Trang 1 trong 3 123 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 53

Ðề tài: ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Thumbs up ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU

    Đức Đạt-lai Lạt-ma nói: ''Lời dạy của Chúa Giêsu là kho báu của nhân loại''
    VietCatholic News - Vienna (Áo), 30 Tháng Năm 2012 (AsiaNews) - "Hàng tỷ người đã thấy được lợi ích to lớn trong những lời dạy của Chúa Giêsu Kitô, để giúp cuộc sống của họ được sung mãn. Đây chính là một kho báu của cả nhân loại". Với những lời này, Đức Đạt-lai Lạt-ma (Dalai Lama) đã thay lời cảm ơn Đức Hồng Y Christoph Schönborn - Tổng Giám Mục của thủ đô Vienna, người cùng ông đến viếng thăm nhà thờ chính tòa Thánh Stêphanô trong ngày cuối cùng ông thăm nước Áo.
    Đức Đạt-lai Lạt-ma là người lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng, ông đã từng đi khắp Âu Châu để tham dự nhiều cuộc gặp gỡ mang tính chính trị, cầu nguyện và giảng dạy. Trong chuyến viếng thăm khá lâu đến nhà thờ chính tòa Vienna, ông nói: "Từ năm 1975, tôi đã đưa ra lời cam kết - như là một phần trong cuộc đấu tranh của tôi - là thúc đẩy sự hài hòa giữa các tôn giáo, hành hương tới những đền thờ ở nơi tôi đến. Lời giảng dạy của Chúa Kitô đã ảnh hưởng sâu sắc đến tôi, bầu khí mà tôi cảm nhận được ở Lộ Đức và Fatima là một ví dụ về nguồn cảm hứng ấy".
    Hai vị lãnh đạo tôn giáo đã đàm đạo rất lâu về những khía cạnh khác nhau của đời sống tu trì. Đức Đạt-lai Lạt-ma nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thinh lặng trong cuộc sống của một số tu sĩ Công giáo, mà họ có điểm chung với những người thuộc tôn giáo khác: "Tất cả các tôn giáo đều truyền tải thông điệp về tình yêu và lòng bác ái. Sự xung đột tôn giáo, như ở Ái Nhĩ Lan hoặc trong các cộng đồng Hồi Giáo là mâu thuẫn với thông điệp ấy".
    Về phần mình, Đức Hồng Y Schönborn cảm ơn Đức Đạt-lai Lạt-ma rằng: "Đối với chúng tôi, thật là một niềm vui tuyệt vời khi tiếp đón ngài. Ngài đã cho thấy tình cảm tuyệt vời dành cho đất nước chúng tôi và tôi hy vọng rằng chúng tôi cũng đã đáp xứng lại tình cảm đó. Ngài nói về cam kết của ngài về hòa hợp tôn giáo, tôi là một tu sĩ Dòng Ða Minh, và ngài cũng là một tu sĩ, tôi tin rằng chúng ta có nhiều điểm chung trong đời sống tôn giáo của chúng ta".
    Mt5:37 Hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.

  2. #2

    Mặc định

    Nếu là kho báu thì nên kết hợp tôn giáo thành duy nhất !
    Trước mắt "ngón tay" ấy đã chỉ đúng "ánh trăng" !

  3. #3

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi zhugeliang140 Xem Bài Gởi
    Nếu là kho báu thì nên kết hợp tôn giáo thành duy nhất !
    Trước mắt "ngón tay" ấy đã chỉ đúng "ánh trăng" !
    trước sau cũng có ngày ấy mình cũng có cảm nhận được,vì đó là sự thật.hug007
    Mt5:37 Hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.

  4. #4
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi zhugeliang140 Xem Bài Gởi
    Nếu là kho báu thì nên kết hợp tôn giáo thành duy nhất !
    Trước mắt "ngón tay" ấy đã chỉ đúng "ánh trăng" !
    mặt trăng đây mang nhiều ý nghĩa,chắc gì sự giải thích của các minh sư ngày nay là đúng?
    thật vậy,một đứa trẻ có cái rốn để thức ăn người mẹ truyền vào đúng là một phép lạ của trí thông minh rồi.
    haiz...........................

  5. #5

    Mặc định

    Thiên Chúa tạo ra muôn loài hoa và động vật, tại sao Ngài không tạo ra 1 bông hoa và 1 loài vật ?

    Thiên Chúa cũng muốn con người suy tư về Ngài dưới nhiều góc độ khác nhau, nhiều khi con người lầm tưởng là đối lập.

    Hôm nọ gặp 1 bác sống nhiều năm trong trường Dòng, ranh giới tôn giáo dường như không còn tồn tại, qua cái nhìn của Tử vi, Dịch, mật tông, bác vẫn nói về Thiên Chúa bằng những ngôn ngữ tưởng ngoài Ki tô giáo đó.

  6. #6

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi minhthai Xem Bài Gởi
    Thiên Chúa tạo ra muôn loài hoa và động vật, tại sao Ngài không tạo ra 1 bông hoa và 1 loài vật ?

    Thiên Chúa cũng muốn con người suy tư về Ngài dưới nhiều góc độ khác nhau, nhiều khi con người lầm tưởng là đối lập.

    Hôm nọ gặp 1 bác sống nhiều năm trong trường Dòng, ranh giới tôn giáo dường như không còn tồn tại, qua cái nhìn của Tử vi, Dịch, mật tông, bác vẫn nói về Thiên Chúa bằng những ngôn ngữ tưởng ngoài Ki tô giáo đó.
    đúng đó.nhưng mà không phải ai cũng hiểu,vì chỉ cần nghe khang khác đã bị phản ứng còn đâu mà biết đúng sai.chính vì thế con người với cần có lòng khiêm nhường thì không còn xa cách anh em cùng giòng giống với nhau.anh em bị thương tôi cũng đau,tôi bị đau anh em cũng xót.không còn xa cách.@8@.
    Mt5:37 Hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.

  7. #7
    Ngũ Đẳng Avatar của danhgiau
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    Lang thang
    Bài gởi
    5,942

    Mặc định

    các vị đức cao vọng trọng thì tôn giáo không còn sự ngăn cách rồi, chứ không như mấy bác nhà mình trong 4rum mình là cứ hay đả kích, phỉ báng chia rẽ nhau.

  8. #8

    Mặc định

    kiếp mù lòa điều gì làm chú cảm thấy tự hào điều gì làm chú cảm thấy có sức mạnh điều gì làm chú cảm thấy an ủi trong những lúc gặp đau buồn hay khó khăn nói cho anh em kito hữu nghe thử xem :D

  9. #9
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi HungGiuse Xem Bài Gởi
    kiếp mù lòa điều gì làm chú cảm thấy tự hào điều gì làm chú cảm thấy có sức mạnh điều gì làm chú cảm thấy an ủi trong những lúc gặp đau buồn hay khó khăn nói cho anh em kito hữu nghe thử xem :D
    mặc dù lắm lúc hoài nghi và vấp ngã nhưng vẫn biết Đức Tin rất cần cho đời sống ,có đức tin người ta dễ dàng bươn chải với khó khăn hơn.
    haiz...........................

  10. #10

    Mặc định

    các tôn giáo không thể nào hợp nhất . vì trong thế gian vẫn còn sự chia rẽ . ước gì họ thôi tìm kiếm vinh quang cho bản thân . thay vào đó họ chỉ tìm kiếm chân lí bằng sự khiêm nhường . tôn giáo chỉ hợp nhất khi con người thoát khỏi cái tôi . sự gì sinh bởi xác thịt thì là xác thịt . sự gì sinh bởi thần khí thì là thần khí . nếu hiểu được câu này thì chuyện hợp nhất sẽ không còn là giấc mơ :D

  11. #11

    Mặc định

    Con người đa tôn giáo lúc rời bỏ chúa và sau khi gặp lại chúa thì tôn giáo sẽ hợp nhất thôi !

  12. #12

    Mặc định

    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU
    Nguồn Thư Viện Hoa Sen
    http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2...-40_14-1_15-1/

    Nguyên tác: LE DALAI LAMA PARLE DE JÉSUS
    Éditions Brepols, Paris. 1996
    Người dịch : VĨNH AN
    Nhà Xuất Bản: THIỆN TRI THỨC, 2003



    Tại sao chúng ta cần có hòa bình ? Tại sao chúng ta không đánh nhau và làm cho chiến tranh thành một thứ nghệ thuật như chúng ta đã làm từ bao lâu nay ? Rõ ràng rằng câu trả lời cho câu hỏi ấy có thể được trình bày bằng các từ ngữ. Người ta tìm thấy câu trả lời ấy trong thiền định. Các Phật tử, các Kitô hữu và những người thuộc mọi tôn giáo đều nhất trí nói rằng nguồn gốc của khát vọng hòa bình được diễn tả khá đúng bằng tình yêu hay thiện tâm. Nếu lòng người cơ bản là tốt – có gì để hy vọng đâu nếu chúng ta nghĩ ngược lại – chính bởi vì nó có thể yêu thương.

    Cuốn sách này là sự biểu hiện của tình yêu thương ấy, một tình yêu thương không do cảm tính và lòng ích kỷ. Cuộc đối thoại giữa Kitô giáo và Phật giáo có thể dùng làm ví dụ để chỉ ra bằng cách nào nhân loại có thể yêu thương nhau bởi vì họ khác nhau chứ không phải bất chấp những sự khác nhau. Mục tiêu ấy sẽ được làm cho phong phú và vững chắc trong thế kỷ sắp đến dọc theo các cuộc gặp gỡ của tâm và trí – theo hình ảnh của cuộc gặp gỡ của tâm và trí đã được thực hiện khi Đức Đạt Lai Lạt Ma mỉm cười chấp nhận đọc Phúc Âm với sự tôn kính sâu xa, trước một nhóm Kitô hữu sống chiêm niệm. .. (Cha Laurence Freeman, O.S.B)

    LỜI TỰA

    Một người đàn ông đang nói. Đó là một tiếng nói của một truyền thống tâm linh của hơn hai ngàn năm, chánh pháp mà Đức Phật đã giảng dạy.

    Các môn đồ của Đức Ki Tô tụ họp chung quanh ông. Họ đã mời ông đọc và chú giải “Tin Mừng”, Phúc Âm mà Đức Giêsu đã loan báo.

    Một cuộc đối thoại hình thành giữa hai bên và hơn thế nữa, đây là một thời điểm thuận lợi để cho sự thống nhất nền tảng của nhân loại được khẳng định và cảm nhận bằng lời cũng như bằng sự im lặng.
    Vấn đề không phải là xóa bỏ hoặc che dấu những điểm khác nhau nhưng là nêu rõ chúng bởi lẽ xuyên qua các điểm dị biệt, những điểm đồng quy mới kể cả bổ túc cho nhau sẽ được phác họa.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dẫn một tục ngữ Tây Tạng : “Trâu vẫn phải là trâu và cừu vẫn phải là cừu”. Nhưng phải chăng là điên rồ khi muốn phong phú hóa sự đa dạng, tìm kiếm cái đơn nhất giữa sự đa tạp, phác thảo một “kỷ nguyên của Thánh Thần” bên ngoài mảnh đất chung của các giáo phái hay của thời thượng cầu kỳ, hoặc khi cùng nhau vạch ra những con đường cổ xưa của cuộc hành trình nội tâm và không vì thế mà từ bỏ thế giới hiện đại trong hiện trạng ? Đã hẳn, đó không phải là sự điên rồ. Nhưng phép lạ của lòng đơn sơ, chân thật đã chiến thắng mọi trở ngại cho dù sự nể nang của người này hay sự ngại ngùng của người khác bắt đầu biểu lộ. Cuốn sách này là sản phẩm của điều đó. Nó chứng tỏ với chúng ta sự tồn tại của một đối cực với lục điạ thống nhất của những người mới tòng giáo ; một đất nước ở đó tính phổ quát từ chối sự đồng phục hóa và những tính cách dù bị đe dọa nặng nề, cũng khước từ sử dụng bạo lực như phương tiện để sống còn.

    Trước tiên, lời này gửi đến cho các Kitô hữu và các Phật tử. Tinh thần của cuộc gặp gỡ tại Assise năm 1986 đã đem lại một sắc thái và đấy là phương pháp được áp dụng.

    Nói rõ hơn : sau hai mươi thế kỷ thiếu thông tin, chúng ta hãy nhớ lại các sai lầm và nghịch nghĩa mà chúng ta nghĩ về Phật giáo với lòng tự phụ từ Rubrouck cho tới các thời kỳ gần đây nhất. Người ta sẽ ngừng mọi phán đoán tiên nghiệm, mọi ý tưởng đã nhận lãnh để thực hiện việc đọc chung một bản văn căn bản : Kinh Thánh. Người ta sẽ không dừng lại ở sử tính của các sứ điệp để gắn bó hoàn toàn với sứ điệp. Không phải là vô ích khi ta đi tìm lại trong lịch sử những dấu vết và âm hưởng các lời giảng dạy của Đức Như Lai (Tathagata) vang dội đến vùng đất Palestine nơi Đức Giêsu sẽ giáng thế, và rộng lớn hơn trong vùng Điạ Trung Hải La-Hy. Các nhà nghiên cứu trẻ tuổi về lịch sử và triết học đang làm việc ấy. Ở đây, có một sự cấp bách khác. Hơi giống câu chuyện mà Đức Phật đã sử dụng, nói về một người đàn ông bị một mũi tên bắn trúng và ngã lăn dưới chân chúng ta. Có phải chúng ta sẽ đi tìm lai lịch của người bắn ? Lai lịch của người buôn bán cung ? Loại gỗ mà mũi tên được làm ra ? Không. Chúng ta cần phải lập tức tìm ra loại thuốc để chữa lành và cứu sống người bị nạn.

    Vậy là chúng ta có thể nói rằng Ki tô hữu và Phật tử đã gặp nhau.

    Giữa Đấng Cứu thế đã đến để làm nhẹ gánh nặng trên vai nhân loại bằng việc tha thứ tội lỗi thế gian với Đức Như Lai giảng dạy Tứ diệu đế và Bát chánh đạo để đưa người ta ra khỏi vòng luân hồi của sự khổ, người ta sẽ nhận ra ít nhất là một định hướng chung nào đó.

    Một cách chính xác hơn khi Đức Giêsu hay làm phép lạ làm cho người ta què đi được, người cùi được lành lặn, Ngài chẳng nói với họ rằng : “Hãy đi đi, tội lỗi của ngươi đã được tha thứ !” hay sao ?

    Bằng những ngôn từ khác : “Này đây, ngươi lại được ban cho một tinh thần vô cùng thanh tịnh, thân thể ngươi sẽ chứng minh điều đó”. Niềm tin ấy vào sự thanh tịnh và tự tại của tinh thần là nền tảng của mọi tư duy Phật giáo. Nhiều Kitô hữu cũng chia sẻ điều đó.

    Thomas Merton, một tu sĩ dòng Trappes, khẳng định : “Ở trung tâm của hữu thể chúng ta, có một vùng ánh sáng thuần khiết, một vùng mà tội lỗi và ảo tưởng không thể xâm phạm.”

    Đã hẳn, độc giả sẽ nhận thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh và các người đối thoại với Ngài quan tâm so sánh mà không hề lẫn lộn “tia sáng linh thiêng” hiện diện trong mỗi tạo vật, ít ra đối với những người tự nhận mình là con cái của Thiên Chúa Tạo hóa, và “tia sáng giác ngộ”, bồ đề, hiện diện trong mỗi chúng sinh, đối với người Phật tử.

    Thật vậy, nếu cần phải đồng hành đi tìm Thần Khí, thì cả việc đọc lẫn việc chú giải các bản văn, như chúng ta biết, sẽ không đủ.

    Dấu ấn của tinh thần nằm ở nội tâm, trong chiều sâu thinh lặng của mỗi người. Người ta chỉ có thể đạt đến bằng sự trầm tư chiêm niệm.

    Ai cũng dễ dàng nhận thấy rằng cả Đức Phật và Đức Kitô không viết sách ; các Ngài đã để cho những môn đệ lo việc chuyển giao sứ điệp như họ đã nhận thức, với tất cả nhân tính của họ. Như thế, đến lượt chúng ta, chúng ta phải tìm lại sứ điệp trong chính chúng ta : bên ngoài và bên trên chữ viết. Giới hạn ấy của Lý (logos) mà các Kitô hữu vẫn thường chấp nhận bởi vì Ngôi Lời đã trở thành xác thịt, người ta gọi đó là mầu nhiệm, ngoại lý hoặc đơn giản hơn sự thiết yếu của kinh nghiệm, đối với tôi đó là một trong những bài học chủ yếu của sự gặp gỡ. Khả năng đánh thức “một cái gì bên ngoài chữ nghĩa” rõ ràng là một phần của sự tỏa sáng tâm linh nơi các vị tôn sư đắc đạo.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma thường khiêm tốn khẳng định rằng do ít nghiên cứu, ngài hiểu không đúng về Kitô giáo, cho dù các cuộc gặp gỡ giữa ngài với Kitô hữu đã tăng lên nhiều trong vòng mười năm nay. Tuy nhiên chúng ta thấy Ngài đi vào lý luận của Phúc Âm không thua kém ai không ngượng ngùng giả tạo, như thể lời nói của Đức Giêsu rất thân thuộc với ngài và ngôn ngữ của các dụ ngôn không có gì là bí hiểm. Và sự dễ dàng ấy tác động mạnh mẽ đến cử tọa hiện diện và có sức khai thị vô cùng đến định hướng chung khả dĩ động viên người hành đạo bước vào con đường tâm linh đích thực. Rõ ràng là ở đây sự đồng cảm mang lại điều mà lý tính được nêu ra ở trên đôi khi còn để lại trong bóng tối.

    Đối với tôi, một người đã không tham gia hội thảo đó, nhưng nhớ lại những giờ phút trôi qua ngồi lắng nghe vị tôn sư Tây Tạng thì cuốn sách này quả là một cảm hứng cho hành động tâm linh. Một cách tiên thiên, người ta thường có xu hướng đối lập hai từ đó. Không. Trầm tư hoặc tham thiền chính là hành động, và đôi khi hành động, chính là trầm tư hoặc tham thiền. Đối với tôi, chưa bao giờ điều đó rõ ràng hơn. Y như rằng sự rời bỏ thế gian đôi khi là con đường nhanh nhất và thiết yếu để tìm lại thế gian trong thực tại của nó với đầy đủ ý nghĩa, sự quân bình và lợi lạc.

    Ý tưởng về một cuộc hành hương chung đến với các truyền thống lớn, hoàn toàn gây hứng khởi từ người con của xứ sở du mục, đất nước Tây Tạng mà các người hành đạo đi qua, đôi lúc bái quỳ để cho trán mình chạm đất.
    . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
    Bên ngoài sự vận dụng một bút pháp đầy ấn tượng mà Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến cho chúng ta, chính là sự đóng góp hoan hỷ và từ bi của chúng ta vào việc thực hành đời sống mà cuốn sách này giúp ta đối diện.

    Jean-Paul Ribes
    Chủ tịch Ủy ban trợ giúp Tây Tạng ở Pháp.

  13. #13

    Mặc định

    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU

    PHẦN THỨ NHẤT



    Phòng hội của Đại học Middlesex, phía bắc Luân Đôn không có gì là đồ sộ : nó giới hạn trong một không gian khá nhỏ bé và chật hẹp với những chỗ ngồi dọc theo chiều dốc, kêu ọp ẹp khi cử tọa cử động. Những bích chương lớn viết nắn nót những câu của John Main, treo giữa các cửa sổ mở ra bầu trời màu xám của nước Anh. Một vài ghế dựa, một tấm thảm nhỏ và một bó hoa có vẻ bị bỏ rơi trên một chiếc bục lung lay. Có lẽ người ta sẽ nói rằng nơi này đã dược xây dựng vội vàng đêm hôm trước và không có gì quan trọng sẽ diễn ra nơi đây.

    Căn phòng rối lên vì sốt ruột. Trong các dãy ghế dành cho giáo dân người Anh, Canada và Mỹ, một vài tu sĩ Phật giáo nam và nữ trong các bộ áo màu vàng nghệ và màu hồng điều lướt qua, đầu họ nhẵn bóng, bất động giữa sự qua lại của đám đông. Các tu sĩ và các xơ dòng Thánh Benoit, một số mặc đồ đen, các tu sĩ dòng Olivétain mặc đồ trắng, chiếm các hàng ghế đầu. Người ta điều chỉnh các máy quay và các micrô. Các cánh cửa sáng lên. Không có đàn phong cầm, và kèn đồng trổi nhạc. Một nhóm nhỏ đi qua cửa hông và leo lên bục. Đức Đạt Lai Lạt Ma tiến lên ở giữa nhóm, chân mang giày gọn gàng mặc áo màu hồng điều và màu vàng, một nụ cười mở rộng trên môi ngài, ngài ra dấu bằng đầu và hai bàn tay, có đôi chút rụt rè nhưng biểu lộ niềm hạnh phúc được hiện diện nơi đây.

    Ngài bước vào không cần nghinh đón. Cũng không phải là lần đầu như thế, Ngài đến như một người Phật tử bình thường không lễ nghinh đón. Một thoáng Ngài vắng mặt, sau đó lại hiện ra, và ngài đây rồi.

    Nhiều bài diễn văn Chào mừng được phát biểu trong đó có diễn văn của Bà Mayor d’Enfield, giới thiệu khu phố của bà như một nơi “đa dân tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo”. Khu phố này ở phía bắc Luân Đôn, vẫn cố gắng duy trì sự hòa hợp trong tính đa nguyên, hoàn toàn thích hợp để tổ chức một cuộc hội thảo quy tụ hai truyền thống tôn giáo lớn.

    Sau lời phát biểu của thị trưởng, cha Dom Laurence Freeman, O.S.B đứng lên để tiếp đón ngài. Với tư cách là linh hướng và giáo sư của World Community for Christian Meditation, cha Laurence đã ngỏ lời mời đến Đức Đạt Lai Lạt Ma và giờ đây đón tiếp vị khách quý. Hiền lành và chừng mực trong từng cử chỉ, cha tỏa ra một năng lực trí thức và tâm linh, làm cho vị khách danh dự vừa tò mò, vừa thiện cảm. Hội thảo càng tiến hành thì mối thiện cảm giữa hai nhà tu hành càng tăng lên thấy rõ. Khi Cha Laurence nói, vị Thánh tăng chăm chú nhìn, như ngài vẫn thường làm với mọi người đối thoại khác.

    Trong những lời mở đầu, cha đã triển khai một điểm sẽ trở thành một chủ đề trung tâm của cuộc hội thảo – Bản chất hỗ tương của biến cố :

    Cha Laurence Freeman : “Thưa Đức ngài, thật là một vinh dự lớn cho tôi được đón tiếp ngài. Ngài đã nói với tôi rằng ngài muốn học hỏi chúng tôi và hôm nay chúng tôi quy tụ ở đây cũng để học hỏi Ngài. Quả thật, chúng tôi được đặc ân tiếp đón Ngài như một vị khách danh dự của cuộc hội thảo John Main, về đề tài mà Ngài đã chọn, Thiện Tâm và ngài cũng đã chấp thuận với tinh thần cởi mở và quảng đại lời mời chú giải Phúc Âm của chúng tôi.

    “Trong truyền thống Kitô giáo, các bản kinh được gọi là Kinh Thánh bởi lẽ chúng tôi tin rằng dù chỉ đọc trên mặt chữ, chúng tôi có thể khám phá sự hiện diện của Đức Kitô ở đó. Đây là chữ nghĩa của con người, và do đó, có thể hiểu được đúng hoặc hiểu sai. Những chữ đó cần được tinh thần giải thích để con tim có thể nắm được ý nghĩa của chúng. Chúng tôi biết được rằng ngài đại diện cho một truyền thống Phật giáo phong phú và tốt đẹp đã biết tinh luyện những dụng cụ tinh thần áp dụng vào việc nhận thức chân lý. Chúng tôi mong mỏi được đọc Thánh Kinh của chúng tôi qua sự chắt lọc của tinh thần Ngài và cùng với Ngài đem lại cho Thánh Kinh một cái nhìn mới.

    “Cũng giống như chúng tôi là những Kitô hữu chắc chắn sẽ được phong phú hơn, chúng tôi hy vọng các bạn Phật tử có mặt nơi đây và tín đồ của mọi tôn giáo sẽ được phong phú hơn khi rời khỏi cuộc hội thảo này. Chúng tôi biết rằng việc tìm kiếm tri thức không đơn thuần là việc của lý trí nhưng ta phải tìm kiếm hiểu biết trực giác chân thật, vipasyana (soi thấy) tức là kinh nghiệm về ý nghĩa của các từ ngữ linh thiêng. Một trong các giáo sư thần học Kitô giáo vĩ đại, Thomas d’Aquin đã nói rằng chúng tôi đặt lòng tin của chúng tôi không phải trong những phát biểu nhưng trong những thực tại mà ngôn từ là dấu chỉ. Điều đáng quan tâm chính là kinh nghiệm, chứ không phải là những ý tưởng giản lược. Chúng tôi biết rằng con đường trầm tư mà chúng tôi sẽ được chia sẻ với Ngài trong thinh lặng, suốt cuộc hội thảo này sẽ là con đường phổ quát và hiệp nhất đưa chúng tôi vào kinh nghiệm vượt qua ngôn từ ấy.

    “John Main đã biết sức mạnh hiệp nhất ấy của thinh lặng đưa chúng ta vượt qua ngôn từ. Chính vì thế, trong cuộc hội thảo này, những giây phút quan trọng nhất mà chúng ta cùng trải qua có lẽ là những giây phút thinh lặng. Sau khi Đức ngài giảng dạy xong, ngài sẽ đưa chúng ta đến thời điểm trầm tư hay thiền định ở giai đoạn này, chúng ta có thể vượt qua lý trí biện luận để bước vào chân lý nằm ngay trung tâm của thực tại. Trầm tư hay thiền định làm cho chúng ta thêm phong phú bằng nhiều cách. Nhất là nó làm cho chúng ta có khả năng đọc được Kinh Thánh của toàn thế giới với nhiều sự khôn ngoan và mẫn cảm hơn.

    “Thưa Ngài, chúng tôi đánh giá cao tặng vật chính là sự hiện diện của Ngài. Nếu chúng tôi có thể mở rộng lòng mình ra với thực tại của sự hiện diện – sự hiện diện mà chúng tôi sẽ cảm nhận trong Kinh Thánh, sự hiện diện mà chúng tôi sẽ cảm nhận khi Ngài mở lòng trí của Ngài cho chúng tôi – chúng tôi cũng biết làm cho tinh thần hòa bình và thân hữu lớn lên trong chúng tôi.

    “Nhân danh Cộng đoàn của chúng tôi có mặt trên toàn thế giới, tôi muốn bảo đảm với Ngài rằng chúng tôi mang dân tộc Tây Tạng trong tinh thần và trong trái tim của chúng tôi. Chúng tôi cảm nhận họ đang hiện diện với Ngài hôm nay. Thánh giá và sự Phục sinh của Đức Kitô là trung tâm của đức tin Kitô giáo. Đã hẳn chúng tôi có thể nhìn thấy trong lịch sử Tây Tạng và trong lịch sử bản thân Ngài rằng Thánh giá và sự Phục sinh là những thực tại nhân loại thuộc về mọi dân tộc và không chỉ là đặc tính của một tôn giáo. Chúng tôi đã là nhân chứng của đất nước Tây Tạng bị đóng đinh nhưng chúng tôi cũng đã nhìn thấy trong sự Phục sinh của minh triết, của giáo huấn Tây Tạng mà Ngài đem lại, một tặng vật cho toàn thế giới.

    “Chúng tôi được khai mở cho mầu nhiệm của thực tại. Chúng tôi hy vọng và cầu xin rằng trong sự thinh lặng của thiền định và trong những ngôn từ ngài dùng để hướng dẫn chúng tôi, chúng tôi có thể bước vào sự viên mãn của thức giác và ánh sáng.”

    Bài diễn văn của Cha Laurence được vỗ tay nhiệt liệt. Đức Đạt Lai Lạt Ma rạng rỡ, đón nhận những lời chào mừng rõ ràng và sự đón tiếp nồng nhiệt mà người ta dành cho Ngài. Ngài bắt đầu nói bằng tiếng Anh, thỉnh thoảng trở lại tiếng Tây Tạng nếu thấy cần.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : “Thưa các anh chị em tinh thần, đối với tôi, thật là một niềm vui và một sự ưu ái lớn lao cho tôi có cơ hội may mắn tham gia vào cuộc đối thoại này và mở ra cuộc hội thảo John Main nhan đề “Thiện Tâm”. Cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn với tất cả những người đã giúp đỡ tổ chức cuộc gặp gỡ này.

    “Tôi xin cám ơn Bà Mayor vì những lời đón tiếp nồng hậu, và tôi cảm thấy được khích lệ khi bà nói đến sự hòa hợp và sự hiểu biết nhau ngự trị ở giữa các cộng đồng có truyền thống tôn giáo khác nhau của khu phố này mà bà cho là đa văn hóa, đa dân tộc và đa tôn giáo. Tôi chân thành cảm ơn bà điều đó.

    “Tôi đã quen biết cha John Main nhiều năm trước đây ở Canada, và tôi đã ngạc nhiên gặp được một đại diện của truyền thống Kitô giáo nhấn mạnh đến sự quan trọng của sự trầm tư trong việc thực hành tâm linh. Ngày hôm nay, khi khai mạc khóa hội thảo này, tôi nghĩ rằng nhắc lại kỷ niệm về cha cũng rất quan trọng.
    “Tôi cũng vui mừng được gặp biết bao khuôn mặt thân quen và có cơ hội gặp gỡ những người bạn cũ và mới.

