Đây là phép luyện khí công rút ra từ bộ sách chuyên môn “chính nhất pháp văn tu chân yếu chỉ” (những điều hướng dẫn cần thiết trong phép tu luyện chân khí chính nhất). Tác giả là ai không rõ, ước đóan sách soạn trong thời kỳ nam bắc triều (năm 420-589). Nội dung gồm có “phép thu phục ánh sáng mặt trời, mặt trăng”, “quyết nhật-nguyệt” của thanh ngưu đạo sĩ, “phép nằm mạnh tiên mộ”, “quyết sáng tai tinh mắt”,”khí bam đầu”, “quyết phục khí”v.v…trong sách nhấn mạnh đến phép phóng ngoại khí để chửa bệnh cho mội người: một là phải chọn thì giờ, khí hậu để người đau cùng phối hợp, hai là phải có y đức: “chửa bệnh trước hết phải quên con đường làm tiền mà phải sẳn có tấm lòng cứu giúp” trong khi dùng phép khí công để chẩn đóan chửa trị tật bệnh tương đối đặc sắc có thể đi sâu nghiên cứu thêm.
1.công hiệu
khỏe mạnh thân thể, đề phòng tật bệnh.
2. phép luyện công
người phục nguyên khí bất kể sớm tối, hễ rãnh là có thể phục khí. Chỉ cần trời đất quang quẻ, khí trời ấm áp, mặt trời mọc lên cao 1 trượng (đơn vị đo độ dài cổ dài 4m, ta hay nói “mặt trời lên khỏi ngọn tre”) là có thể phục khí. Hướng về mặt trời, chắp tay vái 4 lần rồi nhắm mắt chỉ khẽ hé cho tia sáng như sợi chỉ tím lọt qua, giữ ánh sáng lại trong con mắt xuống tận mũi, miệng. tưởng tượng trong miệng đang đầy ánh sáng đỏ, nuốt 27 lần thì ngừng, lại làm 4 lượt. nếu chỉ phục nội khí là không hay, có thể phục luôn cả sinh khí. Sinh khí mà phục vào sẽ hợp với nguyên khí làm một, (luyện) công (trị) bệnh đều mau. Nếu chỉ phục có nội khí luyện công hơi chậm. nếu kiêm được cả tinh hoa trời đất, phục lâu ngày khiến con người linh nghiệm, quanh người như tỏa sáng.