nên gọi là pháp-thân.

    b). Ðức Bát-nhã: Tức là cái sáng-suốt về thỉ-giác của Phật, rõ biết các Pháp không sanh không diệt, vắng-lặng siêu-hình, một mực bình-đẳng, không thêm không bớt.

    c).Ðức Giải-thoát: Giải là không bị ràng buộc; Thoát và không vượt ra ngoài, là tự tại vô ngại. Ơí đây muốn nói các Ðức-Phật đã lìa bỏ các phiền-não nghiệp-chướng ràng buộc, chứng được cảnh-giới đại tự-tại, Giải-thoát vậy.

    V.- Kết Luận

    Bốn phần trình bày trên này về Thiên-thai tôn (duyên khởi lập tôn, tôn-chỉ và giáo-lý căn-bản, phương pháp tu hành, và quả vị tu chứng) tuy không nói lên được một cách tỉ-mỉ về mọi khía cạnh của tôn, nhưng thiết tưởng cũng đem lại cho quý vị độc giả một ý-niệm tổng-quát về Thiên-thai tôn, một tôn đăĩc-biệt thành-lập ở Trung Hoa và đã lan tràn ảnh-hưởng sang các nước Mông-Cổ, Nhật-Bản, Cao-Ly, Việt-Nam.

    Ðiểm đặc-sắc của tôn này chính là ở pháp "nhất tâm tam quán". Nhờ ba pháp quán này mà hành-giả nhận chân được một cách rõ ràng ba khía cạnh của vũ-trụ vạn-hữu: Vât, Tâm, và Chân-như. Ba thứ ấy dụ cho sóng, nước và tánh ướt, mà nước cũng là tánh ướt. Nếu góp cả ba phương-diện mà xét, thì ba phương-diện có thể quy về một; nếu đứng về một phương-diện mà xét, thì vẫn có thể thấy cả ba. Ðó là ý-nghĩa sâu sắc của Thiên-thai tôn mà cũng tức là lý-nghĩa chung của Viên-giáo.

    Mong rằng quý độc-giả sẽ nghiền-ngẫm cho thấu đáo, để nhận rõ được cái lẽ ''tam tức nhứt, nhức tức tam'' ấy. Và như thế tức cũng đi dần vào pháp ''nhứt tâm tam quán'' rồi đó.

    Nguồn http://www.buddhahome.net/phatphap/m...ong(thhoa).htm

    Giới Thiệu Về Mật Tông (Kim Cương Thừa)

    Thích Viên Giác

    * Dẫn nhập

    Mật tông là một trong những tông phái của Phật giáo, xuất phát từ Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VII, rồi sau đó được truyền bá sang Trung Hoa, Nhật Bản... và đặc biệt là phát triển mạnh mẽ ở Tây Tạng. Ở Tây Tạng, Mật tông còn được gọi là Kim cương thừa.

    Kim cương thừa được coi như là con đường thẳng dốc đứng để đi lên đỉnh núi; điều đó vừa nói lên tính siêu việt, đồng thời cũng nói lên sự khó khăn và nguy hiểm của con đường, lối tu Mật giáo. Trong các Kinh điển Đại thừa, có nhiều bộ Kinh lồng vào những thần chú, Đà La Ni như là để khai triển ý nghĩa sâu thẳm của tâm linh quả chứng hay ý lực chư Phật, Bồ tát; có lẽ đây là cơ sở để Mật giáo phát triển về sau.

    Lịch sử phát triển Mật tông đôi khi đã có những xu hướng lệch lạc ra ngoài quỹ đạo hướng đến giải thoát theo lý tưởng của đạo Phật. Bởi có sự biểu hiện thiên về phù phép, tà thuậtm... làm cho uy tín của Mật giáo bị tổn thương nặng nề. Ngày nay, với sự nỗ lực truyền bá Mật giáo hay Kim cương thừa của các bậc đại sư Tây Tạng đã làm sáng tỏ ý nghĩa đích thực của tông phái này. Kim cương thừa là một con đường giải thoát đặc biệt của Phật giáo Phát triển.

    * Nội dung

    I. Lịch sử Mật tông

    Mật giáo được thành lập vào thế kỷ thứ VII ở vùng Nam Ấn với sự xuất hiện của bộ Kinh Đại Nhật (Mahàvairocana sùtra). Đây là bộ Kinh căn bản của Mật tông. Ở Ấn Độ, giai đoạn mà Mật giáo phát triển mạnh mẽ nhất là dưới thời các vương triều Pàla (750 - 1150) ở Bengale. Nhà vua Dharmapala (thế kỷ VII), người đã nhiệt thành ủng hộ xây dựng tu viện Vikramasilà, làm trung tâm truyền bá Mật giáo.

    Ngài Long Thọ (Nagarjuna, 600 - 650) được coi là vị Tổ sư của Mật giáo. Ngài thuộc dòng Bà la môn, thọ giới tại Nalanda, sau đó đến Vương Xá tu 12 năm đắc thánh quả Đại thủ ấn tất địa (Mahamudràsiddhi). Theo truyền thuyết, có lần Ngài gặp đứa trẻ chăn cừu giúp Ngài qua sông; để đền ơn, Ngài thi triển thần thông giúp đứa trẻ làm vua. Tranh tượng vẽ về Ngài có hình rắn phủ quanh đầu. Phật giáo Tây Tạng cho rằng Long Thọ (thế kỷ VII) và Long Thọ luận sư (thế kỷ II) là một, tức Long Thọ đầu thai trở lại. Ngài có đệ tử truyền pháp là Long Trí.

    Long Trí (Nagabodhi) là truyền nhân của Ngài Long Thọ. Ngài dòng dõi Bà la môn, nhưng lại thường đi ăn trộm, khi Ngài Long Thọ đang ở Tinh xá Suvarna, Long Trí đến rình xem thấy Ngài Long Thọ đang ăn bằng một cái bát vàng, bèn nảy ý trộm lấy cái bát. Ngài Long Thọ biết tâm ý của Long Trí, liền ném cái bát cho Ngài. Ngài kinh ngạc và cảm phục bèn xin đi theo tu học. Ngài Long Thọ làm phép quán đỉnh cho Ngài nhập môn. Sau 12 năm tu luyện, Ngài chứng ngộ thánh quả.

    Kim Cương Trí (Vajrabodhi, 663 - 723) người Nam Ấn, tu học ở Nalanda. Năm 15 tuổi qua Tây Ấn học về Nhân Minh luận với Ngài Pháp Xứng, sau đó tham học về Luật, Trung Quán luận, Du già luận, Duy Thức luận, ... sau cùng tu học và nghiên cứu Kim Cương Đỉnh (Vajra Sekhàra) và các Kinh Mật giáo với Ngài Long Trí ở Nam Ấn 7 năm. Năm 720, Ngài qua Trung Hoa, đến Lạc Dương truyền bá Mật giáo. Ngài được coi như vị Tổ đầu tiên của Mật tông Trung Hoa đồng thời với Ngài Thiện Vô Úy.

    Bất Không Kim Cương (Amoghavajra, 750 - 774) là đệ tử xuất sắc của Ngài Kim Cương Trí. Ngài người Bắc Ấn, thọ Sa di năm 15 tuổi, theo Thầy đến Lạc Dương thọ Tỳ kheo giới năm 20 tuổi. Tu học 12 năm thông suốt Mật giáo. Sau khi Thầy mất, Ngài cùng với các đệ tử qua Tích Lan nghiên cứu giáo lý Kim cương đỉnh Du già và Đại Nhật thai tạng. Trở về Trường An với số Kinh điển đồ sộ, Ngài khởi công dịch thuật. Ngài Bất Không Kim Cương là Quốc sư của ba triều vua Huyền Tông, Túc Tông và Đại Tông.

    Thiện Vô Úy (Subhakarasimha, 637 - 735) là đệ tử của Ngài Long Trí, tức là huynh đệ với Ngài Kim Cương Trí, từng là vua xứ Orissa, tu học ở tu viện Nalanda, thâm hiểu Du già, chân ngôn và ấn quyết. Ngài đến Trung Hoa năm 716, đời vua Huyền Tông, trước Ngài Kim Cương Trí 4 năm và cũng được coi là vị Tổ sư của Mật tông Trung Hoa, được vua Huyền Tông trọng đãi. Ngài dịch nhiều Kinh quan trọng của Mật tông như Đại Nhật Kinh, Tô Tất Địa Yết La Kinh, ... Đệ tử của Ngài có các Ngài Nhất Hạnh, Huyền Siêu, Minh Trí, Nghĩa Lâm, ...