    “Mặc dù đã có nhiều tiến bộ vật chất trên hành tinh chúng ta, nhân loại phải đối đầu với rất nhiều vấn đề trong đó có cả những vấn đề do chúng ta gây ra. Phần lớn, chính thái độ tinh thần của chúng ta – cái nhìn của chúng ta về cuộc đời và thế giới – sẽ quy định tương lai của nhân loại, thế giới và môi sinh. Rất nhiều việc lệ thuộc vào thái độ tinh thần của chúng ta, trong lãnh vực công và tư. Phần lớn hạnh phúc của đời sống cá nhân hay gia đình tùy thuộc vào chính chúng ta. Dĩ nhiên, những điều kiện vật chất của cuộc sống là một yếu tố quan trọng để có một cuộc sống hạnh phúc tốt đẹp nhưng thái độ tinh thần của chúng ta cũng quan trọng bằng nếu không muốn nói là hơn.

    “Bước vào thế kỷ XXI, các truyền thống tôn giáo hơn bao giờ hết, giữ được sự phù hợp của chúng. Tuy nhiên, cũng như trong quá khứ, nhân danh những truyền thống tôn giáo khác nhau, các xung đột và khủng hoảng xuất hiện. Điều này quả thật rất bất hạnh. Chúng ta phải làm hết khả năng để làm chủ tình hình đó. Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau không chỉ ở bình diện trí thức, nhưng còn bằng kinh nghiệm tâm linh sâu thẳm. Đó là một phương pháp mạnh mẽ để phát triển sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Chính trong lúc trao đổi một nền tảng vững chắc được thiết lập để xây dựng một sự hòa hợp thật sự.

    “Vì thế, tôi luôn luôn cảm thấy một hạnh phúc lớn lao được tham dự một cuộc đối thoại tôn giáo. Tôi vui mừng và chuẩn bị sẵn sàng để nói chuyện với các bạn trong mấy ngày này và để thực hành tiếng Anh của tôi vốn còn yếu kém ! Sau một vài tuần lễ tịnh tâm ở Dha-ramsala, tôi nhận ra rằng tiếng Anh của tôi còn tệ hơn trước, mấy ngày này sẽ cho tôi một cơ hội hoàn toàn thuận tiện để thực hành.

    “Vì tôi tin tưởng mạnh mẽ sự hòa hợp giữa các tôn giáo có tầm quan trọng và sự thiết yếu cao nhất, nên giờ đây tôi muốn đề nghị một vài ý tưởng về các phương tiện để thực hiện. Trước tiên, tôi đề nghị nên cổ vũ các cuộc gặp gỡ giữa các học giả từ những chân trời tôn giáo khác nhau để thảo luận các điểm bất đồng và các điểm tương đồng của những truyền thống ấy để phát huy sự thông cảm, và cải thiện sự hiểu biết lẫn nhau. Điểm thứ hai, tôi đề nghị chúng ta nên cổ động các cuộc gặp gỡ giữa các tín đồ của các tôn giáo khác nhau, những người này có một kinh nghiệm nào đó trong cuộc sống tâm linh ; họ không cần phải là học giả, nhưng là những người hành đạo chân chính họp lại để chia sẻ những ánh sáng đến với họ từ việc thực hành tôn giáo. Theo kinh nghiệm của tôi, đó là một phương tiện hữu hiệu và mạnh mẽ để thức tỉnh lẫn nhau một cách trực tiếp và sâu sắc.

    “Trong số các bạn, có người đã biết câu chuyện tôi đến thăm một tu viện lớn ở Montserrat, Tây Ban Nha và tôi đã gặp một tu sĩ dòng Thánh Benoit. Đặc biệt ông này đến gặp tôi, và vì tiếng Anh của ông còn kém hơn tiếng Anh của tôi, tôi cảm thấy can đảm hơn nên tôi nói trước. Sau bữa ăn trưa, hai chúng tôi ở lại thêm một thời gian, và tôi được biết vị tu sĩ ấy đã sống nhiều năm trong núi ngay phía sau tu viện. Tôi đã hỏi ông thực hành kiểu tĩnh tâm thiền định nào trong suốt những năm sống đơn độc đó. Câu trả lời của ông đơn giản : “Tình yêu, tình yêu, tình yêu.” Thật tuyệt vời ! Tôi nghĩ rằng có lúc ông cũng ngủ. Nhưng suốt những năm đó, đơn giản ông chỉ trầm tư về tình yêu và không chỉ trầm tư trên ngôn từ. Trong đôi mắt ông, tôi thấy bằng chứng của chất tâm linh và một tình yêu sâu sắc – như tôi đã cảm thấy nơi Thomas Merton.

    “Hai cuộc gặp gỡ ấy đã giúp tôi nẩy sinh lòng tôn kính chân thành đối với truyền thống Kitô giáo và khả năng của Kitô giáo tạo nên những con người có thiện tâm như thế. Tôi tin rằng mục đích của mọi truyền thống tôn giáo lớn không phải là xây dựng những đền thờ lớn bên ngoài, nhưng là tạo nên những đền thờ của lòng tốt và lòng thương xót ở bên trong, trong trái tim của chúng ta. Tất cả những tôn giáo lớn đều có khả năng đó. Chúng ta càng có ý thức về giá trị và sự hữu hiệu của các truyền thống tôn giáo khác thì sự tôn kính mà chúng ta có đối với các truyền thống ấy càng sâu xa. Đấy là con đường tốt phải theo nếu chúng ta muốn thăng tiến lòng thương xót chân thật và tinh thần hòa hợp giữa các tôn giáo.

    “Ngoài những cuộc gặp gỡ giữa các học giả và người hành đạo có kinh nghiệm, dường như cũng quan trọng nhất là dưới mắt quần chúng việc các nhà lãnh đạo của các tôn giáo khác nhau thỉnh thoảng hội họp để cầu nguyện, như cuộc gặp gỡ năm 1986 ở Assise. Đó cũng là phương tiện thứ ba, đơn giản dù vậy rất hiệu quả để thăng tiến lòng khoan dung và sự hiểu biết.

    “Một phương tiện thứ tư là việc tín đồ của các tôn giáo khác nhau cùng đi hành hương và thăm viếng những thánh địa của nhau. Cách đây vài năm, chính tôi đã bắt đầu làm điều đó ở Ấn Độ. Từ đó, tôi đã có cơ hội để đến Lộ Đức và Giê-ru-sa-lem. Trong những nơi ấy, tôi đã cầu nguyện với các tín đồ của các tôn giáo khác, đôi khi cùng trầm tư trong thinh lặng. Những lúc cầu nguyện và trầm tư đó đối với tôi là những kinh nghiệm tâm linh chân thực. Tôi hy vọng trường hợp của tôi sẽ được dùng làm gương mẫu, tạo thành một tiền lệ, để trong tương lai các tín đồ coi việc cùng đi hành hương đến các thánh địa và chia sẻ các kinh nghiệm tôn giáo khác nhau là việc hoàn toàn bình thường.

    “Để kết thúc, tôi muốn trở lại đề tài tĩnh tâm thiền định và về các anh chị em Kitô hữu có thực hành sự tĩnh tâm thiền định trong cuộc sống mới này. Tôi nghĩ rằng sự thực hành ấy vô cùng quan trọng. Ở Ấn Độ, người ta đã biết sự tham thiền của samadhi, “định”, chung cho mọi tôn giáo ở Ấn Độ như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Kỳ na giáo. Một vài mô thức của Vipasyana, “trầm tư phân tích” chung cho nhiều truyền thống của các tôn giáo đó. Người ta có thể tự hỏi tại sao samadhi lại quan trọng như thế. Bởi vì samadhi hay sự trầm tư tập trung vào một điểm là phương tiện động viên tinh thần, khai thông năng lực tâm linh. Samadhi được coi như một yếu tố chủ yếu của việc thực hành tâm linh của mọi truyền thống tôn giáo lớn ở Ấn Độ bởi vì nó cho ta khả năng khai thông mọi năng lực tinh thần của người hành đạo và định hướng tinh thần trên một đối tượng đặc biệt, tập trung tinh thần trên một điểm duy nhất.

    “Tôi xác tín rằng nếu sự cầu nguyện, tĩnh tâm và chiêm niệm – chiêm niệm thì biện luận và phân tích nhiều hơn – được kết hợp mỗi ngày, thì hiệu quả trên tinh thần và tâm hồn của người hành đạo còn lớn hơn nữa. Sự thực hành tôn giáo ưu tiên nhằm biến đổi nội tâm của người hành đạo, đưa họ từ một trạng thái tinh thần rối ren, nổi loạn, phân tán đến một trạng thái có kỷ luật, được chế ngự và quân bình. Người nào đã phát triển khả năng tập trung trọn vẹn tinh thần trên một điểm chắc chắn sẽ dễ dàng đạt đến mục tiêu đó. Khi sự tĩnh tâm thiền định là một phần trong toàn bộ đời sống tâm linh của bạn, bạn có thể thực hiện sự biến đổi nội tâm nói trên một cách hữu hiệu hơn.

    “Đạt tới trạng thái mới đó, trong khi vẫn đi theo truyền thống tâm linh của mình, bạn sẽ khám phá một tấm lòng khiêm tốn tự nhiên nở hoa trong bạn, cho phép bạn hiệp thông tốt hơn với tín đồ của các vũ trụ văn hóa và các truyền thống tôn giáo khác. Bạn ở trong một vị trí tốt nhất để lượng định giá trị và sự phong phú của các truyền thống khác bởi vì bạn nhìn ra giá trị ấy trong khi vẫn đặt mình ở bên trong truyền thống của riêng bạn. Người ta thường cảm thấy những tình cảm độc đoán đối với niềm tin tôn giáo của mình – đạo của tôi là đạo duy nhất đúng – từ đó họ rất e ngại thiết lập các mối quan hệ với những người thuộc các tôn giáo khác. Tôi nghĩ rằng phương tiện tốt nhất để chiến thắng trở lực đó là thực hành kinh nghiệm về giá trị riêng của đạo mình bằng một đời sống tĩnh tâm thiền định, điều này cho phép nhìn ra sau đó giá trị của những truyền thống khác.

    “Để cho một tinh thần hòa hợp chính đáng có thể dựa trên những kiến thức vững vàng, tôi nghĩ rằng biết được những sự khác nhau căn bản giữa các truyền thống tôn giáo rất quan trọng. Đã hẳn có thể biết các tôn giáo khác nhau ở chỗ nào, đồng thời vẫn thừa nhận giá trị và khả thể của mỗi truyền thống. Như thế, người hành đạo sẽ phát huy một nhận thức quân bình và hài hòa. Một số người nghĩ phương tiện hợp lý nhất để đạt đến sự hòa hợp và giải quyết vấn đề bất khoan dung trong tôn giáo là lập ra một tôn giáo toàn cầu có giá trị cho tất cả mọi người. Vả chăng, tôi vẫn luôn nghĩ rằng chúng ta phải có những truyền thống tôn giáo khác nhau bởi lẽ con người có những xu hướng tâm lý khác nhau : một tôn giáo thực ra không thể thỏa mãn các nhu cầu của mọi cá nhân. Nếu chúng ta thử thống nhất các tôn giáo của thế giới thành một tôn giáo duy nhất, chúng ta sẽ đánh mất nhiều phẩm chất và sự phong phú của mỗi truyền thống. Chính vì thế nên mặc dù còn nhiều xung đột phát sinh nhân danh tôn giáo, tôi nghĩ rằng tốt hơn là duy trì tính đa nguyên của các truyền thống. Khổ nỗi, nếu sự đa dạng là cách tốt nhất để thỏa mãn những nhu cầu của các xu hướng tinh thần vốn đa dạng của nhân loại thì sự đa dạng ấy tự bản chất là nguồn gốc tiềm tàng của xung đột và bất hòa. Chính vì thế các tín đồ của mọi truyền thống phải nỗ lực gấp đôi để vượt qua sự không khoan dung và không hiểu biết và để tìm kiếm sự hòa hợp.

    “Đó là một vài điểm mà tôi thấy cần phải xác định ngay từ đầu cuộc hội thảo này. Giờ đây tôi mong mỏi khai thác những bản văn có những ý tưởng đối với tôi còn xa lạ. Các bạn đã trao cho tôi một trách nhiệm nặng nề và tôi cố gắng làm hết sức mình để đáp lại sự mong chờ của các bạn. Tôi cho rằng đây quả thật là một vinh dự và một sự ưu ái lớn lao mà các bạn dành cho tôi khi yêu cầu tôi chú giải các đoạn văn được chọn trong Kinh Thánh, một bút tích mà tôi sẵn sàng chấp nhận nhưng chưa hiểu rõ. Tôi cũng phải thừa nhận đây là lần đầu tiên tôi tham gia vào một công việc như thế. Sẽ thành công hay thất bại, tôi không biết được ! Dù sao, tôi cũng sẽ làm hết mình. Giờ đây, tôi sẽ tụng một vài câu kệ điềm lành, sau đó chúng ta sẽ trầm tư.”

    Sự từ tốn, cũng như nụ cười, không chút gượng gạo. Về phần cử tọa, những tiếng cười khi thì diễn tả sự ngạc nhiên mà một nhà sư Tây Tạng đơn sơ đến thế đã đem lại cho họ, khi thì diễn tả ước muốn khích lệ của bạn bè. Đó là bước đầu của một mối quan hệ chỉ trong vài ngày đã được nâng lên đỉnh cao thông hiệp về tình cảm và tư tưởng, trong sự tôn trọng và yêu thương.

    Người ta tắt hết đèn điện và trong ánh sáng lờ mờ của bên ngoài xuyên qua cửa sổ, cử tọa tĩnh tâm trầm mặc trong khi Đức ngài nhắm mắt lại và ngân nga một bài kệ cổ xưa của xứ Tây Tạng :

    Chất chứa những điều tốt đẹp như một quả núi bằng vàng.
    Các vị cứu độ của ba cõi đã giải thoát khỏi ba uế trược.
    Chính là các vị Phật, mắt chư vị giống như những hoa sen đang nở ;
    Chư vị là sự ban phúc lành đầu tiên cho thế gian.
    Lời giáo huấn mà chư vị ban phát thì cao cả và không hề
    lay chuyển.
    Vang lừng trong tam giới, được cả chư thiên và loài người
    tôn vinh.
    Lời thánh giáo ấy ban phát hòa bình cho tất cả chúng sinh,
    Đó là sự ban phúc lành thứ hai cho thế gian.
    Giáo đoàn linh thánh, sở học giàu sang được tôn vinh,
    Bởi chư nhân, chư thiên và chư bán thiên.
    Giáo đoàn cao cả ấy khiêm nhượng, mặc dù ở trong sự
    vinh quang
    Đó là sự ban phúc lành thứ ba cho thế gian
    Vị đạo sư đã đến trong thế giới chúng ta,
    Lời giáo huấn chiếu sáng như tia nắng mặt trời ;
    Các đạo sư giảng dạy,
    Như những người anh trong sự hòa hợp
    Cầu mong có những sự ban phúc lành để cho giáo pháp tồn tại lâu dài.

    Bài ca :

    “Tất cả sẽ tốt lành. Tất cả sẽ tốt lành. Và tất cả mọi vật trong sự dị biệt của chúng sẽ tốt lành.”

    Sau ba mươi phút tĩnh tâm thiền định trong thinh lặng, cha Laurence đã đứng lên và phát biểu :

    “Để kết thúc buổi họp đầu tiên này, chúng ta sẽ yêu cầu ngài đốt lên một trong các ngọn nến biểu tượng cho sự thống nhất, và kế đó các vị khách thuộc về những truyền thống khác sẽ đốt lên các cây nến khác tiếp nối cây nến đã đốt của ngài. Những cây nến đó sẽ cháy sáng trong suốt cuộc hội thảo và tượng trưng cho sự thống nhất và tình thân hữu liên kết các tôn giáo của chúng ta.”

  14. #14

    Mặc định

    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU

    PHẦN THỨ HAI


    Buổi sáng, Đức ngài đến không chậm trễ. Trước khi chú giải một đoạn Phúc Âm theo thánh Matthêô, ngài đưa một vài nhận xét mở đầu. Suốt thời gian hội thảo, ngài đã nhiều lần nhấn mạnh mục đích của ngài không phải là cải giáo các Kitô hữu tham dự hội thảo thành Phật tử, nhưng là trình bày quan điểm của một tu sĩ Phật giáo về những đoạn văn được đề nghị.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : “Vì cuộc đối thoại này được World Community for Christian Meditation tổ chức và vì phần lớn là các Kitô hữu hành đạo tham gia nghiêm túc trong một tiến trình của đức tin, nên sự trình bày của tôi ưu tiên sẽ gởi đến họ. Tôi sẽ thử giải thích thế nào là các kỹ thuật và phương pháp của Phật giáo có thể được một Kitô hữu hành đạo chấp nhận mà không cần phải hội nhập vào triết lý sâu xa của Phật giáo. Những sự khác nhau sâu sắc về triết lý siêu hình giữa hai truyền thống dĩ nhiên sẽ xuất hiện trong quá trình thảo luận theo nhóm.

    “Mối quan tâm chính của tôi là như sau : tôi có thể giúp đỡ và phục vụ Kitô hữu hành đạo như thế nào ? Gieo rắc sự nghi ngờ và chủ nghĩa hoài nghi trong tâm trí người khác là điều tôi không bao giờ muốn. Như tôi đã nói trước đây, tôi tuyệt đối xác tín rằng sự đa dạng của các truyền thống tôn giáo hiện nay là quý giá và thích đáng. Theo kinh nghiệm của riêng tôi, tất cả các truyền thống tôn giáo lớn của thế giới nói một thứ ngôn ngữ và gửi đến một thông điệp chung mà chúng ta có thể dựa vào để xây dựng một sự hòa thuận nhau thật sự.

    “Nói chung, tôi muốn rằng người ta không nên rời bỏ tôn giáo đã trở nên một thành phần của văn hóa và di sản của họ. Đương nhiên, cá nhân được toàn quyền thay đổi tôn giáo nếu một tôn giáo khác tỏ ra hiệu quả hơn và thích hợp hơn với nhu cầu tâm linh của người ấy. Nhưng một cách tổng quát, tốt hơn vẫn là thực hành kinh nghiệm về giá trị của truyền thống tôn giáo của mình. Đây là một ví dụ cho thấy sự khó khăn mà sự thay đổi tôn giáo có thể gây ra : trong một gia đình Tây Tạng, vào những năm sáu mươi, người cha của gia đình qua đời, sau đó ít lâu, người mẹ đến tìm tôi. Bà đã tuyên bố với tôi rằng kiếp này bà theo đạo Chúa nhưng qua kiếp sau bà không có chọn lựa nào khác hơn là theo đạo Phật. Sao mà phức tạp như vậy ! Nếu bạn là Kitô hữu, tốt hơn hết bạn nên triển khai tâm linh trong khuôn khổ của tôn giáo bạn và là một Kitô hữu tốt lành, chân chính. Nếu bạn là Phật tử, bạn hãy là một Phật tử đích thực. Đừng nên nửa nạc nửa mỡù ! Như thế chỉ tạo nên sự lộn xộn trong tinh thần của bạn.

    “Trước khi chú giải bản văn, tôi muốn nói đôi điều về sự tham thiền. Ngôn ngữ Tây Tạng chỉ sự tham thiền là gom, nó gợi lên sự phát triển thân quen thường trực với một sự thực hành hay với một đối tượng đặc biệt. Tiến trình “thân mật hóa” là chủ yếu bởi vì sự tinh luyện hay khai mở tinh thần tùy thuộc vào việc gia tăng sự thân quen với đối tượng được lựa chọn. Bởi thế, chỉ có sự áp dụng kiên trì các kỹ thuật tham thiền và sự huấn luyện kiên trì tinh thần mới có thể đưa đến sự biến đổi nội tâm, thiết lập kỷ luật cho tinh thần. Trong truyền thống Tây Tạng, một cách sơ lược, có hai loại tham thiền lớn. Một loại cần mức độ phân tích và lý luận nào đó ; người ta còn gọi đó là trầm tư chiêm niệm hay phân tích. Loại thứ hai là một trạng thái hấp thụ và tập trung ; người ta gọi đó là trầm tư trên một điểm hay hành động tịnh tâm.

    “Chúng ta hãy lấy một ví dụ như sự tham thiền về tình yêu và lòng thương xót trong bối cảnh Kitô giáo. Khi tham thiền theo cách phân tích, chúng ta đi theo những hướng tư duy đặc biệt như : để thật sự yêu Thiên Chúa, cần phải thể hiện tình yêu ấy bằng hành động yêu thương chân thật anh em nhân loại của mình. Người ta cũng có thể suy nghĩ về cuộc đời và gương sáng của Đức Giêsu Kitô trong bản thân ngài, ngài đã sống và hoạt động như thế nào để đem lại lợi ích cho chúng sinh, và các hành động của ngài đã minh họa một phong cách sống tràn đầy lòng thương xót. Loại tiến trình suy niệm ấy tạo thành khía cạnh phân tích của thiền định về lòng thương xót. Người ta có thể tham thiền theo các tương tự về lòng nhẫn nại và lòng khoan dung.

    “Nhờ có những suy tư đó, các bạn ngày càng xác tín vào sự quan trọng và giá trị của lòng thương xót và lòng khoan dung. Một khi đã đạt tới niềm xác tín tuyệt đối về giá trị và sự thiết yếu của lòng thương xót và khoan dung, các bạn sẽ có cảm giác được xúc chạm và biến đổi từ bên trong. Ở giai đoạn này, các bạn cần phải tập trung tinh thần trên xác tín duy nhất đó, không vận dụng đến sự phân tích khác. Một khía cạnh chính xác hơn, tinh thần phải ở trong thế quân bình hoàn hảo, tập trung trên một điểm – đó là khía cạnh đắm mình hay duy trì sự thiền định trên lòng thương xót. Như thế cả hai loại thiền định đều được áp dụng trong cùng một buổi tham thiền.

    “Tại sao chúng ta có thể không chỉ triển khai mà còn tinh luyện lòng thương xót bằng việc áp dụng những kỹ thuật tham thiền vừa kể ? Bởi vì lòng thương xót là một loại cảm xúc có tích chứa một tiềm lực để khai mở. Về đại thể có hai loại cảm xúc. Một loại thì nghiêng về bản năng và không có nền tảng lý trí. Loại kia như lòng thương xót và khoan dung thì ít bản năng hơn và dựa vững chắc vào lý trí và kinh nghiệm. Khi người ta thấy rõ ràng những lý lẽ hợp lý khác nhau của việc triển khai các đức tính ấy và khi người ta xác tín vững vàng những lợi ích mà các đức tính ấy mang lại, lúc bấy giờ các cảm xúc ấy được thanh luyện. Đồng thời xảy đến sự nối kết giữa trí và tâm. Lòng thương xót biểu lộ cảm xúc, hay cái tâm, và việc áp dụng sự trầm tư phân tích thuộc về cái trí. Khi người ta đã đi đến giai đoạn thiền định lúc lòng thương xót được tinh luyện, người ta chứng kiến sự hợp nhất đặc biệt của trí và tâm.

    “Nếu giờ đây người ta khảo sát bản chất của các trạng thái thiền định ấy, người ta nhận thấy chúng hình thành bởi các yếu tố khác nhau. Vậy thì, chúng ta hãy lấy ví dụ của tiến trình phân tích để suy nghĩ rằng chúng ta đều là những con người, những tạo vật của cùng một Đấng Tạo Hóa và vì thế thật sự là anh em và chị em của nhau. Trong trường hợp này, các bạn tập trung tinh thần của các bạn trên một đối tượng riêng biệt. Nói cách khác, chủ thể phân tích tập trung trên ý tưởng hay khái niệm được phân tích. Tuy nhiên, khi đã đạt đến tình trạng tập trung trên một điểm duy nhất – khi các bạn cảm thấy sự biến đổi nội tâm ấy, lòng thương xót ấy bên trong các bạn – thì sẽ không còn một tâm thức trầm tư và một đối tượng được trầm tư. Thay vào đó, tâm thức trầm tư của các bạn giàn trải ra dưới hình thức của lòng thương xót.

    “Tôi xin kết thúc những nhận xét mở đầu về sự thiền định. Giờ đây tôi sẽ đọc bài Phúc Âm.

    “Các ngươi đã nghe bảo rằng : Mắt đền mắt, răng đền răng. Còn ta, ta bảo các ngươi đừng cự lại người ác. Nếu ai vả má phải ngươi, thì hãy giơ má kia cho nó nữa. Nếu ai muốn kiện ngươi để đoạt áo lót, thì hãy bỏ cả áo choàng cho nó. Nếu ai bắt ngươi đi làm phu một dặm thì hãy đi với nó hai dặm. Ai xin, ngươi hãy cho ; người muốn vay, ngươi chớ khước từ.” [Matthêô 5, 38-42]

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : “Những cách thực hành lòng khoan dung và nhẫn nại mà đoạn Phúc Âm này khuyên làm vô cùng giống với những cách thực hành lòng khoan dung và nhẫn nại mà Phật giáo nói chung khuyên làm. Đặc biệt chính đại thừa Phật giáo trong bối cảnh lý tưởng bồ tát đã khuyến khích dùng sự bất bạo động và lòng từ bi đáp trả lại người làm điều ác đối với chúng ta. Trong một chừng mực nào đó, đoạn văn này có thể được đưa vào trong một sách luận của Phật giáo mà chắc không ai nhận ra nguồn gốc Kitô giáo của nó.

    “Các ngươi đã nghe bảo : Hãy yêu mến người thân cận, và hãy ghét kẻ thù địch. Còn ta, ta bảo các ngươi : Hãy yêu mến kẻ thù địch [hãy làm điều lành cho những ai ghét các ngươi], hãy cầu nguyện cho những người [ngược đãi và] bách hại các ngươi. Như thế, các ngươi sẽ trở nên con cái của Cha các ngươi ở trên trời, Đấng làm cho mặt trời mọc lên trên kẻ dữ cũng như trên người lành và làm mưa trên người công chính và trên kẻ gian tà. Nếu các ngươi chỉ yêu mến những kẻ yêu mến các ngươi thì các ngươi có công đức gì ? Há những người thu thuế cũng không làm như thế sao ? Nếu các ngươi chỉ chào hỏi anh em các ngươi, thì các ngươi có làm gì khác thường đâu ? Há người ngoại (đạo) cũng không làm thế sao ? Vậy các ngươi hãy nên trọn lành, như Cha các ngươi trên trời là Đấng trọn lành.” [Matthêô 5, 43-48]

    “Điều này nhắc tôi nhớ đến một đoạn văn trong một sách luận của Phật giáo đại thừa là Bản trích yếu thực hành trong đó Shantideva hỏi “nếu các ngươi không thực hành lòng từ bi với kẻ thù các ngươi thì các ngươi thực hành với ai ?” Người ta còn hiểu ngầm rằng ngay cả súc vật cũng biểu lộ sự yêu thương, từ bi và một tình cảm cộng thông đối với những người và vật mà chúng yêu thích. Nếu chúng ta tự hào mình là những người hành đạo tâm linh, tình nguyện bước vào con đường tâm linh, chúng ta phải chứng tỏ mình có thể làm tốt hơn các súc vật.

    “Đoạn trích dẫn Phúc Âm này cũng nhắc tôi nhớ đến những suy nghĩ của một sách luận đại thừa khác tên là Bồ Tát đạo, trong đó Shantideva khẳng định có được một thái độ đúng đắn với kẻ thù là một điều quan trọng. Nếu các bạn biết vun trồng thái độ ngay lành, kẻ thù của các bạn sẽ trở thành những người thầy tâm linh tốt nhất bởi vì sự hiện diện của họ cho các bạn cơ hội thăng tiến lòng khoan dung, sự nhẫn nại và hiểu biết. Khi đạt được sự nhẫn nại và khoan dung nhiều hơn, các bạn sẽ dễ dàng phát triển năng lực của lòng từ bi, và nhờ đó phát triển sự đồng cảm của mình. Như thế, ngay cả việc thực hành con đường tâm linh, sự hiện diện của kẻ thù là chủ yếu. Hình ảnh loại suy mà Phúc Âm sử dụng với “mặt trời chiếu sáng không phân biệt” rất quan trọng. Đấy là một ẩn dụ tráng lệ về lòng từ bi. Nó làm cho ta hiểu được lòng từ bi thì vô tư và toàn diện.

    “Khi đọc các đoạn văn này, tôi thấy Phúc Âm đặt nặng sự thực hành lòng khoan dung và đề cao tình cảm vô tư, không thiên vị đối với mọi tạo vật. Theo ý kiến của tôi, để triển khai năng lực khoan dung đối với mọi người, và đặc biệt đối với một kẻ thù, điều kiện quan trọng tiên quyết là tiếp nhận mọi người với tính bình đẳng. Nếu người ta nói với các bạn rằng không nên thù nghịch kẻ thù mà phải yêu mến hắn, chỉ khẳng định như thế sẽ không khuyến khích các bạn thay đổi. Đối với mỗi người chúng ta, cảm thấy sự thù nghịch đối với những người làm khổ bạn và có cảm tình đối với những người yêu thương bạn là hoàn toàn tự nhiên. Đây là một tình cảm tự nhiên của con người. Vậy chúng ta phải sử dụng các kỹ thuật hiệu quả để giúp chúng ta vượt qua từ sự thiên vị nội tại trong bản tính đến một tình trạng bình đẳng cao nhất.

