Có nhiều sự việc trong cuộc đời xảy ra không như những gì ta mong muốn. Đôi khi, chúng vô lý và không công bằng. Có thể chúng ta không thể thay đổi chúng, nhưng ta có thể thay đổi tình cảm và thái độ của riêng mình đối với chúng. Nếu nhìn nhận sự việc theo cách này, ta có thể nói rằng người ta có thể nhìn thấy mọi điều trong chính tâm hồn của họ”.

Câu chuyện sau đây của Tô Thức và hòa thượng Phật Ấn sẽ cho thấy điều ấy.

Một ngày nọ, Tô Thức và lão hòa thượng ngồi đàm đạo.

Tô Thức hỏi: “Này, nhìn xem tôi giống ai?

Lão hòa thượng đáp: “Trong anh giống như một ông Phật

Tô Thức nghe thấy thế, ông cười lăn cười bò và nói nói với lão hòa thượng rằng: “Còn ông biết tôi nghĩ về ông giống cái gì không? Giống như một đống phân bò”.

Lão hòa thượng không những không giận gì cả mà còn cười.

Tô Thức về nhà, huyênh hoang điều này với Tô tiểu muội. Cô em gái chỉ cười nhạt và nói rằng:

Làm sao mà anh có thể nói với sự thiếu hiểu biết thấp đến thế? Anh biết những vị chân tu thường quan tâm gì nhất không? Đó là về việc nhìn thấy tâm hồn và bản chất của mọi việc. Lão hòa thượng nói anh giống như Đức Phật, điều đó cho thấy rằng Phật luôn hiện hữu trong tâm của ông ấy, vì thế bất cứ điều gì ông ta thấy cũng giống như Phật cả. Còn anh lại nói ông ta giống như một đống phân bò, vậy hãy thử hình dung trong tâm anh là gì nào?”.

Điều này có nghĩa với mỗi mội người chúng ta. Hãy nghĩ xem: chúng ta đều cùng sống chung trên một hành tinh, nhưng một số người sống cuộc sống ấm áp, hạnh phúc, trong khi những người khác thì rên rỉ, than vãn suốt ngày. Cuộc sống của chúng ta có thực sự khác nhau đến vậy không?

Thực sự, cuộc đời trong mắt chúng ta cũng giống như một nửa chai rượu. Một người bi quan hẳn sẽ nói rằng: “Tệ quá! Chai rượu ngon gì mà chỉ còn có một nửa chai!”, trong khi một người lạc quan sẽ nói rằng: “Tuyệt làm sao! Một chai rượu ngon đến thế này mà còn cả nửa chai!”. Sự khác nhau duy nhất là ở thái độ của chúng ta.

Trong xã hội cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, đây là thời điểm quan trọng hơn lúc nào hết trong lịch sử để duy trì một trạng thái tinh thần tích cực.
Chúng ta hãy nghe lời Khổng Tử: “Bậc quân tử bao giờ trong bụng cũng thản nhiên lòng lộng, tiểu nhân bao giờ trong bụng cũng âu lo ngay ngáy”. (Luận Ngữ, VII, 36).

Điều này có nghĩa: tinh thần của người quân tử luôn bình thản, vững vàng và dũng cảm, sự thanh thản và hạnh phúc của họ đến một cách tự nhiên từ bên trong; trái lại, điều bạn thấy nơi kẻ tiểu nhân là một bộ mã bên ngoài của thái độ ngạo mạn và tự cho mình quan trọng; bởi vì tinh thân của họ bao giờ cũng âu lo trước mọi việc, chẳng lúc nào yên.

Theo sách Khổng Tử tinh hoa - tr 47.