    Ngài Nhất Hạnh (638 - 727) quê quán ở Thuận Đức, tỉnh Nhật Lệ, Trung Hoa, là người tinh thông Tam luận, Thiền học, Thiên Thai, ... đặc biệt tinh thông cả Thiên văn học. Khi Ngài Thiện Vô Úy đến Trung Hoa, Ngài được truyền pháp "Thai tạng giới" của Mật giáo. Ngài cùng với Thầy dịch Kinh Đại Nhật và trước tác bản sớ Đại Nhật Kinh. Sau đó, Ngài cũng học với Kim Cương Trí, được truyền cho nghi quỹ của Kim Cương giới. Ngài được lãnh hội cả hai phái của Mật giáo Ấn Độ.

    Mật giáo Ấn Độ được khởi xướng và truyền bá do các cao Tăng như Long Thọ, Long Trí, Kim Cương Trí, Thiện Vô Úy. Trên mặt giáo nghĩa và hành trì thì chia làm hai phái Chân ngôn thừa (Mantrayàna) và Kim cương thừa (Vajrayàna), dựa theo tư tưởng của hai bộ Kinh Đại Nhật và Kim Cương Đỉnh. Qua Trung Hoa, cả hai dòng hợp lưu ở Nhất Hạnh, đường lối Mật tông Trung Hoa tổng hợp của lý luận và thực tiễn. Mật tông phát triển mạnh và đã tạo nhiều ảnh hưởng đến nền văn hóa nghệ thuật Trung Hoa, được các triều vua ủng hộ nên rất hưng thịnh. Công đức truyền bá Mật giáo Trung Hoa do các Ngài Thiện Vô Úy, Kim Cương Trí, Bất Không, Nhất Hạnh, Vô Hành, ...

    Mật giáo được truyền vào Tây Tạng thế kỷ VIII do Ngài Liên Hoa Sinh (Padmasambhava), người Ấn Độ, sống cùng thời với vua Tây Tạng Ngật Lật Song Đề Tán (755 - 797). Ngài đến Tây Tạng, đem Mật giáo truyền bá và sáng lập tông phái Ninh Mã (Nyingmapa), một trong bốn phái lớn của Mật giáo Tây Tạng. Ngài được coi là Đức Phật Thích Ca tái thế, có tài chinh phục ma quỷ, thiên tai và các giáo phái. Ngài xây dựng tu viện Tang Duyên (Samye) năm 775 và trước tác nhiều tác phẩm quan trọng như bộ Tử thư, ... Ngài là Tổ sư của Phật giáo Tây Tạng.

    Sự truyền thừa của Mật tông Tây Tạng không rõ nét và rất phức tạp; những bậc đại sư nổi bật đóng góp làm hưng thịnh và sáng rỡ Phật giáo Tây Tạng sau Liên Hoa Sinh có Atisa (A Đề Sa, 982 - 1054), thế kỷ X, Ngài người Đông Ấn, được mời sang Tây Tạng và sống ở đó 12 năm, đóng góp rất nhiều cho Phật giáo Tây Tạng nói chung và Mật giáo Tây Tạng nói riêng. Ngài sáng lập ra trường phái Kadampa (Cam Đan) ảnh hưởng lớn Phật giáo Tây Tạng, trước tác Bồ Đề Đạo Đăng luận, đặc biệt công trình sắp xếp hệ thống Kinh sách Phật giáo Tây Tạng, lấy triết học Tánh không và Duy thức làm tư tưởng cho Phật giáo Tây Tạng, điều đó ảnh hưởng đến các hệ tư tưởng Mật giáo Tây Tạng rất lớn.

    Người cải cách nổi tiếng của Mật giáo Tây Tạng là Tông Khách Ba (1357 - 1419), Ngài sinh tại Amdo, thuộc vùng Đông Bắc Tây Tạng. Xuất gia khi còn nhỏ, tham học với nhiều vị đại sư khác nhau, tư tưởng của Ngài ảnh hưởng của Atisa. Ngài sáng lập tông phái Gelugpa (Hoàng Mạo phái), một tông phái quan trọng nhất của Tây Tạng hiện nay. Ngài chủ trương xét lại toàn bộ Kinh điển và tổng kết thành hai tác phẩm chính: Lamrin Chenmo (Bồ đề đạo thứ đệ) tiêu biểu cho đường lối tu tập Hiển giáo, Ngagrim Chenmo (Chân ngôn đạo thứ đệ) tiêu biểu cho đường lối tu tập của Mật giáo. Phật giáo Tây Tạng được chấn chỉnh và phát huy rực rỡ nhờ Tông Khách Ba. Trước khi mất, Ngài phó chúc cho hai đệ tử là Dalai Blama và Panchen Blama, tức Đạt lai Lạt ma và Ban thiền Lạt ma; theo truyền thuyết thì hai vị này chuyển sinh để tiếp tục cai trị Tây Tạng, được dân chúng coi là hai vị Phật sống. Mật tông được Phật giáo Tây Tạng bảo tồn và phát triển, còn ở các nơi khác không phát triển mấy.

    II. Giáo nghĩa Mật tông

    1. Mandala

    Xuất phát từ tư tưởng của hai bộ Kinh Đại Nhật và Kim Cương Đỉnh, Mật giáo thiết lập hai Mandala: Thai tạng giới Mandala và Kim cương giới Mandala.

    Mandala, Hán dịch là luân viên cụ túc, nghĩa là vòng tròn đầy đủ. Đây là biểu tượng của vũ trụ và năng lực trong vũ trụ được trình bày bằng các hình vẽ. Mandala, về mặt triết lý, là cơ sở hợp nhất thế giới hiện tượng và thế giới bản thể, là đối tượng của thiền quán. Trong ý nghĩa thực tiễn thì Mandala là đàn tràng bằng đất để hành giả bày biện các lễ vật hay pháp khí phục vụ cho nghi thức hành lễ, cầu nguyện, tu luyện, ...

    Thai tạng giới Mandala (Garbhadhàtu mandala) là yếu tố thụ động tâm linh, cũng có nghĩa chỉ cho vũ trụ về mặt tĩnh, mặt lý tánh. Tác dụng lý tánh như thai mẹ chứa đựng đứa con, từ lý tánh thai tạng mà xuất sinh mọi công đức.

    Kim cương giới Mandala (Vajradhatu mandala) là yếu tố tác động, biểu hiện cho trí tuệ viên mãn, còn gọi là trí thủy giác. Kim cương giới là trí tuệ nội chứng của Phật. Bí tạng ký nói: "Thai tạng là lý, Kim cương là trí".

    Như vậy, Thai tạng giới biểu hiện cho bản thể Phật tính của mọi chúng sanh và Kim cương giới biểu tượng cho trí tuệ viên mãn. Từ Thai tạng giới mà xuất sinh Kim cương giới theo tiến trình nhân quả. Sự hợp nhất Kim cương giới và Thai tạng giới là sự chứng ngộ tối thượng.

    Đức Phật Đại Nhật (Tỳ Lô Xá Na) là biểu tượng hợp nhất tối thượng, vũ trụ là sự hợp nhất viên mãn. Vì vậy, Đức Đại Nhật chính là vũ trụ thân. Mật tông dựa trên cơ sở ấy cho rằng vũ trụ thân là pháp thân và pháp thân biểu hiện trong mọi hiện hữu, sở dĩ chúng ta không nhận thấy được vì tâm thức mê mờ, chúng ta chỉ thấy thế giới là bất an và khổ đau vì thiếu trí tuệ Kim cương; trí tuệ Kim cương có công năng là phá tan mọi chướng ngại pháp. Con đường trở về hợp nhất với vũ trụ thân, nói cách khác, muốn đi vào quỹ đạo của pháp thân phải có những tác pháp thiêng liêng, thể hiện sự gia trì giúp ta thể nhập một cách sâu xa và phổ quát của pháp giới tính. Lý thuyết này có phần tương tự với lý thuyết Bất tư nghì giải thoát trong Kinh Duy Ma Cật.

    Mạn đà la có nhiều loại, tựu trung có 4:

    a) Đại Mạn đà la (Maha mandala): vòng tròn hội tụ các Đức Phật và Bồ tát, trình bày bằng hình vẽ hoặc điêu khắc. Mạn đà la này biểu tượng cho tự thân của Phật và mối quan hệ giữa tự thân Phật với toàn thể vũ trụ nên gọi là Đại.

    b) Tam muội gia Mạn đà là (Samaya mandala): vòng tròn hội chúng với những pháp khí trong tay tùy theo bản nguyện của mỗi vị. Samaya dịch là bổn thệ, tức là xu hướng và khả năng hóa hiện độ sanh của mỗi vị Phật, Bồ tát.

    c) Pháp Mạn đà la (Dharma mandala): là Mạn đà la của văn tự lý giải chân lý. Tất cả những lời Phật dạy, những chân ngôn của Phật và Bồ tát đều bao hàm trong đó.

    d) Yết ma Mạn đà la (Karma mandala): là Mạn đà la bằng điêu khắc chạm trổ biểu hiện các động tác, các hành trạng độ sanh của Phật và Bồ tát.