    “Nhiều kỹ thuật đặc biệt cho phép triển khai tánh bình đẳng đối với mọi chúng sinh. Trong khuôn khổ Phật giáo, người ta có thể dùng đến khái niệm tái sinh để giúp chúng ta thực hiện tính bình đẳng. Tuy nhiên, vì chúng ta đang bàn luận trong khuôn khổ Kitô giáo, đã hẳn có thể nêu lên ý tưởng Sáng tạo theo đó tất cả mọi tạo vật đều bình đẳng vì đều là các tạo vật của cùng một Thiên Chúa. Khởi từ niềm tin ấy, người ta có thể thăng tiến trong tính bình đẳng. Ngay trước buổi họp này, tôi đã có một cuộc trao đổi ngắn với Cha Laurence. Cha đã giải thích với tôi rằng trong thần học Kitô giáo, người ta cho rằng mọi con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa – Tất cả chúng ta chia sẻ cùng một bản tính Thiên Chúa. Điều này theo tôi dường như hoàn toàn tương tự với ý niệm Phật tánh trong Phật giáo. Niềm tin cho rằng mọi người đều tham dự vào cùng một bản tính Thiên Chúa, đem lại cho chúng ta một nền tảng vững chắc, một lý lẽ mạnh mẽ để tin rằng mỗi người chúng ta có thể thủ đắc một ý nghĩa đúng đắn về tính bình đẳng đối với tất cả chúng sinh.

    “Tuy nhiên, chúng ta không nên quan niệm sự bình đẳng của tâm hồn như một mục đích tự thân. Cũng không nên nghĩ rằng mình phải theo đuổi một tình trạng hoàn toàn vô cảm trong đó chúng ta không có chút tình cảm hoặc cảm xúc thay đổi đối với kẻ thù hay bè bạn. Đấy không phải là mục đích mà chúng ta tìm kiếm. Điều chúng ta tìm kiếm trước tiên là mong muốn xây dựng nền tảng, sử dụng một cánh đồng trống để sau đó chúng ta sẽ vun trồng những tư tưởng khác. Tính bình đẳng là mảnh đất bằng phẳng mà chúng ta chuẩn bị trước tiên. Rồi trên nền tảng ấy, chúng ta phải suy nghĩ về giá trị của lòng khoan dung, nhẫn nại, tình thương yêu, lòng từ bi đối với tất cả mọi người. Chúng ta cũng phải xem xét sự bất lợi, tiêu cực của tư tưởng vị kỷ, của những cảm xúc rối loạn giao động đối với bạn bè và kẻ thù, và các tiêu cực do sự thiên vị đối với những người khác.

    “Điểm chủ yếu là ở chỗ cách thức sử dụng tính bình đẳng nền tảng ấy. Điều quan trọng là việc tập trung trên những tiêu cực của giận dữ, thù hận tạo thành những trở ngại chính cho sự triển nở năng lực của lòng từ bi và khoan dung. Chúng ta cũng phải suy nghĩ đến những giá trị và những đức hạnh khi đào sâu lòng khoan dung và nhẫn nại. Điều này có thể thực hành trong khuôn khổ Kitô giáo mà không cần sự hỗ trợ của niềm tin tái sinh : Thiên Chúa đã dựng lên các bạn là những cá nhân và cho các bạn sự tự do hành động hài hòa với các ước nguyện của mình – hành động một cách đạo đức, phù hợp với luân lý và sống một cuộc sống xứng đáng là một cá nhân thấm nhuần đạo đức và có trách nhiệm. Khi cảm nhận và thực hành lòng khoan dung và nhẫn nại đối với đồng loại, các bạn hoàn thành ước nguyện này : làm hài lòng Đấng Tạo Hóa của các bạn. Mặt khác : đó là tặng vật đẹp nhất, của lễ tốt nhất mà các bạn có thể dâng lên Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa của các bạn.

    “Trong Phật giáo, người ta thấy có ý tưởng gọi là của lễ thực hành (drupai chošpa) theo đó mọi của lễ cúng dường mà người ta có thể dâng lên một đấng mà người ta tôn kính – của lễ vật chất, bài ca chúc tụng và tặng vật khác – của lễ đẹp nhất chính là sống một cuộc sống phù hợp với những nguyên tắc của đấng đó. Trong khuôn khổ của Kitô giáo, khi sống một cuộc đời thấm nhuần đạo đức, đặt nền tảng trên lòng khoan dung và nhẫn nại, trong ý nghĩa đó, các bạn đã dâng lên Đấng Tạo Hóa của các bạn một của lễ tuyệt vời. Chắc chắn, điều đó sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc chỉ đọc kinh cầu nguyện. Nếu các bạn cầu nguyện mà không sống phù hợp với lời cầu nguyện thì chẳng có ích lợi gì lớn lao.

    “Một trong những thiền sư lớn của Phật giáo Tây Tạng là Milarepa khẳng định trong một bài ca kinh nghiệm tâm linh : “Về của lễ vật chất, tôi chịu trắng tay ; tôi không có gì để cúng dường. Điều tôi có thể dâng lên dồi dào, đó là của lễ của sự thực hành tâm linh.” Về đại thể, chúng ta thấy rõ rằng một người có được nguồn dự trữ to lớn của lòng nhẫn nại và khoan dung sẽ hưởng được một mức nào đó của sự bình an và thanh tịnh. Một người như thế không chỉ hạnh phúc và có cảm xúc ổn định mà còn có sức khỏe tốt, ít bệnh tật. Con người ấy có được một ý chí mạnh mẽ, ăn ngon, ngủ yên với một lương tâm trong sáng. Đó là những lợi ích của lòng khoan dung và nhẫn nại mà chúng ta có thể nhận thấy trong cuộc sống mỗi ngày.

    “Một trong những xác tín nền tảng của tôi là bản tính nhân loại căn bản hướng về lòng từ bi và thương yêu. Bản tính nhân loại căn bản thì hiền lành và không gây hấn, bạo động. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều mà Cha Laurence đã nói nhân loại chia sẻ cùng một bản tính Thiên Chúa. Tôi sẽ nói thêm rằng khi xem xét tương quan giữa tinh thần, ý thức hay thân xác, người ta nhận thấy rằng những thái độ, cảm xúc và tinh thần lành mạnh liên hệ chặt chẽ với sức khỏe thể xác và sinh thú. Chúng gia tăng sự thoải mái của thể xác, trong khi những thái độ cảm xúc tiêu cực hay không lành mạnh như sự giận dữ, lòng thù ghét, những tình trạng tinh thần rối loạn làm mòn mõi sức khỏe thân xác. Mối tương quan ấy cho thấy rõ bản chất nhân loại căn bản rất gần với những thái độ và cảm xúc lành mạnh.

    “Sau khi đã suy nghĩ về những đức tính như lòng khoan dung, nhẫn nại và tin chắc vào sự cần thiết phải phát triển và gia tăng các đức tính ấy nơi bản thân mình, kế đó là phải xem xét các loại và mức độ của lòng nhẫn nại và khoan dung. Vì thế, các sách luận Phật giáo mô tả ba loại khoan dung và nhẫn nại. Loại thứ nhất là trạng thái lãnh đạm không gì lay chuyển được – người ta có khả năng chịu đựng mọi đau khổ mà không bị nhấn chìm. Đó là trình độ thứ nhất. Trong trạng thái thứ hai, hành giả không những có thể chịu đựng nhiều đau khổ, nhưng nếu cần còn sẵn sàng kể cả ước mong đảm nhận những thử thách, nhọc nhằn và đau khổ của con đường tâm linh. Điều đó có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận các thử thách để đạt đến một mục đích cao hơn. Loại thứ ba là lòng nhẫn nại và khoan dung sinh ra do một xác tín vững vàng về bản chất của thực tại. Trong thực hành Kitô giáo, loại nhẫn nại này có nền tảng là đức tin vững vàng trong mầu nhiệm Sáng tạo. Mặc dù sự phân biệt giữa ba trình độ của lòng khoan dung là việc của các tác giả Phật giáo, nhưng cũng có thể chuyển sang bối cảnh của Kitô giáo. Điều này đặc biệt đúng với loại nhẫn nại – khoan dung thứ hai – tự do đảm nhận những thử thách của con đường tâm linh – dường như đây cũng là vấn đề trong đoạn văn sau đây : các mối Phúc thật của Phúc Âm Thánh Matthêô.”

  15. #15

    Mặc định

    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU

    PHẦN THỨ BA


    “Nhìn thấy dân chúng, Đức Giêsu leo lên núi. Ngài ngồi xuống và các môn đồ đến bên Ngài. Bấy giờ Ngài mở miệng dạy họ rằng :
    “Phúc cho những ai có lòng nghèo khó : nước trời là của họ !
    “Phúc cho những ai hiền lành : họ sẽ được đất làm cơ nghiệp !
    “Phúc cho những ai khóc lóc : họ sẽ được an ủi !
    “Phúc cho những ai đói khát sự công chính : họ sẽ được no đầy !
    “Phúc cho những ai có lòng thương xót : họ sẽ được thương xót !
    “Phúc cho những ai tinh sạch trong lòng : họ sẽ thấy Thiên Chúa !
    “Phúc cho những ai kiến tạo hòa bình : họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa !
    “Phúc cho những ai bị bách hại vì sự công chính : nước Trời là của họ !” [Matthêô 5, 1-10]

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : “Đọc những dòng này về các mối Phúc thật, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là đoạn văn muốn chỉ về việc những ai muốn dấn thân vào con đường đạo và chấp nhận những thử thách đau khổ trên con đường đạo sẽ nhận được phần thưởng của sự dấn thân đó. Về vấn đề các bản văn giảng dạy lòng khoan dung đòi hỏi các bạn tự do chấp nhận thử thách, sẽ sai lầm nếu coi đó là lời khẳng định đau khổ thì tốt, tất cả chúng ta phải tìm kiếm khổ đau. Khỏi cần phải nói tôi không chủ trương một quan điểm như thế. Tôi nghĩ rằng mục đích của cuộc đời chúng ta là tìm hạnh phúc, tìm cách để được thỏa mãn và sung túc. Tuy nhiên, vì những thử thách và nhọc nhằn là một phần tự nhiên của cuộc sống nên điều chủ yếu là phải có một quan điểm cho phép chúng ta đề cập một cách hiện thực để có thể rút ra một vài lợi ích.

    “Khi xem xét bản chất của sự đau khổ, chúng ta thừa nhận rằng có một số hình thức đau khổ mà người ta có thể tìm ra các giải pháp và vì vậy có thể chế ngự được. Một khi người ta có ý thức về đau khổ người ta phải đi tìm giải pháp và phương tiện để chiến thắng đau khổ. Nhưng cũng có những loại đau khổ không thể tránh khỏi và chế ngự được, cũng là những sự kiện tự nhiên của cuộc sống. Trong những trường hợp như vậy, điều quan trọng là triển khai một trạng thái tinh thần cho phép tiếp cận sự đau khổ một cách hiện thực. Làm được như vậy, chúng ta có lẽ sẽ đi tới việc chấp nhận những khó khăn ấy một khi chúng xuất hiện. Một thái độ như thế sẽ bảo vệ các bạn không chỉ đối với thực tế vật chất của đau khổ mà còn đối với gánh nặng tâm lý vô ích đi kèm theo vì phải đấu tranh chống lại đau khổ.

    “Một trong những cách tiếp cận hiệu quả đối với đau khổ được trình bày trong Bồ tát đạo. Nếu vấn đề đã tìm được cách tháo gỡ, có lo lắng cũng vô ích. Trái lại, nếu không có cách tháo gỡ, lo lắng thì có ích gì !

    “Những lời trong các mối Phúc thật, theo tôi cũng đề cập đến nguyên lý nhân quả. Trong ngôn ngữ Sanskrit, thuật ngữ karma (nghiệp) dù không thể sử dụng trong khuôn khổ Kinh Thánh, thì nguyên lý nhân quả tổng quát, nằm bên dưới học thuyết nghiệp báo theo tôi đã được nêu ra ở đây. Lời Phúc thật muốn nói rằng tùy theo cách hành động của bạn, bạn sẽ nhận một hậu quả tương xứng, tùy theo cách bạn không hành động, bạn sẽ không nhận một hậu quả tương xứng. Nguyên tắc nhân quả rõ ràng được bao hàm trong lời giảng dạy đó.

    “Mặc dù tất cả các truyền thống tâm linh lớn của nhân loại không đề cập đến vấn đề nhân quả dưới góc độ sinh tử luân hồi (như Phật giáo), dù sao cũng có một sứ điệp trọng tâm đặt nền tảng trên nguyên lý nhân quả là điểm chung của mọi truyền thống. Hãy biết rằng nếu các bạn làm điều tốt, bạn sẽ nhận được các kết quả tốt, còn nếu bạn làm điều xấu, bạn sẽ nhận được các kết quả xấu. Sứ điệp đạo đức nền tảng này dường như nội tại trong tất cả các truyền thống tâm linh lớn.

    “Một điểm quan trọng cũng phải ghi nhận – dù chỉ phụ thuộc – là sự giống nhau lạ lùng của văn phong giữa Kinh Chúa và Kinh Phật. Trong lời mở đầu của các mối Phúc thật, Phúc Âm ghi lại rằng khi nhìn thấy đám đông, Đức Giêsu leo lên núi, ngồi xuống… Người ta cũng thấy một sự khởi đầu tương tự trong nhiều sutras (Kinh Phật). Các Kinh Phật đều ghi lại ở một thời điểm đã định, Đức Phật đến thăm viếng một nơi nào đó, có một số đông môn đồ vây quanh, Ngài ngồi xuống rồi bắt đầu giảng dạy. Như thế, có một sự giống nhau lý thú trong việc giới thiệu các bản văn đó.

    “Một trong những ý niệm khó khăn nhất đặt thành vấn đề ở đây, nhất là đối với Phật tử, là vấn đề Thiên Chúa, một hữu thể thần thiêng. Dĩ nhiên người ta có thể đề cập đến Thiên Chúa như nói về một hữu thể “bất khả tư nghị”. Nhưng phải thừa nhận rằng trên bình diện lý thuyết, ý niệm về một Thiên Chúa Sáng Tạo (Thượng Đế – Tạo Hóa) là một điểm dị biệt giữa Phật tử và Kitô hữu. Tuy nhiên, tôi tin rằng những lý lẽ và quan niệm dẫn đến một niềm tin như thế thì phổ biến ở cả Phật tử lẫn Kitô hữu.

    “Nếu người ta xét kỹ bản chất của mọi hiện tượng tự nhiên, lương tri nói với chúng ta mọi biến cố phải có một nguyên nhân. Phải có những nhân duyên sinh ra một sự cố. Điều này không chỉ đúng cho hiện hữu của mỗi cá nhân chúng ta, mà cũng đúng cho toàn thể vũ trụ. Đối với lẽ thường, chấp nhận một sự vật không có nguyên nhân – dù cho đó là vũ trụ hay hiện hữu cá nhân – thì không thể chấp nhận được – Từ đó vấn đề tiếp theo là : nếu hiện hữu chúng ta phải có một nguyên nhân và vũ trụ ở bình diện của nó phải có một nguyên nhân, nguyên nhân này từ đâu mà có ? Bởi thế cho nên nguyên nhân này chính nó phải có một nguyên nhân, vậy thì chúng ta thụt lùi mãi đến vô tận.

    “Để vượt qua khó khăn phải thụt lùi vô tận, thật có ích khi yêu cầu một sự khởi thủy, một Đấng Tạo Hóa và chấp nhận một số chân lý liên quan đến bản chất của Đấng Tạo Hóa : ngài độc lập, tự hữu, toàn năng và không cần một nguyên nhân nào khác. Chấp nhận một khởi thủy như thế giúp chúng ta giải quyết vấn đề phải thụt lùi vô tận.

    “Nếu người ta yêu cầu có một Đấng Tạo Hóa, và nếu người ta xét kỹ quá trình tiến hóa kể từ vụ Nổ Lớn (Big-Bang) và mọi mầu nhiệm của vũ trụ, người ta có thể hoàn toàn tin có một Đấng Tạo Hóa toàn năng. Ngoài ra, nếu người ta xét kỹ bản chất của vũ trụ, người ta nhận thấy vũ trụ vận hành hoàn toàn không có sự lộn xộn hoặc ngẫu nhiên, dường như có một trật tự nội tại, một nguyên lý nhân quả đang làm việc. Bởi thế còn phải tin Đấng Tạo Hóa toàn tri như thể mọi tiến trình, mọi thể thức hoạt động đã được kế hoạch hóa. Nhìn dưới góc độ ấy, mọi tạo vật đều là biểu hiện một cách nào đó sức mạnh của Thiên Chúa. Từ quan điểm đó, người ta còn có thể nói Đấng Tạo Hóa là cùng đích, còn tạo vật thì tương đối, phù du. Theo nghĩa này, người ta có thể nói rằng Đấng Tạo Hóa là chân lý tuyệt đối và tối hậu. Nhưng tôi không biết các nhà thần học Kitô giáo nghĩ gì về điều đó !

    “Cá nhân tôi, khi tôi xem xét ý tưởng về sự Sáng tạo và niềm tin vào một Thiên Chúa Sáng tạo, tôi tự nhủ hậu quả chính của niềm tin ấy là tác động một động lực, một tình cảm khẩn cấp dấn thân vào việc hành đạo để trở thành một người tốt, thấm nhuần đạo đức. Khi các bạn được trang bị ý niệm và niềm tin đó điều ấy làm cho cuộc đời các bạn có một mục tiêu và thật là hữu ích để triển khai những nguyên tắc đạo đức.

    “Tôi hiểu thần học Kitô giáo như thế đấy !”

    Lời chú giải về bài đọc Phúc Âm

    Cha Laurence : Thưa Đức ngài, tôi xin chân thành cảm ơn Ngài về sự giảng dạy sáng nay. Tôi nói nhân danh tôi và cũng để thay mặt mọi người có mặt nơi đây. Là một Kitô hữu, tôi rất cảm động được nghe đọc những lời của Đức Giêsu với sự rõ ràng và hiểu biết ý nghĩa sâu xa đến thế. Bây giờ chúng ta bước vào giờ dành cho buổi thảo luận nhóm đầu tiên, tôi muốn giới thiệu với các bạn những vị tham gia góp ý. Robert Kiely là tu sĩ dòng Biển Đức của cộng đoàn chúng tôi và là giáo sư văn học của Đại Học Harvard ; Isabelle Glover cũng là nữ tu sĩ dòng Biển Đức của cộng đoàn chúng tôi, giảng dạy tiếng Sanskrit. Ý hướng của cuộc thảo luận này cho phép lắng nghe kỹ hơn Lời đã đánh động chúng ta sáng nay. Chúng ta không tìm tòi những điểm dị biệt nhưng suy nghĩ một cách đơn sơ trong tinh thần thật quảng đại và cởi mở cả những điểm tương đồng và dị biệt thú vị giữa hai tôn giáo chúng ta. Tôi xin đề nghị Bob Kiely bắt đầu bằng một vài lời mở đầu kế đó chúng ta sẽ tiếp nối cuộc thảo luận.

    Robert Kiely : Thưa Đức ngài, tiếp theo cha Laurence, tôi cũng muốn nói lên lời cám ơn. Được biết rõ cuộc đời ngài và lịch sử dân tộc ngài trong suốt thế kỷ này, tôi đặc biệt cảm động khi ngài đã đọc các mối phúc thật và nhất là : “Phúc cho những ai khóc lóc, vì sẽ được an ủi” và “Phúc cho những người bị bách hại vì sự công chính, vì họ sẽ thấy được nước Trời”. Theo niềm tin Kitô giáo nếu lời Chúa được một người có thiện tâm đọc lên, lời Chúa sẽ đem lại sự phục sinh cho mọi người. Đối với tôi cũng như phần đông chúng tôi ở đây, tôi nghĩ những lời mà ngài đọc đã có hiệu quả ấy.

    Một vấn đề mà tôi muốn đề cập với các bạn có liên quan đến ý tưởng Do Thái giáo và Kitô giáo về tuyệt đối thể (Absolu) đang bước vào trong lịch sử, trong thời gian. Các bản văn mà ngài đã đọc và mọi giáo huấn của Đức Kitô một cách tổng quát, các Kitô hữu đặt chúng trong một bối cảnh bao gồm ít nhất ba tiến trình lịch sử. Thứ nhất là lịch sử cuộc đời Chúa Giêsu. Không một Kitô hữu nào tiếp nhận giáo huấn Đức Giêsu mà không nhớ rằng Đức Giêsu sinh ra khó nghèo, là một người Do Thái sống trong một quốc gia bị chiếm đóng cuộc sống công khai, thời kỳ Người giảng dạy công chúng rất ngắn ngủi, Người bị bách hại bị đóng đinh như một tội phạm bởi luật đời và sau đó Người đã sống lại từ cõi chết. Đối với các Kitô hữu đó là bối cảnh đầu tiên.

    Trong bối cảnh thứ hai, chúng tôi không tách rời Phúc Âm với lịch sử của dân tộc Do Thái mà sự trần thuật lại là một phần của Kinh Thánh. Đó là một lịch sử được đánh dấu bởi sự nô lệ của dân Do Thái ở Ai Cập, sự giải phóng do Moise lãnh đạo, sự công bố Lề Luật mà chính ông đã nhận từ Thiên Chúa, và sau cùng là sự phân tán dân Do Thái trên toàn thế giới. Lịch sử thứ ba luôn luôn là lịch sử của mỗi cuộc đời chúng ta. Như thế, lời của Đức Giêsu mà chúng ta suy tư đến với chúng ta xuyên qua các trình thuật diễn tiến trong thời gian và trong lịch sử – cá nhân, quốc gia và thần học trong chính cuộc đời Đức Giêsu. Tôi tự hỏi, là một tu sĩ Phật giáo, ngài suy nghĩ gì về khía cạnh thời tính của Kitô giáo, và nếu có thể xin ngài so sánh với Phật giáo.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Sự so sánh giữa hai truyền thống tâm linh cổ xưa như Phật giáo và Kitô giáo làm hiện rõ sự giống nhau đáng ngạc nhiên giữa các trần thuật của những tôn sư sáng lập đạo – Đức Giêsu Kitô trong trường hợp Kitô giáo và Đức Phật đối với Phật giáo. Tôi nhận thấy một điểm chung rất quan trọng : chính trong đời sống của các giáo chủ sáng lập, yếu tính của lời huấn giáo được biểu hiện. Như thế, trong cuộc đời của Đức Phật, tứ diệu đế trình bày yếu tính của lời giảng dạy : Chân lý về sự khổ, chân lý về nguồn gốc của khổ, chân lý về sự chấm dứt sự khổ và chân lý về con đường đưa đến sự chấm dứt ấy. Tứ diệu đế hay bốn chân lý cao cả đó rõ ràng và minh thị đã được biểu lộ trong cuộc đời của giáo chủ sáng lập là chính Đức Phật. Tôi nghĩ Đức Kitô cũng thế. Khi quan sát cuộc đời của Đức Giêsu, người ta nhận thấy nó minh họa những thực hành và lời giáo huấn chủ yếu của Kitô giáo. Tôi nhận thấy một sự tương tự khác trong cuộc đời hai vị : Bằng những thử thách, sự chuyên cần, dấn thân và gắn bó chặt chẽ với những nguyên tắc của mình mà người ta mới có thể thăng tiến tâm linh và đạt đến sự giải thoát. Điều này đối với tôi dường như tạo nên một sứ điệp chung và chủ yếu.

    Isabelle Glover : Thưa Đức ngài, ngài đã nói đến sự “tái sinh”. Có nhiều dấu hiệu làm người ta phải nghĩ rằng trong những thời kỳ đầu tiên của Giáo Hội Kitô giáo sự đầu thai lại là một niềm tin được chấp nhận, nhưng ngày nay không còn sử dụng trong tư tưởng Kitô giáo. Ngài có thể nói thêm vấn đề này cho chúng tôi không ? Đâu là sự quan trọng của lời giáo huấn về sự tái sinh và nghiệp báo ?

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Thật vậy, người ta đã nói với tôi rằng trong những lời giáo huấn đầu tiên của Giáo Hội, người ta có thể giải thích một số đoạn của Kinh Thánh theo cách chứng tỏ rằng niềm tin vào sự tái sinh không nhất thiết trái với đức tin Kitô giáo. Từ sự kiện ấy, tôi cảm thấy thoải mái khi tranh luận vấn đề này với các linh mục và các nhà lãnh đạo Kitô giáo – dĩ nhiên tôi đã không có cơ hội để hỏi chính Đức Giáo Hoàng. Tuy vậy, tôi đã hỏi nhiều Kitô hữu hành đạo và các linh mục ở mọi chân trời. Tất cả đều đồng thanh cho tôi rằng học thuyết Kitô giáo không chấp nhận niềm tin ấy, cũng không đưa ra lý do đặc biệt tại sao quan niệm đầu thai lại không tìm được chỗ đứng trong bối cảnh cởi mở của đức tin và sự hành đạo. Tuy nhiên, cách đây khoảng hai năm trong lần mới nhất gặp cha Bede Griffiths (tôi đã gặp cha nhiều lần và quen biết cha), tôi cũng đã hỏi cha câu hỏi ấy. Tôi vẫn còn giữ một kỷ niệm chính xác và rất cảm động về cuộc gặp gỡ ấy. Cha mặc một bộ y phục của người saddhu màu vàng nghệ. Cha nói rằng theo quan điểm Kitô giáo, niềm tin vào sự tái sinh sẽ hủy hoại dần đức tin vào sự thực hành đạo Chúa. Khi bạn chấp nhận cuộc đời này, cuộc sống cá nhân của mình do Đấng Tạo Hóa trực tiếp tạo dựng, cuộc đời ấy là một tặng vật trực tiếp, tức thời tạo nên một dây liên kết rất đặc biệt giữa bạn, một tạo vật cá thể với Đấng Tạo Hóa. Mối tương quan ngôi vị trực tiếp đem lại một tình cảm gần gũi, thân mật với Đấng Tạo Hóa của bạn. Tin vào sự tái sinh làm tổn hại đến dây liên kết đặc biệt ấy với Đấng Tạo Hóa. Tôi thấy rằng lời giải thích ấy hoàn toàn thuyết phục.

    Cha Laurence : Thưa Đức ngài, tôi thấy một mối quan hệ giữa câu hỏi của Robert Kiely với câu hỏi của Isabelle, vì rằng đó là quan hệ giữa thời gian và vĩnh cửu, tương đối và tuyệt đối. Đối với các Kitô hữu, Thiên Chúa còn có tên là Chân Lý. Vả lại, mọi người bằng kinh nghiệm, biết rằng chân lý là điều người ta khám phá từng chút một. Chân lý được hiển lộ ; được vén màn từng giai đoạn theo dòng đời của mỗi cá nhân, dù đó là một cuộc đời hay nhiều cuộc đời. Chúng ta cũng thấy rõ tôn giáo có sự tiến hóa trong lịch sử. Có một cái nhân tuyệt đối tồn tại trong những lời giảng dạy của Đức Phật và Đức Giêsu nhưng chân lý của chúng hiển lộ ra trong lịch sử bằng tư duy. Nếu không, chúng ta không có lý do gì gặp gỡ nhau trong cuộc hội thảo như vầy. Luôn luôn có thêm chân lý cần khám phá. Xin ngài nói cho chúng tôi ngài suy nghĩ gì về ý tưởng chân lý như một cái gì viên mãn ở-đây-và-bây-giờ, nhưng đồng thời, chúng ta thể nghiệm từng chút một, qua nhiều giai đoạn ?

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Học thuyết Phật giáo cũng quan tâm đến vấn đề chân lý tối hậu biểu hiện qua từng giai đoạn và trong tiến trình lịch sử, đồng thời vẫn là tuyệt đối hay tối hậu. Có một đoạn trong kinh Prajnõaparamitasutra (Kinh Bát Nhã Ba la mật đa) là một phần của các bản kinh gọi là Kinh Trí Huệ viên mãn đặc biệt bàn về ý tưởng đó. Theo đoạn kinh ấy dù các vị Phật quá khứ hay vị lai có đến thế gian hay không, dù có một vị Phật tồn tại ở thế gian hay không, chân lý tối hậu của hữu thể mọi vật và mọi sự cố luôn luôn là một. Chân lý hiện diện vĩnh hằng và luôn luôn ở đó. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mọi chúng sinh đều sẽ có phần trong chân lý – nói cách khác đạt đến sự giải thoát – một cách tự phát hay không cần một nỗ lực tinh tấn nào, bởi lẽ các cá nhân phải thể nghiệm chân lý theo từng cấp độ. Vậy thì chúng ta phải phân biệt một mặt là sự hiện hữu thật của chân lý và mặt khác là kinh nghiệm về chân lý ấy. Ở đây, người ta có thể tìm thấy điểm tiếp xúc giữa sử tính và bản chất tuyệt đối của chân lý.

    Các bạn đã nêu ra một câu hỏi thú vị. Làm thế nào mà một nguyên lý tuyệt đối như Thiên Chúa Sáng tạo có thể thị hiện trong một khuôn mặt lịch sử là Đức Kitô ? Đâu là bản chất đúng của mối quan hệ ấy và động lực nào giải thích mối liên kết giữa tuyệt đối vô thời gian và một khuôn mặt lịch sử trong thời gian ? Trong bối cảnh Phật giáo, vấn đề này được đề cập theo quan điểm học thuyết Tam Thân (Kayas), ba biểu hiện của hữu thể giác ngộ. Trong bối cảnh này, các biểu hiện vật lý và lịch sử của các hữu thể giác ngộ, trong một ý nghĩa nào đó được xem như những thị hiện tự phát của trạng thái tối hậu và vô thời gian của dharmakaya hay Pháp thân của một vị Phật.

    Robert Kiely : Một phương tiện khác để đề cập vấn đề này dưới góc độ hành đạo và phụng tự mỗi ngày có lẽ đó là nhắc đến các danh xưng mà các Kitô hữu dành cho Đức Giêsu và Phật tử dành cho Đức Phật. Một trong những nghịch lý thấy rõ trong Kitô giáo là ở chỗ chúng tôi gọi Đức Giêsu là Anh và Đấng Cứu Chuộc. Bằng từ ngữ cá nhân, điều đó có nghĩa là chúng tôi được mời gọi yêu mến Đức Giêsu như một con người, một người anh hay một người chồng. Đồng thời, chúng tôi tin rằng Ngài là Đấng cứu độ chúng tôi, chúng tôi tôn thờ Ngài như Thiên Chúa (Thượng Đế). Các danh xưng ấy nhắc chúng tôi rằng Đức Giêsu đã ban cho chúng tôi khả năng yêu mến Ngài theo hai cách trên và đổ rót thiên tính của Ngài vào trong lòng chúng tôi. Điều này có giống chút nào với tình cảm mà các Phật tử cảm nhận đối với Đức Phật không ?

