TÔI MÙ ?
TÔI MÙ ? là câu chuyện có thật,tác gỉa không làm văn,chỉ đơn giản kể lại những việc đã trải qua cùng nhiều người mù khác, các nhân vật đều có tên tuổi rõ rang, hầu hết đang sinh sống ở HÀ NÔI, ta có thể tìm gặp, trò chuyện hay kết bạn với họ.

Những người, những việc kể trong TÔI MÙ ? có thể xếp vào lọai CHUYỆN LẠ CÓ THẬT, thứ chuyện làm thỏa mãn trí tò mò của số đông. Nhưng đọc kỷ và không định kiến, ta sẽ thấy đây là kết qủa của một công việc rất nghiêm túc, Lạ, vì nó vượt qua những hiểu biết nhân lọai đang có.

Tác gỉa bị bệnh glo-com bẩm sinh, bốn mươi lăm ngày tuổi lên bàn mổ lần đầu, mười sáu tuổi phải bỏ cả hai mắt sau mười lần phẩu thuật.Năm nay cô 34 tuổi.

Khi bỏ hai mắt.Nguyễn thanh Tú cũng không rơi vào tuyệt vọng.Cô không tin mình sẽ bị mù vĩnh viễn, dù niềm tin không dựa vào cơ sở nào.Điều đáng nói là cô không chỉ hy vọng và mơ ước, mà tham gia hết mình vào việc tìm lại ánh sang cho bản thân và những người mù khác.Dám mơ ước và dũng cảm biến ước mơ tưởng là hoang đường thành hiện thực, qua những trang viết chân thật. NGUYỄN THANH TÚ gửi thong điệp cho mỗi chúng ta: đừng tuyệt vọng, dù trong đời gặp tai ương,bất hạnh đến đâu. Trên con đường gian nan tìm lại ánh sang cho bản thân và những người mù khác, tuy chưa có kết qủa hòan tòan như mong muốn. Nguyễn Thanh Tú đã trỡ thành NGƯỜI CÓ NHIỀU ĐỂ CHO . Phẩm chất làm người ở tầm mức ấy không phải ai cũng có được .

Tú có khả năng khám và chữa những bệnh nan y, dù người bệnh ở xa. Cô nhìn rõ nội tạng người bệnh, có thể chỉ ra khuyết tật ở cấp phân tử ( mã di truyền ).

Thông điệp thứ hai của TÔI MÙ ? là PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG có thể ứng dụng đạt kết qủa cho tất cả những người khiếm thị, không phân biệt lứa tuổi,trình độ học vấn, địa vị xã hội, vùng địa lý.

Tôi thật lung túng khi viết cuốn tự truyện này. Không phải vì tôi từng là người mù. Tôi cần kể trung thực về công việc thầy trò tôi đã làm nhiều năm qua.

Các bạn có tin được không ??

Từ đêm 5 tháng 6 năm 1999, tôi không còn hòan tòan là người mù, dù đã bỏ cả hai mắt.

Khỏang 22h, tôi đi ngủ. Dù đèn đã tắt, nhưng căn phòng khách sạn mấy thầy trò tôi đang ở bỗng sáng dần . Tôi thấy khá rõ mọi đồ vật trong phòng, dù cả buồng tối om. Từ đó đến nay tôi sinh họat lúc như người kém mắt, lúc như người tinh mắt, nhiều lúc vẫn là người mù.Thầy tôi bảo: Nếu dám ước mơ và dũng cảm biến ước mơ thành sự thật, thì điều không thể cũng trở thành có thể.

Kết quả hơn mười năm làm việc của thầy trò chúng tôi trong CHƯƠNG TRÌNH ÁNH SÁNG CỦA NGƯỜI MÙ đã chứng thực lời Thầy tôi nói. Khi bắt đầu chương trình, không một người mù nào trong chúng tôi tin là mình có thể nhìn lại được. Đến nay, ngòai tôi ra, còn có gần ba chục người mù nữa thấy lại không gian sinh họat ở nhiều mức độ khác nhau, trong tổng số năm mươi hai người theo học.

Thầy tôi bảo: Chúng ta đi con đường chưa ai đi, làm công việc chưa ai làm. Người mù đã bỏ cả hai mắt có thể nhìn được như người bình thường là điều hoang tưởng. Chúng ta sẽ biến điều hoang tưởng đó thành hiện thực.

PHẦN 1
-A, con kiến-Tôi buột kêu lên-Thầy ơi, có phải kiến đang bò trên mặt đường không ạ ?
Lúc đó Thầy tôi đang ngồi nghỉ.
Thầy bảo tôi :
Tú thử xem có thứ gì ở quanh không ?
-Thầy ơi, em thấy ở đây có nhiều kiến lắm.-Tôi nói-Chúng là kiến đen, nhỏ như đầu kim khâu và chạy rất nhanh. Vừa nói tôi vừa chăm chú theo dõi những chấm đen nhỏ xíu đang di chuyển quanh chân.
Thầy cười, bảo:
-Tú thử bắt cho thầy một con xem nào
Tôi rình chụp, nhưng hụt. Nó chạy quá nhanh.
Chúng tôi đang ở Côn Sơn (Thuộc huyện Chí Linh, Tỉnh Hải Dương ).Đi tập lần này có tôi, chú thương binh hỏng mắt Hòang văn Bạo, chú giáo sư mù Chu Xuân Anh. Thầy đặt những yêu cầu rất khắc khe. Ba người phải sinh họat như người còn mắt. Chúng tôi bỏ thói quen của người mù: không dung gậy, không quờ quạng trong khi sinh họat, đi lại. Phải nhìn thấy trước những vật cần tìm và cầm đúng vật đó. Phải nhìn thấy đường mình đi, vật chướng ngại trên đường nơi mình đến. Đi ăn cơm, tự tìm đến bàn ăn khách sạn dọn cho mình, đặt ở bất cứ chổ nào trong nhà ăn. Khi ăn, phải nói tên, vị trí các món ăn, gắp đúng thứ mình cần, dù thầy luôn thay đổi chỗ để các dĩa bát.

( còn tiếp )

THTL