    Tóm lại, Đại mandala là tổng thể pháp giới, là tự thân của Phật; pháp môn mà chư Phật, Bồ tát thuyết gọi là Pháp mandala; vũ khí mà chư tôn cầm trong tay là Tam muội gia mandala và những hình ảnh của chư tôn gọi là Yết ma mandala. Bốn mandala này biểu tượng cho năng lực thiêng liêng của Tam mật: thân mật, khẩu mật và ý mật.

    Trên đây là 4 mandala của chư Phật và Bồ tát; ngoài ra, tất cả muôn loài, mọi hiện tượng đều có 4 mandala của chúng, đại khái sắc tướng của chúng gọi là Đại mandala, đặc tính, khả năng riêng của chúng là Tam muội mandala, danh từ để gọi chúng là Pháp mandala, hành vi của chúng là Yết ma mandala. Điều cần chú ý là 4 mạn đà la không độc lập, chúng có mối liên hệ duyên sinh và mặc dù Phật, Bồ tát có mạn đà la riêng nhưng không tách rời mọi mạn đà la của pháp giới. Vì vậy, Phật và chúng sinh là một, cùng chung thể tánh là sáu đại: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không, Thức. Sự khác nhau giữa Phật và chúng sanh ở chỗ Phật thì tỉnh thức mà chúng sanh thì mê muội.

    2. Mantra

    Mantra là một số âm chứa đựng sức mạnh của vũ trụ hay biểu hiện khía cạnh nào đó của Phật. Mantra chính là thần chú, được đọc lặp đi lặp lại nhiều lần trong các buổi tu tập hành trì. Định nghĩa về thần chú, Lama Govinda nói: "Chữ "thần" là tinh thần, tức năng lực suy nghiệm; chữ "chú" là lời, là tiếng dùng làm công cụ biểu diễn. Như vậy, "thần chú" là công cụ để suy nghiệm, là hiện tướng dẫn khởi một ảnh tượng tinh thần. Thần chú vang lên kêu gọi nội dung của nó nơi thực tại trước mắt một cách trực tiếp. Thần chú là năng lực chứ không phải đơn thuần là ý kiến mà tâm trí có thể tránh trớ hay cãi lại. Thần chú phát lồ, tự thị hiện như thế, như vậy đó. Chính ở nơi đây chứ không phải bất cứ nơi đâu, lời nói là hành động mà sự thực hiện thì trực tiếp và tức khắc" (Cơ sở Mật giáo, Trần Ngọc Sinh dịch, tr.14).

    Thần chú còn gọi là Đà La Ni (Dhàranì), Hán dịch là tổng trì, tức bao gồm tất cả, đó là những thần chú mang sức mạnh siêu nhiên, thường thì Đà La Ni dài hơn thần chú (mantra). Đà La Ni là biểu hiện khía cạnh chứng đắc của Phật hay Bồ tát được thấy trong thiền định, biểu tượng hay ký hiệu hóa hình ảnh, nội dung chứng đắc ấy, được lưu trữ và dễ dàng hiện hành khi gọi chúng trở lại. Chức năng Đà La Ni không khác với thần chú. Mặt khác, tác dụng của thần chú hay Đà La Ni được coi như là phương tiện để đạt được thiền định.

    Một vấn đề cần nói rõ là hình thức của thần chú hay cách đọc thần chú không phải làm cho ta thoát khỏi khổ đau hay những nỗi bất hạnh hoặc tiêu trừ được nghiệp chướng; mà chính là nhờ tâm trong sạch và thành thực mới cứu vớt được chúng ta, như Đại sư Milarepa nói: "Khi chư vị tự hỏi ác nghiệp có được tiêu trừ hay không, chư vị nên biết rằng: nó chỉ tiêu trừ bằng sự ước mong của thiện tâm" (Sđd).

    Sự hành trì và đọc tụng thần chú là một trong ba khía cạnh thân mật, khẩu mật và ý mật. Đọc thần chú là khẩu mật. Thần chú thường được nhiều người Phật tử đọc nhất, tiêu biểu là thần chú "Om Mani Pad Mehum" được coi là của Ngài Quán Thế Âm. Thần chú không phải là một công thức chết, cũng không phải là những sóng âm thanh tác động vào thế giới siêu hình để kêu gọi năng lực trong vũ trụ. Thần chú là một công cụ để biểu diễn tinh thần, thái độ tâm lý, tri thức, ý chí và thành thực mới là những yếu tố quan trọng để biến thần chú thành năng lực hay mời gọi các năng lực siêu nghiệm khác. Hơn nữa, thần chú chỉ có thần lực với những ai đã trải qua kinh nghiệm do thụ pháp và hành trì dưới sự hướng dẫn của một đạo sư (Guru).

    Tóm lại, thần chú (mantra) là một phương tiện trong những phương tiện mà Mật tông thực hành để thanh lọc tâm linh và đạt được thiền định, sau cùng là hợp nhất và đồng hóa với vạn hữu. Thần chú được coi là "mật" vì nó chứng tỏ mối liên hệ mật thiết bên trong của sự vật hiện tượng, nhất là sự nối kết giữa vật chất và tinh thần.

    3) Tam mật tương ưng

    Như đã nói, Tam mật là thân mật, khẩu mật và ý mật. Theo Mật tông, để đạt được khả năng điều động năng lượng vũ trụ hay năng lượng tâm linh thì phải thực hành nghi thức đúng phép gồm cả ba lãnh vực của thân, khẩu, ý. Thân thể tác động qua điệu bộ, nhất là của hai bàn tay, được diễn theo lời thần chú sẽ tạo nên thái độ tâm linh phù hợp theo một điểm. Miệng đọc các mantra (thần chú), âm thanh biểu tượng, là hiện tượng thiêng liêng làm cho rung động nội tâm của hành giả. Tâm ý thì quán tưởng mandala, tạo thành một thể thống nhất để thể nhập Tam mật của Phật.

    Tam mật của Như Lai bản thể bình đẳng, không giới hạn, có mặt khắp pháp giới, hay nói cách khác: mọi hình sắc đều là thân mật, mọi âm thanh đều là khẩu mật, mọi lý đều là ý mật. Như đã nói, thân Phật và thân vũ trụ là một nên quan điểm về thân mật trong Mật giáo lấy tư tưởng trùng trùng duyên khởi của Hoa Nghiêm làm cơ sở. Sự hiện hữu của thân không đơn giản là một hữu thể độc lập, mà có các mối quan hệ mật thiết với thế giới bên ngoài, hay nói cách khác là với cái không phải thân. Điều kiện mà thân tồn tại gồm cả pháp giới, gọi là mọi hình sắc là thân. Tương tự trong Trung Bộ Kinh, Phật dạy quán sắc uẩn bao gồm nội sắc, ngoại sắc, thô tế, liệt thắng, xa gần đều không hiện hữu (vô ngã). Sự mầu nhiệm hay bí mật của thân là cái mầu nhiệm của thân vô ngã.

    Tương tự như thân, về ngữ mật thì mọi âm thanh đều là ngữ mật. Thế giới mà chúng ta đang sống là thế giới được biểu hiện bằng ngôn ngữ, mọi thứ đều có tên gọi, mọi thứ đều được khái niệm hóa qua ký hiệu ngôn ngữ, mọi vật đều được nhận thức và giải thích qua mẫu tự và văn cú, ngôn ngữ diễn biến linh động để làm hiển lộ cái mầu nhiệm bên trong, đó chính là sức mạnh của âm thanh. Mật tông cho rằng thế giới được tạo ra bởi 14 nguyên âm và 33 phụ âm. Thể nhập thực tại qua ngôn ngữ âm thanh là một phương cách đặc biệt của Mật tông.

    Ý mật là sự cảm nhận một cách trực tiếp của tâm. Đó là cái tâm thuần túy, không bị chi phối bởi các kiến thức, không phải cái tâm suy nghĩa có đối tượng, mà tâm ấy nguyên vẹn đơn sơ cảm nhận trực tiếp thực tại vô ngã, thực tại vô ngã ấy được cảm nhận qua nhiều khía cạnh khác nhau. Thế giới tâm là một, Duy thức học gọi là thế giới tánh cảnh. Tâm nhận thức trực tiếp những gì đang diễn ra như thường nói: "Đương thể tức không". Đó là thực tại được cảm nhận một cách tích cực.

    Thực hành tantra (nghi thức) là tạo thế cân bằng hòa điệu của thân tâm, rồi tạo mối quan hệ hay sự nối tiếp thân khẩu ý các vị tương ứng với Tam mật của Phật, Phật cũng chính là vũ trụ thân. Đó là sự thể hiện hòa điệu giữa con người và vũ trụ. Sự gia trì Tam mật của Phật sẽ nhập vào Tam mật của ta. Đó gọi là Tam mật tương ưng hay Tam mật Du già.

    * Kết luận

    Những gì được trình bày về Mật tông ở trên chỉ là những nét phác họa sơ sài, còn nghĩa lý bí mật, phương pháp thực hành tantra của Mật tông thì phức tạp vô cùng, cần phải nghiên cứu sâu rộng và hành trì nghiêm túc may ra mới có cái nhìn chính xác và đầy đủ.