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Bởi lẽ có sự khác nhau của các truyền thống trong Phật giáo, nên các bạn đừng tưởng tượng một truyền thống Phật giáo thuần nhất, một con đường độc đạo nếu có thể nói như vậy. Cá nhân tôi, tôi thích gắn bó mình với Đức Phật như một khuôn mặt và một nhân cách lịch sử – một người đã đưa nhân tính của mình lên đến mức hoàn hảo và trở thành Đấng Giác ngộ viên mãn. Tuy nhiên, theo một số trường phái tư tưởng Phật giáo, Đức Phật không chỉ là một khuôn mặt lịch sử, mà còn có bản tính thuộc chiều kích vô thời gian và vô tận. Trong bối cảnh đó, mặc dù Đức Phật là một khuôn mặt lịch sử, sử tính của Đức Phật Thích Ca được coi như một minh chứng khéo léo hành động từ bi của Phật thể hiện từ tình trạng vô thời gian và hoàn hảo của dharma-kaya hay Pháp thân. Đức Phật Thích Ca trong vai trò lịch sử là nirmanakaya nghĩa là Hóa thân : một sự hiển lộ được cảm nhận tương ứng với những khuynh hướng và nhu cầu tâm linh của một thời đại, một nơi chốn và một bối cảnh riêng biệt. Sự hiển lộ ấy khởi phát từ một tình trạng thuần khiết gọi là sam-bhogakaya (Báo thân), trạng thái hân hoan viên mãn, chính nó thị hiện từ trường độ vô thời gian của Pháp thân. Tuy nhiên, nếu chúng ta đề cập mọi đặc trưng của tam thân, chúng ta chỉ thêm nhức đầu và bối rối !

    Phương tiện đơn giản nhất để quan niệm Đức Phật Thích Ca dưới góc độ lịch sử là như sau. Đối với các Phật tử, nhất là những người xuất gia, Đức Phật là Đấng đã sáng lập truyền thống tu hành. Ngài là cội nguồn của các dòng tu hành trong Phật giáo. Các tăng và ni đã được thọ giới đầy đủ trong các dòng truyền thừa này phải kiên trì tuân thủ toàn bộ các lời nguyện khi thọ giới. Muốn trở thành một tỳ kheo (bhiksu), một vị sư đã thọ đầy đủ giới, hay một tỳ kheo ni (bhiksuni), một vị ni đã được thọ đầy đủ giới, phải là một con người. Vậy thì, khi bạn liên kết với Đức Phật với tư cách một vị sư được thọ đầy đủ giới có nghĩa là bạn liên kết với Ngài như một con người (một nhân cách) trong lịch sử.

    Isabelle Glover : Thưa Đức ngài, tôi mong ngài giải thích thêm về một cụm từ ngài thường dùng : “các bạn hãy xem xét bản chất của…” Tôi nghĩ rằng phần đông chúng ta không có phương pháp để “xem xét bản chất của các sự vật”. Ví dụ như bằng cách nào chúng ta có thể “khảo sát bản chất của” lòng từ bi hay sự khiếm khuyết lòng từ bi ?

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Để cho tiện lợi, cách tiếp cận mẫu mực của Phật giáo sắp xếp và phân chia các hiện tượng thành nhiều lớp và phạm trù khác nhau. Ví dụ như những hiện tượng tâm lý được phân chia thành nhiều lớp : theo ý niệm và không theo ý niệm, biến dạng và không biến dạng và cứ như thế. Do vậy, trong văn chương Phật giáo, các bạn sẽ tìm thấy những bảng danh sách đầy đủ các mô thức và khía cạnh khác nhau của tâm thức, tùy theo những chức năng khác nhau của nó. Để lấy một ví dụ khác, nếu bạn xem xét kỹ bản chất của lòng từ bi, trước tiên các bạn định nghĩa nó để biết người ta hiểu từ bi chính xác là gì. Kế đó các bạn có thể tự đặt những câu hỏi đặc biệt để sự phân loại được tinh tế. Lòng từ bi có những sự phân nhánh nào theo mọi kinh nghiệm khả thể của trạng thái con người, hiện tượng luận của nó ? Đâu là những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình trạng cảm xúc ấy ? Những phản ứng cảm xúc đặc trưng nào khi bạn cảm nhận lòng từ bi ? Những hiệu quả nào của lòng từ bi trên người khác ?… Qua những sự phân tích ấy, bạn bắt đầu hiểu rõ hơn lòng từ bi có thể là gì hay nó đang làm gì.

    Khi đi sâu vào văn chương Phật giáo, các bạn cũng tìm thấy những cuộc tranh luận về những loại từ bi khác nhau. Ví dụ như có một loại từ bi làm người ta không chỉ cảm thấy cảm thông đối với đối tượng của lòng từ bi, mà còn có một tình cảm trách nhiệm tức là chính các bạn muốn làm vơi bớt sự đau khổ đó. Đó là một lòng từ bi mạnh hơn sự cảm thông hay đồng cảm đơn thuần. Hơn thế nữa, những mức độ từ bi thay đổi theo những tình trạng tâm thức đi kèm theo. Như thế, trong bối cảnh Phật giáo, nếu các bạn đã hiểu được tính chất tạm bợ của cuộc đời một cách sâu sa thâm trầm thì lòng từ bi của các bạn sẽ càng mạnh hơn lên nhờ tri kiến đó. Cũng thế, nếu trong thân tâm các bạn, sự khống chế của lòng ích kỷ bị hạn chế, thì tự nhiên lòng từ bi của các bạn sẽ mạnh hơn lên.

    Để thực hiện những sự phân biệt như thế, trước tiên phải triển khai một mức độ phán đoán lành mạnh đủ để nhận ra những sự khác nhau tinh tế. Hơn thế nữa, nếu các bạn xét kỹ một hiện tượng như lòng từ bi không nên giả định nó là một thực thể đơn nhất. Một điều kiện tinh thần tương ứng với nhiều khía cạnh. Ví dụ như lòng từ bi là một trạng thái cảm xúc, có bản chất là ý thức. Nó không phải là một đối tượng vật lý mà là một trạng thái tình cảm. Vì vậy nó thuộc lãnh vực kinh nghiệm và như thế có cùng bản chất với mọi trạng thái cảm xúc khác. Để lấy một ví dụ khác, chúng ta hãy xem xét tính đồng nhất của một cá nhân cá biệt. Khi các bạn bắt đầu lượng giá, lập tức các bạn nhận ra sự phức tạp của con người đó. Một phần nhỏ của tính thống nhất nơi con người ấy do môi trường văn hóa mà ra có thể là văn hóa Châu Âu hay Châu Mỹ. Trên bình diện giới tính là đàn ông hoặc đàn bà. Tính thống nhất cũng xuất phát từ quê quán hay tôn giáo của người đó. Các bạn thấy đó có nhiều sự phân biệt phải làm để nắm được tính thống nhất của một con người. Người ta cũng làm như thế để khảo sát bản chất của mọi vật.

    Cha Laurence : Sự tu hành trong Phật giáo một phần lớn đòi hỏi sự phân tích duy lý và ngài có nói trí óc là tặng vật to lớn mà con người nhận được khi mới sinh ra. Tuy nhiên, người ta có thể từ bi mà không cần phải thông minh. Ngài có thể giúp tôi hiểu được điều đó ? Có cần phải rất thông minh và có một tâm thức được tôi luyện, nhiều kiến thức và chính xác mới đạt đến sự giác ngộ ?

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Đương nhiên là không. Trong mọi việc, sự cực đoan nào cũng sai lầm. Kinh Phật phân biệt ba loại người tùy theo khả năng thực hành tâm linh của mỗi người, đồng thời chỉ ra loại người nào là ưu việt rút tỉa được ơn ích tối đa trong việc thực hành tâm linh sâu sắc. Xin các bạn bỏ qua nếu tôi không trích dẫn câu văn chính xác, nhưng chủ yếu như sau : Thông thường, những người có tư chất tốt nhất để hành đạo không chỉ được phú bẩm ở bình diện trí thức mà còn có một đức tin và sự tập trung trên một điểm cũng như có sự thông tuệ. Những người này tiếp nhận mau lẹ nhất trong sự thực hành tâm linh. Trong nhóm thứ hai, ta thấy có những người trí tuệ không hẳn cao siêu nhưng có chỗ dựa vững vàng trong đức tin. Thuộc nhóm thứ ba là những người khốn khổ. Mặc dù họ có thể rất thông minh nhưng luôn luôn bị sự hoài nghi ngờ vực tác hại, họ rất cơ xảo nhưng thường tỏ ra ngần ngại, hồ nghi và thật sự không bao giờ có thể định tâm trên một vật. Những người này được coi như tiếp nhận đạo kém nhất.

    Khi chúng ta nói về trình độ trí tuệ, chúng ta chỉ muốn nói một hiện tượng tương đối. Một người thông minh hơn so với một số người, nhưng ít thông minh hơn so với những người khác. Nhìn chung, rõ ràng là mọi đức tin hay xác tín căn cứ trên sự lãnh hội bắt nguồn từ lý luận thì rất vững chắc. Một xác tín như thế thì vững vàng bởi lẽ các bạn tin chắc vào hiệu quả và giá trị của ý niệm qua đó bạn đã đặt niềm tin. Và xác tín này bởi thế là một động lực mạnh mẽ của hành động. Chính vì thế Phật giáo khẳng định rằng trí tuệ rất quan trọng trên lộ trình tâm linh. Trong truyền thống này, trí tuệ cộng tác với con tim tức khía cạnh cảm xúc. Khi đức tin và lòng từ bi – mà bản chất đúng ra là một trạng thái cảm xúc – được nâng đỡ bởi một xác tín mạnh mẽ, hoa quả của tư duy và tìm tòi, thì quả thật chúng bất diệt, còn một đức tin hay lòng từ bi không căn cứ trên một lý luận vững chắc nhưng nặng về cảm tính và bản năng, không thật sự vững chắc. Nó có thể bị lung lay khi đối mặt với một số hoàn cảnh hay tình huống. Theo một câu châm ngôn Tây Tạng : “Một người có đức tin không cắm rễ trong lý trí giống như một dòng suối mà người ta có thể khơi dòng hướng nào cũng được.”

    Robert Kiely : Để tiếp tục vấn đề tác động của cảm xúc và lý trí, ngài có thể soi sáng cho chúng tôi về vị trí của nghi lễ trong tôn giáo. Trong nhiều thế kỷ, nghi lễ là đối tượng những của bất hòa trầm trọng trong các Kitô hữu. Một số người có ý kiến nghi lễ, lời ca, hương trầm, đèn nến, y phục lóng lánh và sự tôn trọng các tập quán nhất định tạo nên sự khác nhau thật sự trong cách chúng ta tôn thờ Thiên Chúa. Những người khác nhìn nghi lễ như một trở ngại của việc tôn thờ. Ngài có thể nói cho chúng tôi biết vị trí của nghi lễ trong truyền thống của ngài ?

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Khi suy nghĩ về vai trò và sự quan trọng của nghi lễ trong sự thực hành tâm linh, điều quan trọng là xem xét môi trường ảnh hưởng đến con người như thế nào ? Như thế, rõ ràng một số thực hành nghi thức giúp chúng ta tạo được một bầu không khí đặc biệt thuận lợi cho trạng thái tinh thần tâm linh mà chúng ta muốn đạt đến và theo nghĩa đó, chúng có một vai trò quan trọng. Chúng ta hãy lấy một ví dụ có một người mong ước thực hiện một điều gì đó, và một người khác làm nghi lễ tuyên thệ phải hoàn thành công việc sẽ được động viên mạnh mẽ hơn, điều này sẽ mang lại hiệu quả lớn hơn trong hành động. Cũng thế, bằng các nghi thức, bạn tạo nên khoảng không gian hay bầu không khí tinh thần mà bạn tìm kiếm, phương pháp ấy sẽ mang lại một hiệu quả mạnh mẽ trên cuộc sống của các bạn. Còn nếu các bạn thiếu chiều kích nội tâm của kinh nghiệm tâm linh mà các bạn ao ước, nghi lễ lúc đó đơn thuần chỉ là nghi lễ, những chế tác bên ngoài. Trong trường hợp này, rõ ràng nó đánh mất ý nghĩa và trở thành các tập tục vô ích – một lời bào chữa cho sự phí phạm thời gian. Đại thiền sư Tây Tạng Milarepa đã thường xuyên phê phán nghi lễ và nghi thức. Các bài viết của ngài đầy những lời bình phẩm châm biến nhiều khía cạnh của nghi thức và nghi lễ !

    Cha Laurence : Thưa Đức ngài, tôi muốn đặt ra một câu hỏi phát sinh từ việc tranh luận về nghi thức như sự biểu hiện vật chất của đức tin, đồng thời như phương tiện để diễn tả niềm tin bằng giác quan và thân xác. Ngày xưa Kitô giáo Tây phương rất nhị nguyên. Người ta thừa nhận thân xác và tinh thần xung đột lẫn nhau ; thân xác phải được tinh thần chế ngự và điều khiển. Ngày nay chúng tôi bắt đầu quay lại tình cảm của Kitô hữu thời sơ khai với sự thân thiện của thể xác và tinh thần. Trong đời sống, chúng tôi không thể tách biệt xác, hồn và tinh thần, chúng phải sống thân thiện với nhau. Ngài có thể giúp chúng tôi hiểu mối quan hệ giữa thân xác và tinh thần theo quan điểm của Phật giáo. Tôi có thể lầm nhưng đôi khi tôi nhận thấy trong Phật giáo sự đối lập giữa tinh thần và thân xác còn căng thẳng hơn trong Kitô giáo.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Cha có lý. Trong một số đoạn kinh Phật giáo, người ta thấy có những lời tuyên bố của Đức Phật cho ta ấn tượng về một quan niệm nhị nguyên của thể xác và tinh thần. Trong một bộ kinh, Đức Phật khẳng định ngũ uẩn là một gánh nặng và con người phải vác gánh nặng ấy. Vậy thì Đức Phật là người phát ngôn của một thuyết nhị nguyên giữa cá nhân với các thành tố tâm vật lý. Nhưng không vì thế mà nhị nguyên là quan điểm của Phật giáo. Theo cách chú giải truyền thống, đoạn kinh đó gởi đến người bị triết học lôi cuốn tin có một atman (ngã), một linh hồn bất tử và trường tồn. Vả lại quan điểm của Phật giáo về bản chất mối quan hệ thân xác và tinh thần đối với tính đồng nhất của ngã vị là học thuyết anatman (vô ngã). Nguyên tắc này khẳng định ngoài ngũ uẩn hay skandhas tạo thành hữu thể, không có linh hồn hiểu như một thực thể tách biệt, độc lập và trường tồn. Học thuyết này chung cho mọi trường phái Phật giáo.

    Mặc dù lời giáo huấn tổng quát ấy, Phật giáo đã kinh qua các trào lưu triết học khác nhau ở quan điểm giải thích cái gì tạo thành bản chất của cái tôi hay ngã vị. Một số trường phái Phật giáo đồng nhất ngã vị với chỉ một trong các uẩn, đó là thức, các trường phái khác đồng hóa ngã vị với toàn bộ các uẩn,… Những trường phái tư tưởng khác nữa, chấp nhận một lập trường duy danh hơn, cho rằng ngã vị hay cái tôi thuần túy chỉ là tên gọi.

    Cha Laurence : Có lẽ đến lúc thích hợp cho chúng ta ngừng lại để tĩnh tâm thiền định. Khi Đức ngài đốt nến, chúng ta sẽ đứng dậy. Kế đó, chúng ta sẽ bắt đầu tĩnh tâm thiền định.

  16. #16

    Mặc định

    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU

    PHẦN THỨ TƯ


    “Mẹ ngài và anh em Ngài đến ; đứng bên ngoài, họ sai người vào gọi Ngài. Ngồi xung quanh Ngài có một đám đông và người ta nói với Ngài : “Mẹ Thầy và anh em Thầy ở ngoài đang tìm Thầy.” Đáp lại Ngài nói với họ : “Ai là mẹ ta và anh em Ta ?” Rồi nhìn các người ngồi chung quanh mình, Ngài nói : “Này là mẹ ta và anh em ta. Ai làm theo ý Thiên Chúa, người ấy là anh chị em và là mẹ Ta.” [Marcô 3, 31-35]

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : “Khi đọc bản văn này, ý tưởng đầu tiên đến với tâm trí tôi là bản văn không chỉ cho một định nghĩa về lòng từ bi. Nó còn diễn tả những giai đoạn phát triển của ý thức làm nẩy sinh lòng từ bi. Ví dụ trong đoạn văn này, Đức Giêsu có một thái độ không dành cho mẹ và anh chị em của mình một sự quan trọng đặc biệt. Theo tôi, điều này chứng tỏ lòng từ bi đúng nghĩa và chân thật loại trừ mọi ràng buộc và những giới hạn của tính thiên vị nơi con người. Chúng ta rất gần với ý tưởng của Phật giáo về lòng từ bi, một lần nữa, được hiểu là chân thật khi thoát khỏi những trói buộc của tình quyến luyến. Như tôi đã nhấn mạnh trong cuộc thảo luận trước đây về bản chất của lòng từ bi, điều kiện tiên quyết để có lòng từ bi chân thành là phải có cảm thức về tính bình đẳng hay bình đẳng tánh trí đối với mọi chúng sinh.

    “Tình trạng tinh thần bình thường của chúng ta đều in đậm dấu vết của lòng thiên vị. Chúng ta tránh xa những người chúng ta cho rằng không thân thiện hoặc đáng ghét, và chúng ta cảm thấy một tình cảm gần gũi và quyến luyến quá mức đối với những người mà chúng ta coi như bè bạn. Chúng ta thấy rõ phản ứng cảm xúc đối với người khác thì thay đổi và thiên vị biết bao. Chừng nào chúng ta chưa chế ngự những thiên kiến ấy, chúng ta không thể phát triển lòng từ bi chân chính. Ngay cả khi chúng ta cảm thấy một lòng từ bi nào đó đối với người khác, nó vẫn in đậm dấu vết thiên vị nếu không căn cứ sâu sắc trên tính bình đẳng, bởi lẽ nó vẫn còn pha trộn với lòng quyến luyến, ràng buộc.

    “Nếu các bạn quan sát kỹ lòng từ bi có pha trộn sự quyến luyến ràng buộc thì sự pha trộn này dù mạnh mẽ và vững chắc, các bạn cũng nhận thấy rằng cảm xúc ấy dựa trên sự phóng chiếu các tính chất tích cực trên đối tượng của lòng từ bi – đối tượng ấy có thể là một người bạn thân, một thành viên của gia đình hay bất cứ ai. Tình cảm của các bạn cũng sẽ thay đổi tùy theo thái độ của các bạn đối với đối tượng. Ví dụ như trong quan hệ với một người bạn, một ngày nào đó bất ngờ các bạn không còn nhìn thấy những đức tính tốt đã nhận thấy trước đây nơi anh ta, và lập tức hành vi mới này tác động đến tình cảm đối với anh ấy. Lòng từ bi chân thật, trái lại sinh ra từ nhận thức rõ ràng về kinh nghiệm đau khổ mà đối tượng của lòng từ bi phải gánh chịu và từ nhận thức chúng sinh đáng được thương xót và yêu thương. Tình cảm từ bi sinh ra từ hai nhận thức ấy không hề lay chuyển – cho dù người khác có hành động đối nghịch với các bạn. Cả khi hành động của người ấy rất tiêu cực cũng không ảnh hưởng gì đến lòng từ bi của các bạn. Lòng từ bi vẫn thế hoặc còn mạnh hơn lên.

    “Nếu các bạn xem xét cẩn thận bản chất của lòng từ bi, bạn cũng phải thừa nhận lòng từ bi chân thật có thể mở rộng đối với kẻ thù của các bạn – những người thù ghét các bạn. Trái lại lòng từ bi pha trộn sự quyến luyến không thể lan tỏa trên một người mà các bạn coi như kẻ thù. Trong ngôn ngữ thông thường, chúng ta định nghĩa kẻ thù như một người làm hại bạn, trực tiếp làm bạn đau khổ hoặc bị thúc đẩy hay cố ý làm hại bạn. Nhận thức về một người như thế cố tình làm hại bạn không thể làm nẩy sinh một tình cảm thân cận và đồng cảm, bởi vì các tình cảm này đòi một sự quyến luyến, ràng buộc với người đó. Tuy nhiên, dù nhận thức một người khác muốn làm khổ bạn không còn làm lay chuyển lòng từ bi chân thật vốn được căn cứ trên nhận thức rõ ràng về con người ấy như một chúng sinh đau khổ mà khát vọng tự nhiên và bản năng thúc đẩy đi tìm kiếm hạnh phúc và chiến đấu chống lại đau khổ như chính chúng ta. Trong bối cảnh tâm linh Kitô giáo, điều này có thể được giải thích theo cách sau đây : cũng như tôi, kẻ thù cùng chia sẻ một bản tính Thiên Chúa ; cũng là một tạo vật do sức mạnh thần thiêng. Từ sự kiện ấy, tạo vật ấy đáng được thiện cảm và thương xót. Kiểu thương xót hay đồng cảm ấy là lòng từ bi đích thực không bị trói buộc vào sự quyến luyến.

    “Câu cuối cùng của Phúc Âm này tuyên bố bất cứ ai thực hiện ý muốn của Thiên Chúa là anh chị em tôi, là mẹ tôi. Theo nghĩa đen, điều đó dường như lại đưa đến một sự thiên vị nào đó, một sự phân biệt dựa trên một điều kiện : chỉ những người vâng theo ý Chúa mới là anh chị em tôi và mẹ tôi. Tuy nhiên trong bối cảnh Kitô giáo tôi nghĩ rằng người ta có thể đề cập đoạn văn bằng cách lý giải thêm và mở rộng ý nghĩa. Người ta cũng có thể hiểu rằng tất cả những ai chia sẻ bản tính Thiên Chúa đều có khả năng hay tiềm năng làm theo ý Chúa, là mẹ tôi và anh chị em tôi. Điều này bao hàm nhân tính trọn vẹn và nhấn mạnh sự thống nhất và bình đẳng của mọi người.

    “Trong bối cảnh ấy, tôi muốn nhấn mạnh một yếu tố đặc biệt trong việc thực hành đạo Bồ tát. Thật vậy có một phạm trù đặc biệt trong giáo huấn và thực hành được gọi là lo-jong – luyện tập tinh thần hay chuyển hóa tư tưởng – được áp dụng trong trường hợp này. Thật vậy một cách đặc biệt để nghĩ về lòng tốt của chúng sinh, những con người trong bối cảnh riêng biệt, được mô tả trong một số văn bản. Ví dụ như, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra lòng tốt của một người trực tiếp trong cuộc sống hay trong sự học vấn của chúng ta. Nếu như các bạn xét kỹ bản chất của hiện hữu, kể cả sự tồn tại vật chất, thể lý, các bạn sẽ phải thừa nhận rằng mọi yếu tố tạo thành sự hiện hữu và tiện nghi của các bạn – lương thực, chỗ ở và kể cả tiếng tăm – là hoa quả của sự cộng tác của người khác.

    “Điều này đặc biệt đúng khi người ta sống một cuộc sống đô thị. Hầu như mọi khía cạnh của cuộc đời các bạn lệ thuộc chặt chẽ vào người khác. Ví dụ như thình lình các công nhân điện lực đình công nhiều ngày, tất cả thành phố sẽ bị phong tỏa. Sự lệ thuộc lẫn nhau chặt chẽ quá rõ ràng không cần phải nhấn mạnh thêm. Lương thực và chỗ ở cũng thế. Các bạn cần sự hợp tác trực tiếp hay gián tiếp của nhiều người để có được những tiện nghi cần thiết. Ngay cả một hiện tượng phù du như sự vinh quang, bạn cũng cần đến người khác. Nếu các bạn sống biệt lập trong rừng núi vắng vẻ, để tiến đến vinh quang do mình tạo ra, bạn cũng cần phải có một người đưa tin thuật lại cho người khác biết ! Không có sự giúp đỡ của người khác, không thể tạo ra danh tiếng. Như thế, những người khác đều bao hàm và tham dự vào hầu hết các phương diện của cuộc đời các bạn.

    “Cũng trong dòng tư tưởng này, các bạn sẽ bắt đầu nhận ra lòng tốt của người khác, và nếu là một người thực hành tâm linh, các bạn cũng nhận thấy mọi truyền thống tâm linh lớn của thế giới đều thừa nhận giá trị của lòng vị tha và lòng từ bi, thương xót. Nếu xét kỹ cảm xúc quý giá ấy hay tinh thần vị tha và lòng thuơng xót, các bạn sẽ thấy rằng cần có một đối tượng cho tình cảm đó phát sinh và đấy là một người anh em nhân loại. Từ quan điểm ấy, trạng thái tinh thần đặc biệt quý giá là lòng từ bi không thể có nếu người khác không hiện diện. Mọi phương diện của đời sống các bạn – thực hành tôn giáo, phát triển tâm linh, sinh tồn vật chất – không thể có được nếu không có những người khác. Chỉ cần nghĩ như thế, các bạn sẽ có đủ lý do để cảm thấy mình ràng buộc với những người khác, và cảm thấy nhu cầu đáp trả lòng tốt của họ.

    “Trong ánh sáng của những xác tín ấy, không thể tin rằng một số người nào đó không có gì quan trọng trong đời sống các bạn và các bạn tự cho phép mình có một thái độ dửng dưng với họ. Không có con người nào không liên quan đến cuộc đời các bạn.

    “Tôi muốn làm sáng tỏ việc tôi dùng từ “cảm xúc”. Có người đã nói với tôi rằng đối với nhiều người, từ “cảm xúc” có một nghĩa chung rất tiêu cực – khá sơ đẳng thuộc bản năng nếu không nói là thú vật. Vả lại, sau đó nhiều năm, trong một cuộc hội thảo với các nhà sinh vật học và tâm lý học, chúng tôi đã bàn luận về bản chất của cảm xúc và các phương tiện để định nghĩa nó. Sau những cuộc bàn cãi lâu dài, chúng tôi phải đồng ý với nhau cảm xúc có thể tích cực, tiêu cực và cả trung lập. Trong nghĩa đó, dù dưới quan điểm Phật giáo, không có gì mâu thuẫn khi gán những cảm xúc cho một vị Phật giác hạnh viên mãn. Chính trong nghĩa rộng nhất này mà tôi sử dụng từ cảm xúc.”

  17. #17

    Mặc định

    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU

    PHẦN THỨ NĂM


    “Ngài còn nói : “Về nước Thiên Chúa thì như một người gieo giống xuống đất. Dù người ấy ngủ hay thức, ban đêm và ban ngày, hạt giống nảy mầm và lớn lên mà người ấy không biết như thế nào. Trước tiên, tự đất cho ra cây mạ, thành gié trổ bông rồi thành lúa chắc. Khi mùa màng cho phép, người ta tra liềm vào cắt, vì mùa gặt đã đến.”

    Ngài còn nói : “Lấy gì để so sánh với nước Thiên Chúa hay lấy ngụ ngôn nào để trình bày ? Nó như một hạt cải ; khi gieo xuống đất là loại hạt giống nhỏ nhất gieo trên đất, nhưng một khi được gieo, nó mọc lên và thành to lớn hơn mọi thứ rau, trổ những cành lớn, đến nỗi chim trời có thể nương náu dưới bóng của nó.”

    Bằng nhiều ngụ ngôn, như thế, Ngài loan báo Lời, tùy theo họ có thể nghe được. Ngài không nói với họ điều gì mà không dùng ngụ ngôn, nhưng Ngài giải thích tất cả khi ở riêng với các môn đệ của ngài.” [Marcô 4, 26-34]

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : “Câu cuối cùng làm tôi nhớ đến một thành ngữ trong tiếng Tây Tạng, me ngag pe khyuš, có nghĩa là chỉ nên truyền thụ cốt tủy sâu xa nhất của các điều giáo huấn cho một nhóm nhỏ được tuyển chọn. Người ta cố gắng giải thích điều này như một sự bỏ lửng của người đối thoại không muốn vén màn bí mật bởi vì những người khác sẽ biết được. Truyền thống Phật giáo Tây Tạng phân biệt nhiều cách tiếp cận sự giáo huấn. Một cách là tsog she (công truyền) là lời giáo huấn được bày tỏ công khai mà nội dung được truyền thụ rộng rãi cho mọi người. Còn cách bí truyền (lop she) theo nghĩa đen là lời giáo huấn cho các môn đệ. Trong trường hợp này, lời chú giải sẽ được chọn lọc hơn và gởi đến cho một nhóm nhỏ có khả năng hiểu được ý nghĩa thật sâu xa của thông điệp.

    “Đoạn Phúc Âm trên liên hệ trực tiếp đến ý tưởng nước Thiên Chúa (Thiên quốc). Ẩn dụ dùng ở đây là hạt giống, mầm cây nẩy mầm và cây con mọc ra từ hạt. Kết hợp của cả hai – ý tưởng nước Thiên Chúa và ẩn dụ hạt giống – theo ý tôi chỉ khả năng hiểu biết các giai đoạn khác nhau để triển khai và hoàn thiện bản tính Thiên Chúa của chúng ta mà chúng ta đã nói tới. Ngay trước hoặc sau đoạn văn này, Phúc Âm có nói mức độ tinh tấn tùy thuộc một số yếu tố như đất đai màu mỡ và nơi người ta gieo hạt. Trên những mảnh đất nào đó, các bạn có được một mùa bội thu, trên những mảnh đất khác, cây mọc nhanh hơn. Đã hẳn ở một số đất đai, cây mọc nhanh hơn và cũng chết nhanh hơn. Cứ như thế. Đối với một người Phật tử như tôi, các đoạn văn này nhắc đến một lời giáo huấn tương tự của Phật giáo phân tích sự khác nhau và những mức độ tiếp thu khác nhau của mỗi chúng sinh. Như thế, niềm tin vào Phật tính phổ quát, lòng từ bi của Đức Phật không thiên vị, bao trùm mọi chúng sinh gặp gỡ ẩn dụ mặt trời mọc trên người lương thiện và kẻ ác tâm trong Phúc Âm Matthêô. Tuy nhiên vì chúng sinh khác nhau ở mức độ tiếp thu, sự tiến bộ tâm linh cũng sẽ khác nhau từ cá nhân này sang cá nhân khác.

