Giỗ mẹ tháng ba diễn ra ở tất cả các ngôi Đền thờ Mẫu , nhưng trung tâm vẫn là Phủ Dầy , nơi giáng sinh cũng là nơi hóa của Thánh mẫu Liễu Hạnh , vào chính ngày mồng ba tháng ba

Nếu lễ hội tháng tám giỗ Cha tiến hành nghĩ thức rước trên sông gắn với các vị Thủy thần , thì tháng ba giỗ Mẹ lại là đám rước trên bộ .. rước từ Đền Mẫu đến chùa , gắn với sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh quy y , nhân đự bảo trì của Phật bà Quan Âm . Tương truyền trong cuộc chiến Sòng sơn Đại chiến giữa công chúa Liễu Hạnh và đạo sĩ của phái Đạo nội được triều đình phái tới , công chúa Liễu Hạnh bị mắc mưu của bọn Ddaojsix nên các phép màu bị mất hiệu nghiệm , tình thế nguy kịch , nhưng đã được Phật Bà Quan Âm ra tay cứu giúp . Từ đó Mẫu Liễu chịu nghe kinh , tuân pháp , nhận áo cà sa , mũ hoa sen , chuyển hóa từ bị , chuyên làm việc thiện . Truyền thuyết đã phản ánh sự thâm nhập giữa tín ngưỡng Thờ Mẫu và Đạo Phật dẫn dã , mở đường cho sự thâm nhập các Điện Mẫu vào các chùa và nghi thức rước Mẫu về chùa trong ngày ” Giỗ Mẹ ” trở thành nghi thức quan trong nhất . Ngày mồng 5 và ngày mồng 6 tháng ba Phủ Dầy đã diễn ra lễ rước từ phủ Thiên Hương và Vân Cát lên chùa Gôi và Chùa Dần . Bởi thế từ lâu dân gian đã lưu truyền :

” Bốn phương thu lại một nhà

Mồng 5 rước Mẫu thật là vui thay

Kiêu hoa võng giá đã đầy

Cờ đầu đã thoắt đến ngay chùa Dần “

Hội kéo chữ , kéo gậy hay Hoa trượng cũng là một tục lệ diễn ra trong hội Mẫu Phủ Dầy . Truyền thuyết vùng này về hội Kéo chữ gắn với sự tích bà Phùng ( Trần ) Thị Ngọc Đài , thái phi của chúa Trịnh Tráng . Việc kéo chữ được coi là nghi thức tôn vinh tạ ơn của bà Thái phi đối với Mẫu Liễu Hạnh , người đã phù hộ cho bà từ một con hát trở thành Thái Phi của chúa Trịnh . Thực ra tục kéo chữ , kéo gậy ở đây gắn với một hình thức nghi lễ cầu xin sự phán bảo của thần linh kiểu như nghi lễ ” Cầu cơ ” mà sau này dần dần được bác học hóa thành nghi thức giáng bút mang tính thưởng thức văn chương

Hầu bóng là một nghi lễ không thể thiếu trong ngày giỗ Mẹ vào tháng ba , nghi thưc shaauf bóng thuộc dòng đồng cốt này khác biệt nhiều với hình thức lên đồng của dòng Thanh đồng mang tính ma thuật trừ ma tà , thường diễn ra trong dịp giỗ Cha đặc biệt ở Kiếp Bạc

Như vậy , tục lệ tháng tám giỗ cha , tháng ba giỗ mẹ như điểm quy tụ nét đặc sắc nhất của nghi lễ hội hè của Đạo mẫu với người Việt . Ở đây, nó thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa quan niệm vũ trụ , luận nguyên sơ – âm dương tương khắc tương đồng . nguồn gốc tạo ra mọi hiện tượng vũ trụ , với hệ quy chiếu gia tộc trong ứng xử xã hội , gia đình , cha mẹ và con cái ” có âm dương , có vợ chồng , dẫu từ thiện địa cũng vòng phu thê” trích ” Nguyễn Gia Thiều ” được phóng đại và trở thành khung ứng xử xã hội , để từ giỗ cha mẹ , tổ tiên gia tộc treowr thành giỗ tổ Hùng Vương , giỗ Cha – Mẹ của Đạo Mẫu

Bài viết : Ngô Đức Thịnh

Cuốn Đạo mẫu Việt Nam