    Triết lý của Mật tông là triết lý của Bát Nhã Ba La Mật (Prajnãpàramità) và giáo lý Hoa Nghiêm cộng với Duy thức học. Sự phối hợp giáo lý siêu nghiệm với hình thức ấn, chú, mandala... là một sự kết hợp đặc biệt. Vũ trụ, thế giới, con người, vạn vật... đều mang một giá trị thiêng liêng đối với một hành giả Mật tông. Nếu nhìn phớt qua các biểu tượng và nghi quỹ của Mật tông có vẻ như sự thành tín sơ khai hoặc mê tín, nhưng chính thái độ tinh thần được thể hiện qua nghi quỹ ấy lại là hiển lộ mối liên hệ giữa tinh thần và vật chất, giữa con người và vũ trụ với những năng lượng vô cùng tận. Các biểu tượng Mật tông rất dễ bị ngộ nhận và phê phán, tuy nhiên khi lặn sâu vào biển tâm, ta mới khám phá ra được tác dụng và ý nghĩa của chúng, chúng là những phương tiện diễn đạt những kinh nghiệm tâm linh sâu sắc nhất của hành giả.

    Triết lý và phương pháp hành trì của Mật tông cơ bản vẫn xây dựng theo tiến trình Giới Định Tuệ như tất cả mọi đường lối tu tập khác của Phật giáo. Nó có mối liên hệ khá chặt chẽ với giáo lý Nguyên thủy và giáo lý Đại thừa. Sự khác biệt của Mật tông là ở phương tiện để thể nhập thực tại (Tánh không, Vô ngã), đó là phương tiện huyền bí.

    Sự phát triển của đạo Phật tạo ra nhiều tông phái khác nhau và các phương pháp hành trì khác nhau; đã là phương tiện thì "đa môn", cho nên bất cứ phương tiện gì mà đưa đến niềm tin, loại bỏ chướng ngại nội tâm, giúp cho tâm thực chứng giải thoát tối hậu thì đều được sử dụng: Mật tông là một trong những phương tiện ấy.

    Nguồn http://daitangkinhvietnam.org/index....=407&Itemid=66

    Giới Thiệu Về Mật Tông

    Lục Thạch dịch

    Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ Pháp Môn là một trong những pháp thượng thừa của Mật giáo. Mật tông hay Kim cương thừa được coi là phương tiện thù thắng có thể đốn ngộ ngay trong hiện kiếp để làm lợi lạc quần sinh. Tuy nhiên, ngày nay việc thực hành Mật giáo thường bị hiểu lầm. Vì vậy, trước khi đi vào pháp Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ, chúng ta nên lượt qua sáu phần sau đây của Mật giáo:

    1. Giải thích tổng quát về Mật giáo và các pháp số đồng nghĩa

    2. Ðịnh nghĩa và bốn loại Nghi quỹ

    3. Các loại Nghi quỹ Du già tối thượng

    4. Các Nghi quỹ được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập như thế nào?

    5. Năm đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng

    6. Các đặc điểm của pháp Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ.

    * Giải Thích Tổng Quát Về Mật giáo Và Các Pháp Số Ðồng Nghĩa

    Hai dòng tu tập để đạt tới giác ngộ là Ba La Mật thừa và Kim cương thừa. So với thừa trước thì thừa sau là thù thắng hơn cả. Sơ tổ Mật giáo Tây Tạng là Tông Khách Ba (Tsong Khapa) nói rằng:"

    "Lưỡng trình đi tới giác ngộ gồm Kim cương thừa thâm diệu và Ba La Mật thừa.

    Thần chú bí mật siêu diệu hơn Thừa Hoàn Hảo.

    Mọi người đều biết như vậy.

    Hiển nhiên như mặt trăng so với mặt trời."

    Do thực hành Kim cương thừa, hành giả lợi căn có thể chứng ngộ trong hiện kiếp ngay cả ở thời mạt pháp này, mà không cần phải tu tập trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp. Hành giả thuộc loại bậc trung có thể chứng ngộ trong cõi trung giới sau khi sống hết kiếp này. Còn hành giả căn cơ thấp có thể chứng ngộ sau mười sáu kiếp. Vì những lý do đó, mà Kim cương thừa được coi là siêu diệu.

    Ðể đạt giác ngộ chỉ bằng Ba La Mật thừa, hành giả phải tích lũy công đức và trí huệ trong ba đại a tăng kỳ kiếp. Nhưng cho dù tích lũy lâu dài đến như thế cũng không đủ để chứng ngộ. Hành giả có thể đạt tới hàng thập địa Bồ tát bằng Ba La Mật thừa, nhưng phải tu tập thêm Nghi quỹ Du già tối thượng để vượt qua những giai đoạn cuối cùng đi tới giác ngộ viên mãn.

    Tới điểm nào thì các Bồ tát Ba La Mật thừa, hay các Bồ tát thực hành các Nghi quỹ thấp bước vào giai đoạn thực hành Nghi quỹ Du già tối thượng? Phải chăng họ không cần phải bước vào giai đoạn phát sinh, cũng không ở giai đoạn thành tựu pháp cô lập ba nghiệp (thân, khẩu, ý), mà cũng không ở mức ảo thân bất tịnh? Vô số công đức mà họ tích lũy trong ba đại a tăng kỳ kiếp sẽ thay thế cho những cấp tu tập đó. Các Bồ tát này bước vào giai đoạn Tịnh quang nghĩa, nhưng chưa đạt Tịnh quang chơn nghĩa. Hàng Bồ tát thập địa của Ba La Mật thừa và của ba Nghi quỹ thấp cần phải được Bổn sư của họ làm lễ truyền pháp chơn trí (actual wisdom), và sau ba ấn chứng "sắc trắng", "sắc đỏ gia tăng” và “sắc đen gần đạt”, sẽ Thiền quán về trí giác tiên thiên (mind of pristine awareness) hoan lạc bất nhị và tánh không, tương đương với Tịnh quang nghĩa. Nói tương đương, vì đây là tâm tế vi có thể gián tiếp nhận biết tánh không.

    Ðây là bước vào giai đoạn Tịnh quang nghĩa. Tuy chưa đạt tới giai đoạn thành tựu Tịnh quang nghĩa nhưng qua quá trình tu tập họ sẽ dần dần đạt được. Các đại Bồ tát của Ba La Mật thừa và của ba Nghi quỹ thấp chỉ đạt trí huệ trực ngộ tánh không với tâm thức thô kệch. Còn các Bồ tát tu tập Nghi quỹ Du già đệ nhất tối thượng có thể trực ngộ tánh không với tâm cực vi tế cùng lúc phát sinh đại lạc.

    Ðạo sư Gyal Tsal nói:

    "Sau khi thành tựu việc tu tập Ba La Mật thừa trong ba đại a tăng kỳ kiếp, hành giả phải học ở các nguồn khác về phương pháp đạt sắc thân Phật”.

    Vậy, nếu muốn đạt tới giác ngộ viên mãn, chúng ta cần phải tu tập Kim cương thừa. Ðạo sư Nagabodhi nói:

    "Dù trong vô lượng kiếp,

    Bố thí đầu và mình,

    Ngọc quí, những thứ khác

    Sắc tướng còn bất tịnh

    Không thể đạt giác ngộ

    Dù trong vô lượng kiếp

    Trì giới và nhẫn nhục,

    Thực hành nhiều hạnh khác

    Sắc tướng còn bất tịnh

    Không thể đạt giác ngộ

    Dù trong vô lượng kiếp

    Thiền quán thân mật chú

    Sắc tướng còn bất tịnh

    Không thể đạt giác ngộ

    Nếu sắc được tịnh hóa

    Chắc chắn đạt toàn giác.

    Những người thực hành Ba La Mật thừa có thể tích lũy công đức bằng cách bố thí tay, chân, đầu và mình hay cúng dường vô số của cải. Nhưng như vậy, vẫn không thể chứng ngộ nếu ba sắc tướng chưa được tịnh hóa. Ba sắc hay ba ấn chứng này là tâm sắc trắng, tâm sắc đỏ gia tăng, và tâm sắc đen gần đạt, được tịnh hóa – trong hai giai đoạn phát sinh và thành tựu của Nghi quỹ Du già tối thượng. Khi những phương diện rất tế vi này của tâm được tịnh hóa thì hành giả sẽ đạt giác ngộ. Ba sắc này sẽ được giải thích chi tiết ở Chương 8.