    “Tôi thấy có ý tưởng rất hấp dẫn này mà văn chương Phật giáo hay nhấn mạnh và khích lệ giữa một nhân loại có nhiều khuynh hướng tâm lý và tiếp thu, nhiều mối quan tâm và xu hướng tâm linh. Trong văn chương Phật giáo, mọi trường phái tư tưởng đều lấy Phật Thích Ca làm giáo chủ. Tuy vậy, những lời giáo huấn khác nhau được gán cho Đức Phật – có khi có thể mâu thuẫn lẫn nhau – đều nhắc nhở chúng tôi tránh xa cám dỗ của chủ nghĩa giáo điều. Tất cả các giáo huấn khác nhau được truyền thụ cho các tâm lý, nhu cầu tâm linh khác nhau của chúng sinh. Nếu như tôi đã hiểu lý do tồn tại của sự khác nhau ấy, tôi mới thật sự biết quý trọng sự phong phú và giá trị của các truyền thống khác, bởi lẽ tôi chỉ việc mở rộng cũng một nguyên tắc đa dạng ấy cho các truyền thống khác. Vì có nhiều học thuyết giảng dạy trong kinh Phật nên các Phật tử phải phân biệt giữa nội dung bàn luận của một bản văn cá biệt và dụng ý của tác giả. Một tuyên ngôn trình bày trong bản văn không nhất thiết tương ứng với quan điểm của tác giả.

    “Trong lòng của Kitô giáo, dường như có nhiều cách giải thích và hiểu ý niệm Thiên Chúa. Trong một cuộc nói chuyện trước đây với cha Laurence về đề tài này, không chỉ có các quan niệm khác nhau xuất hiện nhưng còn có một cách hiểu thần bí sâu sắc ý niệm Thiên Chúa, một cách gặp gỡ Thiên Chúa ít dùng những từ ngữ chỉ thiên tính ngôi vị hơn là nền tảng của hữu thể. Vả lại, những phẩm tính như lòng thương xót cũng có thể quy về nền tảng Thiên Chúa của hữu thể. Vậy nếu chúng ta phải hiểu Thiên Chúa bằng những từ ngữ như nền tảng tối hậu của hữu thể thì có thể so sánh với một số yếu tố của tư tưởng và thực hành Phật giáo cũng như với một số phương diện trong trường phái tư
    tưởng Ấn giáo Samkhya như khái niệm Đại Brahman (mahabrahman).

    “Chúng ta cũng phải tránh giản lược tất cả vào một toàn bộ những từ ngữ chung đến nỗi vào lúc cuối ngày chúng ta không có gì là đặc trưng phải làm nổi bật trong truyền thống riêng của mình. Như tôi đã nói trước đây, tôi nghĩ rằng sẽ có lợi và hữu ích hơn khi các tôn giáo lớn duy trì tính độc đáo, niềm tin, quan điểm và sự thực hành riêng của mình. Ví dụ như, nếu người ta muốn tìm, với bất cứ giá nào trong Phật giáo một điểm so sánh được với khái niệm Ba Ngôi, khái niệm đầu tiên đến với tâm trí là Tam Thân (Kayas), học thuyết về ba thân của Đức Phật : Pháp thân, hóa thân và báo thân. Nhưng dù đương nhiên có thể tìm những điểm giống nhau, tôi nghĩ rằng chúng ta phải đề phòng đừng đẩy sự so sánh đi quá xa. Cha Laurence đã nhấn mạnh – và tôi cũng đã lưu ý – có nhiều trường hợp trong thần học Kitô giáo Con Thiên Chúa đã được đồng hóa với Ngôi Lời của Thiên Chúa trong sự quan hệ của Ba Ngôi : Cha, Con và Thánh Thần. Tôi đã lập tức nghĩ đến sự đối chiếu trong Phật giáo đại thừa trong đó, hóa thân (sambhogakaya) một trong tam thân thường được định nghĩa như Lời thành tựu của Đức Phật.

    “Nhưng một câu tục ngữ Tây Tạng nói rằng điều gì cũng trở thành chấp nhận được, nếu được một người thông minh diễn tả, trình bày ! Vì vậy nếu người ta tìm mọi cách để rút ra những điểm tương đồng và so sánh chúng, chúng ta có nguy cơ kết hợp tất cả trong một thực thể đơn nhất và thô lậu. Tôi xin lập lại điều này, tôi không tán thành việc tìm kiếm một tôn giáo phổ quát. Tôi nghĩ làm như thế là không sáng suốt. Và nếu chúng ta đẩy quá xa sự tìm kiếm những điểm tương đồng mà quên đi những điểm dị biệt thử hỏi chúng ta sẽ đi tới đâu ?

    “Bởi thế, điều chính yếu là các vị thầy dạy tôn giáo giáo huấn tùy theo sự tiếp thu, xu hướng tâm linh và tâm lý của mỗi người. Cũng như người ta không thể ăn bất cứ món gì rồi sau đó nói “Tôi thấy ngon quá, mọi người phải ăn món đó như tôi”, mỗi người phải ăn món nào đem lại cho mình sức khỏe thể chất tốt nhất tùy theo cấu tạo thể chất của chính mình. Người ta phải theo một số chế độ ăn uống thích hợp với sức khỏe cá nhân vì khi ăn, người ta tìm chất nuôi dưỡng cơ thể. Lúc nào cũng muốn ăn một món ăn đặc biệt là ngốc nghếch, ngu xuẩn khi mà nó không phù hợp trái lại còn có hại, chỉ vì nó là món ăn đắc tiền nhất và hiếm có.

    “Cũng thế, tôn giáo là món ăn của tinh thần và trí tuệ. Khi người ta bước vào con đường tâm linh, điều quan trọng là sự hành đạo phải phù hợp nhiều nhất với sự phát triển tâm lý và các xu hướng tâm linh của mình. Điều chính yếu là mỗi cá nhân tìm kiếm hình thức hành đạo và tin tưởng tâm linh thích hợp nhất với các nhu cầu đặc thù của mình. Nhờ thế, mỗi cá nhân sẽ đạt đến sự biến đổi nội tâm, sự thanh thản tâm hồn để thành một người trưởng thành tâm linh, tốt lành, nhân hậu đoàn kết và một con tim rộng mở. Đó là tiêu chuẩn phải xem xét kỹ khi người ta đi tìm của ăn tâm linh.

    “Niềm tin vào sự sáng tạo (sáng thế) và một Đấng Thần thiêng không phải là niềm tin chung cho mọi truyền thống tôn giáo lớn. Có nhiều người đặt sự hành đạo và đức tin của mình trên tiên đề chủ yếu ấy, còn nhiều người khác không làm thế. Tuy nhiên điều chung cho mọi tôn giáo, là mỗi người hành đạo phải có nền tảng vững chắc là sự trợ lực duy nhất của đức tin hay lòng trông cậy vào một đối tượng che chở. Ví dụ như trong trường hợp Phật giáo, một tôn giáo không – thần (non-théiste) người ta trông cậy vào sự trợ lực duy nhất cho lợi ích tâm linh là Tam bảo – Phật, Pháp, Tăng. Đây là nền tảng của sự thực hành đạo Phật.

    “Để có được lòng tin cậy hướng về một đích điểm và có sức mạnh quy chiếu vào một đối tượng che chở vì lợi ích tâm linh, người ta cần phát triển một tình cảm gắn bó và liên kết sâu xa với các đối tượng của niềm tin. Trong trường hợp các tôn giáo có thần chủ trương mọi tạo vật đều do một sức mạnh của Thiên Chúa tạo nên, các bạn có những chỗ dựa rất vững chắc để triển khai tình cảm liên kết, thân mật là nền tảng của đức tin và lòng trông cậy được tập trung trọn vẹn. Điều ấy cho phép các bạn trông cậy lợi ích tâm linh của mình nơi đối tượng đó.”

    Lời chú giải về bài đọc Phúc Âm

    Cha Laurence : Cám ơn Đức ngài rất nhiều. Ngài càng phân tích tỏ tường những điểm khác nhau tế nhị giữa hai tôn giáo chúng ta, tôi càng cảm thấy có một sự thống nhất. Tôi nghĩ rằng có một sự nghịch lý giữa thống nhất và dị biệt, và tôi cám ơn ngài đã cho chúng tôi chia sẻ tư tưởng của ngài đầy sự khôn ngoan và khiêm tốn.

    Tôi xin giới thiệu với ngài những vị tham gia cuộc thảo luận sắp tới của chúng ta. Sư Ajahn Amarao là một nhà sư Phật giáo từ tu viện Amaravati, không xa nơi này lắm và Xơ Eileen O’hea một nữ tu dòng Saint Joseph làm việc như một nhà liệu pháp học bang Minnesota, Hoa Kỳ. Sư Ajahn Amarao sẽ đưa ra lời chú giải mở đầu.

    Ajahn Amarao : Thưa Đức ngài, tôi xin trở lại những đề tài ngài đã đề cập. Trước hết, tôi rất tâm đắc lời giải thích của ngài về sự dứt bỏ ràng buộc liên quan đến lòng từ bi và biến cố giữa Đức Giêsu với Mẹ Maria là sự biểu hiện lòng từ bi đích thực như thế nào. Là một nhà sư Phật giáo sống ở Tây Phương, tôi thường được hỏi về sự dứt bỏ ràng buộc, bởi lẽ người ta coi đó như một thứ cứng cỏi, khép kín tấm lòng. Lời giải thích của ngài rất hữu ích và tôi sẽ cố gắng áp dụng trong tương lai. Tuy nhiên, cũng như sự dứt bỏ ràng buộc, một cách diễn tả khái niệm đó của Phật giáo có thể là không-chiếm-hữu đối với người khác và sự vật. Người ta lập tức thừa nhận rằng sự chiếm hữu tự bản chất là không lành mạnh và một tình cảm chiếm hữu thì khó sống và đưa đến thất vọng, chia rẽ và các vấn đề khác. Sự dứt bỏ ràng buộc mà ngài diễn tả như ấn chứng của lòng từ bi và thanh tịnh có bản chất không chiếm hữu.

    Thật hữu ích cho chúng tôi được nghe ngài giải thích sự dứt bỏ ràng buộc thực ra là không quyến luyến với khía cạnh ảo tưởng của sự vật mà quyến luyến chân lý, đến mức thật sự người ta buông bỏ một cái nhìn hạn hẹp. Tôi rất ngạc nhiên vì sự tương đồng của đoạn Phúc Âm này với một nguyên tắc của Phật giáo theo truyền thống Theravada. Theo truyền thống này khi một cá nhân nhìn thấy chân lý, đúng lúc người ấy bước vào con đường đạo và thấy đạo, cái nhìn này, sự thay đổi thái độ ấy được gọi là đổi dòng (nhập lưu). Và đoạn Tin Mừng của Matthêô diễn tả một sự thay đổi thái độ hay đổi hướng qua đó Đức Giêsu không còn quy chiếu vào chính mình đơn thuần như một người có mẹ là Maria. Khi ngài nói rằng “Thiên Chúa là Cha tôi”, Đức Giêsu chuyển từ quan điển căn cứ trên ngã vị cá nhân sang một quan điểm căn cứ trên chân lý tối hậu.

    Tôi cũng ngạc nhiên thấy Đức ngài diễn tả quan điểm ấy cho rằng mọi người là anh chị em của ngài. Khi người ta thôi không còn nhìn thế giới dưới một góc độ cá nhân và có kinh nghiệm về sự dứt bỏ ràng buộc, một sự thay đổi thái độ diễn ra giống như giác ngộ. Những điểm tương đồng tạo ấn tượng mạnh trong tôi. Tôi cũng cảm động vì ngài lưu ý phải duy trì cái gì của Phật giáo cho Phật giáo, cái gì của Kitô giáo cho Kitô giáo. Ngài nói không nên tìm cách pha trộn tất cả. Nhưng tôi phải thừa nhận mình không ngừng tự nhủ : “Vâng, chắc hẳn họ nói về cùng một sự việc”. Lớn lên ở Phương Tây trong một môi trường Kitô giáo nhưng là Phật giáo từ nhiều năm nay, trong nhận thức của tôi, có một sự pha trộn các thành phần bằng nhau của hai nhóm nguyên tắc. Khi lấy nền tảng là trầm tư thiền định hơn là chỉ học kinh Phật, cùng với thời gian, tôi nhận ra rằng, càng ngày tôi càng tin những cách nói khác nhau đều quy về các kinh nghiệm đồng nhất.

    Tôi tò mò biết được quan điểm của ngài ở trên. Như thế, ngài so sánh ba ngôi Cha, Con và Thánh Thần với Pháp thân, hóa thân, báo thân. Theo truyền thống của tôi hẳn tôi sẽ so sánh Ba Ngôi với Phật, Pháp, Tăng. Trong quan điểm này. Pháp thể hiện nền tảng của hữu thể, của Pháp thân hay nơi an trú của Pháp. Đức Phật như là sự biểu hiện của Pháp. Lời Phật dạy cũng được gọi là Pháp : Vậy Đức Phật là sự tỏ bày của Pháp. Đức Phật cũng được gọi là “Đấng Toàn Tri”, “Đấng Toàn Giác” và ngài tự mô tả mình như “sinh ra từ Pháp”. Vậy thì, kết quả của mối liên hệ giữa Đức Phật và Pháp mà ngài giác ngộ và là hiện thân, kết quả của sự có mặt của tâm thức giác ngộ trong thế gian, đó là Tăng mà người ta có thể mô tả như cộng đoàn tâm linh hay, nếu thích, như sự hiệp thông thánh thiện. Đó là sự hiệp thông hợp nhất nhiều người khác nhau sống trong sự hòa thuận. Tôi đã nghĩ có lẽ, tinh thần tôi thuộc loại đơn sơ chỉ thích làm cho mọi việc khớp với nhau. Nhưng giờ đây tôi có cơ hội để đặt câu hỏi ! Trong suốt bao năm, từ các cuộc thảo luận với những Kitô hữu khác, tôi đã rút ra cảm tưởng chúng tôi đã nói nếu không phải về những sự kiện như nhau, thì ít ra những hiện tượng rất gần gũi nhau. Vậy khi một Kitô hữu thuật lại lời Đức Giêsu “Người nào làm theo ý Thiên Chúa…” thì chúng tôi có thể nói thực hành Pháp tương đương với làm theo ý Chúa không ? Hoặc giả đó là một sai lầm về đánh giá dù chỉ là suy nghĩ như thế ? Lời mào đầu của tôi hơi dài dòng, nhưng sau hết đó là câu hỏi của tôi !

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Theo luật chung, nhiều phương diện của việc thực hành tâm linh – trong truyền thống Tây Tạng được xếp vào khía cạnh phương pháp luận của đạo – như lòng từ bi, tình yêu, lòng khoan dung… dường như đều giống nhau trong Kitô giáo cũng như trong Phật giáo. Để đề cập câu hỏi của các bạn bằng cách đặt nó trong bối cảnh của truyền thống Phật giáo, phải trả lời câu hỏi bằng một ngôn ngữ chung cho mọi trường phái tư tưởng của truyền thống.

    Mọi trường phái triết học Phật giáo đều nói về Tứ Diệu Đế và nói về hai thực tại tối hậu và tương đối (chân đế và tục đế). Ngay cả trường phái Samkhya, một trường phái cổ của Ấn Độ phi-Phật giáo cũng nói về các thực tại tối hậu và tương đối nhưng khi phải định nghĩa chính xác Tứ Diệu Đế và hai thực tại – định nghĩa, tính chất đặc thù của chúng… – chúng ta thấy xuất hiện những dị biệt sâu xa.

    Như thế, đối với trường phái prasangika-madhyamaka của Phật giáo đại thừa, thiết lập trên sự chú giải tư tưởng Nagarjuna của Chandrakirti và Aryadeva thì sự mô tả của văn chương Phật giáo abhidharma về trạng thái A-la-hán – tức là trạng thái niết bàn hay giải phóng tâm linh – không được chấp nhận như sự mô tả viên mãn và chung cuộc của niết bàn. Theo quan niệm của madhyamaka, tính chất của giải thoát hay niết bàn theo các trường phái tư tưởng khác chủ yếu ở sự nhận rõ các trạng thái căn bản của vô minh, sai lầm, ảo tưởng ngăn che con đường dẫn đến trạng thái A-la-hán, và biểu thị tính chất như thế chưa đủ tinh tế. Bởi thế, nếu các trạng thái vô minh cản trở con đường giải thoát không được nhận rõ đúng đắn thì các biện pháp giải trừ được cổ vũ sẽ không xác định. Vậy kết quả mà người ta biểu thị như giải thoát hay trạng thái A-la-hán cũng không là rốt ráo. Các bạn nhận thấy ngay bên trong các trường phái Phật giáo, khi người ta dùng những từ ngữ như nhau – trạng thái A-la-hán, sunyata hay Không tính ; moksa hay Niết bàn ; klesa hay cảm xúc và bức màn ảo hóa… – các từ ngữ này không luôn luôn có cùng ý nghĩa. Từ ngữ thì đồng nhất ; ý nghĩa tổng quát cũng có thể đồng nhất. Tuy nhiên, do cách hiểu và nhận ra chúng khác nhau tùy theo trường phái, sự hiểu biết sau cùng sẽ rất khác nhau.

    Để tóm tắt, tôi sẽ nói rằng có những ý nghĩa khác nhau giữa cách tiếp cận này với cách khác. Và tôi tin vững vàng ở trình độ sâu xa, các sự phân biệt, các nét đặc trưng có một giá trị. Người ta thấy rất rõ khi xem xét kỹ các bản văn sâu sắc của các tôn sư vĩ đại, như các tác giả Phật giáo, người Ấn Độ trong quá khứ. Họ không phải là học giả chỉ ham thích tranh luận các vấn đề trừu tượng ; họ là những môn đệ thuần thành của Đức Phật chuyên tâm thực hành sự thiền định. Họ không chỉ đạt đến kinh nghiệm và thành tựu sâu sắc mà họ còn minh chứng một lòng từ bi vô hạn đối với chúng sinh. Vì thế, tôi tin rằng các điểm vi tế mà họ đã nhận thấy và diễn tả xuất phát từ lòng từ bi, từ cảm thức về bổn phận phải chia sẻ với người khác điều mà chính họ đã thực hiện và diễn tả. Tôi chắc rằng họ không viết về đề tài ấy chỉ vì ý thích muốn thêm vào những điều lầm lẫn !

    Nữ tu Eileen : Thưa Đức ngài, thật là một đặc ân lớn được gặp mặt Ngài nơi đây. Câu hỏi của tôi liên quan đến một điểm có lẽ tạo nên sự khác biệt trong truyền thống của chúng tôi. Một trong những cách để chúng tôi biết Đức Giêsu là hiểu thấu đáo con người lịch sử. Một trong những sứ mạng của Đức Giêsu là biến đổi tương quan giữa chúng tôi với Thiên Chúa để đưa tương quan đó từ sự sợ hãi hoặc thuần túy lý thuyết sang mối liên kết của tình yêu và sự thân mật. Là các Kitô hữu chúng tôi tin vào Đức Kitô Phục sinh, và Đức Kitô sống mãi giữa chúng tôi. Chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể thực hiện kinh nghiệm về Đức Kitô đang ở giữa chúng tôi và đấy là một kinh nghiệm cá nhân của tình yêu và lòng sùng tín. Với việc đào sâu sự hành đạo, lòng sùng tín Đức Kitô được đào sâu. Đó là lý do nhiều người chúng tôi thực hiện việc tĩnh tâm thiền định. Trước tiên, kinh nghiệm này bắt đầu như bất cứ mối quan hệ nhân bản nào : chúng tôi cố gắng hiểu người ấy. Ban đầu, chúng tôi coi người ấy như một đối tượng. Cho dù chúng tôi thán phục người ấy. Kế đó sự hiểu biết của chúng tôi từ từ vượt qua nhân cách thuần túy bên ngoài để đạt tới nhân vị sâu xa của Đức Kitô. Sau cùng, chúng tôi được mời gọi kết hợp ý thức mình với ý thức Đức Kitô. Đối với các Kitô hữu, cuộc hành trình tâm linh này rất cá nhân và riêng tư. Ngài thấy có điều gì tương tự trong Phật giáo không ?

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Chắc chắn có một sự tương đồng trong sự thực hành Phật giáo. Như tôi đã nêu rõ, trong Phật giáo cũng như trong bối cảnh Kitô giáo điều quan trọng là sự thực hành tâm linh của mỗi người phải cắm rễ trong niềm tin và sự trông cậy vào một mục tiêu duy nhất, mà người ta phó thác đầy đủ và trọn vẹn cho đối tượng của sự an trú vì lợi ích tâm linh. Trong Phật giáo, sự hành đạo phải dựa trên sự an trú trong Tam Bảo – Phật, Pháp, Tăng và nhất là trong Đức Phật. Trong mối quan hệ ấy không chỉ định hướng cho mình, các bạn còn phải tự đặt mình dưới sự dẫn dắt soi sáng của Đức Phật với lòng trông cậy – vì Đức Phật là Đấng giác ngộ viên mãn, đồng thời các bạn mong ước cũng thực hiện cho chính mình trạng thái toàn giác. Hành động tìm an trú trong Đức Phật do vậy bao gồm nhiều phương diện. Đôi khi, người ta cũng dùng từ ngữ “đạt đến tình trạng bất phân ly” với Đức Phật. Đúng ra người ta muốn nhấn mạnh rằng các bạn đã đạt đến một giai đoạn trong đó các bạn giống với một vị Phật, một vị Toàn giác. Vậy sự thân mật ấy hiện hữu rất rõ trong mối quan hệ.

    Cha Laurence : Thưa Đức ngài, tôi nghĩ rằng, chúng ta không có ý định tạo nên một tôn giáo duy nhất, mặc dù chúng ta đang khám phá một sự thống nhất sâu xa. Và ở đâu có sự thống nhất, ở đấy có sự khác biệt. Như thế, theo lời ngài vừa nói, người Phật tử nắm vững sự an trú trong Đức Phật. Đức Phật là thầy của người ấy. Kitô hữu đi theo Đức Giêsu, và cũng như người Phật tử, người đó tận hiến cho người thầy đặc biệt. Tôi cho rằng những điểm khác nhau nằm ở chỗ chúng ta hiểu và mô tả bản chất của Đức Phật và của Chúa Giêsu như thế nào.

    Ngoài ra, trong sự hành đạo, những phương pháp dùng để theo đạo tâm linh hoặc trở thành môn đệ bao gồm nhiều điểm tương đồng. Ví dụ như Đức Giêsu nói với chúng ta để theo Ngài, cần phải bỏ cái tôi của mình. Vả lại bản thân tôi, tôi đã tìm thấy trong Phật giáo một minh triết trong sáng và lớn lao để hiểu biết ý nghĩa của việc từ bỏ cái tôi, vượt qua sự ích kỷ. Tôi cũng tìm thấy minh triết ấy khi Đức Giêsu yêu cầu chúng tôi phải yêu thương lẫn nhau và yêu thương kẻ thù của mình. Lời trình bày của ngài sáng nay khám phá một cách tuyệt vời phương thế để điều ấy vận hành theo quan điểm Phật giáo.

    Trong cuốn phim chúng tôi chiếu hôm qua, chúng tôi đã thấy ngài đang lắp ráp một chiếc đồng hồ ở Dharamsala. Đôi khi tôi có cảm tưởng, nhờ có Phật giáo mình biết được đồng hồ chạy như thế nào. Nói thế để thấy rằng dù là Phật tử hay Kitô hữu, tất cả chúng ta đều phải đương đầu với thời gian và ý nghĩa của nó. Không dễ dàng gì để diễn tả thời gian bằng ngôn ngữ. Ngài nghĩ gì về hình ảnh ấy để giúp chúng tôi hiểu được tương quan giữa các tôn giáo khác nhau ? Nói cho cùng điều tôi cho là chủ yếu là hiểu rõ bằng cách nào Phật giáo và Kitô giáo đối thoại với nhau, và ngày hôm nay hiểu được nhau. Bởi lẽ sự gặp gỡ của hai truyền thống ấy rất quan trọng đối với thế giới.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Để đạt đến một cuộc đối thoại có ý nghĩa, nói cách khác làm phong phú cả hai truyền thống, tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải khởi sự từ căn bản là nhận biết rõ ràng sự khác biệt trong nhân loại : những tâm lý, những lợi ích, những xu hướng tâm linh khác nhau của các dân tộc trên thế giới. Ví dụ như, đối với nhiều người, các truyền thống Kitô giáo đặt nền tảng trên đức tin vào một Đấng Tạo Hóa có hiệu quả lớn nhất trên đời sống đạo đức của họ và cổ động họ mạnh mẽ để họ hành động một cách đạo đức và lành mạnh. Nhưng điều này không đúng với tất cả mọi người. Truyền thống Phật giáo dù không nhấn mạnh đến niềm tin vào một Đấng Tạo Hóa có lẽ sẽ công hiệu hơn đối với những người khác. Trong truyền thống Phật giáo, người ta nhấn mạnh trên ý nghĩa của trách nhiệm cá nhân hơn là trên một hữu thể siêu việt.

    Một điều cũng rất quan trọng là thừa nhận hai truyền thống cùng chia sẻ một mục đích chung sản sinh ra một con người hoàn hảo : một con người viên mãn, chín muồi về tâm linh, tốt lành và quảng đại. Một khi hai điểm đó được thừa nhận – cộng đoàn có mục đích và sự thừa nhận rõ ràng con người có những xu hướng khác nhau – tôi nghĩ rằng chúng ta có được một căn bản vững vàng để đối thoại. Luôn luôn với các xác tín ấy, hai tiền đề chủ yếu ấy mà tôi tham gia cuộc đối thoại với những truyền thống khác.

    Cha Laurence : Tôi cảm thấy một chân lý sáng ngời trong ý tưởng rằng thiên hướng cá nhân của một người điều kiện hóa hành trình tâm linh của người ấy. Nhưng trong trường hợp này một truyền thống còn có thể cho rằng mình nắm giữ một nhận thức tuyệt đối về chân lý không ? Về phần tôi, chúng tôi đang khám phá những hàm ngụ trong những điều Đức ngài vừa nói. Điều này, dường như tạo nên một giai đoạn rất hiện đại và có lẽ tất yếu đối với lịch sử tiến hóa của tôn giáo. Nhưng chẳng giống chút nào với điều mà các tôn giáo ngày xưa đã nói !

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Tôi còn nói rằng ngay cả chân lý không nhất thiết chỉ có một phương diện, mà chúng ta có thể có một quan niệm đa chiều kích về tâm lý. Đặc biệt đó là quan điểm của hệ thống triết học madhyamaka, trong đó chính khái niệm chân lý mặc một chiều kích tương đối. Nó chỉ tồn tại trong tương quan với sai lầm và chỉ trong tương quan với một nhận thức khác, mà một sự vật được coi là thật. Nhưng khi yêu cầu chấp nhận một ý niệm chân lý phi thời gian và vĩnh cữu, tước bỏ hết mọi khuôn khổ dùng để quy chiếu thì điều ấy sẽ rất mơ hồ.

    Chúng ta hãy lấy ví dụ trường hợp lời giáo huấn của Đức Phật ở các hoàn cảnh khác nhau, mà mới nhìn qua, một số giáo huấn có thể tạo ấn tượng mâu thuẫn. Ví dụ, những lời giáo huấn của Đức Phật về ngã vị hay cái tôi (atman) rao giảng cho những ai có xu hướng mạnh mẽ muốn khẳng định hiện hữu của cái tôi, đối lập với lời giáo huấn nền tảng về vô-ngã (anatman). Và ngay cả học thuyết vô ngã – học thuyết về sự không hiện hữu của linh hồn hay ngã vị cá nhân – mà Đức Phật đã giảng dạy cho các môn đệ những trường phái triết học thấp hơn, như các hệ thống vaibhashika và sautrantika, phải được xem như chân thật. Đó là chân lý bởi vì có tính đến nhận thức và sự lãnh hội của quần chúng ở một thời đại, trong một môi trường và bối cảnh đã có sẵn. Phải hiểu khái niệm chân lý trong Phật giáo là như thế. Một trường phái triết học cao hơn, như trường phái madhyamaka, đáp lại rằng phát biểu ấy trái với lý trí và quan điểm về vô ngã (anatman) không phải là chân lý tối hậu và trọn vẹn. Tuy nhiên, trường phái madhyamaka không vượt qua giai đoạn kế tiếp để nói Đức Phật đã giảng dạy sai lầm. Chính họ cũng công nhận phát biểu là đúng bởi vì nó đúng trong những giới hạn của bối cảnh và tình huống đặc thù đó.

    Tất cả điều đó đã hẳn rất phức tạp !

