CHỮ "DUYÊN" :
đệ xin phép chia sẻ cách nghĩ về duyên thế này : Duyên theo quan điểm của đệ có 2 yếu tố đó là yếu tố con người (Nhân) và yếu tố thiên cơ (Thiên).
- Duyên để 2 người gặp được mặt nhau là yếu tố Thiên chiếm phần chủ đạo (đương nhiên vẫn có yếu tố nhân như tính cách, cách ăn nói mà 2 người đó bắt chuyện với nhau ..vv)
- Còn duyên đó có lâu dài bền vững được hay không, thiện cảm hay ác cảm .. là do yếu tố nhân chiếm phần chủ đạo

ví dụ cụ thể về vấn đề Duyên có tồn tại chữ Nhân :
+ Ví dụ có người viết thư làm quen bạn, bạn không trả lời thư hoặc viết thư từ chối xem như hết duyên. Nếu viết thư trả lời chấp thuận xem như là có duyên. ( Duyên ở đây ý đệ là sự gặp mặt và trò chuyện )
+ Hoặc giả như cô bé A thấy anh C tốt tính và bắt chuyện làm quen ảnh, trong khi cô gái B thì thấy anh C xấu trai nên thôi ai làm việc đó kệ ảnh (ôi chà, thị hiếu của mỗi người mỗi khác nhỉ ).
+ Cô gái A đang cần tìm một công việc, anh trai của cô gái A lại quen biết với anh chàng C, thế là anh trai cô ta giới thiệu anh chàng C cho cô gái A để cô ta nói chuyện và tìm được việc, sau đó cô A và anh C có thiện cảm với nhau
.... vv
Như vậy chữ Duyên có lẽ nó có ý nghĩa rất rộng mà liên quan đến con người đó chứ

Và có thể nghĩ thế này "Duyên" là cái thời điểm mà tại đó con người tạo nên một "Bước ngoặt". Đệ lấy ví dụ :
+ Ca sĩ Đan Trường có duyên với nghề ca hát ở một trường hợp vô tình khi Đan Trường làm công nhân, các anh em trong tổ cử đi tham gia văn nghệ công ty, thấy Đan Trường hát hay và khuyến khích Đan Trường tham gia vào lĩnh vực ca hát ... ( trong ví dụ này thì duyên bao gồm cả chữ nhân và cũng do thiên cơ nhưng thiên cơ chiếm phần chủ đạo )

CHỮ "PHẬN" :
* Khi đến một thời điểm nào đó mà chữ duyên được ràng buộc bởi một số trách nhiệm, bổn phận, lề luật lớn hơn thì nó được gọi là "phận". Lấy ví dụ luôn chữ phận, và ngay cả phận thì cũng có yếu tố con người
+ Cô gái A1 và anh chàng C1 sau 3 năm yêu nhau, thì đăng ký kết hôn trở thành vợ chồng, lúc này họ bị ràng buộc bởi luật pháp, và có một số trách nhiệm phải gánh vác, đây trở thành phận. Lúc này có muốn cắt đứt mối quan hệ thì cũng có thể nhưng phức tạp và rắc rối hơn lúc mới duyên chưa phận
+ Cũng có trường hợp khác như sau: Cô gái A2 và anh chàng C2 có thai với nhau trước khi cưới và cuối cùng vì cái thai đó mà họ phải mau chóng kết hôn, đây cũng là phận nốt
+ Lại trường hợp khác như sau : Cô gái A3 và anh chàng C3 yêu nhau đã 4 kiếp và họ thề ước đời đời kiếp kiếp làm vợ chồng, kiếp thứ 5 họ cũng yêu nhau và làm vợ chồng ( trường hợp này phận là do ý chí của họ hay phận là do ông trời quyết định nói cách nào cũng thấy có vẻ đúng hết )
+ Ca sĩ Đan Trường sau khi vào nghề ca hát 10 năm thì đã phải đi nhiều nơi trình diễn nhưng vì Đan Trường thích, có nhiều fan thích hoặc nhiều fan ghét, có xì căng đan hoặc tin ái mộ ..vv Đó là phận

TỔNG QUAN :
"Duyên" không phải là "định mệnh"
"Phận" không phải là "định mệnh"
Tam Tạng có duyên với cửa phật nhưng nếu Tam Tạng không đi thỉnh kinh thì Tam Tạng không thể thành phật

yếu tố duyên hay phận tuy có sự sắp đặt của ông trời nhưng chỉ mức tương đối thôi, hành động của con người quyết định gần một nửa.

ĐẶC BIỆT :
Một câu hỏi mà có lẽ nhiều người thắc mắc là : "Nếu nói như tôi thì chẳng có cái duyên nào hoàn toàn cho trời sắp đặt à, mà cái duyên nào cũng liên quan đến con người thế ???"
Trả lời : thực ra có duyên mà hoàn toàn chịu sự chi phối của trời. Lấy ví dụ
+ Có những thần đồng mới sinh ra mà đã biết nói 2-3 thứ tiếng ( cái này trời cho bắt nhận, họ không muốn giỏi cũng không được )
+ Có những người bẩm sinh có khả năng nghe được những âm thanh lạ ..vv

---
Cách nhìn nhận ở trên là của 2 vị tiền bối chỉ bảo lại cho đệ ( một vị là Pháp sư bùa ngải, và một vị khác là Chánh tọa Liên Hoa tự là thầy dạy võ thiếu lâm cho đệ ) và với cách nghĩ của đệ, đệ diễn tả lại. Sai thì huynh cứ chỉnh dùm đệ