    Kim cương thừa còn được gọi là Mật thừa, Mật chú thừa, hay Quả thừa. Ðược gọi là Mật thừa, vì giáo lý bí mật này không thể truyền trao cho những người không có căn cơ thích hợp, và vì luôn luôn được thực hành trong sự bí mật. Người tu không được phép phô bày Mạn Đà La và các vị hộ thần (Yidam) cho những người chưa nhập môn hay người đã từ bỏ không còn tu tập Kim cương thừa nữa. Hành giả Kim cương thừa phải phát nguyện không được tiết lộ các bí mật của phương pháp luyện tập thân thể cũng như các pháp liên quan khác, cũng không được phô bày các pháp khí như chày Kim cương và chuông Kim cương của mình. Nếu không giữ được các bí mật này thời sẽ không đạt được các quyền năng thông thường và tối thượng.

    Gọi là Mật chú thừa, vì thần chú có công năng “bảo hộ tâm thức”. Theo pháp tu tập ở giai đoạn phát sinh của Nghi quỹ đệ nhất Du già tối thượng, thì khi quán tưởng mình là vị thần với sự kiêu hãnh Kim cương, tâm của hành giả sẽ được bảo vệ chống lại ảnh hưởng của sắc tướng thế gian và tạp niệm. Theo pháp tu tập ở giai đoạn thành tựu thì tâm đại lạc sẽ bảo hộ hành giả không bị ảnh hưởng bởi tâm sắc trắng, tâm sắc đỏ gia tăng và tâm sắc đen gần đạt, bằng cách làm cho chúng tan nhập vào Tịnh quang.

    Mật thừa được gọi là Quả thừa, còn Ba La Mật thừa được gọi là Nguyên Nhân thừa. Trước khi bước vào ngưỡng cửa của Kim cương thừa, việc tiên khởi là hành giả phải tu tập thuần thục các pháp thuộc Ba La Mật thừa, như hạnh xả ly, Bồ đề tâm, và bát chánh đạo, v.v... nếu không, họ chớ mong đạt được sự giác ngộ của Ba La Mật thừa, nói gì đến việc đạt vô lậu học đạo của Kim cương thừa. Vì vậy, Ba La Mật thừa được gọi là Thừa Nguyên Nhân và Kim cương thừa được gọi là Thừa Kết Quả hay Quả thừa. Một lý do nữa là ở giai đoạn tu tập phát sinh của Kim cương thừa, hành giả quán tưởng Mạn Đà La và vị thần bản mệnh của mình (Yidam) trong trạng thái giác ngộ. Ngoài ra, hành giả cũng thực hành quán tưởng một vị minh phi (consort), cúng dường, hóa hiện và làm tan biến các loại ánh sáng, mang lại lợi ích cho chúng sinh giống như mình đã đạt giác ngộ rồi.

    Ðạo pháp này được gọi là Kim cương thừa, vì hành giả đồng thời quán tưởng hình ảnh vị thần và tánh không của hình ảnh quán chiếu đó. Quán tưởng rõ rệt hình ảnh của vị thần là pháp phương tiện. Thiền quán về tánh không là pháp trí huệ. Gom cả hai pháp này trong một tâm độc nhất thì gọi là Kim cương thừa, vì một tâm như vậy có thể tiêu diệt được vô minh phiền não, chứ phiền não không thể bức hại được, giống như Kim cương có thể cắt được các vật khác, còn các vật khác thì không thể cắt được Kim cương. Ðạo sư Khedrup Je nói rằng tâm quán tưởng vị thần sẽ tích lũy được nhiều công đức, và chính tâm đó giác ngộ sự vô tự tính của hình ảnh vị thần, như vậy sẽ tích lũy được nhiều trí huệ. Ngài cũng nói rằng tâm giác ngộ tánh không, bằng cách trụ vào hình ảnh của vị thần sẽ chống lại tánh ngã chấp trăm lần mạnh hơn tâm giác ngộ tánh không bằng cách Thiền quán trụ vào đối tượng khác, như một cây non, chẳng hạn.

    * Ðịnh Nghĩa Bốn Loại Nghi quỹ

    Quyển Mật giáo Ðại Cương nói:

    "Trong bốn hạng hành giả phát nguyện giải thoát của ta, Với tất cả những ai đặt niềm tin vào Ðại thừa. Như Lai sẽ dạy thêm, Bằng việc tiết lộ mật chú"

    Giáo pháp bí mật của đức Phật được truyền trao cho những người nào trong bốn nhóm hành giả phát nguyện giải thoát có niềm tin vào Ðại thừa. Kim cương thừa sẽ không được truyền cho những người cũng thuộc trong bốn nhóm nhưng không có niềm tin vào Ðại thừa. Bốn nhóm này gồm Tỳ Kheo, Tỳ Kheo ni, Sa di và Sa di ni.

    Có bốn pháp mật chú:

    1. Nghi quỹ Hành động (Kriya tantra)

    2. Nghi quỹ Thực hành (Charya tantra)

    3. Nghi quỹ Du già (Yoga tantra)

    4. Nghi quỹ Du già Tối thượng (Maha anuttarayayoga tantra)

    Nghi quỹ Hành động là loại mật điển chủ yếu dạy về các oai nghi và các hoạt động bên ngoài như tẩy tịnh, thọ thực và các việc khác.

    Nghi quỹ Thực hành là loại mật điển chú trọng đồng đều các hoạt động bên ngoài lẫn bên trong. Các hoạt động bên trong như pháp Thiền quán có đề mục hoặc không đề mục. Vì nhiều người có khuynh hướng tu tập cùng lúc cả hai loại hoạt động bên trong lẫn bên ngoài nên Ðức Phật dạy Nghi quỹ Thực hành.

    Nghi quỹ Du già là loại mật điển chủ yếu nói về các hoạt động bên trong. Vì lợi ích của những đệ tử có khuynh hướng tu tập các hoạt động bên trong mà Ðức Phật giảng giải các Nghi quỹ Du già.

    Nghi quỹ Du già tối thượng là mật điển dạy bất nhị đại lạc cùng lúc với trí huệ chứng ngộ tánh không. Ba Nghi quỹ thấp không có pháp đại lạc đồng thời, và dù có trí huệ chứng ngộ tánh không thì trí này vẫn là một tâm thức thô kệch, không phải là loại thức trí tinh tế của Nghi quỹ đệ nhất Du già tối thượng.

    Vì các đệ tử có khuynh hướng tu tập pháp bất nhị đồng thời đạt đại lạc và trí huệ chứng ngộ tánh không mà Ðức Phật dạy các Nghi quỹ Du già tối thượng.

    Bốn loại Nghi quỹ khác nhau ở cách tiếp cận các hoạt động thì cũng khác nhau ở cách dùng ái dục làm pháp tu tập.

    Bốn cách dùng ái dục làm pháp tu tập được giải thích trong mật điển "Samputa Tantra" như sau:

    "Cười, ngắm, nắm tay,

    Và hai người ôm là bốn điều

    Ðược giảng trong bốn Nghi quỹ theo cách côn trùng"

    Trong Mật giáo, việc dùng ái dục làm pháp tu tập được ví với loài côn trùng sinh ra trong gỗ, và ăn chính gỗ đã sinh ra chúng. Cũng vậy, ái dục được dùng để làm phát sinh những tâm thái có khả năng tiêu diệt chính loại ái dục đã phát sinh ra chúng.

    Bốn cách khác nhau của bốn loại Nghi quỹ để tiếp cận với pháp dùng ái dục phù hợp với bốn hạng hành giả sau đây. Trong "Ðại Diễn Giải Mật giáo", Ngài Tsongkhapa nói rằng những người căn cơ thấp có thể dùng ái dục làm pháp tu tập khi chỉ ngắm hình quán tưởng của một người phối ngẫu, và họ là những hành giả của Nghi quỹ hành động.

    Những người có căn cơ cao hơn, có khả năng chuyển hóa ái dục khi cười với hình quán tưởng của người phối ngẫu, là những hành giả của Nghi quỹ thực hành. Những người lợi căn hơn nữa, có khả năng chuyển hóa ái dục khi quán tưởng mình nắm tay người phối ngẫu, là những hành giả của Nghi quỹ Du già. Những người lợi căn nhất, có khả năng chuyển hóa ái dục bằng sự kết hợp hai bộ phận sinh dục, là những hành giả của Nghi quỹ Du già tối thượng.

    Bốn loại Nghi quỹ này cũng khác nhau ở nghi thức truyền pháp và giới nguyện.

    Nghi quỹ hành động có lễ truyền pháp "nước" và lễ truyền pháp "vương niệm". Nghi quỹ thực hành có thêm "chày kim cương" và "chuông". Nghi quỹ Du già gồm các lễ truyền pháp "nước", "vương niệm", "chày kim cương", "chuông", và "Kim cương sư". Tất cả những nghi thức nói trên là lễ truyền pháp "bình", và như vậy ba Nghi quỹ thấp chỉ có ba loại nghi thức truyền pháp "bình", chứ không có các lễ truyền pháp cao cấp hơn của Nghi quỹ Du già tối thượng, đó là các lễ truyền pháp "bí mật", "trí huệ" và "lời".