    Để tóm tắt tất cả cuộc bàn luận này, tôi nghĩ giữa truyền thống Kitô giáo và Phật giáo, có một mối đồng quy đặc biệt và một tiềm năng làm phong phú cho nhau qua đối thoại, nhất là trong các lãnh vực đạo đức và thực hành tâm linh – như thực hành lòng từ bi, tình thương yêu, sự trầm tư và lòng độ lượng. Tôi cũng nghĩ cuộc đối thoại này có thể đi rất xa và đạt đến một trình độ hiểu biết sâu xa. Về cuộc đối thoại triết học hay siêu hình học, tôi nghĩ chúng ta phải tạ từ. Mọi quan điểm Phật giáo về thế giới dựa trên lập trường triết học là nguyên tắc nhân duyên sinh, theo đó mọi sự vật hay biến cố là sản phẩm thuần túy của những tác động hỗ tương của các nguyên nhân và điều kiện. Trong quan điểm về thế giới đó, hầu như không thể dành một chỗ cho chân lý phi thời gian, vĩnh cửu và tuyệt đối. Cũng không thể đưa vào đó ý niệm Thiên Chúa Sáng tạo. Tương phản lại, đối với một Kitô hữu mà mọi quan niệm siêu hình về thế giới có nền tảng trên niềm tin vào sự Sáng tạo và vào một Thiên Chúa Tạo hóa, người ấy không thể điều hòa với ý tưởng mọi vật hay biến cố sinh ra từ tác động hỗ tương của nhân và duyên. Như thế, ở bình diện siêu hình từ một điểm nào đó, sự đối thoại trở thành nan giải và hai truyền thống trở thành trái ngược nhau.

    Tuy nhiên, tôi nghĩ cuộc đối thoại có thể động viên một sự hiểu biết tốt hơn và sự kính trọng lẫn nhau trong những lãnh vực đạo đức, hạnh kiểm cá nhân và cả siêu hình – nói cách khác, trong những lãnh vực mà người ta gặp nhiều sự tương đồng và phù hợp cũng như trong những lãnh vực có sự dị biệt và khác nhau. Người ta dễ dàng nhận thấy rằng trong lãnh vực đạo đức và thái độ cá nhân vốn có nhiều sự tương đồng và giống nhau có thể làm phong phú cuộc đối thoại và dẫn tới một sự hiểu biết tốt hơn và lòng kính trọng nhau. Cả trong lãnh vực siêu hình vốn có những bất đồng căn bản, đối thoại cho phép vượt qua những sự khác biệt bằng cách thừa nhận khác biệt vẫn hiện hữu nhưng đánh giá nền tảng chung của chúng về mục tiêu và về hiệu quả. Trong khi về mặt siêu hình, quan điểm của Kitô giáo và Phật giáo rất xa nhau, những quan điểm ấy vẫn có thể đóng góp cho nhau để tạo những con người tốt như nhau, chín muồi về mặt tâm linh và lành mạnh về mặt đạo đức. Bởi thế những sự khác nhau ấy không thể chia rẽ chúng ta.

    Nữ tu Eileen : Tôi nghĩ câu hỏi của tôi đơn giản thôi… Nếu người ta có thể sắp xếp để Đức ngài và Đức Giêsu gặp nhau, ngài có vui lòng không ? Ngài sẽ đặt câu hỏi nào hoặc thích tranh luận điều gì với Đức Giêsu ?

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Là một Phật tử có đối tượng quy y chính là Đức Phật, nếu được gặp một người như Đức Giêsu Kitô mà cuộc đời trên bình diện tâm linh thể hiện rõ ràng một ảnh hưởng đối với nhiều triệu người, đem lại cho họ sự giải thoát và đoạn trừ đau khổ – hẳn Đức Giêsu khơi dậy trong lòng tôi một niềm kính trọng sâu xa như đối với một Đấng Toàn giác hay một Bồ Tát.

    Nữ tu Eileen : Đức ngài sẽ đặt cho Đức Giêsu những câu hỏi nào ?
    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Câu hỏi đầu tiên sẽ là “Chúa có thể diễn tả bản chất của ngôi Cha ?” Bởi lẽ sự khiếm khuyết trong nhận thức của chúng ta về bản tính thật sự của Cha dẫn chúng ta đến bao nhiêu là lầm lẫn ở cõi đời này !

    Nữ tu Eileen : Thật ra, ngày nay, chúng tôi nghĩ ngôi Cha vừa là Cha vừa là Mẹ !

    Cha Laurence : Có lẽ Đức Mẹ Maria cũng phải tham gia cuộc bàn cãi này.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Cứ mỗi lần tôi được nhìn thấy hình ảnh của Đức Mẹ Maria, tôi tự nhủ Mẹ thể hiện lòng yêu thương và lòng từ bi. Mẹ là biểu tượng của tình yêu. Trong các ảnh tượng của Phật giáo, nữ thần Tara có một vị trí tương tự.

    Ajahn Amarao : Không biết tôi có nên đặt một câu hỏi về siêu hình… Nhưng vì chúng ta đã nói về bất đồng trong hai truyền thống của chúng ta, với tư cách một người Phương Tây, tôi luôn luôn thấy khó khăn phải chấp nhận tính độc nhất của Đức Giêsu Kitô, tức là nhìn nơi Đức Giêsu một con người riêng biệt, khác hẳn mọi người khác đã đến thế gian này. Ngài có những suy nghĩ gì về vấn đề này muốn chia sẻ với chúng tôi, bởi lẽ ý tưởng ấy xuyên suốt mọi kinh điển Kitô giáo. Quan điểm của ngài như thế nào về bản tính độc nhất, đặc biệt của Đức Giêsu.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Nếu bạn hỏi một Kitô hữu hành đạo phải biết khẳng định tính độc nhất của Đức Giêsu Kitô như thế nào, câu trả lời của tôi là không có sự chọn lựa nào ngoài sự tín thác vào quyền bính của các giáo phụ xưa kia. Nhưng khi bạn hỏi ý kiến của riêng tôi, tôi sẽ dẫn lại những lời trước đây đã nói. Đối với tôi, một người Phật tử, Đức Giêsu Kitô hoặc là một Đấng toàn giác hoặc là một vị Bồ Tát đã thể nghiệm tâm linh cao độ.

    Giai thoại sau đây mặc dù không trực tiếp đến câu hỏi liên quan của bạn, nhưng tôi muốn kể ra đây cuộc hành hương của tôi đến Lộ Đức (Lourdes) năm rồi. Đứng trước hang động, tôi đã cảm nhận một điều rất đặc biệt. Tôi đã cảm thấy sự rung động tâm linh, một thứ hiện diện tâm linh và kế đó, trước tượng thánh, tôi đã cầu nguyện. Tôi đã nói lên niềm thán phục tôi cảm nhận đối với nơi thánh ấy, nơi từ lâu là nguồn suối hưng phấn và sức mạnh đã đem lại sự an ủi, ủy lạo và chữa trị tâm linh cho hàng triệu con người. Tôi đã cầu nguyện cho điều đó còn tiếp tục dài lâu. Như thế lời cầu nguyện của tôi không hướng về một đối tượng xác định rõ ràng, Phật, Chúa hay một vị Bồ Tát mà đơn giản hướng đến những vị vĩ nhân được phú bẩm một lòng từ bi vô hạn hướng về tất cả chúng sinh.

    Cha Laurence : Tôi có một câu hỏi đặt ra cho Đức ngài do một nhóm thảo luận đầu giờ chiều xung quanh bài trình bày của ngài. Câu hỏi xoay quanh sự đau khổ trong đó có những loại đau khổ vượt qua được, và những loại khác thì không ? Ngài có thể nói cho chúng tôi biết theo kinh nghiệm của ngài, ngài phân biệt chúng bằng cách nào ?

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Tôi nghĩ điều ấy khá hiển nhiên. Khi đối diện với một vấn đề, bạn làm hết sức mình để chế ngự nó nhưng sau cùng, bạn thấy vấn đề vẫn còn đó, thế là không thể vượt qua được. Trong loại phân biệt này, người ta không bắt đầu bằng một sự phân tích sáng suốt cho phép bạn xác định xem một đau khổ đặc thù nào đó có thể được chế ngự hay không. Người ta không làm theo cách đó.

    Cha Laurence : Cám ơn ngài. Giờ đây tôi xin đặt ra bốn câu hỏi rất đơn giản. Không chỉ là những câu hỏi ngắn nhất trong ngày mà còn là khó nhất. Tôi sắp nói đây. Cái gì tái sinh ? Cái gì là thần thiêng trong chúng ta, ngay lúc này ? Cái gì xảy ra sau khi chết ? Ý thức của chúng ta có tạo nên thực tại của chúng ta không ?

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Trước tiên, tôi muốn trả lời câu hỏi sau cùng. Những kinh nghiệm cá nhân về đau đớn, thống khổ, khoái lạc và hạnh phúc cho tới một điểm nào đó thường là những sáng tạo của tinh thần chúng ta. Thật vậy, nhiều kinh nghiệm về loại này đã do ý thức của chúng ta tạo ra : nhưng từ đó mà nói rằng thực tại là một kiến trúc của tinh thần thì không, đó là khẳng định một sự việc hoàn toàn khác. Trong Phật giáo, một số trường phái chủ trương quan điểm ấy, nhưng còn có những quan điểm khác. Theo quan điểm thế giới của hệ thống madhyamaka, và tôi theo quan điểm này, ý niệm mọi vật đều do ý thức tạo ra không thể chấp nhận được.

    Đến lúc này, Đức ngài mỉm cười, yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm thảo luận – Ajahn Amarao, Cha Laurence và Nữ tu Eileen – trả lời ba câu hỏi còn lại : Cái gì sẽ tái sinh ? Cái gì là thần thiêng trong chúng ta ? Cái gì xảy ra sau khi chết ?

    Ajahn Amarao : Cái gì sẽ tái sinh ? Theo quan điểm Phật giáo Theravada, không có một quan điểm lý thuyết được thiết lập. Đức Phật đã mô tả quá trình tái sinh rất rõ ràng, nhưng ngài cũng nói mọi nhận biết đều dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Thế nên, khi Đức Phật nói về ý tưởng của sự chết và sự tái sinh trong một kiếp sống khác, ngài đã vạch nó ra như một tấm bản đồ. Nó không được chuyển giao cho chúng ta như một đồ vật mà mọi cá nhân chúng ta phải tin nhưng đúng hơn như một lược đồ có thể giúp chúng ta lưu tâm đến kinh nghiệm thực tế của mình.

    Nhìn chung, chính những tập quán của chúng ta tái sinh. Đó là yếu tính của sự đầu thai. Tất cả những gì tâm thức bám víu đi tái sinh : điều mà chúng ta yêu, ghét, sợ hãi, tôn thờ và điều mà chúng ta có ý kiến về nó. Sự đồng hóa của chúng ta với những khía cạnh này của tâm thức tạo ra một động lực lôi kéo tâm thức. Sự trói buộc này giống như một cái bánh trớn. Chấm dứt tái sinh là sự giác ngộ, một sự dứt bỏ ràng buộc trọn vẹn và không đồng hóa mình với những tư tưởng, tình cảm, nhận thức, cảm giác vật lý và các ý tưởng. Đến độ khi chúng ta nói thoát khỏi sinh, tử, chấm dứt sự tái sinh, điều ấy có nghĩa là giác ngộ quả thật là điều kiện tự nhiên của tâm thức khi tâm thức không bị một đối tượng bên ngoài hoặc bên trong nó làm giao động, đồng hóa hay hấp thụ.

    Trong chúng ta, cái gì đồng nhất hóa với các đối tượng, cái đó tái sinh từ kiếp này qua kiếp khác. Hoặc giả trong trường hợp một vị Bồ Tát theo truyền thống đại thừa – hơi khác với truyền thống của tôi ; mong rằng các vị theo truyền thống Bắc tông đính chính dùm nếu tôi sai lầm – vị Bồ Tát nam hay nữ ấy chọn tái sinh duy chỉ bởi lòng từ bi, vì lợi ích của chúng sinh. Thông thường đối với phần lớn con người, quá trình tái sinh xảy đến do bất ngờ mà không do ý chí. Nhưng những điều kiện của sự tái sinh không kiểm soát đó được quyết định bởi điều người ta bám víu. Vậy nếu một vị Bồ Tát sinh ra một cách tự tại là do hành động thủ đắc hoàn toàn tự tại đối với sự vật. Ví dụ giờ đây tôi có thể lấy tờ giấy và giữ nó, nhưng sự nắm giữ ấy có thể được thực hiện một cách bình thản. Hoặc tôi có thể chộp lấy tờ giấy và nói : “Đây là tờ giấy của tôi !” Trong trường hợp này, có sự đồng hóa và tính sở hữu ; đó là sự nắm giữ mù quáng. Sự tái sinh có thể đến một cách đơn giản, mặc lấy một thân xác và thủ đắc không trói buộc, bám víu : một vị Bồ Tát mặc lấy một thân xác và một cuộc sống nhân loại theo cách đó. Tôi nói hơi nhiều, nhưng tôi không thể nói ngắn gọn hơn !

    Cha Laurence : Cái gì là thần thiêng trong chúng ta ngay lúc này ? Tôi sẽ chia sẻ câu hỏi này với nữ tu Eileen để chỉ ra rằng chính các Kitô hữu cũng có những cách tiếp cận khác nhau. Tôi nghĩ rằng sự thần thiêng chính là nguồn gốc của chúng ta. Thánh Phao-lô diễn tả Thiên Chúa như nguồn gốc, người dẫn đường và mục đích của mọi sự hữu. Thánh nhân cũng có nói trong thư gởi tín hữu Ê-phê-sô Thiên Chúa đã biết chúng ta và đã chọn chúng ta – mỗi con người đặc thù –trước khi trời đất bắt đầu. Thiên Chúa là nguyên ủy của thời gian và không gian, của sáng tạo và của vũ trụ – tất cả đều hiện hữu trong mầu nhiệm Thiên Chúa. Vậy thì, chúng ta đang hiện hữu vĩnh hằng trong mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chúng ta được biểu lộ, tồn tại, xuất phát từ bản chất Thiên Chúa là Đấng biểu lộ và yêu thương. Tôi nghĩ rằng điều thánh thiêng trong chúng ta là suối nguồn, là gốc gác của chúng ta. Chúng ta luôn luôn là một với nguồn gốc của chúng ta. Mọi vật có sự hiện hữu luôn luôn là một với nguồn gốc của mình. Đó là sự thánh thiện và là thần tính của chúng ta. Đó là mục tiêu của chúng ta. Cuộc hành trình của chúng ta từ suối nguồn đến mục tiêu – chúng cũng cùng một nơi, một điểm – là cuộc hành trình mà chúng ta đang thực hiện trong giây phút này. Đó là cuộc hành trình của sự giải thoát hay giác ngộ.

    Nữ tu Eileen : Giáo huấn Kitô giáo vẫn luôn luôn chủ trương chúng ta được tạo thành theo hình ảnh của Thiên Chúa, chúng ta là những đền thờ của Thánh Linh và luôn kết hợp làm một với Thiên Chúa. Nhưng điều kiện nhân loại làm cho chúng ta không cảm thấy điều đó trọn vẹn bởi lẽ chúng ta còn bị giam hãm trong tâm thức và cơ cấu của chúng ta. Chính vì thế, chúng ta tĩnh tâm thiền định và theo đuổi việc thực hành tâm linh để có thể quay về với điều mà Phật giáo Thiền Tông gọi là “bản lai diện mục” của chúng ta, và với kinh nghiệm uyên nguyên về hữu thể mà chúng ta là tạo vật đã được dành sẵn. Và như ngài đã nói, thưa Đức ngài, điều đó không có nghĩa là đánh mất căn tính mà là kinh nghiệm hợp nhất với Thiên Chúa.

    Cha Laurence : Chúng ta giờ đây sẽ thắp nến để chuẩn bị việc tĩnh tâm, thiền định.

    Mở đầu việc hát kinh và tĩnh tâm, thiền định, Đức Đạt Lai Lạt Ma và các đại diện của cộng đoàn thắp sáng năm cây nến dấu chỉ sự hòa đồng tôn giáo. Động tác này được lập lại mỗi ngày. Mặc dù bằng sự khiêm cung, đơn giản tột độ và được thực hiện không chút khoa trương hay với nghi lễ long trọng, việc đốt nến được chính cuộc đời ngài làm cho sống động, một cuộc đời nằm ở khoảng giữa sự ngẫu hứng và nghi thức quen thuộc nhất. Động tác ấy mặc một tính chất linh thánh bởi lẽ mọi nền văn hóa và mọi tôn giáo mà người ta biết được đều luôn luôn nhìn ánh sáng và đặc biệt ngọn lửa với niềm sợ hãi và tôn kính. Tuy nhiên, trong trường hợp này chính vì không có khuôn khổ nghi thức định trước và vì các ngọn nến có khi không đứng thẳng hoặc cháy mãi, cho nên giây phút tỏa sáng ngắn ngủi này, không hoàn hảo nhưng xúc động bởi sự tự nhiên và nhân tính lại giữ được tính chất tự phát của cuộc hội thảo.

    Khi ngài yên vị trên chiếc ghế đặt ở giữa bục giảng, người ta giảm bớt ánh sáng trong phòng. Ngài gấp và tém gọn những vạt áo cà sa, chọn tư thế để định thân, lấy xâu chuỗi ngọc ra, mắt nhắm lại và bắt đầu cầu nguyện. Trong cử tọa, những ai có một người mẹ hay người bà công giáo, đều ngạc nhiên nhận thấy những sự chuẩn bị nho nhỏ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhất là cách thức hoàn toàn quen thuộc, nhẹ nhàng, thoải mái và dịu dàng khi lần chuỗi ngọc, dường như vượt qua mọi phân chia văn hóa và ngôn ngữ. Lời kinh kệ vang lên dù không phải kinh Kính Mừng Maria của chuỗi Mân Côi nhưng sự tôn kính khi đọc tụng, lúc lắng nghe thì hoàn toàn giống nhau. Lời kinh kệ như sau :

    Coi tất cả chúng sinh
    Còn hơn cả viên ngọc như ý
    Để thành tựu mục tiêu cao cả nhất,
    Ước gì chúng sinh mãi mãi là cái mà tôi yêu quý nhất.

    Khi tôi sống giữa người khác
    Tôi luôn luôn coi mình như bé mọn nhất.
    Và trong thẳm sâu của trái tim tôi
    Tôi luôn luôn xử sự với họ như những người thân yêu và ở trên tất cả
    Cảnh giác, đúng lúc xuất hiện như một bức màn che làm cho người khác và chính tôi gặp nguy hiểm,
    Tôi sẽ tiến tới và gạt bức màn ra
    Không chậm trễ.

    Khi tôi nhìn thấy những người có bản chất dữ tợn
    Bị những hành vi bạo lực tiêu cực và sự đau khổ đè bẹp,
    Những con người họa hiếm đó sẽ quý giá cho tôi,
    Như thể tôi đã tìm thấy một kho tàng quý giá.

    Khi người khác vì ganh ghét, đối xử với tôi bằng bạo lực.
    Nhục mạ tôi hoặc gây cho tôi nỗi đau khác,
    Tôi chấp nhận sự thất bại
    Và dâng sự thành công cho những người khác.
    Khi một người mà tôi đã làm điều tốt cho
    Một người mà tôi đã hy vọng rất nhiều
    Làm cho tôi đau đớn ê chề.
    Tôi sẽ xem người ấy như người bạn tâm linh thánh thiện
    của tôi.
    Tóm lại, vừa trực tiếp vừa gián tiếp, tôi dâng
    Mọi lợi lạc và hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, các người
    mẹ tôi :
    Tôi có thể âm thầm hứng chịu
    Mọi hành vi xấu xa và đau khổ của họ.
    Ước gì họ không bị các ý niệm làm vấy bẩn
    Các ý niệm của tám mối lo âu trần tục.
    Và ý thức rằng mọi sự là huyễn hóa.
    Ước gì bằng sự buông bỏ, họ được giải thoát khỏi mọi
    phiền trược.

  18. #18

    Mặc định

    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU

    PHẦN THỨ SÁU


    “Khoảng tám ngày sau cuộc đàm thoại, Đức Giêsu đem theo Phêrô, Gio-an và Gia-cô-bê lên núi cầu nguyện. Trong lúc Ngài cầu nguyện, khuôn mặt Ngài biến đổi sáng ngời và y phục Ngài trở thành trắng tinh rực rỡ. Và kìa có hai người đang nói chuyện với Ngài : đó là Môi-sê và Êli, xuất hiện trong vinh quang nói về cuộc khổ nạn mà Ngài phải hoàn tất ở Giê-ru-sa-lem. Phêrô và hai bạn còn ngủ li bì ; tuy nhiên khi tỉnh dậy, họ nhìn thấy vinh quang của Đức Giêsu và hai vị Môi-sê và Êli đứng gần Ngài. Khi họ chia tay với Đức Giêsu, Phêrô nói với Ngài : “Thưa Thầy, chúng con sung sướng được ở đây : chúng con có thể dựng ba lều, một cho Thầy, một cho Môi-sê và một cho Êli.” Phêrô không biết điều mình đã nói. Khi ông còn đang nói, một đám mây đến bao trùm lấy các Ngài, các môn đệ hoảng sợ khi thấy các ngài biến mất trong đám mây. Lúc đó từ đám mây có tiếng nói vang ra : “Đây là CON yêu quý của ta, các ngươi hãy nghe lời người !” Và trong lúc tiếng nói còn vang dội, Đức Giêsu ở lại một mình. Các môn đệ lặng thinh, và trong những ngày ấy, không nói cho ai biết điều họ đã trông thấy.” [Luc, 9, 28-36]

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : “Một lần nữa, đoạn văn về sự biến hình nêu ra những đề tài chung cho những truyền thống tôn giáo lớn của thế giới. Các đề tài chung ở đây là khả năng có những kinh nghiệm thần bí bằng thị kiến và sự quan trọng của các ẩn dụ như cầu vồng, đám mây, mặc dù trong văn cảnh của Phúc Âm, ý nghĩa của các đề tài ấy có hơi khác vì tính độc nhất (vô nhị) khi quan niệm về Đức Giêsu như CON Thiên Chúa. Nhưng đại thể, nếu một Phật tử thuần thành đạt đến một độ cao thành tựu trên đường tiến hóa tâm linh thì một sự biến đổi như thế có thể được biểu lộ ở cả bình diện vật lý. Các kinh Phật (sutras) kể lại những câu chuyện tương tự về Đức Phật. Giống như trong Phúc Âm, các câu chuyện bắt đầu cho biết Đức Phật đang ngụ tại một nơi nào đó, ở một lúc nào đó. Các môn đệ – chủ yếu là hai môn đệ xuất chúng, Shariputa (Xá Lợi Phất) và Maudgalyayana (Mục Kiền Liên) – nhận thấy có sự thay đổi trong ngoại hình của Đức Phật. Một luồng ánh sáng chiếu tỏa từ thân thể Ngài và một nụ cười nhẹ nhàng đặc biệt chiếu sáng dung nhan Ngài. Rồi thì, một môn đệ hỏi Đức Phật : “Con thấy có những sự thay đổi nơi Thầy. Tại sao chúng xảy ra ? Vì những lý do gì ? Tư tưởng nào đang hiện ra trong tâm trí Thầy ? Xin Thầy vui lòng trả lời cho chúng con.” Những dụ ngôn ấy giống với dụ ngôn mà chúng ta tìm thấy trong đoạn Phúc Âm về sự biến hình.

    “Thị kiến về hai vị tiên tri Môi-sê và Êli cũng tương ứng với nhiều truyện kể Phật giáo nói về các sự kiện thần bí trong đó một cá nhân thấy mình đối diện với các nhân vật lịch sử. Người ta gọi đó là những dag-nang, những kinh ngiệm về những thị kiến thuần túy. Trong một số trường hợp, có thể đó là những tiếp xúc đích thực với các nhân vật lịch sử, ở bình diện thần bí. Trong các trường hợp khác, đó là sự gặp gỡ với những người khác mặc lấy ngoại hình và dáng vẻ của các nhân vật ấy. Những sự tiếp xúc như thế có thể xảy ra.

    “Để hiểu được các hiện tượng thần bí ấy, cần phải có kiến thức tối thiểu về hiện tượng hiển lộ hay hóa hiện (émanation) nói chung. Ví dụ như mức độ tự trị của một hóa hiện tùy thuộc trình độ thành tựu của cá nhân tạo nên hóa hiện, nói cách khác của chủ thể hóa hiện. Ở một mức độ thấp hơn, một sự hóa hiện được tạo bởi một cá nhân, trong một mức độ rộng lớn được chủ thể hóa hiện kiểm soát và điều khiển gần giống như một máy điện toán. Trái lại, ở một cá nhân đã đạt tới những thành tựu tâm linh cao, các hình thể được hóa hiện có thể có một mức độ tự trị cao. Một đoạn trong bản văn Phật giáo phát biểu rằng những hóa hiện do một vị toàn giác tạo nên có được một mức độ tự trị rất cao. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa các hóa hiện là có thật và chúng là những sinh vật. Trong một ý nghĩa nào đó, chúng chỉ là những tạo vật đơn thuần của tinh thần đã tiến hóa cao đó. Vì thế, một trong bốn giới răn chính của luật tu là cấm sát sinh. Để có sát sinh, đối tượng của hành động sát sinh phải là một con người chứ không phải là một vật hóa hiện : bởi lẽ những người được hóa hiện không được coi như những sinh vật có thật.

    “Ngày nay cũng vậy, nhiều người có kinh nghiệm về thị kiến thần bí. Một số người đã bước vào tiếp xúc với các đại sư của Ấn Độ và Tây Tạng. Chính tôi cũng thích có những kinh nghiệm như thế. Nhưng than ôi ! Tôi có nhiều câu hỏi để đặt ra ! Nếu tôi phải làm một kinh nghiệm như thế với các đại sư Ấn Độ của quá khứ, tôi sẽ đóng vai trò một nhà khoa học, một trạng sư của quỷ và tôi có một đống câu hỏi đặt ra ! Nếu những cá nhân đạt tới trạng thái tâm linh tiến hóa cao có khả năng hóa hiện và tự biểu hiện dưới nhiều hình thức, không vì thế mà mọi người sẽ có khả năng tri giác thị kiến và sự hiện diện ấy. Để nắm bắt thị kiến người ta phải đạt tới một mức độ trưởng thành nào đó, có khả năng tiếp thu và mở rộng tâm linh. Ví dụ trong đoạn văn có nói Phêrô nhìn thấy Môi-sê và Êli, nếu vào lúc đó những người khác cùng đi theo Đức Kitô, hoàn toàn có khả năng một số người trong nhóm đã không nhìn thấy Môi-sê và Êli.

    “Đối diện với hiện tượng hóa hiện như thế, thông thường người ta muốn biết cơ chế của chúng. Phải giải thích chúng trên nền tảng nào ? Trong Phật giáo, nếu chúng ta đặt mình trong nhãn giới tantra, phương diện bí truyền của Phật giáo Tây Tạng, có thể đưa ra lời giải thích từ động lực của các năng lượng vi tế được gọi là prana. Nhờ vào những kỹ thuật thiền định khác nhau, hành giả có thể đạt đến một trình độ cao của việc điều nhiếp các năng lực tâm lý. Trong hệ thống các sutra, đó là hệ thống phi-tantra, người ta tường trình các kinh nghiệm ấy bằng các ngôn từ chỉ sức mạnh tập trung hay sức mạnh thiền định. Nói đúng ra, đó là những hiện tượng rất huyền bí, tôi không tự cho mình có khả năng giải thích chúng chi tiết. Tôi nghĩ rằng đó là những lãnh vực cần nhiều sự nghiên cứu tìm tòi cũng như thử nghiệm.

    “Những cuộc gặp gỡ ở trong thị kiến diễn ra ở những trình độ khác nhau mà người ta có thể xếp thành ba loại lớn. Các cuộc gặp gỡ loại đầu tiên được cảm nghiệm trên một bình diện thần bí và trực giác hơn ; cuộc gặp gỡ thực ra không hiện thực hay hiển nhiên nhưng đúng hơn thuộc bình diện cảm giác hay trực giác một sự hiện diện. Các cuộc gặp gỡ thuộc loại thứ hai thì hiển nhiên hơn nhưng không thuộc bình diện giác quan ; chúng được cảm nhận ở bình diện tâm lý, ý niệm. Còn loại ba là các cuộc gặp gỡ hiển nhiên nhất : đó là các kinh nghiệm từ giác quan như gặp một ai, mặt đối mặt, đôi mắt mở to.

    “Một hiện tượng tương tự đi kèm theo các thị kiến thần bí xảy ra ở hồ thiêng Lhamoš Lhatso ở Tây Tạng. Tôi đã nghe nói rằng các du khách nước ngoài đã có những thị kiến ở hồ ấy. Tuy nhiên, nếu mười người nhìn hồ cùng một lúc, mỗi người có thể có một thị kiến khác nhau. Nhưng cũng có thể cả mười người đều thấy cùng một hình ảnh. Thậm chí người ta cũng có thể chụp ảnh các thị kiến. Tại sao lại có những sự khác nhau ấy ? Thật là mầu nhiệm sâu xa. Nhưng hẳn phải có một lời giải thích.

    “Trong các đoạn Phúc Âm này, người ta thấy có một sự quy chiếu về số mệnh. Điều này dẫn tôi đến chỗ tự hỏi trong bối cảnh Kitô giáo có hay không niềm tin mỗi người có một số mệnh riêng biệt phải hoàn tất.”

    Cha Laurence : Vâng. Mọi người đều có một số mệnh mà nói cho rốt ráo là phải tham dự vào sự hữu của Thiên Chúa.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Người ta có thể nói rằng, do những hoàn cảnh, mà số phận cá nhân được tiến triển và thay đổi không ?

    Cha Laurence : Vâng, bởi vì cá nhân được tự do chấp nhận hay không số mệnh hay “tiếng gọi” đó. Có một mối liên hệ giữa số mệnh và sự tự do.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Trong Phật giáo, mặc dù người ta không dùng từ số mệnh, mà thấy có khái niệm karma (nghiệp) là một từ tương đương gần giống số mệnh. Nếu karma bao gồm một lực đẩy có mức độ, thì trong mọi trường hợp, cần có đủ điều kiện để karma được thực hiện. Như tôi đã nói, một số hình ảnh như đám mây, cầu vồng đều được thấy trong nhiều truyền thống tôn giáo. Về mặt tự nhiên, khoa học có thể giải thích cầu vồng hình thành ra sao do độ ẩm, nhiệt độ… Nhưng tôi luôn luôn buộc phải suy nghĩ về những cầu vồng riêng của mỗi người không phải do nhiều màu sắc mà giống như một ánh sáng trắng thuần khiết trải ra theo đường thẳng thay vì tạo thành hình cung. Tôi luôn luôn tự hỏi điều ấy có thể hiện hữu như thế nào.

    Trong Phật giáo Tây Tạng, hình ảnh của cầu vồng bao gồm hai chức năng. Trước tiên nó thường kết hợp với các dấu chỉ điềm tốt, may mắn, hoạnh tài. Ngoài ra, cầu vồng còn minh họa bản chất huyễn hóa và không thực thể của các sự vật và biến cố. Tôi thích thú thấy đoạn văn này kể lại một tiếng nói đến từ không trung. Cũng vậy, trong các lời giáo huấn của Phật giáo, người ta tìm thấy những quy chiếu tương tự vào một tiếng nói không biết từ đâu đến. Ở Tây Tạng người ta thường tin rằng vào thế kỷ thứ VII, dưới triều đại của Lha Tho-thơri, các kinh điển Phật giáo từ trời giáng xuống. Các học giả đã bác bỏ và khẳng định kinh điển đưa từ Ấn Độ về. Nhưng thời kỳ ấy, nếu người ta biết được kinh điển thật ra từ Ấn Độ đưa về, hẳn người ta đã không tôn thờ kinh điển. Tóm lại, huyền thoại kinh điển từ Trời giáng xuống đã xuất hiện và huyền thoại ấy đã đóng một vai trò đặc biệt trong truyền thống tâm linh của họ.

  19. #19

    Mặc định

    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU

    PHẦN THỨ BẨY


    “Đức Giêsu tập họp nhóm Mười hai ; Ngài cho họ uy lực và quyền năng trên mọi ma quỷ và quyền chữa các bệnh tật. Ngài sai họ đi rao giảng nước Thiên Chúa và chữa lành những người tàn tật. Ngài nói với họ : “Đi đường các ngươi đừng mang theo gì, không gậy, không túi, không bánh, không tiền, không mang hai áo. Các ngươi đã vào nhà nào, thì cứ ở nơi đó cho đến khi rời khỏi nơi ấy. Nơi nào, người ta không tiếp nhận các ngươi, hãy rời khỏi nơi ấy và phủi bụi khỏi chân để làm chứng cáo tội họ.” Các môn đệ ra đi, từ làng này sang làng khác, loan báo Tin Mừng và chữa lành bệnh ở khắp nơi.” [Luca 9, 2-6]

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : “Tôi nghĩ rằng đoạn văn này lưu ý chúng ta về một lý tưởng tâm linh rất quan trọng, chung cho mọi tôn giáo. Đó là một người hành đạo tâm linh đạt đến một mức độ thành tựu nhất định sau một thời gian dài thực hành, không được tự mãn với tình trạng ấy. Người hành đạo này trái lại phải cố gắng truyền đạo cho những người khác để họ cũng có thể thực hành kinh nghiệm đạo. Vì mọi sự thực hành tâm linh trong yếu tính là sự thực hành của tình thương yêu, lòng từ bi và độ lượng, một khi các bạn đã có kinh nghiệm sâu sắc về đạo thì tự nhiên các bạn ước mong chia sẻ với người khác.

    “Trong Phật giáo, khi chúng ta nói về các giáo huấn hay học thuyết, chúng ta xét đến hai trình độ, hai kiểu mẫu. Một kiểu liên quan đến văn tự, kiểu kia liên quan đến sự thực hiện. Cách tuân thủ lời giáo huấn bằng văn tự là truyền bá bằng giảng dạy và chú giải. Những lời giáo huấn liên quan đến sự thể nghiệm được tuân thủ khi vun đắp kinh nghiệm thực hiện nơi chính mình. Điều rất quan trọng là một cá nhân muốn dạy một người khác giáo huấn liên quan đến sự thực hành phải có kinh nghiệm tối thiểu về điều mình dạy, và phải thành tựu một con đường nào đó trong việc thực hiện tâm linh. Như vậy ở đây sự việc diễn ra khác hẳn với những kiểu mẫu thông tin khác như khi một người kể lại một câu chuyện hay khi một sử gia thuật lại một biến cố của quá khứ. Trong những trường hợp ấy, cá nhân dựa trên kiến thức mình, có thể kể lại các sự kiện mà mình chưa từng sống qua. Nhưng trong trường hợp các lời giáo huấn tâm linh, điều chủ yếu là vị sư huấn giáo phải có mức thành tựu tối thiểu và thể nghiệm bản thân.

    “Ở đây, Đức Giêsu nói với các môn đệ không mang theo gì trong cuộc hành trình (truyền giáo), không lương thực, không gậy, không túi xách, không tiền. Có lẽ đoạn văn này quy chiếu vào một lý tưởng tâm linh quan trọng : đơn giản và khiêm tốn. Thật vậy, trong các tu viện Phật giáo một tăng hay một ni được chỉ thị phải luôn tâm niệm không được sở hữu gì và sống nhờ bố thí. Bình bát mà các tu sĩ mang theo được gọi là lhangse có nghĩa là cái bình để nhận cái gì người ta bỏ vào đấy”. Từ ngữ ấy chỉ một tu sĩ sống nhờ bố thí không thể vì cớ gì bày tỏ sự ưa thích đối với thực phẩm người ta cho mình. Một hôm, tôi đã tranh luận với một nhà sư Sri-lan-ka rất uyên bác về sự ăn chay và vị sư ấy đã nói với tôi người ta không thể xếp các tu sĩ Phật giáo vào loại ăn chay hay không ăn chay bởi lẽ họ sống nhờ của bố thí, dù thực phẩm người ta cho là gì cũng phải chấp nhận. Đoạn Phúc Âm này cũng làm tôi nghĩ đến một câu nói của người Tây Tạng : nếu người thiền định ẩn dật còn sống trên núi chưa xuống thì lương thực và thực phẩm sẽ lên núi tới chỗ của người ấy.

    “Trong Luật Tạng (Vinaya Sutra) quy định những luật lệ của cuộc sống tu hành, Đức Phật tuyên bố cách sống lý tưởng đối với một tu sĩ là đi từ làng này qua làng khác để khất thực. Sau khi đã được tiếp nhận ở làng này, tu sĩ ấy phải đi sang làng khác. Ẩn dụ ở đây là con ong bay từ hoa này sang hoa khác, nhận phấn hoa của hoa này rồi hoa kia mà không làm đau đớn tổn hại cho hoa nào. Cũng vậy, các nhà sư phải đi từ làng này sang làng khác, không gây ra chút thiệt hại tàn phá nào.

    “Đoạn Phúc Âm này cũng kể lại các hiện tượng như ma quỷ và sự chữa lành các bệnh tật. Những ý tưởng tương tự được tìm thấy trong các truyền thống tôn giáo khác. Tôi nghĩ rằng đó là những từ ngữ và những cách nói thông dụng ở một thời kỳ và trong một bối cảnh nhất định có chú trọng đến các hệ thống tín ngưỡng của một dân tộc. Nhưng ở đây nhấn mạnh đến một lý tưởng tâm linh lớn : Người hành đạo tâm linh không được tự mãn với trình độ thành tựu của mình. Điều chính yếu là bắt tay phục vụ người khác, đóng góp tích cực cho lợi ích của người khác. Tôi thường nói với các hành giả tuân theo nguyên tắc sau đây : về những nhu cầu cá nhân, phải lo lắng quan tâm càng ít càng tốt, còn về việc phục vụ người khác, phải lo lắng quan tâm càng nhiều càng tốt. Đó là ý tưởng của một hành giả tâm linh.

    “Lời tường thuật việc đi chữa bệnh không tất yếu được hiểu theo nghĩa đen tức là chữa các bệnh tật thể lý. Bệnh tật cũng có thể được mở rộng theo nghĩa tâm lý và cảm xúc. Đối với tôi, kết hợp việc chữa trị bệnh tật với loan báo Tin mừng có nghĩa bằng sự chia sẻ các kinh nghiệm tâm linh của mình, bằng việc giảng dạy và loan báo Tin mừng mà người ta có thể giúp đỡ những người khác chiến thắng các bệnh tật của họ. Lời cảnh báo của Đức Giêsu trong đoạn Phúc Âm rất gần với nhiều đoạn của kinh Phật. Ví dụ trong một số bản văn, Đức Phật tuyên bố cuối bài giáo huấn : “Những ai tuân thủ các lời giáo huấn mà ta đã giảng dạy hôm nay cho các ngươi bằng việc ghi chép lại trên giấy, đọc lại, giảng giải lại cho người khác sẽ được công đức lớn lao.” Ý tưởng thì giống nhau.

    “Một vấn đề khác rất quan trọng được liên kết với vấn đề nói trên. Đối với chúng ta, những độc giả ngày hôm nay, điều chủ yếu là phân biệt giữa sự cải giáo và khái niệm truyền giáo. Như chúng ta đã nói trước đây, người ta phân biệt nhau bởi sự đa dạng trong thiên hướng tâm linh. Đến nỗi thử áp đặt niềm tin tôn giáo cho một người rõ ràng có xu hướng trái ngược, hành động ấy sẽ không mang lại hiệu quả ích lợi mà còn có hại. Cảm thức ấy được diễn tả rất rõ ràng trong lý tưởng Bồ Tát theo đại thừa. Như thế, theo một trong mười tám giới luật của Bồ Tát, người ta không được dạy học thuyết sâu sắc về Chân Không cho một người có các trình độ tâm lý không thích hợp. Bởi lẽ, nếu người ta do thiếu cảm thức cứ khăng khăng truyền dạy học thuyết ấy cho một người như thế người ta có nguy cơ gây ra những phản ứng đối nghịch. Thay vì giúp người ấy tinh luyện sự thực hành tâm linh, sự truyền dạy ấy có thể gieo vào tâm trí người ấy sự lầm lẫn và có thể đẩy người ấy vào chủ nghĩa hư vô. Trong trường hợp này, thay vì tích lũy công đức qua việc giảng pháp, người ta lại tích lũy sự tiêu cực do không nhạy cảm với nhu cầu và sự tiếp thu của người khác.

    “Những lời giáo huấn của Đức Phật rất rõ ràng về vấn đề này. Người ta tìm thấy trong đó một danh sách các câu hỏi được gọi là mười bốn câu hỏi nêu ra mà Đức Phật không trả lời. Khỏi cần phải nói có nhiều cách giải thích về hiện tượng những câu hỏi không có câu trả lời. Một trong những câu hỏi ấy là : “Có một thực thể như một “yếu tính của con người” hay ngã vị không ?” Đức Phật đã không trả lời có cũng không nói rằng không. Câu hỏi đặt ra do một người tin tưởng mạnh mẽ vào sự đồng nhất của ngã vị với một tâm hồn vĩnh cửu và thường hằng. Bởi thế, Đức Phật cảm thấy khi phủ nhận hiện hữu của ngã vị, Ngài sợ rằng cá nhân ấy bị mất ổn định và bị đẩy vào chủ nghĩa hư vô – một sự phủ nhận toàn bộ hiện hữu của con người hay của tác nhân. Ngược lại, khẳng định hiện hữu của ngã vị cũng hoàn toàn có hại cho người ấy bởi vì càng cũng cố sự bám víu, gắn chặt của người ấy vào khái niệm ngã vị ích kỷ và cô lập. Đối diện với tình huống ấy, Đức Phật đã không đưa ra bất cứ câu trả lời xác định nào. Như thế, người ta thấy Đức Phật đã chọn lựa với sự nhạy cảm những từ ngữ thích hợp với nhu cầu của mỗi cá nhân.

    “Một hôm, tôi đã nói chuyện với một tu sĩ Phật giáo người Ấn Độ về học thuyết vô ngã (anatman) của Phật giáo. Đó là một hành giả nghiêm túc mà chính tôi đã truyền giới. Khi vị tu sĩ lần đầu tiên nghe được cách diễn tả ấy, ông hoàn toàn bị rúng động, toàn thân run rẩy. Ông tuyệt đối không thể nhìn thẳng vào khái niệm ấy. Tôi đã phải làm dịu bớt hậu quả bằng những lời giải thích đầy đủ và dài dòng. Ông cần phải có nhiều thời gian để lĩnh hội thật sự ý nghĩa của học thuyết anatman. Các bạn thấy đấy, điều chính yếu là các bạn hãy đo lường sự phù hợp của giáo huấn với thiên hướng tâm lý của một người và các xu hướng tâm linh của người ấy. Trong Phật giáo truyền thống, không có sự cải giáo tích cực – ngoại trừ trong sử ký biên niên của vương triều A-Dục ở Ấn Độ, dường như nhà vua đã tích cực gởi nhiều phái đoàn truyền giáo sang các nước lân bang. Theo luật chung, thái độ của Phật giáo đối với việc truyền bá sứ điệp là như sau : trừ phi có một người đến với một vị thầy và xin được thọ giáo riêng, ngoài ra một vị thầy không nên áp đặt quan điểm và học thuyết của mình cho người khác.

    “Tôi muốn nói thêm một lời về một điểm quan trọng khác rút ra từ Phúc Âm. Khi người ta suy nghĩ về ma quỷ – bởi lẽ từ này trở lại rất thường xuyên trong nhiều bản văn Kinh thánh – điều quan trọng là không nên nói đến khái niệm ấy như một sức mạnh của “cõi bên kia”, vĩnh hằng, độc lập và tự quyết tồn tại như một sức mạnh tiêu cực tuyệt đối. Cách diễn tả ấy tốt hơn nên liên kết với các xu hướng và xung động tiêu cực nằm sâu trong mỗi người chúng ta. Tôi đã tranh luận điểm này với cha Laurence và dường như cha đồng ý với cách giải thích đó. Nếu không, mọi ý niệm về quỷ Satan trở thành một khu vực rộng lớn của sự lầm lẫn. Bản thân tôi, tôi tò mò muốn biết quan điểm của Kitô giáo truyền thống về bản chất của quỷ Satan, tôi không tài nào hình dung ra được !”

    Lời chú giải về bài đọc Phúc Âm

    Cha Laurence : Thưa Đức ngài, tôi xin được giới thiệu với ngài, hai vị sẽ tham gia vào cuộc thảo luận sáng nay. Trước tiên, đó là Phu nhân Maureen Allen, thực hành tĩnh tâm thiền định từ ba mươi năm và đã giúp chúng tôi nhiều để chuẩn bị cuộc hội thảo này bằng sự liên lạc với Văn phòng Tây Tạng ở Luân Đôn. Kế đó là Ông Peter Ng từ Singapore và là giám đốc đầu tư của Singapore Investment Corporation và trên một bình diện tâm linh hơn, là một trong các giám đốc của Trung Tâm Chirtian Meditation Center tại Singapore cùng đi với vợ là bà Patricia. Tôi muốn Ông Peter trình bày điểm đầu tiên của cuộc thảo luận.

    Peter Ng : Thưa Đức ngài, câu hỏi tôi muốn đặt ra khá sơ đẳng. Nó liên quan mục đích và con đường của cuộc sống tâm linh trong viễn cảnh Phật giáo, cũng như phương cách mà ngài quan niệm việc thiền định trên một điểm duy nhất như trợ lực cho sự phát triển tâm linh. Trong viễn cảnh Kitô giáo, mục đích của đời sống tâm linh của chúng tôi, số mệnh của chúng tôi, như cha Laurence đã nói, là tham dự vào hữu thể của Thiên Chúa. Đối với chúng tôi, đường (hay đạo) là chính Đức Giêsu, Giới răn hay giá trị tối thượng để theo Đức Giêsu chính là tình yêu. Quả thật, với tư cách là những Kitô hữu thực hành thiền định, sự thiền định là con đường tình yêu đối với chúng tôi. Chính cha John Main đã dạy chúng tôi về sự thiền định như thế. Bằng sự thiền định, chúng tôi thiết lập một mối quan hệ cá nhân với Đức Giêsu và phát triển tình yêu để đạt đến sự viên mãn của tình yêu là chính Thiên Chúa.

    Xin ngài giải thích cho chúng tôi mục đích của đời sống tâm linh là gì theo quan điểm Phật giáo : có một giáo huấn Phật giáo tương đương với giáo huấn tình yêu là đạo hay không và ngài có quan niệm sự trầm tư như một trợ lực của đời sống tâm linh đó không ?

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Để trả lời cho câu hỏi của bạn, có lẽ cần phải trình bày Bốn yếu tố của lòng tốt và hai mục đích mà một cá nhân mong ước. Một trong hai mục đích là hạnh phúc bình thường, ở bình diện thông thường ; mục đích kia là đạt đến sự viên mãn giải thoát tâm linh, niết bàn. Phương tiện để đạt đến hạnh phúc bình thường là tích lũy của cải vật chất trong khi phương tiện thích hợp để đạt đến giải thoát và sự viên mãn tâm linh là sự thực hành chánh pháp. Trong trường hợp của bạn, hai mục đích ấy dường như hội tụ bởi lẽ bạn là ông chủ nhà băng (ngân hàng) ! Trong ngôn ngữ Tây Tạng, từ ngữ tương đương với Phật pháp là choš có nghĩa là “chuyển hóa” hay “sức mạnh”. Lòng từ bi về nhiều phương diện là nguyên tắc căn bản của Pháp ; tuy nhiên, lòng từ bi gắn liền không thể tách rời với Trí Huệ. Đạo hay Pháp, đó là sự kết hợp của Trí Huệ và lòng từ bi.

    Khi người ta nói về lòng từ bi và trí huệ (minh triết) hoặc về lòng từ bi và trí năng hay sự hiểu biết phải hiểu rằng chúng tôi còn muốn nói đến những trình độ và kiểu mẫu hiểu biết và trí huệ khác nhau. Một cách tổng quát, người ta phân biệt hiểu biết quy ước gắn liền với lãnh vực kinh nghiệm hằng ngày, và hiểu biết tối hậu liên quan đến những phương diện sâu xa nhất của thực tại. Dĩ nhiên, đối với Phật tử, “chân lý tối hậu” quy chiếu vào bản chất tối hậu của thực tại mà người ta chỉ thị bằng anatman (vô ngã hay không yếu tính). Tóm lại, khi các Phật tử nói về bản chất tối hậu của thực tại, họ có ngay trong đầu học thuyết sunyata, Chân Không.

    Một cách tổng quát, không có gì là của riêng Phật giáo trong việc thực hành sự thiền định tập trung trên một điểm và những kỹ thuật khác nhau được dùng để phát triển năng lực ấy. Các truyền thống tâm linh lớn của Ấn Độ Phật giáo hay không Phật giáo đều có chung những kỹ thuật ấy. Đặc điểm của việc áp dụng khả năng tập trung vào một điểm duy nhất là nó cho phép người thực hành tâm linh tập trung tinh thần trên một đối tượng chọn trước, không bị rối loạn bởi sự phân tâm. Cần phải thấy rõ sự tập trung tinh thần trên một điểm duy nhất ấy là một từ ngữ phân loại, trong khi samatha (chánh định trong ngôn ngữ sanskrit) nói đến một trạng thái hướng thượng của tinh thần. Trong đời sống hằng ngày, chúng ta đều biết mọi trạng thái chóng qua của việc tập trung trên một điểm duy nhất, từ đó chúng ta có thể phát triển khả năng ấy với việc áp dụng các kỹ thuật thích hợp cho sự thiền định. Tình trạng phát triển và tinh luyện khả năng ấy là samatha. Khi áp dụng các kỹ thuật thiền định, khi bồi đắp và tinh luyện sự tập trung nhất điểm ở nội tâm, các bạn có thể phát triển không chỉ sự ổn định sâu xa của tinh thần – vì như thế, bạn thoát khỏi tình trạng thường bị phân tâm làm năng lực tâm lý của bạn phân tán và tan tác – nhưng còn phát triển sự cẩn trọng sâu xa. Vậy, các kỹ thuật ấy cho phép tập trung năng lực tâm lý đồng thời phát triển sự ổn định và sáng suốt của các bạn. Vì khi đạt được sự phát triển hai đức tính đó, các bạn có thể điều khiển rất hiệu quả tinh thần trên đối tượng của sự thiền định : lòng từ bi, trí huệ hay một đối tượng khác.

    Nếu chúng ta nhìn kỹ, chúng ta nhận thấy trong tinh thần có hai yếu tố chính ngăn cản chúng ta phát triển đầy đủ khả năng tiên thiên tập trung trên nhất điểm. Một là tình trạng chia trí và phân tán của tinh thần giữ các bạn trong một tình trạng kích động và ngăn cản các bạn đạt đến một ổn định nào đó. Đó là trở ngại chính đối với việc duy trì sự ổn định sâu xa. Một trở ngại khác là hôn trầm tâm lý. Ngay cả khi các bạn thắng được sự phân tán tâm thức và tìm thấy được chút ít ổn định, tinh thần các bạn đôi khi lại thiếu sự chăm chú. Vậy thì các bạn đã đạt đến một tình trạng tinh thần cách ly, tạm thời thoát khỏi tình trạng chia trí, nhưng nó lại thiếu động lực và sức sống. Đó là một kiểu tinh thần bay lượn, “lâng lâng”. Trong thuật ngữ Phật giáo người ta gọi đó là sự suy nhược, sự hôn trầm của tinh thần. Hai trở ngại này phải được vượt qua. Khi các bạn vượt qua được sự hôn trầm tinh thần, ngoài sự ổn định, các bạn đạt đến sự sáng suốt và sức mạnh sâu xa. Và khi liên kết hai sức mạnh ấy, các bạn sẽ có được sự ổn định cần thiết để cố định tinh thần trên đối tượng và có được sự chăm chú cần thiết để dồn mọi năng lực tinh thần để thâm nhập bản chất của đối tượng.

    Phu nhân Allen : Trong lúc này đây, tôi chính là sự minh họa hoàn hảo của tinh thần phân tán, tôi rất sợ điều này !

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Dĩ nhiên mọi người đều có ấn tượng ấy ! Khi chúng ta thảo luận thành nhóm, tôi nghĩ rằng phần lớn chúng ta đều có tinh thần trong thế giới hoặc cảnh giới phân tán. Còn khi chúng ta thiền định, tinh thần ở trong thế giới hôn trầm tâm linh !

    Phu nhân Allen : Trong cuộc thảo luận hôm nay có một điều mà tất cả chúng tôi đánh giá cao. Đó là Đức ngài là hiện thân của hạnh phúc. Thật là một ân huệ đối với các Kitô hữu vốn đã học cách coi mình là những người tội lỗi khốn khổ, Đức ngài nói về lương thực tâm linh và chúng tôi phải cám ơn Ngài đã dọn cho chúng tôi một đại tiệc. Về câu hỏi của tôi, tôi sẽ biết ơn ngài nếu ngài đẩy xa hơn ý tưởng về đại vũ trụ. Ngày xưa, khoa học và tôn giáo đi theo những con đường tách biệt nhau ! Nhưng hình như ngày nay chúng đang trên đường hòa hợp. Trong Kitô giáo Phương Tây, định nghĩa hay định nghĩa lại Thiên Chúa đặt ra những vấn đề. Tôi không nghĩ rằng những người có mặt ở đây còn hình dung Thiên Chúa như một ông già có một bộ râu bạc trắng trên các tầng trời mặc dù tôi e rằng luôn luôn có người nghĩ như thế ở nhiều nơi trên thế giới. Hôm qua, Đức ngài đã cho chúng tôi một sự mô tả tuyệt vời và hiện đại về Thiên Chúa ; chúng tôi biết ơn ngài về điều đó. Ngài có thể triển khai ý niệm lệ thuộc lẫn nhau (tương duyên) bởi lẽ rõ ràng ngày nay là những thành viên nhân loại, chúng ta lệ thuộc nhau một cách hữu cơ. Chúng ta đã quan sát trái đất từ mặt trăng. Và khoa học càng ngày càng nói sự lệ thuộc nhau trong thiên nhiên. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ hiểu lệ thuộc nhau trong cùng một tinh thần là gì – hiểu theo tâm lý và cảm xúc. Tôi tin rằng chúng tôi có thể rút ra điều bổ ích từ những soi sáng của Đức ngài.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Tôi nghĩ trước tiên điều quan trọng nhất là phải hiểu chúng ta muốn nói gì qua từ ý thức. Bản chất của ý thức, hay tri thức – tiếng Tây Tạng là shepa – không có chút gì là vật chất : nó không có hình thức vật chất, không thực thể, không màu sắc. Vậy nó không thể định lượng bằng các thuật ngữ khoa học và không là đối tượng tìm tòi của khoa học thông thường. Thay vì là bản chất vật chất, ý thức có bản chất của một “kinh nghiệm thuần túy và đơn giản” hoặc “tri thức thuần túy và đơn giản”.

    Khi tôi nói “Tôi biết” hoặc “Tôi có ý thức”, dường như có một tác nhân “Tôi” hàm ngụ trong hoạt động biết hoặc có ý thức ; nhưng điều chúng ta muốn nói bằng từ ý thức là khả năng chi phối hành động biết hoặc có ý thức. Nói cách khác, nó là hoạt động hay quá trình của chính sự hiểu biết và nếu đúng như thế, nó là “ý thức thuần túy và đơn giản” hay “tri thức sáng ngời”. Thông thường chúng ta kết hợp khả năng ấy với một đối tượng bên ngoài hoặc đối với một cảm giác dễ chịu hay khó chịu. Như thế dù chúng ta suy nghĩ với các ý niệm hoặc đơn giản chỉ có một kinh nghiệm cảm giác, ý thức tự nó khởi lên với hình thức hay hình tướng của một đối tượng và do đó chúng ta thường không nhận ra ý thức như “ý thức thuần túy và đơn giản” hoặc “tri thức trong trẻo và sáng ngời”. Tóm lại, trong cuộc sống thường nhật, ý thức bị trói buộc trong những biểu hiện nhị nguyên của đối tượng và chủ thể.

    Trong một ý nghĩa nào đó, người ta có thể nói chúng ta chỉ có kinh nghiệm về ý thức đã được đối tượng tô màu. Chúng ta biết chúng ta có tri giác về một vật màu xanh thì gần như là chính sự tri giác cũng màu xanh. Tuy nhiên, có thể có kinh nghiệm về bản chất chủ yếu ấy của ý thức – sự chiếu sáng thuần khiết, kinh nghiệm thuần khiết, tri thức thuần khiết mà tôi đã nói – bằng nỗ lực có ý thức bỏ ra ngoài tâm thức mọi thứ công thức, ý niệm, hồi ức và nhất là những vướng víu của giác quan. Như thế, trong lúc vẫn duy trì sự tập trung sâu sắc, và nếu người ta thành công trong việc chấm dứt mọi nhiễu loạn trong tâm thức – các tiến trình tư tưởng bằng ý niệm và các công thức thúc đẩy chúng ta tìm kiếm các kinh nghiệm giác quan – thì người ta có thể bắt đầu nhận ra một bình diện sâu sắc hơn. Sự kiện hoàn toàn bị cách ly làm cho tiến trình tư tưởng không phát triển. Cần giữ vững sự tập trung bằng việc từng bước làm cho sự thăng trầm giao động của tư tưởng và kinh nghiệm giác quan của tâm thức phải ngừng lại. Lúc đó, có thể nhận ra bản chất chủ yếu của tâm thức. Lúc đầu, khi các bạn có kinh nghiệm lần đầu tiên về điều ấy, kinh nghiệm ấy hiện ra đối với các bạn như một thứ rỗng không. Nhưng qua thực hành, có thể kéo dài khoảnh khắc đó. Từ từ, với sự tiến bộ trong việc thiền định, các bạn có thể kéo dài thời gian kinh nghiệm. Lúc đó, bản chất chủ yếu của tâm thức, sự trong trẻo, sáng suốt sẽ ngày càng tỏ hiện. Đó là cách mà ta có thể nhận ra bản tính cốt yếu của ý thức đối lập với ý thức thông thường bị trói buộc với thực tại vật lý.

    Về sự lệ thuộc lẫn nhau của ý thức và vật chất, các Phật tử nói rằng chính tâm thức và những động lực xuất phát từ tâm thức xác định một cách thực tiễn hành động và thái độ của cá nhân. Mọi hành động, dù cho tầm quan trọng của nó thế nào, đều có một hậu quả và để lại một dấu vết trong tâm thức. Và hành động ấy tác động trực tiếp đến kinh nghiệm và chính thế giới trong đó cá nhân biến chuyển. Còn đối với cá nhân này, thế giới cũng đã đổi thay. Chính trên nền tảng đó, Phật giáo giải thích bản chất lệ thuộc lẫn nhau (tương tác) của tinh thần và vật chất hay của tinh thần và thể xác. Một cách tự nhiên, trong Phật giáo, người ta đưa ra từ nghiệp (Karma). Cho dù học thuyết của nghiệp nói về dấu vết hoặc tiềm năng đã để lại trên tinh thần – tiềm năng ấy được truyền lại bằng cách nào và động lực của nó vận hành ra sao – điểm chủ yếu là trong thực tế, hành động hay thái độ đều được tác động bởi một trạng thái tâm thức.

    Trong Phật giáo, nhất là Phật giáo đại thừa, điều đầu tiên là phạm trù nhân quả. Trong trường hợp này, sự tương tác theo đường thẳng : một số nguyên nhân và điều kiện sinh ra một số hậu quả. Sự tương tác nguyên nhân và điều kiện (duyên khởi) là quan niệm chung của mọi trường phái Phật giáo. Có một cách hiểu thứ hai, trong đó sự lệ thuộc lẫn nhau (duyên khởi) được xét dưới góc độ sự lệ thuộc hỗ tương, qua lại trong đó một số hiện tượng có quan hệ qua lại với những hiện tượng khác. Có một thứ quan hệ hỗ tương. Điều này được minh họa rất rõ trong ý tưởng “toàn thể” và “các thành phần”. Không có các thành phần, không thể có một “toàn thể” ; không có toàn thể thì cũng không thể có các thành phần. Như vậy, có một sự lệ thuộc hỗ tương. Cách tiếp cận thứ ba của nguyên tắc lệ thuộc lẫn nhau quy chiếu vào tính đồng nhất : tính đồng nhất của một biến cố hay một vật cá biệt lệ thuộc vào bối cảnh hay môi trường của nó. Trong một nghĩa nào đó, tính đồng nhất được xem như sự khởi xuất : nó không tuyệt đối, mà tương đối. Một số sự việc và biến cố có sự đồng nhất trong tương quan với những sự việc và biến cố khác. Trên đây là ba trình độ hoặc ba cách thức khác nhau khi xem xét nguyên tắc lệ thuộc lẫn nhau.

    Cha Laurence : Tôi muốn liên kết với phần mô tả tường tận về ý thức bằng việc áp dụng một cách hiểu của Kitô giáo đặc biệt về “tinh thần của Đức Kitô”. Các Kitô hữu tin rằng ý thức nhân loại của Đức Kitô ở với chúng tôi và ở trong chúng tôi. Bằng việc tĩnh tâm thiền định, kinh nghiệm chủ yếu của Kitô hữu là đạt đến sự cởi mở ý thức của mình ra với ý thức của Đức Kitô. Chúng tôi tin rằng tinh thần của Đức Kitô hiện nay, ý thức nhân loại của Đức Kitô hiện nay hiện hữu trong điều kiện mà Đức ngài mô tả như sự thuần khiết tuyệt đối và sự đơn nhất không phân tán. Nếu ngài cho phép, tôi xin trình bày ngắn gọn phương cách một Kitô hữu phải gặp gỡ và hiểu biết Đức Kitô như thế nào để đem lại sự giải thoát bản thân và sự hoàn thành số mệnh của mình. Có lẽ Đức ngài sẽ nói với chúng tôi suy nghĩ của ngài về điều đó.

    Những giai đoạn một Kitô hữu phải đi qua để biết Đức Kitô bắt đầu từ thời thơ ấu với những câu chuyện người ta kể lại, với các bài đọc Kinh Thánh như ngài đã cùng đọc với chúng tôi. Về sau, chúng tôi đạt được sự hiểu biết và lĩnh hội Đức Giêsu trên các bình diện thần học, triết học và lịch sử. Kế đó, bằng việc tĩnh tâm, thiền định, chúng tôi bắt đầu có kinh nghiệm về sự cư ngụ bên trong, bởi lẽ Đức Giêsu không chỉ là một vị thầy thuộc về lịch sử đã qua, nhưng giờ đây Đức Giêsu còn hiện hữu sâu kín trong nội tâm của mỗi con người, đồng thời Chúa hiện diện trong vũ trụ, Chúa ở bên ngoài thời gian và không gian và vì vậy Chúa ở mọi nơi và mọi lúc. Nhưng để hiểu trọn vẹn Đức Kitô là thầy, là Đường như thế nào, chúng tôi phải trở về Kinh Thánh trong đó Đức Giêsu nói với chúng tôi Ngài là Đường và tự ví mình như cánh cửa. Chúng tôi bước qua cửa đó. Ngài là con đường chúng tôi vượt qua. Con đường không đến chính Ngài, nhưng luôn luôn dẫn đến Cha. Ví dụ như trong thánh lễ, chúng tôi nói rằng chúng tôi đến với Cha “bởi Đức Giêsu với Ngài và trong Ngài”. Với ý nghĩa đó, Đức Giêsu là Thầy, tôn sư, Đường (Đạo) nhờ sự trú ngụ của ý thức Ngài trong chúng tôi. Đó là sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa. Khi hợp nhất trọn vẹn với tình yêu Thiên Chúa, ý thức của Đức Kitô là một kinh nghiệm tình yêu đối với chúng tôi. Đức ngài có thể nói với chúng tôi quan niệm đó về ý thức gợi lên cho Đức ngài điều gì ?

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Trong khi vẫn quan tâm đến những lời chú giải của tôi hôm qua về sự quan trọng phải nêu lên những đặc điểm khác nhau tế nhị phân chia các truyền thống tôn giáo ở một bình diện sâu xa, tôi vẫn thấy ở đây một sự tương đồng với sự thực hành Phật giáo. Tuy nhiên không nên đẩy sự tương đồng ấy đến cực độ. Như một câu châm ngôn Tây Tạng có nói : “Đừng cố sức đặt cái đầu con trâu trên thân của con cừu”. Cũng thế, Nagarjuna một vị thầy nổi tiếng của Ấn Độ ở thế kỷ thứ II nhận xét trong các bài viết triết học rằng nếu người ta đã quyết chí làm cho hai vật bằng nhau, thì người ta có thể tìm thấy những điểm chung của bất cứ vật nào ! Đẩy đến cực độ thì toàn bộ thế giới hiện tượng có thể giản lược vào một thực thể duy nhất, thậm chí một vật duy nhất.

    Nói như thế, nhưng tôi vẫn thấy có một sự tương đồng thật sự với sự thực hành đạo Phật. Trong Phật giáo, có ý tưởng bản tính của Phật, được gọi là tathagata-garbha, chủng tử hay hạt giống của sự hoàn thiện viên mãn. Mặc dù có những ý kiến khác nhau về bản chất của chủng tử Phật tính hay bản chất của Phật, thì bản tính ấy ruốt cuộc là bản tính của tinh thần, một tính chất tồn tại trong mỗi người chúng ta. Và tathagata-garbha liên quan đến sự sáng ngời ban đầu, yếu tính thuần khiết, tiềm năng làm cho chúng ta có thể vượt qua mọi sự bất toàn để đạt đến sự giải thoát. Một trong những nền tảng cho phép khẳng định sự hiện diện Phật tính ở mỗi người chúng ta là khả năng cảm thông của con người. Một số người có cảm thông mạnh hơn những người khác ; nhưng mỗi người đều có khả năng cảm thông tự nhiên. Phật tính ấy, chủng tử giác ngộ hoàn thiện ấy thì bẩm sinh. Đó không phải là một vật cần được vun trồng ; nó có đó và thường hằng hiện diện.

    Tuy nhiên, để đạt đến sự hoàn thiện, một người hành đạo chỉ có bản tính đó chưa đủ ; tính Phật phải được phát triển trọn vẹn mọi tiềm năng. Để thực hiện điều đó, cần phải có sự giúp đỡ. Trong sự thực hành đạo Phật, các bạn cần sự trợ giúp của một người dẫn đường đã giác ngộ, của một tôn sư hoặc của một vị thầy. Người ta sẽ nhận thấy các bản văn Phật giáo thường chỉ vị thầy như cánh cửa qua đó các bạn nhận được phước lành của Đức Phật. Qua cửa ấy, các bạn bước vào sự hiệp thông và tiếp xúc với Đức Phật. Nhờ kết hợp sự hướng dẫn có kinh nghiệm của Thầy với sự hiện diện của Phật tính trong các bạn, Phật tính này sẽ được tác động và bạn trở nên có khả năng hoàn thiện và đáp ứng tiềm năng tròn đầy của Phật tính. Tôi nghĩ rằng điều này rất gần với ý tưởng Cha Laurence vừa mới diễn tả.

    Đối với những người hành đạo Kitô giáo – mặc dù mỗi người chúng ta đều có phần trong bản tính Thiên Chúa – chính nhờ Đức Kitô, nhờ Đức Giêsu mà các bạn hoạt động, sử dụng đầy đủ trọn vẹn và hoàn thiện thiên tính trong các bạn. Nhờ Đức Giêsu, thiên tính ấy được triển nở trọn vẹn và hiệp nhất, trở nên một với CHA. Người ta lưu ý rằng ngay cả trong Phật giáo, để diễn tả sự hoàn thành viên mãn Phật tính – Tính giác ngộ – đôi khi người ta nói người ta trở thành “cùng một mùi vị” với cái bao la của dharmakaya (Pháp thân). Thành “cùng một mùi vị” chính là trở nên không thể tách rời với trạng thái của dharmakaya. Tuy nhiên, tính đồng nhất của cá nhân không vì vậy mà suy giảm.

    Cha Laurence : Cám ơn. Thật là rõ ràng, và tôi nghĩ rằng cái đầu con trâu vẫn sẽ ở trên mình con trâu.

    Peter Ng : Thưa Đức ngài, tôi xin đặt một câu hỏi liên quan đến sự truyền giáo của Kitô hữu. Ngài khuyến khích những người hành đạo tâm linh giảng dạy về tâm linh để giúp đỡ những người khác thăng tiến, nhưng đồng thời, ngài nói rằng một người muốn giảng dạy cần phải có một mức độ kinh nghiệm nào đó, và một sự lãnh hội sâu xa điều mình giảng dạy. Đây là một vấn đề mà nhiều người chúng tôi ở đây quan tâm vì chúng tôi điều hành các nhóm thực hành thiền định Kitô giáo, nghĩa là chúng tôi đang giảng dạy những người khác. Làm thế nào biết được chúng tôi có khả năng điều hành một nhóm thực hành sự trầm tư ?

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Một cách tổng quát, ngoài những trường hợp mù quáng về chính mình, tự mình có thể lượng giá trình độ tinh thần của mình tất nhiên không phải trong những chi tiết nhỏ nhất, nhưng trong một đại thể. Nếu một người điều hành hay giảng dạy là một hành giả chân chính thì chắc chắn động cơ của người ấy sẽ thuần khiết – và động cơ là một nhân tố chính. Chính vì thế mà một cá nhân có thể phán đoán tình trạng tinh thần của riêng mình và xem mình làm thầy dạy có thích hợp không. Một người thứ ba rất khó phán đoán xem một người nào đó có thích hợp hay không với vai trò làm thầy. Nói chung, phán đoán trình độ tâm linh của một người khác vô cùng khó khăn, nếu không nói là không thể. Sở dĩ như thế vì trình độ hoặc sự thành tựu tâm linh của người khác trong một chiều hướng nào đó hoàn toàn không thể hiểu thấu được. Tuy nhiên, có thể phán đoán trình độ tâm linh của người khác bằng những từ ngữ rất tổng quát. Khi các bạn giao thiệp với một người lâu ngày, thỉnh thoảng các bạn thoáng thấy trình độ tâm linh của người đó qua việc quan sát thái độ, cung cách, ngôn từ, cách hành động với người khác…

    Thấy một người ứng xử một cách rất tâm linh chỉ một lần chưa đủ. Phải là một thái độ đều đặn có thể được quan sát nhiều lần. Nếu các bạn nhận thấy sự lâu bền của những đặc tính như thế, lúc đó các bạn có thể kết luận một mức độ nào đó của sự trưởng thành tâm linh. Trong các kinh Phật, Đức Phật sử dụng đại dương làm một loại suy. Khi các bạn nhìn xuống đại dương, Đức Phật nói, và cố gắng nhận ra một con cá, các bạn chỉ nhận ra cá khi nào đại dương yên tĩnh và có cá đang bơi dưới nước. Nhưng khi sóng đến, một đôi khi các bạn có thể thoáng thấy một con cá. Cũng thế, Phật tuyên bố rằng trình độ thành tựu của một vị Bồ Tát, đặc biệt trình độ từ bi có thể được nhận thấy – có lẽ không phải một cách dứt khoát nhưng bằng lý luận quy nạp – qua việc đánh giá cách thế mà vị Bồ Tát nam hay nữ ứng xử trong những hoàn cảnh, môi trường và những trường hợp đặc biệt.

    Cha Laurence : Chúng ta có thể kết thúc buổi họp với một câu hỏi của nhiều người. Câu hỏi này do một nhóm thảo luận đặt ra, có liên quan đến bất bạo động. Người ta hỏi có phải lòng từ bi chứa đựng một yếu tố tích cực, hoặc nó tiêu cực ? Lòng từ bi có thể đòi hỏi một hành động bạo lực không ? Tôi giả sử nếu các bạn thấy một người sắp sửa phạm một hành động xấu – ví dụ như làm nổ tung một ngôi nhà, người ta vì lòng từ bi có thể sử dụng vũ lực để ngăn chặn hắn không ?

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Lòng từ bi bao hàm một yếu tố tích cực là hoàn toàn đúng và đem lại một khả năng sử dụng sức mạnh nếu như người ta cho là thật sự cần thiết. Điều này được minh chứng rõ ràng trong các truyện jatakas (truyện tiền thân), một tiền kiếp của Đức Phật trong đó Ngài sinh ra làm thương gia. Trong lúc đi qua sông trên một con đò, vị Bồ Tát thấy mình ở vào một hoàn cảnh khó xử : kẻ lái đò là một tên sát nhân đã dự tính giết chết bốn trăm chín mươi chín hành khách trong đêm đó. Để xử lý tình hình ấy, không có cách nào khác hơn phải trừ khử tên sát nhân. Và vị Bồ Tát đã nhận trách nhiệm ấy. Ông đã tham gia một hành động không chỉ cứu mạng sống của bốn trăm chín mươi chín người, mà còn vì lòng từ bi cứu vớt tên sát nhân tiềm tàng tránh được sự đối đầu tất yếu với những hậu quả tiêu cực của vụ sát nhân hàng loạt. Đối với một Phật tử, sự hy sinh của vị Bồ Tát chủ yếu nhận về phần mình hành động tiêu cực giết người và đối đầu với những hậu quả của hành động ấy.

    Như thế, khi nói về bạo lực, chúng ta phải hiểu mình đang nói về một hiện tượng mà trong thực tiễn không ai có thể tiên đoán hậu quả. Ngay cả khi động lực của người hành động thuần khiết và tích cực, nếu đã sử dụng đến bạo lực thì khó tiên đoán mọi hậu quả. Tuy nhiên, nếu các bạn rơi vào một tình thế đòi hỏi phải hành động công khai bằng sức mạnh để tự vệ, thì các bạn phải đáp trả một cách thích hợp. Trong bối cảnh đó, điều quan trọng là phải hiểu rằng lòng khoan dung và nhẫn lại không có nghĩa là chịu khuất phục hoặc nhượng bộ trước sự tấn công. Lòng khoan dung đúng nghĩa phải là một câu trả lời thung dung của các bạn đối với một tình thế mà bình thường người ta hay phản ứng bằng một cảm xúc mạnh mẽ và tiêu cực như giận dữ hay thù hận. Điều này hiện ra rõ ràng trong từ ngữ Tây Tạng sošpa có nghĩa đen là “có khả năng chịu đựng”.

    Rõ ràng nhất là trường hợp của lòng khoan dung khi các bạn dửng dưng với sự đau khổ người ta gây ra cho mình, đây là một trong ba loại nhẫn nại đã bàn đến ở trên. Người ta có thể hiểu sai lầm phải nhượng bộ chịu đựng mọi đau khổ mà người khác gây ra cho bạn – như thể chúng ta phải luôn hoan hỷ nói rằng : “Nào, các bạn cứ làm tôi đau khổ đi !” Không phải là như thế, nhưng đúng hơn đây là một trạng thái tinh thần can đảm giúp chúng ta ít bị tác động bởi những sự cố. Nó làm cho chúng ta tránh được sự đau khổ khi chúng ta gặp đau khổ thể xác. Nó không có nghĩa chúng ta luôn hoan hỷ nhượng bộ.

    Cũng dễ hiểu khi người ta có một ý niệm sai lầm về lòng khoan dung. Tôi đã gặp những người Tây Tạng đã đọc cuốn Bồ Tát đạo trong đó nói rất kỹ về lòng khoan dung và họ nói với tôi : “Nếu chúng ta thực hành lòng khoan dung thì đất nước Tây Tạng sẽ không bao giờ giành được nền độc lập !” Nhưng đối với họ, lòng khoan dung là một thái độ đầu hàng hoặc buông trôi.

  20. #20

    Mặc định

    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ CHÚA GIÊSU

    PHẦN THỨ TÁM


    Cha Laurence : Thưa Đức ngài. Chúng tôi còn được hân hạnh tiếp đón ngài ở giữa chúng tôi. Trong buổi họp này, xin ngài chú giải hai đoạn Phúc Âm sau cùng, cả hai đều của Thánh Gio-an. Đoạn đầu liên quan đến Đức tin và đoạn thứ hai là một bài tường thuật về sự Phục Sinh.

    “Tuy nhiên Đức Giêsu lớn tiếng nói : “Ai tin ở Ta, không chỉ tin ở Ta, mà ở Đấng đã sai phái Ta ; và ai thấy Ta, thấy Đấng đã sai phái Ta. Ta đã đến thế gian này như là ánh sáng ; vậy ai tin ở Ta không sống trong bóng tối. Nếu người nào nghe lời Ta mà không tuân giữ thì không phải Ta sẽ kết tội họ ; bởi lẽ Ta không đến để kết tội thế gian, nhưng để cứu thế gian. Ai khinh bỉ Ta và không chấp nhận lời Ta đã bị kết tội rồi : lời Ta nói ra, chính lời ấy sẽ xét xử trong ngày sau hết. Quả thật, không phải chính Ta tự mình đã nói ra nhưng Cha, Đấng sai phái Ta đã truyền lệnh Ta phải nói gì hay dạy gì. Và Ta biết lệnh truyền của người, đó chính là sự sống đời đời. Vậy các lời Ta nói thì như Cha đã nói với Ta sao, Ta cũng nói vậy.” [Gio-an 12, 44-50]

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : “Đoạn kinh trích từ Phúc Âm của Thánh Gio-an theo tôi có lẽ là một đoạn quan trọng của Kinh Thánh. Điều đầu tiên làm tôi xúc động, vì nó gần giống với một đoạn văn đặc biệt của Kinh Phật trong đó Đức Phật tuyên bố người nào thấy được nguyên lý nhân duyên sinh người ấy nhìn thấy Pháp và người nào nhìn thấy Pháp, người ấy thấy được Phật Như Lai (Tathagata). Bởi thế với sự hiểu biết bản tính của nhân duyên sinh và Pháp, người ta biết được bản chất chân thực của Phật tính. Một khía cạnh khác của vấn đề là tri giác thị giác đơn thuần thân thể của Đức Phật không đồng nhất với thị kiến chân thực về Đức Phật. Để thấy Phật chân thực, phải ý thức rằng Pháp thân (dharmakaya) Đức Phật là chân như. Có như thế mới gọi là thật sự nhìn thấy Phật. Cũng thế, đoạn Phúc Âm này xác nhận nhờ nhân cách lịch sử của Đức Kitô mà các bạn có kinh nghiệm về Cha, Đấng mà Đức Kitô biểu hiện. Đức Kitô là con đường dẫn đến sự gặp gỡ Cha.

    “Cũng ở đoạn Phúc Âm này, chúng ta gặp ẩn dụ về ánh sáng, có chung ở mọi truyền thống tôn giáo lớn. Trong bối cảnh Phật giáo, ánh sáng được kết hợp chặt chẽ với trí huệ và tri thức ; bóng tối là của vô minh và lầm lẫn. Điều này tương ứng với hai khía cạnh của đạo : khía cạnh phương pháp bao gồm những thực hành như lòng từ bi và khoan dung và khía cạnh trí huệ hay tri thức, một cái nhìn sáng tỏ thấu suốt bản tính của thực tại. Chính khía cạnh tri thức hay trí huệ của đạo mới là thuốc trị làm tiêu tan vô minh.

    “Về đoạn kinh này đồng thời xác nhận sự quan trọng của đức tin trong sự thực hành tâm linh của mỗi người, tôi nghĩ rằng đưa ra một vài lời giải thích về cách hiểu đức tin của Phật giáo là một điều hữu ích. Từ ngữ đức tin trong tiếng Tây Tạng là té-pa có lẽ gần với tin cậy hay tín thác. Truyền thống Phật giáo phân biệt ba loại đức tin khác nhau. Loại thứ nhất là sự thán phục dành cho một người đặc biệt hay một tình trạng đặc biệt. Loại thứ hai là đức tin ước muốn. Người ta tìm thấy ở đây ý niệm ganh đua. Các bạn ước muốn đạt đến tình trạng ấy. Loại thứ ba là đức tin xác tín.

    “Tôi nghĩ rằng ba loại đức tin đó đều có từ tương đương trong bối cảnh Kitô giáo. Như thế, môït Kitô hữu hành đạo đọc và suy nghĩ về cuộc đời của Đức Giêsu có thể cảm thấy một sự sùng tín và thán phục rất mạnh đối với Đức Giêsu. Đó là trình độ đầu tiên của đức tin, đức tin thán phục và sùng tín. Sau đó, khi lòng thán phục và đức tin ngày càng vững chắc, có thể đạt đến trình độ thứ hai, đức tin ước muốn. Nếu các bạn là Phật tử, các bạn khát vọng Phật tính. Còn với tư cách Kitô hữu, các bạn không sử dụng ngôn từ giống như thế, nhưng các bạn có thể nói rằng các bạn ước muốn đạt đến sự trọn hảo của Thiên tính, của sự hợp nhất với Thiên Chúa. Kế đó, một khi ước muốn ấy đã phát triển, các bạn sẽ đạt được một niềm xác tín sâu xa có thể thực hiện viên mãn một trạng thái như thế. Đó là trình độ thứ ba của đức tin. Tôi nghĩ rằng ba trình độ này đều áp dụng được trong bối cảnh Phật giáo và Kitô giáo.

    “Phật giáo không ngừng nhấn mạnh đến nhu cầu liên kết đức tin và lý trí để tiến tới trên con đường tâm linh. Nagarjuna, vị thầy Ấn Độ ở thế kỷ thứ II tuyên bố trong cuốn sách luận nổi tiếng của ngài, Tràng Hoa Quý Giá rằng đức tin và lý trí, hay đức tin và sự phân tích là những đòi hỏi của khát vọng tâm linh. Đức tin sẽ dẫn các bạn đến một trạng thái hiện hữu cao hơn, trong khi lý trí và sự phân tích dẫn các bạn đến sự giải thoát trọn vẹn. Trong bối cảnh của việc thực hành tâm linh, điểm quan trọng là đức tin phải có nền tảng là lý trí và sự hiểu biết.

    “Để phát triển một đức tin xuất phát từ lý trí hay sự hiểu biết, một người có khát vọng tâm linh bước đầu phải tỏ ra có sự cởi mở tinh thần. Do thiếu từ ngữ thỏa đáng, chúng ta có thể gọi đó là tình trạng hoài nghi lành mạnh. Khi các bạn ở trong trạng thái tinh thần cởi mở, các bạn có thể lý luận, và qua lý luận ; các bạn có thể triển khai một sự hiểu biết nào đó. Khi sự hiểu biết ấy được củng cố, nó sẽ sinh ra một xác tín, một niềm tin, một lòng cậy trông vào đối tượng ấy. Lúc bấy giờ đức tin, lòng cậy trông và sự tín nhiệm này sẽ rất vững chắc bởi vì nó cắm rễ trong lý trí và sự hiểu biết. Chính vì thế, chúng ta thấy Đức Phật trong các kinh điển khiển trách các môn đệ chấp nhận lời Ngài chỉ vì lòng tôn kính đối với nhân cách của Ngài. Đức Phật khuyến khích họ đem lời Ngài ra thử thách giống hệt một người thợ kim hoàn đem vàng ra thử trong lửa. Chỉ khi đó, họ mới hiểu mình có thể chấp nhận giá trị của lời Phật dạy hay không.

    “Trong đoạn Phúc Âm này, tôi nhận thấy một dẫn chứng về ánh sáng xua tan bóng tối, tiếp theo sau đó là một dẫn chứng về sự cứu độ. Để liên kết hai ý tưởng đó, tôi sẽ nói rằng bóng tối vô minh sẽ bị sự cứu độ chân thật, tình trạng giải thoát xua tan. Trong ý nghĩa ấy, có thể hiểu được ý nghĩa của sự cứu độ ngay cả trong bối cảnh Kitô giáo.

    “Xác định bản chất chính xác của sự cứu độ là một vấn đề phức tạp. Trong số các hệ thống tôn giáo khác nhau của Ấn Độ cổ xưa, nhiều người chấp nhận hình thức này hay hình thức nọ của ý niệm cứu độ. Trong ngôn ngữ Tây Tạng “cứu độ” là tharpa có nghĩa là “trả tự do” hay “tự do”. Các truyền thống khác không thừa nhận những ý niệm như thế. Một số trường phái khác chủ trương những ảo tưởng của tinh thần thì cố hữu hay nội tại và do đó chúng là một phần trong bản chất chủ yếu của tinh thần. Theo các trường phái này, không thể nào có được sự giải thoát bởi vì những điều tiêu cực và những ảo tưởng nội tại trong tinh thần và không thể tách rời khỏi tinh thần. Cả những người chấp nhận một ý tưởng về cứu độ hay giải thoát nào đó, cũng không thống nhất nhau về định nghĩa và các đặc tính của giải thoát. Ví dụ như, một số trường phái Ấn Độ cổ xưa, có khuynh hướng mô tả tình trạng cứu độ hay giải thoát bằng những từ ngữ chỉ không gian hoặc cảnh giới bên ngoài với những đặc tính tích cực, có hình thức như một chiếc dù lật ngược.

    “Tuy nhiên, nếu một số truyền thống Phật giáo chấp nhận ý niệm giải thoát, họ thích nhìn giải thoát như một trạng thái tâm thức hoặc tâm linh riêng cho mỗi cá nhân tức là tình trạng hoàn thiện tâm thức hơn là một cảnh giới bên ngoài. Phật giáo hoàn toàn chấp nhận ý niệm những tịnh độ của chư Phật, tình trạng thanh tịnh mà sự xuất hiện tùy thuộc vào nghiệp lực tích cực của cá nhân. Những người bình thường cũng có thể tái sinh và gia nhập những tịnh độ của chư Phật. Đối với các Phật tử, cảnh giới tự nhiên của chúng ta – trái đất hoặc hành tinh này – không thể coi như một thế giới hiện hữu hoàn hảo. Nhưng bên trong thế giới này, người ta có thể nói rằng có những cá nhân đã đạt đến Niết Bàn và giác ngộ trọn vẹn. Theo Phật giáo cứu rỗi hay giải thoát phải được hiểu như một tình trạng nội tại, một tình trạng của sự phát triển tâm thức.

    “Vậy các Kitô hữu quan niệm Thiên đàng như thế nào ?”

    Cha Laurence : Thiên đàng là kinh nghiệm của sự chia sẻ niềm vui, sự bình an và tình yêu của Thiên Chúa trong sự trọn hảo của khả năng nhân loại.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Vậy thì, Thiên đàng không nhất thiết kết hợp với một không gian vật lý ?

    Cha Laurence : Không ạ, chỉ vì người ta khéo tưởng tượng ra.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Ngược lại, người ta có thể mở rộng ra để hiểu khái niệm Hỏa ngục như một tình trạng tinh thần rất tiêu cực, lầm lạc ?

    Cha Laurence : Hoàn toàn đúng.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Điều đó có nghĩa là không cần phải cứ nghĩ đến Thiên đàng và Hỏa ngục như những cảnh giới bên ngoài ?

    Cha Laurence : Không, Hỏa ngục chính là sống trong sự chia lìa với Thiên Chúa mà tự nó là điều không chân thật. Đó là một trạng thái hư huyễn bởi lẽ không có gì có thể chia lìa khỏi Thiên Chúa. Tuy nhiên, nếu chúng ta nghĩ rằng mình đang tách lìa Thiên Chúa, lúc đó mình đang ở trong Hỏa ngục.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma : Trong Phúc Âm, Đức Giêsu nói : “Ta không đến để kết tội thế gian… Lời Ta nói ra, chính lời ấy sẽ xét xử.” Tôi nghĩ rằng lời này phản ánh rất rõ ý tưởng karma (nghiệp) của Phật giáo. Không hiện hữu một hữu thể độc lập ở “cõi cao xanh” làm trọng tài về những điều chúng ta phải sống và phải biết ; trái lại, có một chân lý chứa đựng trong chính nguyên lý nhân quả. Nếu các bạn hành động cách đạo đức hay mẫu mực, các bạn sẽ lãnh nhận hậu quả tốt đẹp. Nếu các bạn hành động cách tiêu cực hay ác độc, các bạn cũng phải chịu đựng những hậu quả của chúng. Chân lý của luật nhân quả là vị quan tòa chứ không phải một vật hữu thể hoặc một con người đưa ra lời phán xét. Các bạn hiểu điều đó như thế nào ?

    Cha Laurence : Trong Kinh Thánh người ta tìm thấy một ẩn dụ thi vị Thiên Chúa trừng phạt nhân loại vì tội lỗi của nó. Nhưng tôi nghĩ rằng giáo huấn của Đức Giêsu giúp chúng ta vượt qua hình ảnh Thiên Chúa trừng phạt và thay thế bằng hình ảnh Thiên Chúa yêu thương không điều kiện. Tội lỗi vẫn còn. Tội lỗi là một sự kiện. Nhưng hình phạt liên kết với tội lỗi nội tại trong chính tội lỗi. Thay vì nhấn mạnh trên nhân quả, mặc dù điều ấy có vẻ hợp lý, tôi nghĩ rằng một Kitô hữu nhấn mạnh trên ý chí tự do. Chúng tôi có sẵn một ý chí tự do trong các vấn đề ấy, ít ra trong một mức độ nào đó.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Kinh Vô Lượng Thọ Phật !
    By kinhdich in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 31-05-2012, 04:26 PM
  2. BÍ MẬT THÚ VỊ VỀ LINH HỒN LUYỆN NGỤC
    By satyaa in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 28-04-2011, 10:26 PM
  3. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 27-04-2011, 04:35 AM
  4. Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 23-03-2011, 05:15 PM
  5. Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 24-12-2010, 06:14 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •