_ Giai đonạ đế quốc thống nhất tan vỡ cuối đời Đông Hán là giai đoạn có nhiều chuyển biến. Từ đây, văn hoá Nho học độc tôn ở hai triều đại Hán (Tây Hán và Đông Hán) cũng tan vỡ theo. Văn hoá phát triển theo hướng phân hoá, đa nguyên. Trnog giai đonạ có nhiều chuyển biến ấy, dĩ nhiên sinh ra lonạ lạc, các anh hùng tuấn kiệt ra đời, tnong ấy có người trẻ tuổi Vương Bật được mọi người nể phục.

_ Vương Bật, tên tự Phụ Tự, người huyện Kim, Sơn Đông ngày nay, là cháu nhiều đời của danh sĩ đại tộc Vương Xán. Thưở nhỏ, ông đã thông minh khác thường nổi tiếng sớm trong thiên hạ. Khi lãnh tụ triết học tên tuổi thời ấy là Hà Án cử hành đại hội đàm luận triết học, Vương Bật chưa đến tuổi "nhược quan" (tuổi đội mũ, tức là chưa đến tuổi thành nhân) đã tham dự biện luận, Hà Án vốn đã nghe tên Vương Bật trước nên có hỏi ông nhiều vấn đề nan giải, Vương Bật sảng khoái biện bác với Hà Án, sự hùng binệ của ông khiến ai nấy đều kinh ngạc ca tụng không tiếc lời đồng ý lần này là Hà Án thua Vương Bật. Sau này, Hà Án viết xogn bản chú giải sách Lão Tử đem tới gặp Vương Bật. Được đọc bản Lão Tử chú tinh diệu của Vương, Hà Án buồn bã than: "Như người này có thể gọi là người trời vậy". Trong ý thức Hà Án, Vương Bật đã đạt tới tiêu chuẩn tối cao của huyền lý.

_ Vương Bật chỉ sống tới 24 tuổi thì bị bệnh mất sớm, nhưng ảnh hưởng của ôgn đối với văn hoá Trugn Quốc vượt xa tuổi đời của ông. Ảnh hưởng văn hoá đầu tiên của ông là đổi mới lý lụân tư duy. Nho học lưỡng Hán có tiêu chuẩn tư duy rất thấp, các sách chú giải Kinh học phồn tạp nhiều khuyết điểm, lụân chứng thần học Thiên nhân tương dữ thô thiển và sự mê tín sấm vĩ phổ biến khắp trong triều ngoài dã. Công lớn của Vương Bật là ông dùng phong cách tư biện đề xuất ra những khái niệm phạm trù "Hữu vô", "Thể dụng", "Bản mạt", "Ngôn ý", "Động tĩnh" mang hàm nghĩa mới trong vấn đề "Trời và Người", triển khai những quan hệ giữa bản thểvà hiện tượng, vận động và ngừng nghỉ, nhận thức và đối tượng, thiên đạo và nhân sự. Từ đó, không những ông nâng cao tư duy lý luận của triết học cổ đại Trung Quốc mà còn hệ thống phạm trù hoá triết học. Quan nimệ "Hữu vô" ở thời cổ đại hết sức phức tạp. chính Vương Bật là người đã coi "Vô" là thể "Vô" có thể sinh ra "Hữu". Từ đó, ông kiến lập bản thể luận trong hệ thống triết học. Những phạm trù triết học do ông đề xuất được sau này các triết học gia luận chứng và chuyên môn hoá nội hàm của nó. Nhờ Vương Bật, triết học truyền thống của Trung Quốc mang một diện mạo tiến bộ mới. Hệ thống triết học bản thể luận do Vương Bật kiến lập là con đường trọng yếu, đó là chủ trương "tổ thuật Lão Trang lập luận', ông dùng "Lão" chú "Dịch", lại dùng Nho chú "Lão", kết quả làm thay đổi cục diện tư tưởng tạo thành "Nho Đạo kiêm thông" của cái học "Tam huyền". Nho Đạo kết hợp khiến tư tưởng hệ thống truyền thống của Trung Quốc có sức ứng biến đàn hồi rất lớn. Học thuật của ông còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành lập của Lý học đời Tống sau này.

_ Vương Bật dùng "Lão" chú giải "Dịch" , chẳng những có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống tư tưởng Trung Quốc, mà nó còn có địa vị quan trnọg trong truyền thống nghiên cứu Dịch học. Các nhà Nho thời Hán giảng Kinh Dịch thường lẫn lộn với thuật số và nhuốm nhiều màu sắc thần bí. Vương Bật dùng nghĩa lí mới sửa bỏ màu sắc thần bí sấm vĩ ấy, khai sáng ra nghĩa lý học phái trong lịhc sử nghiên cứu Kinh Dịch. Vương Bật cũng là người đặt cơ sở cho huyền học, huyền học hưng khởi ảnh hưởng tới các mặt truyền thống tư tưởng triết học, tư tưởng mỹ học, tư tưởng học thuật, tư tưởng văn học, thậm chí ảnh hưởng tới cả khoa học kỹ thuật.

_ Chính huyền học do Vương Bật khai sáng với phần hình nhi thượng nhận thức luận và chủ nghĩa duy tâm ngụy biện của ông đã đem huyền học đến gần với tông giáo. Sau Vương Bật, qua sự gia công của Hướng Tú, Quách Tượng, lại trải qua nỗ lực của Đạo An, Chi Độn, Tăng Khải, cuối cùng Huyền Trang đã đưa huyền học kết hợp với Bát Nhã Không tông hình thành triết học Phật giáo Trung Quốc hoá.t
__________________
Lương Anh Quang @ 13:25 26/07/2009