    Về giới nguyện, thì hai loại Nghi quỹ hành động và thực hành chỉ cần có Bồ đề tâm nguyện trong lễ truyền pháp. Trong lễ nhập môn của hai Nghi quỹ Du già và Du già tối thượng, các đệ tử phát Bồ đề tâm nguyện cũng như giới nguyện Kim cương thừa.

    Bồ đề tâm nguyện được coi là giới nguyện thông thường vì đều có trong Ba La Mật thừa và Kim cương thừa, cũng như trong tất cả các loại Nghi quỹ. Giới nguyện Kim cương thừa thì chỉ có trong Mật giáo, và đối với bốn loại Nghi quỹ, thì chỉ có trong hai Nghi quỹ cao, tức Nghi quỹ Du già và Nghi quỹ Du già tối thượng. Ðệ tử phát nguyện Kim cương thừa trong lễ truyền pháp Kim cương sư.

    Các pháp tu tập thuộc hai giai giai đoạn phát sinh và thành tựu của Nghi quỹ Du già tối thượng cũng khác vơí ba Nghi quỹ thấp. Ba Nghi quỹ thấp có các pháp Du già có đề mục và các pháp Du già không đề mục, giống giai đoạn thành tựu, nhưng ba Nghi quỹ này không có giai đoạn phát sinh và giai đoạn thành tựu thực sự của Nghi quỹ Du già tối thượng.

    Có điểm khác biệt lớn giữa sự chứng ngộ tánh không của Bồ tát Ba La Mật thừa và sự chứng ngộ tánh không của một Bồ tát tu tập Nghi quỹ Du già tối thượng. Bồ tát Ba La Mật thừa chứng ngộ tánh không với tâm thức thô, trong khi Bồ tát Nghi quỹ Du già tối thượng chứng ngộ tánh không với tâm thức rất tinh tế, tức tâm Tịnh quang. Trong tác phẩm “Tinh yếu của năm giai đoạn tu tập”, đạo sư Panchen Losang Chokyi Gyaltsan cũng so sánh ba Nghi quỹ thấp với nhau. Ngài nói rằng trí huệ của các Bồ tát thực hành ba Nghi quỹ thấp phát sinh từ pháp thần linh quán thì còn thô kệch hơn trí huệ đại lạc chứng ngộ tánh không rất tinh tế của một Bồ tát thực hành Nghi quỹ Du già tối thượng. Các Bồ tát của ba Nghi quỹ thấp dùng hoan lạc phát xuất từ ngắm, cười, hay nắm tay với hình quán tưởng của vị thần để chứng ngộ tánh không. Dù thô kệch hơn Nghi quỹ Du già cao nhất, nhưng đây cũng là tâm chứng ngộ tánh không tinh tế hơn tâm của các Bồ tát Ba La Mật thừa.

    * Các Loại Nghi Quỹ Du Già Tối Thượng

    Nghi quỹ Du già tối thượng có thể được chia thành hai giòng chính: Nghi quỹ cha và Nghi quỹ mẹ. Hai loại này giống nhau ở pháp tu tập hợp nhất phương tiện đại lạc và trí huệ chứng ngộ tánh không. Nếu các pháp phương tiện và trí huệ không được phối hợp với nhau, thì hành giả không thể chứng đắc, cũng như con chim không thể bay bằng một cánh. Còn khi phương tiện và trí huệ được kết hợp với nhau thì hành giả sẽ đạt giác ngộ, như con chim vươn hai cánh bay cao. Trong Nghi quỹ Du già tối thượng, nhất thiết phải có sự hợp nhất giữa phương tiện và trí huệ, đó là đại lạc xuất hiện cùng lúc với trí huệ chứng ngộ tánh không.

    Tất cả các Nghi quỹ Du già tối thượng đều có các pháp ảo thân và Tịnh quang. Nghi quỹ cha là một Nghi quỹ Du già tối thượng, chủ yếu giảng về pháp ảo thân. Các Nghi quỹ cha trình bày ảo thân thực thụ, nguyên nhân của ảo thân và kết quả của pháp ảo thân. Ảo thân thực thụ có hai loại: ảo thân bất tịnh và ảo thân thanh tịnh.

    Ảo thân bất tịnh là ảo thân chưa gạt bỏ được vô minh tiến tới giải thoát. Ảo thân thanh tịnh là ảo thân đã gạt bỏ được vô minh tiến tới giác ngộ. Các luồng khí cực vi tế, vốn là vật cưỡi của các Tịnh quang trong các pháp cô lập thân, cô lập khẩu và cô lập ý, là nguyên nhân của ảo thân bất tịnh. Còn khí nguyên thủy vốn là vật cưỡi của Tịnh quang là nguyên nhân của ảo thân thanh tịnh. Panchen Losang Chokyi Gyaltsan nói rằng Nghi quỹ Guhyasamaja và Nghi quỹ Yamantaka thuộc loại Nghi quỹ cha, Nghi quỹ phương pháp và Nghi quỹ của nam hành giả. Nghi quỹ phương pháp là một Nghi quỹ Du già tối thượng, chủ yếu nói về phương pháp đắc ảo thân. Các Nghi quỹ thấp cũng có nói về các pháp thực hành nhưng không có pháp ảo thân. Nghi quỹ phương pháp có ba loại: Nghi quỹ phương pháp "ưa", Nghi quỹ phương pháp "ghét", và Nghi quỹ phương pháp "không biết ưa hay ghét". Guhyasamaja là một Nghi quỹ phương pháp "ưa", Yamantaka là một Nghi quỹ phương pháp "ghét", và Vajraarala là một Nghi quỹ "không biết ưa hay ghét". Có ba Nghi quỹ phương pháp "ghét", đó là Dạ Ma Ta Ka (Yamantaka) Ðỏ, Dạ Ma Ta Ka Ðen, và Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka.

    Nghi quỹ mẹ là một loại Nghi quỹ Du già tối thượng, chủ yếu nói về Tịnh quang Trí. Có hai loại: Tịnh quang Mô phỏng và Tịnh quang Nghĩa. Tịnh quang Mô phỏng là loại tâm thức cực tinh tế gián tiếp chứng ngộ tánh không, tức sự vô tự tánh của các pháp. Tịnh quang mô phỏng được chia làm bốn loại: Tịnh quang mô phỏng của pháp cô lập thân, Tịnh quang mô phỏng của pháp cô lập khẩu, Tịnh quang mô phỏng của pháp cô lập ý, và Tịnh quang mô phỏng của giai đoạn thứ ba (tức pháp thứ ba trong năm giai đoạn. Xem chương 14). Tịnh quang nghĩa cũng là loại tâm thức cực tinh tế trực tiếp chứng ngộ tánh không. Tịnh quang nghĩa cũng có bốn loại: Tịnh quang nghĩa trực trừ vô minh chướng ngại đi tới giải thoát, Tịnh quang nghĩa đã đoạn lìa vô minh đi tới giải thoát, Tịnh quang nghĩa trực trừ vô minh chướng ngại đi tới toàn giác, Tịnh quang nghĩa đã đoạn lìa vô minh chướng ngại đi tới toàn giác. Cả Tịnh quang mô phỏng lẫn Tịnh quang nghĩa nhất thiết đều là trí huệ về đại lạc và tánh không hợp nhất. Các Nghi quỹ Diệm nhiên vương (Heruka), Kim cương Du già nữ (Vajrayogini) và Hắc Luân (Kalachakra) là những Nghi quỹ mẹ, Nghi quỹ trí huệ và Nghi quỹ của nữ hành giả.

    Các học giả cho rằng Nghi quỹ cha là pháp về nam thần, còn Nghi quỹ mẹ là pháp về nữ thần. Nói như vậy là không đúng, vì Kalachakra và Heruka là những nam thần nhưng vẫn là thần của các Nghi quỹ mẹ.

    Tất cả các Nghi quỹ Du già tối thượng đều là những Nghi quỹ bất nhị, là đề tài chính của chúng là sự hợp nhất phương tiện và trí huệ, tức đại lạc xuất hiện đồng thời với trí huệ chứng ngộ tánh không. Nhưng “phương tiện” của Nghi quỹ bất nhị khác với "phương tiện" của Nghi quỹ phương tiện, là thân giả ảo hay ảo thân. Tương tự như vậy, "trí huệ" của Nghi quỹ bất nhị khác với "trí huệ" của Nghi quỹ trí huệ. "Trí huệ" của Nghi quỹ bất nhị là trí huệ chứng ngộ tánh không, còn trí huệ của Nghi quỹ trí huệ là trí huệ về Tịnh quang.

    * Tất Cả Các Nghi Quỹ Ðược Bao Gồm Trong Năm Giai Ðoạn Tu Tập Như Thế Nào?

    Có nhiều cách phân loại các pháp tu tập thuộc hai giai đoạn phát sinh và thành tựu của Nghi quỹ Du già tối thượng. Giai đoạn phát sinh có những cách phân loại như sáu nhánh thuộc giai đoạn phát sinh trong Nghi quỹ Guhyasamaja và mười một pháp trong hệ thống Vajrayogini được liệt kê ở Chương 7. Trường Mật giáo Gyumay có một hệ thống gồm tám nhóm các kỹ thuật tu luyện ở giai đoạn thành tựu. Cũng có những cách phân loại các giai đoạn thành tựu của Nghi quỹ Guhyasamaja thành sáu, năm, và bốn, được liệt kê ở chương 14.

    Tuy vậy, các cách liệt kê khác nhau đó không hề mâu thuẫn nhau. Chúng chỉ là những cách phân loại khác nhau. Sự thật là các pháp tu tập thuộc giai đoạn phát sinh và giai đoạn thành tựu của tất cả các Nghi quỹ Du già tối thượng có thể được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập được đề ra trong quyển “Minh Ðăng” của luận sư Nguyệt Xứng (Chandrakirti) nói về Nghi quỹ Guhyasamaja:

    "Ðể đạt thân mật chú trọn vẹn

    Giai đoạn phát sinh là thứ nhất

    Chỉ quán sát tâm

    Thì đó là giai đoạn thứ nhì.

    Cho thấy chân lý thông thường

    Là giai đoạn thứ ba hấp dẫn

    Sự thanh tịnh của chân lý thông thường

    Là giai đoạn thứ tư

    Còn sự hợp nhất hai chân lý

    Thì là giai đoạn thứ năm

    Thần chú, thân và tâm

    Thanh tịnh và hợp nhất

    Do hiểu được yếu nghĩa

    Của năm giai đoạn, hãy thực hành sáu điểm.”

    Năm giai đoạn tu tập là:

    1. Giai đoạn phát sinh thần chú (Hệ thống Guhyasamaja gọi là giai đoạn phát sinh)

    2. Giai đoạn quán sát tâm (Cô lập ý, gồm cả cô lập thân và cô lập khẩu)

    3. Giai đoạn ảo thân thông thường (Bỏ thân bất tịnh)

    4. Giai đoạn Tịnh quang tối thượng (Tịnh quang nghĩa, tức thực thụ)

    5. Giai đoạn hợp nhất bất nhị (Hợp nhất)

    Những tên gọi này sẽ được giải thích ở Chương 14.

    Tại sao tất cả các cách phân chia các giai đoạn tu tập của các Nghi quỹ Du già tối thượng đều có năm giai đoạn, lý do là vì tất cả các Nghi quỹ Du già tối thượng đều ca tụng pháp hợp nhất ở giai đoạn vô học đạo chính là Phật quả. Hợp nhất vô học đạo phát xuất từ nguyên nhân của nó là pháp hợp nhất hữu học. Pháp hữu học tùy thuộc nguyên nhân của nó là Tịnh quang nghĩa. Tịnh quang nghĩa tùy thuộc nguyên nhân của nó là ảo thân bất tịnh. Ảo thân bất tịnh tùy thuộc nguyên nhân của nó là cô lập ý. Cô lập ý tùy thuộc cô lập khẩu. Cô lập khẩu tùy thuộc nguyên nhân của nó là pháp cô lập thân ở giai đoạn thành tựu. Cô lập thân ở giai đoạn thành tựu tùy thuộc pháp tu tập ba thân ở giai đoạn phát sinh. Pháp này lại tùy thuộc lễ truyền pháp và giữ giới nguyện Kim cương thừa. Những pháp này đều được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập. Năm giai đoạn tu tập bao gồm tất cả các pháp Nghi quỹ Du già tối thượng. Năm giai đoạn này lại được chia thành hai giai đoạn, là giai đoạn phát sinh Nghi quỹ Du già tối thượng và giai đoạn thành tựu Nghi quỹ Du già tối thượng.

    Tất cả các pháp tu tập Kinh điển và Mật điển được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Guhyasamaja đều có nét tương đồng về nội dung cũng như công dụng.

    Sáu Pháp Chuẩn Bị của Nghi quỹ Du già tối thượng Kalachakra cũng được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Guhyasamaja do có sự tương đồng. Dù có cấu trúc và tên gọi khác, các pháp tu tập của Nghi quỹ Kalachakra cũng tương tự như năm giai đoạn tu tập của Nghi quỹ Guhyasamaja. Nội dung các pháp tu tập của mọi Nghi quỹ Du già tối thượng khác đều có trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Guhyasamaja.

    Về mặt công dụng, tất cả các pháp tu tập của ba Nghi quỹ thấp cũng được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Guhyasamaja. Ðó là vì tất cả bốn loại Nghi quỹ đều có công dụng phát sinh các thành tựu thông thường và tối thượng. Bởi lý do này mà Nghi quỹ Guhyasamaja được coi là gốc rễ (root) của tất cả các Nghi quỹ, ví như rễ cây là căn bản của cành và lá.

    Tương tự như vậy, tám vạn bốn ngàn pháp môn của đức Phật có thể được bao gồm trong năm giai đoạn tu tập của hệ thống Guhyasamaja về mặt công dụng, vì công dụng của tám mươi tư ngàn pháp môn này là mang lại thành tựu giải thoát và đại giác ngộ. Nghi quỹ Guhyasamaja đặc biệt giải thích rõ ràng về việc đắc pháp thân có nguyên nhân từ Tịnh quang Mô Phỏng và Tịnh quang Nghĩa, và đắc hai sắc thân (báo thân và hóa thân) từ nguyên nhân Ảo Thân Bất Tịnh và Ảo Thân Thanh Tịnh. Hệ thống Guhyasamaja được coi là rễ của mọi Nghi quỹ, và cũng là đỉnh của mọi Nghi quỹ.

    * Năm Ðạo Của Nghi Quỹ Du Già Tối Thượng

    Hai giai đoạn phát sinh và thành tựu bao gồm năm đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng. Ðó là:

    1. Ðạo tích lũy của Nghi quỹ Du già tối thượng.

    2. Ðạo chuẩn bị của Nghi quỹ Du già tối thượng.

    3. Kiến đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng.

    4. Tu đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng.

    5. Vô học đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng.

    Tất cả các pháp thực hành ở giai đoạn phát sinh là thành phần của đạo tích lũy thuộc Nghi quỹ Du già tối thượng. Tất cả các pháp thực hành ở giai đoạn thành tựu được bao gồm trong đạo chuẩn bị, kiến đạo, và tu đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng. Vô học đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng không phải là thành phần của giai đoạn thành tựu, vì giai đoạn thành tựu nhất thiết phải là một pháp tu tập, hay Du già, trong dòng tâm thức của một hành giả hữu học, chưa thuộc giai đoạn vô học. Trong “Tinh Yếu Của Năm Giai Ðoạn Tu Tập”, đạo sư Panchen Losang Chokyi Gyaltsan đã luận giải Nghi quỹ Guhyasamaja. Ngài định nghĩa giai đoạn thành tựu là một pháp Du già trong dòng tâm thức của một hành giả đang học, hay hữu học, phát xuất từ việc hành giả đã làm cho các luồng chân khí (hay tinh lực) đi vào, trụ lại và tan hòa trong kinh mạch trung ương bằng lực Thiền quán. Từ việc tu tập các pháp thông thường kết hợp với việc phát Bồ đề tâm của Nghi quỹ Du già tối thượng, tất cả các pháp tu tập phát sinh trước khi bước vào giai đoạn thành tựu được gọi là đạo tích lũy của Nghi quỹ Du già tối thượng. Nghĩa là từ khi phát nguyện đạt sự hợp nhất vô học đạo cho tới khi các luồng khí lực cao và thấp đi vào, trụ lại và tan hòa trong kinh mạch trung ương bằng lực Thiền quán trong giai đoạn thành tựu được gọi là đạo tích lũy của Nghi quỹ Du già cao nhất.

    Có sự khác biệt giữa Bồ đề tâm của các Bồ tát Ba La Mật thừa và Bồ đề tâm của các Bồ tát Nghi quỹ Du già tối thượng. Bồ đề tâm Ba La Mật thừa là ý nguyện đạt giác ngộ để có thể làm lợi ích cho chúng sanh, còn Bồ đề tâm Nghi quỹ Du già cao nhất là ý nguyện đạt sự hợp nhất vô học vì lợi ích của chúng sanh. Bồ đề tâm Nghi quỹ Du già tối thượng được coi là sâu hơn vì sự hợp nhất vô học rất thâm sâu. Ðó là sự hợp nhất của Tịnh quang và ảo thân.

    Vậy, khi ba pháp tu tập chính được thực hành với Bồ đề tâm Ba La Mật thừa thì chúng không phải là thành phần của đạo tích lũy trong Nghi quỹ Du già tối thượng. Nếu chúng được thực hành với Bồ đề tâm Nghi quỹ Du già tối thượng, thì những pháp xả ly, phát Bồ đề tâm vì lợi ích chúng sanh, và những pháp khác sẽ là thành phần của đạo tích lũy thuộc Nghi quỹ Du già tối thượng. Sự hợp nhất vô học chính là sự giác ngộ của Nghi quỹ Du già tối thượng. Bồ đề tâm Nghi quỹ Du già tối thượng thì thâm diệu hơn, ích lợi hơn Bồ đề tâm của Ba La Mật thừa và ba Nghi quỹ thấp rất nhiều, và cũng mang lại kết quả lớn hơn bội lần.

    Các giai đoạn từ lúc bắt đầu tu tập các pháp thuộc giai đoạn thành tựu cho tới khi đạt giai đoạn thành tựu thứ tư Tịnh quang nghĩa, được vào đạo chuẩn bị của Nghi quỹ Du già tối thượng. Vậy, đạo chuẩn bị Nghi quỹ Du già tối thượng gồm các pháp cô lập thân, cô lập khẩu, cô lập ý, và ảo thân bất tịnh. Giai đoạn thành tựu thứ tư, tức Tịnh quang nghĩa, là kiến đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng và cũng là địa vị Bồ tát thứ nhất (Sơ địa Bồ tát). Ảo thân bất tịnh ngừng lại và kiến đạo thường trực sẽ là pháp đối trị mọi vô minh cản trở giải thoát. Ðồng thời hành giả đạt sơ địa Bồ tát và cấp Ðại Bồ tát Nghi quỹ Du già tối thượng. Mọi pháp từ sự hợp nhất của hành giả hữu học cho tới sự hợp nhất vô học được coi là tu đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng. Sự hợp nhất vô học là vô học đạo của Nghi quỹ Du già tối thượng. (Hợp nhất tức Du già, hay pháp tu luyện).

    * Những Ðặc Ðiểm Của Pháp Ðộc Giác Kim Cương Ðại Phẫn Nộ

    Vào đêm trước ngày gặp đạo sư Tsong Khapa trong lần đầu tiên, Ngài Khendrup Je nằm mộng thấy mình đi lạc trong bóng đêm tăm tối. Rồi đột nhiên mặt trời nhô lên, ánh bình minh rực rỡ xua tan bóng tối, và ở trong ánh sáng đó, đức Văn Thù (Manjushri) trẻ đẹp xuất hiện với hào quang ngũ sắc. Ðức Văn Thù có màu vàng cam, ngồi thế Kim cương, với ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp. Thân quang minh của Ngài trông trẻ trung và lôi cuốn, vẻ mặt hơi phẫn nộ. Tay phải cầm gươm trí huệ phát ra lửa, tay trái cầm quyển kinh Bát Nhã để nơi tim.

    Sau đó đức Văn Thù tan nhập vào Khendrup Je. Ngay khi ấy, Ngài nhận biết rằng đạo sư Tsong Khapa là một trong những hóa thân của đức Văn Thù. Ngày hôm sau khi Khendrup Je gặp Tsong Khapa, do nhân duyên từ vô số kiếp trước hai người vốn đã có mối quan hệ sư đệ với nhau, và Ngài cảm thấy rất ấm lòng. Khendrup Je thỉnh vấn đạo sư Tsong Khapa về nhiều đề mục của Kinh điển và Mật điển. Sau khi thuyết giảng xong, đạo sư Tsong Khapa hỏi duyên do từ đâu mà Khendrup Je lại có những hiểu biết sâu xa về giáo pháp như vậy. Khendrup Je đáp rằng tự bản thân học hỏi rất nhiều về Kinh điển lẫn Mật điển, cũng như đã cầu nguyện đạo sư và bổn tôn (hộ thần Yidam), ngộ rằng hai vị này bất khả phân. Ðạo sư Tsong Khapa hỏi: "Vị hộ thần của ông là ai?" Khendrup đáp rằng mình đã thực hành pháp Văn Thù và Hồng Dạ Ma Ka Ta (yamankata đỏ).

    Ðạo sư Tsong Khapa phán: "Thực hành các pháp Dạ Ma Ka Ta Ðỏ, Ðen, và Xanh Ðen sẽ đưa hành giả tới gần với đức Văn Thù. Nhưng truyền thống của ta là thực hành pháp Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka Xanh Ðen và pháp này có năm đặc điểm lớn. ”

    Khendrup Je liền dâng một Kim Mạn Đà La và thỉnh cầu Ngài Tsong Khapa giảng giải năm đặc điểm.

    Năm đặc điểm đó là:

    1. Vào thời ngũ trược năm điều xấu ác đang hoành hành. Con người giải đãi, ít có trí huệ, không giữ phạm hạnh và không phát nguyện. Họ chất chứa tà kiến, không hiểu ý nghĩa của kinh sách, không tôn sư và trọng bạn đồng tu, và không có nhiều lòng từ bi. Họ không biết tàm, quý, xa rời giáo pháp, kiêu mạn, và rơi vào vực thẳm tà kiến vì kiêu ngạo với ý tưởng tự ngã thường tồn của họ. Họ điên loạn với tham dục và do đó tạo nghiệp xấu. Họ ít có công đức và tuổi thọ ngắn. Xứ xứ và con người trở nên bại hoại. Khi lực tà trược quá mạnh, nếu không tìm sự an trú nơi pháp Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka thì việc tu tập của chúng ta không có kết quả. Ðặc điểm thứ nhất của pháp Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka là nhờ dựa vào oai lực siêu diệu của Ngài mà việc tu tập của chúng ta sẽ thành tựu, kể cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.

    2. Hình ảnh Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka cầm những khúc ruột ở bàn tay trái thứ bảy và một lò lửa ở tay trái thứ mười hai cho thấy pháp tu tập của Ngài gồm hai pháp thâm diệu là Ảo thân và Tịnh quang, như được giảng giải trong Nghi quỹ Guhyasamaja. Ruột tượng trưng ảo thân, và lò lửa tượng trưng Tịnh quang.

    3. Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka cầm dao găm thiêng (khatvanga) ở bàn tay phải thứ mười cho thấy một pháp đặc biệt về luồng hỏa hầu (lửa tam muội), vốn thường không được đề ra trong các Nghi quỹ cha, là một thành phần của pháp Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka.

    Ðiều này cho thấy Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka cũng có các pháp hoan lạc bất nhị và tánh không, vốn là đặc điểm của các Nghi quỹ Hevajra, Heruka và Vajrayogini.

    4. Ðộc Giác Dạ Ma Ta Ka cầm một xác người bị cắm trên một cái cọc ở bàn tay trái thứ mười một, cho thấy pháp chứng ngộ đó độ được những kẻ đại ác, phạm tội ngũ nghịch, phạm thập thiện giới, lìa bỏ chánh pháp, và những việc xấu khác.

    5. Thông thường ba pháp Dạ Ma Ta Ka, tức Ma Ta Ka đỏ, Dạ Ma Ta Ka Ðen, và Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ, đều là những hóa thân phẫn nộ của đức Văn Thù.

    Dạ Ma Ta Ka Ðỏ là hóa thân hơi phẫn nộ, Dạ Ma Ta Ka Ðen là hóa thân khá phẫn nộ, Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ là hóa thân cực kỳ phẫn nộ. Dạ Ma Ta Ka Ðỏ và Dạ Ma Ta Ka Ðen có khuôn mặt thật của đức Văn Thù hiền hòa trong giai đoạn là Nhân Kim cương Thủ (the causal vajra holder) nhưng không có bộ mặt thật của đức Văn Thù trong giai đoạn là Quả Kim cương Thủ (the resultant vajra holder). Còn Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ thì có khuôn mặt thật của đức Văn Thù trong cả hai giai đoạn Nhân Kim cương Thủ và Quả Kim cương Thủ. Ðiều này cho thấy Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ có đặc điểm là: một pháp phối hợp hiền hoà và phẫn nộ. Pháp này được tượng trưng bằng Văn Thù trẻ trung có nét mặt hơi phẫn nộ. Với Ðộc Giác Kim cương Ðại Phẫn Nộ Pháp Môn, hành giả gần gũi đức Văn Thù hơn và dễ nhận được sự gia hộ của Ngài.

    (Trích Biển Phương Tiện Và Trí Huệ Bất Khả Phân)

    (Ocean of indivisble method and wisdom)

    của đại sư Geshe Acharya Thubten Loden

    Việt dịch: Lục Thạch

    Hiệu đính: Lê trung Hưng

    Nguồn http://daitangkinhvietnam.org/index....=380&Itemid=66
    Last edited by Nob; 22-06-2010 at 08:14 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tìm lại cổi nguồn
    By dautrocnd82 in forum Thần Quyền
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 17-10-2012, 10:05 AM
  2. Trả lời: 43
    Bài mới gởi: 10-04-2011, 02:40 PM
  3. Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
    By Bin571 in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 15-05-2010, 10:39 PM
  4. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 25-12-2008, 06:05 AM
  5. Phù chú Trà Kha - Phần 1 : Nguồn gốc
    By hungisu in forum Thế Giới Bùa Ngải
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 18-09-2008, 08:43 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •